Trang lá cải
Trang Lá cải 18-12 -2023
**************
Đồi hoa California khổng lồ cực hiếm bị phá hoại chỉ vì làn sóng ...
Những ngày gần đây, cư dân mạng thế giới nói chung và Mỹ nói riêng đều một phần bị ấn tượng và thu hút choáng ngợp bởi sự kiện rất hiếm trong lịch sử: Đồi hoa nở rộng một cách đột biến tại California, với quy mô vô cùng rộng lớn chỉ trong một mùa.
Dĩ nhiên, hàng năm đồi hoa này đều đến hẹn lại lên, phô trương hương sắc cho đời, nhưng năm nay thì khác. Trung bình tần suất để xảy ra hiện tượng này chỉ là 10 năm/lần trong quá khứ, nhưng hiện tại, đây đang là lần thứ 2 liên tiếp trong 2 năm, vì thế nó mới được coi là dịp vô cùng hiếm gặp.
Vườn hoa nở rộ cực hiếm tại California (Ảnh: The Guardian).
(Ảnh: The Guardian)
Một số nguyên nhân được nhiều người đồng ý đã nổi lên, nói rằng tất cả là do mùa đông năm nay dài hơn đáng kể so với trước kia, đặc biệt là ở bờ tây nước Mỹ nơi có đồi hoa này. Không lạnh đến nỗi chết cây chết cỏ mà ngược lại, ở tầng khí thấp và độ cao trung bình, lượng mưa ẩm tại được đánh giá là kỷ lục, cung cấp một lượng lớn nước dồi dào cho sự phát triển của đồi hoa này. Hàng nghìn bông hoa đã bao trùm toàn bộ diện tính cánh đồi, không khác gì một bức tranh toàn mỹ không có điểm gì chê từ mẹ thiên nhiên.
Hành vi đáng xấu hổ
Nghe có vẻ thích thú và lý tưởng để dành thời gian thăm thú nơi đây, nhưng thứ gì cũng có giới hạn của nó. Toàn bộ đồi hoa này to lớn là vậy nhưng lại đang đứng trước một nguy cơ đầy rủi ro: Bị phá hoại bởi chính con người, đặc biệt là làn sóng các cư dân Instagram tới đây để sống ảo, tạo dáng.
Bức ảnh trông có vẻ hot nhưng đang gây rất nhiều phẫn nộ cho các cộng đồng mạng quốc tế.
Giẫm đạp, bẻ cành hái hoa, thậm chí là nằm lên một mảng đất để tạo tư thế độc đáo là những hành vi thường thấy bởi khách tham quan nơi đây. Dành cho những ai chưa biết, một khi bông hoa bị dập nát, rất khó để có thể cứu vớt khả năng sinh sản và nở rộ cho lần tiếp theo tại khu vực đó.
Mọi người ngồi, nằm và tạo dáng trên thảm hoa. (Ảnh: NYTimes)
Đã có nhiều biển báo được dựng lên để nhắc nhở mọi người, nhưng xem ra không có quá nhiều tác dụng từ đó. Đối với những trường hợp mặt dày ngắt bẻ hoa thì quả thật vô phương cứu chữa, cũng là điều được chứng kiến nhiều nhất tại nơi đây. Những loại cây hoa phổ biến nhất của vườn là cỏ roi ngựa, hướng dương sa mạc, hoa anh thảo mắt nâu và loa kèn sa mạc.
Theo những số liệu thống kê, mỗi ngày có tới 50.000 lượt khách tham quan tới đây từ nhiều vùng khác nhau. Con số đó cũng tỷ lệ thuận với độ phá hoại và lượng ảnh post lên Instagram kèm hashtag #superbloom, chưa kể những mạng xã hội khác như Twitter và Facebook.
Hashtag #superbloom trên Instagram đã có gần 150.000 post liên quan.
Tệ hơn nữa, còn có trường hợp đỗ cả máy bay trực thăng lên giữa thảm hoa ngay vài ngày trước. 2 khách tham qua lái trực thăng đến và hạ cánh một cách thản nhiên trên đồi, không biết họ có giấy phép hay không nhưng hành động đó chắc chắn là không thể chấp nhận. Được biết, sau khi nhận thấy một nhân viên vườn hoa bước tới có ý định tra hỏi, họ lại nhanh chóng lên máy bay và "chạy" luôn.
*************
Cứ dùng iPhone là ghét thậm tệ thứ này, nhưng sự thật đằng sau lại ...
Không phải tự nhiên Apple lại được coi là một trong những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, thống trị ở nhiều lĩnh vực phân khúc cao cấp. Kể cả khi vẫn bị phật ý ở một vài khía cạnh, vẫn hiếm có đối thủ nào dám đứng ra solo với họ về khoản thành tích, lợi nhuận cũng như chất lượng sản phẩm - đặc biệt là dòng iPhone hoàng kim của mình.
Thế nhưng, sau hơn 1 thập kỷ làm mưa làm gió, cả thế giới lại đang tỏ ra rất phẫn nộ đối với sự thờ ơ của Apple về một món đồ phụ kiện quen thuộc: Cáp sạc iPhone. Lỗi vặt của iPhone hay MacBook thì có thể bỏ qua, nhưng riêng cái thứ dây sạc này thì phải làm cho ra ngô ra khoai, cũng bởi nó quá dễ hỏng:
Rất nhiều những bức ảnh được chính chủ nhân chụp lại "khoe".
Điều đáng nói là giá thành bao kèm để mua một bộ cáp sạc mới là không hề rẻ (khoảng 500.000 VND/dây sạc ở cơ sở phân phối bảo hành chính hãng) trong khi có những trường hợp xui xẻo bị hỏng chỉ trong... vài tuần đầu sử dụng.
Nguyên nhân của nghịch lý: iPhone thì tốt nhưng sao cáp sạc lại dở đến vậy?
Thông thường, một sợi cáp sạc thường bao gồm 2 phần: lõi đồng dẫn điện sạc bên trong và vỏ cao su mềm bảo hộ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, các thương hiệu phụ kiện khác đã nghĩ ra cách thêm vào một lớp vải mềm cách điện hoặc bổ sung lớp cao su thứ 2 nữa nhằm mục đích tăng độ bền cho dây sạc. Thậm chí, một số nơi còn chuyển qua cấu trúc dây xoắn, gấp khúc mối nối để tránh gãy gập.
