Xe cán chó
Trịnh Công Sơn, tôi đã tha thứ cho anh từ lâu
trong nước mắt còn dầm dề “đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn…” Sau đó tôi không còn thấy chị nữa, có lẽ chị đã đi lấy chồng. Ở đó có anh Hồ, sinh viên y khoa hay ghé miệng vào đám bạn chúng tôi kể một câu chuyện tiếu lâm làm chúng tôi cười nức bụng rồi đi với vẻ mặt thỏa mãn. Và ở đó có đám bạn cùng lớp cùng trường thường đứng làm dáng nói cười một hồi rồi lên xe gắn máy nổ ầm ầm cho mọi người quanh đó nhìn vào rồi chạy vài vòng quanh thành phố Huế thanh lịch … xong ai về nhà nấy.
Đến phòng vẽ Ngọc Duy tôi thường đi bộ theo con đường Phan Bội Châu. Qua chừng 5 tiệm bên tay phải có một cô bé mắt to mặt tròn hay nhìn ra, có lẽ nhìn tôi có lúc cười với tôi. Đi thêm vài tiệm nữa bên trái cũng có cô bé mái tóc đen bồng bềnh hay nhìn tôi và đôi lần cười mà tôi biết chắc là cười với tôi. Đến gần phòng vẽ Ngọc Duy tôi thường liếc mắt nhìn vào một tiệm bán xe đạp tên là Thanh Tâm trong đó có cô bé hay chiếc mặc áo đầm trắng để lộ đôi chân căng tròn, trông tinh khiết và tân thời. Con đường Phan Bội Châu sáng ngời, thành phố Huế thanh bình theo thời gian cùng tôi lớn dần lên cùng năm tháng.
Rồi Sài gòn có đảo chánh, Huế có biểu tình, học sinh bãi học bãi khóa. Bầy chim non trước phòng vẽ Ngọc Duy tan hàng. Rồi quân cộng sản tấn công năm Mậu Thân làm thành phố Huế điêu tàn, tôi bị động viên thành người lính VNCH phiêu bạt khắp nơi.
Năm 1973 tôi trở về thăm Huế và đi bộ theo con đường Phan Bội Châu, con đường ngày xưa trong sáng to lớn ngày nay cháy sạm nhỏ bé, hai bên đường chẳng có cô bé nào nhìn tôi. Tiệm bán xe đạp Thanh Tâm nay đã thành tiệm may, chiếc áo đầm trắng chỉ còn trong tâm tưởng. Tôi đứng trước phòng vẽ Ngọc Duy cả buổi chiều mà chẳng thấy được một người quen định ra về thì Thọ, ở gần đó sà đến. Tịnh, thanh niên cùng tuổi ở trong tiệm Thanh Tâm, chạy qua.
- Mày đi lính rồi hả?
- Sao mày còn ở đây?
- Tao là con một nên được hoãn dịch, Thọ trả lời.
Chuyện vãn hồi lâu thì Tịnh ra về. Thọ vừa nói vừa cười.
- Nó mới bị tông xe ở Sài Gòn. Cả hai thằng đều bất tỉnh. Hắn tỉnh dậy trước nhét giấy xe vào túi thằng bạn rồi chạy mất.
- Tại sao vậy?
- Nó trốn lính, Thọ nói thêm, Anh nó là Trịnh Công Sơn.
Từ đó tôi mới biết nhạc sĩ TCS ở trong tiệm bán xe đạp Thanh Tâm, người con gái mặt chiếc áo đầm trắng là em gái ông ta và người thanh niên tên Tịnh hay đi ngang qua đám bạn tôi trước phòng vẽ Ngọc Duy là em trai của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tài hoa nổi tiếng không riêng trong nước Việt Nam mà xuyên ra cả thế giới.
Năm 1975 quân cộng sản chiếm Miền Nam Việt Nam, tôi theo đoàn quân bại trận vào dãy núi trường sơn để trả món nợ đã Sanh Lầm Thế Kỷ và bóc hơn 12 cuốn lịch rồi nhờ ơn Bác và Đảng (!) tôi được nhập cư vào xứ cờ Hoa.
