Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Trẻ em châu Á cận thị nhiều do ít ra ngoài trời
Nhà nghiên cứu Ian Morgan, thuộc trường đại học Canberra, đồng tác giả chương trình nghiên cứu, được đăng tải trong tạp chí y khoa The Lancet, giải thích rằng « Ánh sáng tự nhiên kích thích chất dopamine, một chất giúp ngăn chận cận thị ». Chứng cận thị chính là do sự tăng trưởng quá mức của mắt trong thời kỳ sơ sinh. Thế mà chính ánh sáng Mặt trời kích thích việc tiết ra chất dopamine ngăn chận sự tăng trưởng này.
Tại Singapore, có đến 9/10 thanh thiếu niên bị cận thị, đó là do học sinh tiểu học tại nước này trung bình mỗi ngày chỉ ở ngoài trời có nửa tiếng đồng hồ, so với 3 tiếng đồng hồ đối với học sinh Úc gốc châu Âu, thành phần mà tỷ lệ cận thị chỉ chiếm 10%.
Theo giải thích của giáo sư Morgan, hơn tất cả những trẻ em khác trên thế giới, trẻ em ở châu Á chỉ biết « đi đến trường, không ra khỏi lớp, hết giờ là về thẳng nhà học bài hoặc xem tivi ».
Tỷ lệ cận thị cao nhất nơi học sinh năm cuối trung học cấp hai đã được ghi nhận ở các thành phố lớn của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Ở các thành phố này, tỷ lệ lên tới 80% đến 90%.
Giáo sư Morgan nhấn mạnh rằng, đa số các trường hợp cận thị ở châu Á là do môi trường, chứ không phải là do di truyền. Bằng chứng là tại Singapore, tỷ lệ cận thị đã tăng vọt với tỷ lệ tương tự ở ba nhóm sắc tộc tại quốc gia này : người Hoa, người Mã Lai và người Ấn.
Cũng theo giáo sư Morgan, đọc sách nhiều hoặc ngồi lâu trước máy vi tính không hẳn là sẽ làm tăng nguy cơ cận thị, miễn là các em biết dành thời gian để ra ngoài trời và hưởng ánh sáng ban ngày. Nhà nghiên cứu người Úc này cho rằng, những trẻ em nào ở ngoài trời mỗi ngày từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ ( tính luôn cả thời gian đi đến trường ), có thể là sẽ gặp vấn đề cận thị.
Còn những em học rất nhiều, nhưng thường ra ngoài để thư giản đầu óc, nói chung không gặp vấn đề cận thị. Những em dễ bị cận thị là những em học nhiều, nhưng không bao giờ bước chân ra ngoài.
Việc ngồi lâu trước màn ảnh vidéo hoặc trước tivi cũng không hẳn là tác nhân làm trầm trọng thêm chứng cận thị, nhưng nó làm giảm bớt thời gian mà các em ở ngoài trời, và chính đó mới khiến nó thành tác nhân làm tăng thêm nguy cơ.
Đối với giáo sư Morgan, cần phải tìm ra phương cách để các em học sinh châu Á có thêm thời gian ở ngoài trời, tiếp cận ánh sáng ban ngày, nhưng không ảnh hưởng đến chuyện học hành.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Trẻ em châu Á cận thị nhiều do ít ra ngoài trời
Nhà nghiên cứu Ian Morgan, thuộc trường đại học Canberra, đồng tác giả chương trình nghiên cứu, được đăng tải trong tạp chí y khoa The Lancet, giải thích rằng « Ánh sáng tự nhiên kích thích chất dopamine, một chất giúp ngăn chận cận thị ». Chứng cận thị chính là do sự tăng trưởng quá mức của mắt trong thời kỳ sơ sinh. Thế mà chính ánh sáng Mặt trời kích thích việc tiết ra chất dopamine ngăn chận sự tăng trưởng này.
Tại Singapore, có đến 9/10 thanh thiếu niên bị cận thị, đó là do học sinh tiểu học tại nước này trung bình mỗi ngày chỉ ở ngoài trời có nửa tiếng đồng hồ, so với 3 tiếng đồng hồ đối với học sinh Úc gốc châu Âu, thành phần mà tỷ lệ cận thị chỉ chiếm 10%.
Theo giải thích của giáo sư Morgan, hơn tất cả những trẻ em khác trên thế giới, trẻ em ở châu Á chỉ biết « đi đến trường, không ra khỏi lớp, hết giờ là về thẳng nhà học bài hoặc xem tivi ».
Tỷ lệ cận thị cao nhất nơi học sinh năm cuối trung học cấp hai đã được ghi nhận ở các thành phố lớn của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Ở các thành phố này, tỷ lệ lên tới 80% đến 90%.
Giáo sư Morgan nhấn mạnh rằng, đa số các trường hợp cận thị ở châu Á là do môi trường, chứ không phải là do di truyền. Bằng chứng là tại Singapore, tỷ lệ cận thị đã tăng vọt với tỷ lệ tương tự ở ba nhóm sắc tộc tại quốc gia này : người Hoa, người Mã Lai và người Ấn.
Cũng theo giáo sư Morgan, đọc sách nhiều hoặc ngồi lâu trước máy vi tính không hẳn là sẽ làm tăng nguy cơ cận thị, miễn là các em biết dành thời gian để ra ngoài trời và hưởng ánh sáng ban ngày. Nhà nghiên cứu người Úc này cho rằng, những trẻ em nào ở ngoài trời mỗi ngày từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ ( tính luôn cả thời gian đi đến trường ), có thể là sẽ gặp vấn đề cận thị.
Còn những em học rất nhiều, nhưng thường ra ngoài để thư giản đầu óc, nói chung không gặp vấn đề cận thị. Những em dễ bị cận thị là những em học nhiều, nhưng không bao giờ bước chân ra ngoài.
Việc ngồi lâu trước màn ảnh vidéo hoặc trước tivi cũng không hẳn là tác nhân làm trầm trọng thêm chứng cận thị, nhưng nó làm giảm bớt thời gian mà các em ở ngoài trời, và chính đó mới khiến nó thành tác nhân làm tăng thêm nguy cơ.
Đối với giáo sư Morgan, cần phải tìm ra phương cách để các em học sinh châu Á có thêm thời gian ở ngoài trời, tiếp cận ánh sáng ban ngày, nhưng không ảnh hưởng đến chuyện học hành.