Qua đó, các ảnh hưởng vật lý từ lực tác động sẽ được giảm thiểu đáng kể, gây ít tổn thương cho sợi dây sạc chính cũng như lớp vỏ mềm ban đầu. Sự kết hợp giữa nhiều lớp vỏ bảo hộ sẽ dàn trải lực uốn cong ra, không lo hỏng hóc.
Dễ dàng và phổ biến như vậy nhưng Apple lại không làm theo - phải chăng họ thực sự thờ ơ với danh tiếng của mình, hay là quá tự kiêu để có thể bắt chước người khác?
Một sợi cáp sạc của hãng phụ kiện khác trông rất chỉn chu và tỉ mỉ hơn cáp sạc của iPhone.
Nhiều fan chưa chịu tìm hiểu đã vội đổ lỗi rằng Apple "ki bo", "chỉ quan tâm ngoại hình đẹp" nhưng thực chất, họ đang thực hiện một mục tiêu cao cả hơn nhiều, bất chấp việc đánh đổi chất lượng hiện tại của sản phẩm: Ưu tiên bảo vệ môi trường.
Kể từ những năm 1990, Apple đã loại bỏ dần các thành phần nhựa PVC - vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, không thể thiếu trong các ngành công nghiệp. Các sản phẩm như ống hút, dây cách điện, găng tay y khoa... đều là những bằng chứng dễ thấy ở mọi nơi của nhựa PVC. Không gây hại với con người, giá thành rẻ, bền bỉ khi bổ sung các chất phụ gia, bấy nhiêu đó đủ để chúng ta rất ưu tiên dùng nó trong sản xuất.
Tuy nhiên, tác động xấu của nhựa PVC tới môi trường đã được nhiều tổ chức lên án kịch liệt, dẫn đến quyết định của Apple sau này. Thời gian phân hủy nó trong tự nhiên có thể kéo dài đến 500 năm hoặc lâu hơn nữa. Một vài chương trình khuyến khích rộng rãi được mở ra, cuối cùng Apple cũng chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn nhựa PVC trong các thiết bị vào năm 2010. Chính vì việc không kèm nhựa PVC vào trong các thành phần dây bọc cáp, độ bền và dẻo dai của chúng cũng kém hẳn đi và không đạt tới kỳ vọng của người dùng.
Chiếc iPhone 4 ra mắt năm 2010 đã được tuyên bố không chứa một chút nhựa PVC nào.
Giữa chất lượng sản phẩm và một tương lai tươi sáng lâu dài cho môi trường sống của hành tinh chúng ta, chẳng phải Apple đã lựa chọn rất sáng suốt hay sao? Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều thương hiệu khác chưa thực sự từ bỏ được PVC trong sản phẩm của mình, nhưng ít nhất Apple vẫn đang là một đại diện tiên phong đáng khen ngợi, không cần hô hào thanh minh, chỉ cần làm tốt nhiệm vụ và mục tiêu cao cả đó của mình.
***********
Ngày 16/11 vừa qua, các quan chức thành phố Seoul cho biết rằng cảnh sát thành phố đang truy tìm kẻ đứng đằng sau những bức vẽ graffiti dài khoảng 44 mét được trên các bức tường của Cung điện Gyeongbokgung (hay còn gọi là Cung Cảnh Phúc), di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở trung tâm Seoul.
Theo đó, vào khoảng 1h50 sáng ngày thứ 7, những kẻ chưa xác định đã dùng sơn đỏ, xanh phun lên dòng chữ quảng cáo như "phim miễn phí" bằng tiếng Hàn lên hai bên cổng phía Tây dẫn vào cung điện và các bức tường cung điện gần Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc. Ngoài dòng chữ kể trên, tên của các nền tảng phát trực tuyến và chia sẻ video bất hợp pháp, cùng với những hình vẽ bậy tương tự cũng được tìm thấy trên các bức tường của Cơ quan Thủ đô Seoul gần đó.
Theo các quan chức, những dòng chữ này đã phá hủy tới 44 mét chiều dài của bức tường cung điện và sẽ khiến cơ quan mất nhiều thời gian mới có thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) và Cơ quan bảo tồn tài sản văn hóa cho biết họ sẽ nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra và khôi phục thiệt hại. Hiện tại, phần tường bị phá hoại đã được che đậy lại để chờ các chuyên gia đến hiện trường để làm sạch và phục hồi các bộ phận bị ảnh hưởng.
Một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Bảo tồn Di sản Văn hóa cố gắng xóa hình vẽ bậy trên tường của cung điện
CHA cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với cảnh sát và có kế hoạch lắp đặt thêm camera quan sát trong khu vực để bảo tồn và quản lý tốt hơn các bức tường của cung điện.
Được biết, Cung điện Gyeongbokgung là một di tích lịch sử và là di sản văn hóa nổi tiếng tại Hàn Quốc. Nó nằm ở phía bắc của thủ đô Seoul là được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395 và tái thiết lại vào năm 1867.
Không chỉ là di tích lịch sử, nơi đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều khách du lịch nước ngoài khi nó được mệnh danh là nơi nhất định phải ghé thăm khi đến Seoul. Do vậy, hình ảnh phần tường của Cung điện Gyeongbokgung bị vẽ bậy đã khiến không ít người cảm thấy đau lòng và phẫn nộ trước hành vi phá hoại này.
Nguồn: Koreatimes
*************
Cố cung lưu giữ bức tranh kỳ lạ vẽ con hổ ốm đói, hậu thế khó hiểu, chuyên gia phóng to tìm thấy chân tướng
Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.
Là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, Cố cung gìn giữ rất nhiều bảo vật chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa nghệ thuật to lớn.
"Dương Châu bát quái" nhà Thanh là tập hợp 8 người bao gồm họa gia, thi sĩ đại tài, đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm quý giá. Bạn có thể biết Tề Bạch Thạch nổi tiếng với bộ tranh vẽ tôm thư pháp, hay Từ Bi Hồng với loạt tác phẩm vẽ ngựa sống động.