Khoảng năm 1995 tôi có dự một buổi tiệc tại nhà một người bạn tù ở quận Cam, California. Thực khách phần đông là những sĩ quan quân lực VNCH thuộc tiểu khu Quảng Trị. Nửa chừng tiệc có thêm một vị khách mới từ Việt Nam qua theo diện HO là Trịnh Công Hà, đại úy an ning quân đội, em của Trịnh Công Sơn. Trong buổi tiệc Hà cười nói vui vẽ trong tâm trạng một người tù vừa đặt chân được vào đất Mỹ, phần đông là những chiến hữu quen biết của Hà trước đây nên Hà xưng hô “Moi Toi” rất thân mật và rất tây. Bỗng Ái điên (nước da đen nhưng anh em thường gọi điên) chận lời Hà.
- Moi hỏi Toi, Moi đi xe lửa Moi lên đầu Toa Moi ngồi là nghĩa gì?
Từ đó Hà dè dặt ít nói và không còn xưng hô moi toi nữa. Sau bửa tiệc chúng tôi ra hiên nhà đứng hút thuốc, tôi nói nhỏ với Ái điên.
- Anh làm bửa tiệc mất vui.
- Tao ghét thằng Trịnh Công Sơn.
- Thằng Hà có mắc mứu gì với thằng Sơn đâu mà anh dộng vào miệng nó cái đầu toa xe lửa.
- Sao bên này người ta ghét anh Sơn quá! Hà bước ra đứng bên tôi than thở.
- Tụi tao chết la liệt ngoài chiến trường để chống lại sự xâm lăng của bọn cọng sản, Lang gay gắt, nó ở hậu cứ bình yên lại sáng tác toàn loại nhạc phản chiến làm giao động tinh thần chiến đấu của tụi tao nay còn nịnh bợ cọng sản tuyên bố lung tung làm sao bên này thương nó được.
Thái ôn tồn nói:
- Trong đất nước tự do, nó muốn sáng tác nhạc phản chiến là quyền của nó nhưng nó quên rằng nó xuất thân là một giáo viên của VNCH nay vì sinh tồn cần phải quì mọp xin ơn huệ tụi cộng sản để sống thì cũng đừng nên làm quá trớn nhục mạ cái chính thể đã từng dung dưỡng nuôi lớn nó.
- Ngày 30 tháng tư nó lên đài phát thanh Sài gòn phát lời kêu gọi và hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Mày lên net mà nhìn bức ảnh nó đứng trước chùa Vĩnh Nghiêm đọc bảng cáo trạng tử hình một thanh niên chống cộng. Những hành động của nó và những lời tuyên bố của nó làm sao có được chỗ đứng trong lòng Người Việt Hải Ngoại.
- Bên này không ai hiểu anh Sơn cả.
- Tôi hiểu TCS.
- Nó là thằng đâm sau lưng chiến sĩ, trốn lính được bạn bè và VNCH bao dung nay trở mặt phản bội, hèn hạ. Mày hiểu nó ở điểm nào? Lang hỏi tôi.
- Tôi hiểu TCS qua 2 bài hát “ Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên” và “ Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”.
Tôi nói để chấm dứt những lời hằn học giữa những chiến hữu vào một câu chuyện không đâu vào đâu nào ngờ Hà ôm lấy tôi và bắt tay mừng rỡ.
- Cám ơn anh đã hiểu được anh tôi.
Nhờ câu nói đó mà chúng tôi trở lại bàn ăn vui vẻ.
Từ hôm đó đến hôm nay thấm thoát gần 20 năm. Trong gần 20 năm đó tôi chỉ biết chú tâm vào việc kiếm cho ra tờ giấy màu xanh để mua một chiếc xe hơi cũ rồi thay thế chiếc xe hơi cũ bằng chiếc xe hơi mới và mua cho được cái nhà nhỏ vừa đủ xây cái tổ ấm của tôi trong đất nước tạm dung xa lạ còn quốc gia Việt Nam hưng vong thằng nào cộng sản thằng nào quốc gia thì kệ cha chúng nó.
Hôm nay ngồi gõ gõ vài hàng viết về nhạc sĩ TCS là vì tuổi tôi đã già ngồi rảnh rỗi rồi đọc 2 cuốn sách Biến Đông Miền Trung do Thiếu Tá Liên Thành và do Thiếu Tá Lê Xuân Nhuận viết.