Nói về vẽ tranh động vật, không thể không nhắc đến họa gia Hoa Nham với tác phẩm “Bách thú đồ” sống động như thật.
Tuy nhiên, đáng chú ý là bức "Phong hổ". Con hổ dưới nét vẽ của Hoa Nham không có sự uy hùng của vị Chúa sơn lâm, mà lại ốm đói bệnh tật, dáng vẻ yếu ớt, vẻ mặt sầu muộn. Biểu cảm của nó trông rất cô đơn, thu hút những con khỉ vây đến xem.
Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.
Tại sao Hoa Nham lại vẽ con hổ ốm yếu như thế này? Tại sao bức tranh vẽ con hổ không có sự cá tính và hùng mạnh lại được Cố cung nâng niu và gìn giữ?
Tất cả những điều này không thể tách rời trải nghiệm của chính Hoa Nham.
Khi còn nhỏ, ông rất thích vẽ tranh, nhưng gia đình nghèo khó không thể thấu hiểu và ủng hộ ông bước vào thế giới nghệ thuật. Song không nản lòng, ông vẫn luyện tập vẽ tranh từng ngày bằng những dụng cụ đơn giản nhất.
Ông nghèo cả đời và bị xã hội chế giễu, ngay cả người thân cũng xúc phạm ông, cấm ông vẽ lên tường của nhà từ đường.
Vì vậy, ông đã rời quê hương và sống phiêu du hết nửa cuộc đời. Mặc dù rất tài năng, nhưng ông chỉ có thể bán tranh để kiếm sống vì tính cách hướng nội. Ông đã lang bạt khắp Dương Châu, Hàng Châu và những nơi khác, vừa thưởng thức cảnh đẹp nên thơ của miền sông nước vừa vẽ tranh.
Bức tranh gốc của "Phong hổ" đã bị hư hỏng nghiêm trọng, điều này đã gây thêm nhiều rắc rối cho công việc phục hồi sau đó. Khi các chuyên gia đang phục chế bức tranh, họ phát hiện có một chấm đen nhỏ ở góc trên bên phải, thực sự ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể.
Vì vậy, các chuyên gia đã quyết định loại bỏ đốm đen nhỏ này, nhưng cuối cùng họ phát hiện đó không phải là đốm đen hay nấm mốc, mà là một con ong được họa sĩ đặc tả rất tài tình.
Sau đó, một câu hỏi lại được đặt ra, tại sao Hoa Nham lại vẽ một bức tranh có con hổ ốm đói bệnh tật và con ong nhỏ?
Chuyên gia liên kết bức tranh với cuộc đời của vị họa gia, đưa ra giả thuyết rằng, Hoa Nham đã dùng bút pháp mượn vật tả người để thay lời muốn nói, truyền tải sâu sắc suy nghĩ và cảm xúc của ông về thế sự nhân gian.
Con hổ ốm yếu vô tình xâm nhập vào lãnh thổ của con ong mạnh mẽ. Con ong với khí thế táo bạo, giương ngòi nhọn cố gắng chích con hổ để kẻ xâm phạm yếu ớt này rời đi càng sớm càng tốt.
Suy rộng hơn, con hổ là chính Hoa Nham và con ong bên cạnh đại diện cho những ánh mắt trần tục. Hình ảnh tương phản giữa một con ong được đặc tả rất xinh đẹp và con hổ ốm đói khiến người ta không khỏi liên tưởng đến cảnh đời của Hoa Nham, vị họa sĩ khắc khổ chỉ có thể khép nép trước miệng đời chua cay.
Bức tranh chứa đựng trạng thái tâm lý cô đơn và chán nản của họa sĩ. Hoa Nham đã phải chịu đựng những cái liếc mắt và khinh miệt của người khác trong phần lớn cuộc đời của mình. Ánh mắt lạnh lùng ấy như một loại ong độc, châm chích ông thật sâu cay.
Trong các bức tranh của Hoa Nham, ông thể hiện sự chán nản và khổ đau của mình thông qua biểu cảm và sự chuyển động của con vật, đồng thời lồng ghép cảm xúc bên trong. Nhờ đó cho ra đời những tác phẩm cực kỳ sống động như "Phong hổ", "Bách thú đồ" và "Thiên sơn tích tuyết đồ".
Có thể khi con người ta còn trẻ, họ có nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng sau khi trải qua đủ nhiều, trạng thái tâm trí cũng thay đổi một cách trầm lắng hơn, dung dị hơn.
Được vẽ trong những năm cuối đời của Hoa Nham, "Thiên sơn tích tuyết đồ" đặc tả một lãng khách phiêu bạt, mặc chiếc áo choàng đỏ rực, theo sau là con lạc đà. Họ đi bộ trong dãy núi Thiên Sơn màu tuyết, đôi mắt của người lữ hành và lạc đà cùng hướng về con chim đang dang rộng đôi cánh bay cao. Toàn bộ bức tranh mang đến cho người xem cảm giác tích cực và lạc quan, xen kẽ là chút chiêm nghiệm và thanh thản. Mặc dù đi bộ trên dãy núi Thiên Sơn đầy tuyết nhưng cả người và lạc đà đều tràn đầy hy vọng, khác với sự bi quan và ảm đạm của quá khứ.
Bức tranh này được vẽ vào năm 1755, khi Hoa Nham đã 73 tuổi, trong những năm cuối đời, tâm trạng và nhận thức của ông đã thay đổi.
Nguồn: Sohu
***********
Lặp lại "điệp khúc" của năm ngoái, giá cam sành ...
Đây là một mức giá quá rẻ so với loại mặt hàng này.
Theo nhiều nguồn tin, những ngày qua, người trồng cam sành ở các huyện Trà Ôn và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long điêu đứng vì giá cam sụt giảm sâu. Khoảng 2 tuần trước đó, giá cam ở mức 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg, giờ giảm mạnh chỉ còn khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg.
Nhiều nơi, cam sành đã chín mọng, giá bán tại vườn chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg (Ảnh minh hoạ)
Chị Oanh, nhà vườn ở Vĩnh Long, cho biết vụ cam năm nay vườn nhà chị thu hoạch 4 tấn quả, cam chín nhiều lại không có nhiều thương lái mua nên phải "bán tháo" với mức giá cực rẻ, không đủ tiền công chăm bẵm.
Khảo sát tại một số chợ truyền thống ở TP HCM và cửa hàng online cho thấy, giá cam sành bán ra thấp kỷ lục. Tại chợ, giá bán lẻ là 8.000 - 10.000 đồng, nếu khách mua 5 kg chỉ 35.000 - 45.000 đồng, tức khoảng 7.000 đồng một kg.
Chị Bích Phương (một người dân đang sinh sống tại TP HCM) cho biết: "Năm nay giá cam sành rẻ, mình thấy nhiều người kêu gọi mua 'giải cứu' nên cũng mua về. Điều bất ngờ là cam rất ngon, quả mọng nước và vị đậm. Mà 10kg chỉ có giá 60.000 đồng, tức là khoảng 6.000 đồng/kg. Chưa bao giờ mình mua được cam rẻ như vậy!
Vậy nên mình cứ mua nhiều nhiều một chút, ngày nào cũng vắt 2-3 quả uống. Vừa ngon vừa mát lại tốt cho sức khoẻ".
Trong khi đó, nhiều cửa hàng bán hoa quả, thực phẩm online tại Hà Nội cũng bán cam sành với mức giá chỉ khoảng 13.000 đồng/kg. Song, sức mua rất yếu.
Anh Tuấn, chủ một cửa hàng bán hoa quả tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, lượng cam năm nay bán ra rất yếu. Số lượng cam bán ra giảm mạnh so với các khoảng thời gian trước đó dù chất lượng tốt.
"Cửa hàng mình thường nhập cam với số lượng rất lớn vì người mua nhiều. Tuy nhiên, năm nay cũng phải tính toán lại vì sức mua của người tiêu dùng tính đến hiện tại đã giảm chừng 30 - 40%.
Tuy vậy, mình lại thấy mọi người mua quýt đường, chanh Quảng Đông nhiều hơn" - anh Tuấn nói.
Các loại cam năm nay hiện đều đang được bán với mức giá khá thấp
***********
Đám cưới của tỷ phú Ấn Độ tại Đà Nẵng xa hoa thế nào?
Hàng chục cặp đôi tỷ phú Ấn Độ đã tới Đà Nẵng tổ chức đám cưới trong những năm gần đây. Đầu năm 2024, có 6 cặp đôi đăng ký “mở hàng”. Đây là thị trường khách rất chịu chi, mang lại nguồn thu lớn cho Đà Nẵng. Vậy tiệc cưới của tỷ phú Ấn Độ xa hoa ra sao?
Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng - cho hay, tiệc cưới của những thị trường khách quốc tế khác thường chuộng gọn nhẹ, kín đáo, đơn giản, nhưng khách Ấn Độ hầu hết tổ chức dài ngày, có tiệc lên tới 5 ngày và lượng khách hàng trăm người.
“Mỗi bữa tiệc của họ đều có chủ đề riêng, mang đậm văn hóa vui tươi, rộn ràng của người Ấn Độ. Vì vậy họ thường thuê luôn cả khách sạn hoặc một khu vực riêng biệt để ca hát, nhảy múa”, ông Quỳnh nói.
Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng chia sẻ thêm, người Ấn Độ có văn hóa ẩm thực đặc thù nên thường mang theo đầu bếp từ đất nước họ sang phục vụ tiệc, hoặc chọn đầu bếp chuyên món Ấn tại resort. Đặc biệt, mức chi tiêu của các đám cưới tỷ phú rất “khủng”, lên tới hàng tỷ đồng. Cưới xong đoàn khách cả trăm người còn đi thăm thú, mua sắm, ăn uống, giải trí ở các địa điểm nổi tiếng tại Đà Nẵng.
Ông Lương Văn Trang - Giám đốc khối Inbound, Công ty Du lịch Vietnam Travelmart - cho biết, đoàn khách Ấn Độ tới Đà Nẵng tổ chức cưới đông nhất mà công ty đón lên đến hơn 800 người. Họ yêu cầu rất gắt gao việc tiếp đón, hỗ trợ giải quyết thủ tục nhanh gọn tại sân bay và di chuyển về khách sạn. Tháng 1/2024, công ty sẽ đón thêm đoàn 650 khách.
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Furama resort cho hay, đầu năm 2024 sẽ tổ chức cưới cho 3 cặp đôi cô dâu chú rể Ấn Độ, mỗi đoàn hàng trăm khách và lưu trú dài ngày. Đơn vị này cũng đồng tình rằng khách Ấn Độ rất chịu chi cho tiệc cưới bởi đó là một trong những sự kiện trọng đại mà họ sẵn sàng chi tiêu rộng rãi. Mỗi đám cưới tổ chức tai resort đều ở con số tiền tỷ.
Đầu năm nay, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với cặp đôi tỷ phú Ấn Độ là cô dâu Tuisha và chú rể Gaurav. Cặp đôi này mời đoàn khách gần 500 người từ Ấn Độ sang, lưu trú gần một tuần trong một resort ven biển Đà Nẵng. Đội ngũ tổ chức cưới đã mang theo hơn 2 tấn nguyên vật liệu, trang phục, đạo cụ… từ Ấn Độ sang phục vụ bữa tiệc. Đi cùng gia đình tỷ phú là các nhiếp ảnh gia, blogger để quảng bá cho sự kiện. Cô dâu Tuisha bày tỏ rằng cô rất thích Đà Nẵng vì khí hậu dễ chịu, cảnh quan đẹp với núi, sông, biển... Đặc biệt, cơ sở hạ tầng ở đây rất tốt, nhiều khách sạn sang trọng đem tới nhiều lựa chọn.
Theo Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng, thị trường Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng. Vừa qua , theo báo cáo về xu hướng du lịch của Skyscanner tại Ấn Độ (trang web tìm kiếm vé máy bay, phòng khách sạn, thuê xe.. .) thì Đà Nẵng đã vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để dẫn đầu trong 10 điểm đến hàng đầu dành cho du khách Ấn Độ với tổng số lượt tìm kiếm tăng mạnh nhất trong những năm qua, tăng 1.141%, gấp đôi thành phố đứng thứ hai là Almaty (Kazakhstan).
*************
************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải 18-12 -2023
**************
Đồi hoa California khổng lồ cực hiếm bị phá hoại chỉ vì làn sóng ...
Những ngày gần đây, cư dân mạng thế giới nói chung và Mỹ nói riêng đều một phần bị ấn tượng và thu hút choáng ngợp bởi sự kiện rất hiếm trong lịch sử: Đồi hoa nở rộng một cách đột biến tại California, với quy mô vô cùng rộng lớn chỉ trong một mùa.
Dĩ nhiên, hàng năm đồi hoa này đều đến hẹn lại lên, phô trương hương sắc cho đời, nhưng năm nay thì khác. Trung bình tần suất để xảy ra hiện tượng này chỉ là 10 năm/lần trong quá khứ, nhưng hiện tại, đây đang là lần thứ 2 liên tiếp trong 2 năm, vì thế nó mới được coi là dịp vô cùng hiếm gặp.
Vườn hoa nở rộ cực hiếm tại California (Ảnh: The Guardian).
(Ảnh: The Guardian)
Một số nguyên nhân được nhiều người đồng ý đã nổi lên, nói rằng tất cả là do mùa đông năm nay dài hơn đáng kể so với trước kia, đặc biệt là ở bờ tây nước Mỹ nơi có đồi hoa này. Không lạnh đến nỗi chết cây chết cỏ mà ngược lại, ở tầng khí thấp và độ cao trung bình, lượng mưa ẩm tại được đánh giá là kỷ lục, cung cấp một lượng lớn nước dồi dào cho sự phát triển của đồi hoa này. Hàng nghìn bông hoa đã bao trùm toàn bộ diện tính cánh đồi, không khác gì một bức tranh toàn mỹ không có điểm gì chê từ mẹ thiên nhiên.
Hành vi đáng xấu hổ
Nghe có vẻ thích thú và lý tưởng để dành thời gian thăm thú nơi đây, nhưng thứ gì cũng có giới hạn của nó. Toàn bộ đồi hoa này to lớn là vậy nhưng lại đang đứng trước một nguy cơ đầy rủi ro: Bị phá hoại bởi chính con người, đặc biệt là làn sóng các cư dân Instagram tới đây để sống ảo, tạo dáng.
Bức ảnh trông có vẻ hot nhưng đang gây rất nhiều phẫn nộ cho các cộng đồng mạng quốc tế.
Giẫm đạp, bẻ cành hái hoa, thậm chí là nằm lên một mảng đất để tạo tư thế độc đáo là những hành vi thường thấy bởi khách tham quan nơi đây. Dành cho những ai chưa biết, một khi bông hoa bị dập nát, rất khó để có thể cứu vớt khả năng sinh sản và nở rộ cho lần tiếp theo tại khu vực đó.
Mọi người ngồi, nằm và tạo dáng trên thảm hoa. (Ảnh: NYTimes)
Đã có nhiều biển báo được dựng lên để nhắc nhở mọi người, nhưng xem ra không có quá nhiều tác dụng từ đó. Đối với những trường hợp mặt dày ngắt bẻ hoa thì quả thật vô phương cứu chữa, cũng là điều được chứng kiến nhiều nhất tại nơi đây. Những loại cây hoa phổ biến nhất của vườn là cỏ roi ngựa, hướng dương sa mạc, hoa anh thảo mắt nâu và loa kèn sa mạc.
Theo những số liệu thống kê, mỗi ngày có tới 50.000 lượt khách tham quan tới đây từ nhiều vùng khác nhau. Con số đó cũng tỷ lệ thuận với độ phá hoại và lượng ảnh post lên Instagram kèm hashtag #superbloom, chưa kể những mạng xã hội khác như Twitter và Facebook.
Hashtag #superbloom trên Instagram đã có gần 150.000 post liên quan.
Tệ hơn nữa, còn có trường hợp đỗ cả máy bay trực thăng lên giữa thảm hoa ngay vài ngày trước. 2 khách tham qua lái trực thăng đến và hạ cánh một cách thản nhiên trên đồi, không biết họ có giấy phép hay không nhưng hành động đó chắc chắn là không thể chấp nhận. Được biết, sau khi nhận thấy một nhân viên vườn hoa bước tới có ý định tra hỏi, họ lại nhanh chóng lên máy bay và "chạy" luôn.
*************
Cứ dùng iPhone là ghét thậm tệ thứ này, nhưng sự thật đằng sau lại ...
Không phải tự nhiên Apple lại được coi là một trong những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, thống trị ở nhiều lĩnh vực phân khúc cao cấp. Kể cả khi vẫn bị phật ý ở một vài khía cạnh, vẫn hiếm có đối thủ nào dám đứng ra solo với họ về khoản thành tích, lợi nhuận cũng như chất lượng sản phẩm - đặc biệt là dòng iPhone hoàng kim của mình.
Thế nhưng, sau hơn 1 thập kỷ làm mưa làm gió, cả thế giới lại đang tỏ ra rất phẫn nộ đối với sự thờ ơ của Apple về một món đồ phụ kiện quen thuộc: Cáp sạc iPhone. Lỗi vặt của iPhone hay MacBook thì có thể bỏ qua, nhưng riêng cái thứ dây sạc này thì phải làm cho ra ngô ra khoai, cũng bởi nó quá dễ hỏng:
Rất nhiều những bức ảnh được chính chủ nhân chụp lại "khoe".
Điều đáng nói là giá thành bao kèm để mua một bộ cáp sạc mới là không hề rẻ (khoảng 500.000 VND/dây sạc ở cơ sở phân phối bảo hành chính hãng) trong khi có những trường hợp xui xẻo bị hỏng chỉ trong... vài tuần đầu sử dụng.
Nguyên nhân của nghịch lý: iPhone thì tốt nhưng sao cáp sạc lại dở đến vậy?
Thông thường, một sợi cáp sạc thường bao gồm 2 phần: lõi đồng dẫn điện sạc bên trong và vỏ cao su mềm bảo hộ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, các thương hiệu phụ kiện khác đã nghĩ ra cách thêm vào một lớp vải mềm cách điện hoặc bổ sung lớp cao su thứ 2 nữa nhằm mục đích tăng độ bền cho dây sạc. Thậm chí, một số nơi còn chuyển qua cấu trúc dây xoắn, gấp khúc mối nối để tránh gãy gập.
Qua đó, các ảnh hưởng vật lý từ lực tác động sẽ được giảm thiểu đáng kể, gây ít tổn thương cho sợi dây sạc chính cũng như lớp vỏ mềm ban đầu. Sự kết hợp giữa nhiều lớp vỏ bảo hộ sẽ dàn trải lực uốn cong ra, không lo hỏng hóc.
Dễ dàng và phổ biến như vậy nhưng Apple lại không làm theo - phải chăng họ thực sự thờ ơ với danh tiếng của mình, hay là quá tự kiêu để có thể bắt chước người khác?
Một sợi cáp sạc của hãng phụ kiện khác trông rất chỉn chu và tỉ mỉ hơn cáp sạc của iPhone.
Nhiều fan chưa chịu tìm hiểu đã vội đổ lỗi rằng Apple "ki bo", "chỉ quan tâm ngoại hình đẹp" nhưng thực chất, họ đang thực hiện một mục tiêu cao cả hơn nhiều, bất chấp việc đánh đổi chất lượng hiện tại của sản phẩm: Ưu tiên bảo vệ môi trường.
Kể từ những năm 1990, Apple đã loại bỏ dần các thành phần nhựa PVC - vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, không thể thiếu trong các ngành công nghiệp. Các sản phẩm như ống hút, dây cách điện, găng tay y khoa... đều là những bằng chứng dễ thấy ở mọi nơi của nhựa PVC. Không gây hại với con người, giá thành rẻ, bền bỉ khi bổ sung các chất phụ gia, bấy nhiêu đó đủ để chúng ta rất ưu tiên dùng nó trong sản xuất.
Tuy nhiên, tác động xấu của nhựa PVC tới môi trường đã được nhiều tổ chức lên án kịch liệt, dẫn đến quyết định của Apple sau này. Thời gian phân hủy nó trong tự nhiên có thể kéo dài đến 500 năm hoặc lâu hơn nữa. Một vài chương trình khuyến khích rộng rãi được mở ra, cuối cùng Apple cũng chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn nhựa PVC trong các thiết bị vào năm 2010. Chính vì việc không kèm nhựa PVC vào trong các thành phần dây bọc cáp, độ bền và dẻo dai của chúng cũng kém hẳn đi và không đạt tới kỳ vọng của người dùng.
Chiếc iPhone 4 ra mắt năm 2010 đã được tuyên bố không chứa một chút nhựa PVC nào.
Giữa chất lượng sản phẩm và một tương lai tươi sáng lâu dài cho môi trường sống của hành tinh chúng ta, chẳng phải Apple đã lựa chọn rất sáng suốt hay sao? Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều thương hiệu khác chưa thực sự từ bỏ được PVC trong sản phẩm của mình, nhưng ít nhất Apple vẫn đang là một đại diện tiên phong đáng khen ngợi, không cần hô hào thanh minh, chỉ cần làm tốt nhiệm vụ và mục tiêu cao cả đó của mình.
***********
Ngày 16/11 vừa qua, các quan chức thành phố Seoul cho biết rằng cảnh sát thành phố đang truy tìm kẻ đứng đằng sau những bức vẽ graffiti dài khoảng 44 mét được trên các bức tường của Cung điện Gyeongbokgung (hay còn gọi là Cung Cảnh Phúc), di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở trung tâm Seoul.
Theo đó, vào khoảng 1h50 sáng ngày thứ 7, những kẻ chưa xác định đã dùng sơn đỏ, xanh phun lên dòng chữ quảng cáo như "phim miễn phí" bằng tiếng Hàn lên hai bên cổng phía Tây dẫn vào cung điện và các bức tường cung điện gần Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc. Ngoài dòng chữ kể trên, tên của các nền tảng phát trực tuyến và chia sẻ video bất hợp pháp, cùng với những hình vẽ bậy tương tự cũng được tìm thấy trên các bức tường của Cơ quan Thủ đô Seoul gần đó.
Theo các quan chức, những dòng chữ này đã phá hủy tới 44 mét chiều dài của bức tường cung điện và sẽ khiến cơ quan mất nhiều thời gian mới có thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) và Cơ quan bảo tồn tài sản văn hóa cho biết họ sẽ nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra và khôi phục thiệt hại. Hiện tại, phần tường bị phá hoại đã được che đậy lại để chờ các chuyên gia đến hiện trường để làm sạch và phục hồi các bộ phận bị ảnh hưởng.
Một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Bảo tồn Di sản Văn hóa cố gắng xóa hình vẽ bậy trên tường của cung điện
CHA cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với cảnh sát và có kế hoạch lắp đặt thêm camera quan sát trong khu vực để bảo tồn và quản lý tốt hơn các bức tường của cung điện.
Được biết, Cung điện Gyeongbokgung là một di tích lịch sử và là di sản văn hóa nổi tiếng tại Hàn Quốc. Nó nằm ở phía bắc của thủ đô Seoul là được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395 và tái thiết lại vào năm 1867.
Không chỉ là di tích lịch sử, nơi đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều khách du lịch nước ngoài khi nó được mệnh danh là nơi nhất định phải ghé thăm khi đến Seoul. Do vậy, hình ảnh phần tường của Cung điện Gyeongbokgung bị vẽ bậy đã khiến không ít người cảm thấy đau lòng và phẫn nộ trước hành vi phá hoại này.
Nguồn: Koreatimes
*************
Cố cung lưu giữ bức tranh kỳ lạ vẽ con hổ ốm đói, hậu thế khó hiểu, chuyên gia phóng to tìm thấy chân tướng
Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.
Là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, Cố cung gìn giữ rất nhiều bảo vật chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa nghệ thuật to lớn.
"Dương Châu bát quái" nhà Thanh là tập hợp 8 người bao gồm họa gia, thi sĩ đại tài, đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm quý giá. Bạn có thể biết Tề Bạch Thạch nổi tiếng với bộ tranh vẽ tôm thư pháp, hay Từ Bi Hồng với loạt tác phẩm vẽ ngựa sống động.
Nói về vẽ tranh động vật, không thể không nhắc đến họa gia Hoa Nham với tác phẩm “Bách thú đồ” sống động như thật.
Tuy nhiên, đáng chú ý là bức "Phong hổ". Con hổ dưới nét vẽ của Hoa Nham không có sự uy hùng của vị Chúa sơn lâm, mà lại ốm đói bệnh tật, dáng vẻ yếu ớt, vẻ mặt sầu muộn. Biểu cảm của nó trông rất cô đơn, thu hút những con khỉ vây đến xem.
Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.
Tại sao Hoa Nham lại vẽ con hổ ốm yếu như thế này? Tại sao bức tranh vẽ con hổ không có sự cá tính và hùng mạnh lại được Cố cung nâng niu và gìn giữ?
Tất cả những điều này không thể tách rời trải nghiệm của chính Hoa Nham.
Khi còn nhỏ, ông rất thích vẽ tranh, nhưng gia đình nghèo khó không thể thấu hiểu và ủng hộ ông bước vào thế giới nghệ thuật. Song không nản lòng, ông vẫn luyện tập vẽ tranh từng ngày bằng những dụng cụ đơn giản nhất.
Ông nghèo cả đời và bị xã hội chế giễu, ngay cả người thân cũng xúc phạm ông, cấm ông vẽ lên tường của nhà từ đường.
Vì vậy, ông đã rời quê hương và sống phiêu du hết nửa cuộc đời. Mặc dù rất tài năng, nhưng ông chỉ có thể bán tranh để kiếm sống vì tính cách hướng nội. Ông đã lang bạt khắp Dương Châu, Hàng Châu và những nơi khác, vừa thưởng thức cảnh đẹp nên thơ của miền sông nước vừa vẽ tranh.
Bức tranh gốc của "Phong hổ" đã bị hư hỏng nghiêm trọng, điều này đã gây thêm nhiều rắc rối cho công việc phục hồi sau đó. Khi các chuyên gia đang phục chế bức tranh, họ phát hiện có một chấm đen nhỏ ở góc trên bên phải, thực sự ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể.
Vì vậy, các chuyên gia đã quyết định loại bỏ đốm đen nhỏ này, nhưng cuối cùng họ phát hiện đó không phải là đốm đen hay nấm mốc, mà là một con ong được họa sĩ đặc tả rất tài tình.
Sau đó, một câu hỏi lại được đặt ra, tại sao Hoa Nham lại vẽ một bức tranh có con hổ ốm đói bệnh tật và con ong nhỏ?
Chuyên gia liên kết bức tranh với cuộc đời của vị họa gia, đưa ra giả thuyết rằng, Hoa Nham đã dùng bút pháp mượn vật tả người để thay lời muốn nói, truyền tải sâu sắc suy nghĩ và cảm xúc của ông về thế sự nhân gian.
Con hổ ốm yếu vô tình xâm nhập vào lãnh thổ của con ong mạnh mẽ. Con ong với khí thế táo bạo, giương ngòi nhọn cố gắng chích con hổ để kẻ xâm phạm yếu ớt này rời đi càng sớm càng tốt.
Suy rộng hơn, con hổ là chính Hoa Nham và con ong bên cạnh đại diện cho những ánh mắt trần tục. Hình ảnh tương phản giữa một con ong được đặc tả rất xinh đẹp và con hổ ốm đói khiến người ta không khỏi liên tưởng đến cảnh đời của Hoa Nham, vị họa sĩ khắc khổ chỉ có thể khép nép trước miệng đời chua cay.
Bức tranh chứa đựng trạng thái tâm lý cô đơn và chán nản của họa sĩ. Hoa Nham đã phải chịu đựng những cái liếc mắt và khinh miệt của người khác trong phần lớn cuộc đời của mình. Ánh mắt lạnh lùng ấy như một loại ong độc, châm chích ông thật sâu cay.
Trong các bức tranh của Hoa Nham, ông thể hiện sự chán nản và khổ đau của mình thông qua biểu cảm và sự chuyển động của con vật, đồng thời lồng ghép cảm xúc bên trong. Nhờ đó cho ra đời những tác phẩm cực kỳ sống động như "Phong hổ", "Bách thú đồ" và "Thiên sơn tích tuyết đồ".
Có thể khi con người ta còn trẻ, họ có nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng sau khi trải qua đủ nhiều, trạng thái tâm trí cũng thay đổi một cách trầm lắng hơn, dung dị hơn.
Được vẽ trong những năm cuối đời của Hoa Nham, "Thiên sơn tích tuyết đồ" đặc tả một lãng khách phiêu bạt, mặc chiếc áo choàng đỏ rực, theo sau là con lạc đà. Họ đi bộ trong dãy núi Thiên Sơn màu tuyết, đôi mắt của người lữ hành và lạc đà cùng hướng về con chim đang dang rộng đôi cánh bay cao. Toàn bộ bức tranh mang đến cho người xem cảm giác tích cực và lạc quan, xen kẽ là chút chiêm nghiệm và thanh thản. Mặc dù đi bộ trên dãy núi Thiên Sơn đầy tuyết nhưng cả người và lạc đà đều tràn đầy hy vọng, khác với sự bi quan và ảm đạm của quá khứ.
Bức tranh này được vẽ vào năm 1755, khi Hoa Nham đã 73 tuổi, trong những năm cuối đời, tâm trạng và nhận thức của ông đã thay đổi.
Nguồn: Sohu
***********
Lặp lại "điệp khúc" của năm ngoái, giá cam sành ...
Đây là một mức giá quá rẻ so với loại mặt hàng này.
Theo nhiều nguồn tin, những ngày qua, người trồng cam sành ở các huyện Trà Ôn và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long điêu đứng vì giá cam sụt giảm sâu. Khoảng 2 tuần trước đó, giá cam ở mức 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg, giờ giảm mạnh chỉ còn khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg.
Nhiều nơi, cam sành đã chín mọng, giá bán tại vườn chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg (Ảnh minh hoạ)
Chị Oanh, nhà vườn ở Vĩnh Long, cho biết vụ cam năm nay vườn nhà chị thu hoạch 4 tấn quả, cam chín nhiều lại không có nhiều thương lái mua nên phải "bán tháo" với mức giá cực rẻ, không đủ tiền công chăm bẵm.
Khảo sát tại một số chợ truyền thống ở TP HCM và cửa hàng online cho thấy, giá cam sành bán ra thấp kỷ lục. Tại chợ, giá bán lẻ là 8.000 - 10.000 đồng, nếu khách mua 5 kg chỉ 35.000 - 45.000 đồng, tức khoảng 7.000 đồng một kg.
Chị Bích Phương (một người dân đang sinh sống tại TP HCM) cho biết: "Năm nay giá cam sành rẻ, mình thấy nhiều người kêu gọi mua 'giải cứu' nên cũng mua về. Điều bất ngờ là cam rất ngon, quả mọng nước và vị đậm. Mà 10kg chỉ có giá 60.000 đồng, tức là khoảng 6.000 đồng/kg. Chưa bao giờ mình mua được cam rẻ như vậy!
Vậy nên mình cứ mua nhiều nhiều một chút, ngày nào cũng vắt 2-3 quả uống. Vừa ngon vừa mát lại tốt cho sức khoẻ".
Trong khi đó, nhiều cửa hàng bán hoa quả, thực phẩm online tại Hà Nội cũng bán cam sành với mức giá chỉ khoảng 13.000 đồng/kg. Song, sức mua rất yếu.
Anh Tuấn, chủ một cửa hàng bán hoa quả tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, lượng cam năm nay bán ra rất yếu. Số lượng cam bán ra giảm mạnh so với các khoảng thời gian trước đó dù chất lượng tốt.
"Cửa hàng mình thường nhập cam với số lượng rất lớn vì người mua nhiều. Tuy nhiên, năm nay cũng phải tính toán lại vì sức mua của người tiêu dùng tính đến hiện tại đã giảm chừng 30 - 40%.
Tuy vậy, mình lại thấy mọi người mua quýt đường, chanh Quảng Đông nhiều hơn" - anh Tuấn nói.
Các loại cam năm nay hiện đều đang được bán với mức giá khá thấp
***********
Đám cưới của tỷ phú Ấn Độ tại Đà Nẵng xa hoa thế nào?
Hàng chục cặp đôi tỷ phú Ấn Độ đã tới Đà Nẵng tổ chức đám cưới trong những năm gần đây. Đầu năm 2024, có 6 cặp đôi đăng ký “mở hàng”. Đây là thị trường khách rất chịu chi, mang lại nguồn thu lớn cho Đà Nẵng. Vậy tiệc cưới của tỷ phú Ấn Độ xa hoa ra sao?
Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng - cho hay, tiệc cưới của những thị trường khách quốc tế khác thường chuộng gọn nhẹ, kín đáo, đơn giản, nhưng khách Ấn Độ hầu hết tổ chức dài ngày, có tiệc lên tới 5 ngày và lượng khách hàng trăm người.
“Mỗi bữa tiệc của họ đều có chủ đề riêng, mang đậm văn hóa vui tươi, rộn ràng của người Ấn Độ. Vì vậy họ thường thuê luôn cả khách sạn hoặc một khu vực riêng biệt để ca hát, nhảy múa”, ông Quỳnh nói.
Chủ tịch Hội khách sạn Đà Nẵng chia sẻ thêm, người Ấn Độ có văn hóa ẩm thực đặc thù nên thường mang theo đầu bếp từ đất nước họ sang phục vụ tiệc, hoặc chọn đầu bếp chuyên món Ấn tại resort. Đặc biệt, mức chi tiêu của các đám cưới tỷ phú rất “khủng”, lên tới hàng tỷ đồng. Cưới xong đoàn khách cả trăm người còn đi thăm thú, mua sắm, ăn uống, giải trí ở các địa điểm nổi tiếng tại Đà Nẵng.
Ông Lương Văn Trang - Giám đốc khối Inbound, Công ty Du lịch Vietnam Travelmart - cho biết, đoàn khách Ấn Độ tới Đà Nẵng tổ chức cưới đông nhất mà công ty đón lên đến hơn 800 người. Họ yêu cầu rất gắt gao việc tiếp đón, hỗ trợ giải quyết thủ tục nhanh gọn tại sân bay và di chuyển về khách sạn. Tháng 1/2024, công ty sẽ đón thêm đoàn 650 khách.
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Furama resort cho hay, đầu năm 2024 sẽ tổ chức cưới cho 3 cặp đôi cô dâu chú rể Ấn Độ, mỗi đoàn hàng trăm khách và lưu trú dài ngày. Đơn vị này cũng đồng tình rằng khách Ấn Độ rất chịu chi cho tiệc cưới bởi đó là một trong những sự kiện trọng đại mà họ sẵn sàng chi tiêu rộng rãi. Mỗi đám cưới tổ chức tai resort đều ở con số tiền tỷ.
Đầu năm nay, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với cặp đôi tỷ phú Ấn Độ là cô dâu Tuisha và chú rể Gaurav. Cặp đôi này mời đoàn khách gần 500 người từ Ấn Độ sang, lưu trú gần một tuần trong một resort ven biển Đà Nẵng. Đội ngũ tổ chức cưới đã mang theo hơn 2 tấn nguyên vật liệu, trang phục, đạo cụ… từ Ấn Độ sang phục vụ bữa tiệc. Đi cùng gia đình tỷ phú là các nhiếp ảnh gia, blogger để quảng bá cho sự kiện. Cô dâu Tuisha bày tỏ rằng cô rất thích Đà Nẵng vì khí hậu dễ chịu, cảnh quan đẹp với núi, sông, biển... Đặc biệt, cơ sở hạ tầng ở đây rất tốt, nhiều khách sạn sang trọng đem tới nhiều lựa chọn.
Theo Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng, thị trường Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng. Vừa qua , theo báo cáo về xu hướng du lịch của Skyscanner tại Ấn Độ (trang web tìm kiếm vé máy bay, phòng khách sạn, thuê xe.. .) thì Đà Nẵng đã vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để dẫn đầu trong 10 điểm đến hàng đầu dành cho du khách Ấn Độ với tổng số lượt tìm kiếm tăng mạnh nhất trong những năm qua, tăng 1.141%, gấp đôi thành phố đứng thứ hai là Almaty (Kazakhstan).
*************
************