Hai ông này là 2 ông thầy của tôi. Bởi lẽ năm 1972 chiến trận lên cao tột độ. Chính quyền MNVN đưa quân nhân qua ngành cảnh sát để chuẩn bị cho hậu chiến. Tôi sợ chết nên cũng ký giấy chuyển ngành. Phía cảnh sát thấy tôi có bằng tình báo Cây Mai và tình báo trung cấp Okinawa tưởng tôi là thứ ngon liền cho tôi làm trưởng G Đặc Nhiệm thuộc E Đặc Cảnh Khu I.
Một thanh niên lơ ngơ như tôi được quốc gia VNCH cho chỉ huy trên vài chục ông già Đặc Cảnh thuộc loại ngang hàng với Nhạc Bất Quần và Tây Độc Âu Đương Phong nên tôi bị mấy ông đó xỏ mủi dẫn đi một cách dễ dàng như dẫn con trâu đi ra cánh đồng loang lổ trong buổi chiều ãm đạm và chỉ cho tôi biết con đường đời có nhiều đoạn chông gai mà người lữ hành cần phải thủ trong người cây dao để … tự vệ.
Ngày tôi nhậm chức chẳng được bao lâu thì Chuẩn Tướng Trần văn Hai ra Trung. Ông dừng lại Đà Nẳng thăm đàn em mình là Trung Tá Dương Quang Tiếp, Chỉ Huy Trưởng CSQG. KI. Tôi đem mấy đệ tử nằm quanh khách sạn làm an ninh. Nửa khuya ông ta dậy lên xe đi về đường Lý Thường Kiệt vào phòng ngủ Trung Tá Dương Quang Tiếp ở dưới phòng làm việc chúng tôi. Tôi đi quanh nhìn xuống thì thấy thằng lính của tôi tên là Thuần Râu, một tên cờ gian bạc lận khét tiếng ở Chợ Mới đang mặc veston sang trọng ngồi ngang hàng với mấy ông xếp lớn của tôi vừa nhấm nháp whiskey vừa cười nói huyên thuyên vừa chia bài. Sáng ra tôi hỏi:
- Anh làm gì suốt đêm dưới đó.
- Ông thầy cho chuẩn tướng tiền tiêu rồi biểu tôi đóng vai thương gia chơi bài lấy lui.
Từ đó thằng lính của tôi nói gì, làm gì thì tôi cũng làm lơ vì sợ.
Tôi có thằng bạn cùng chuyển ngành qua cảnh sát một lần với tôi, chạy đến nhờ tôi lo cho về BCH/CSQG/K I. Tôi kêu Quyền, lính của tôi, lo giùm. Hắn đi một hồi về nói 30.000 đồng ( khoảng 6.000 đô hiện nay ). Bạn tôi đưa tiền cho Quyền, để biết chắc là Quyền không xạo tôi đi theo. Hắn đến nhà Điềm (cha), trưởng phòng nhân viên CSQG. KI. chung tiền. Điềm cầm cọc bạc đi đến gần ngọn đèn đếm từng đồng xem có đủ hay không. Hơn tháng sau vẫn thấy không có gi rục rịch. Bạn tôi đến hỏi. Tôi hỏi Quyền. Hắn chạy đi một hồi chạy về nói. Ông thầy Điềm nói “ Tao để sứ vụ lệnh trên bàn mà chưa chung tiền nên nó chưa ký”.
Xin đừng nghĩ tôi kể 2 câu chuyện trên là nói xấu mấy ông thầy cùa tôi, tuy các ông thầy của tôi có kiếm chác thêm đôi chút để tiêu pha nhưng so với bọn cọng sản đang giựt hàng tỉ đô hiện nay thì hành động của những ông thầy tôi (theo tôi) là đáng thương hơn là đáng ghét.
Sau khi đọc 2 cuốn Biến Động Miền Trung của hai ông thầy của tôi viết bổng tôi thương cả hai ông. Tôi thương ở điểm cả 2 ông đều trên bảy bó và tám bó, quỉ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu mà vẫn chưa chuẩn bị cho lòng mình thanh thản để rời cõi ta bà, chốn mưa máu gió tanh, vẫn tiếp tục say men chiến công và tiếp tục chiến đấu chúng lũ quỉ cộng sản.
Cả hai ông thầy của tôi đều nhớ dai và hay cường điệu mà chúng thường gọi là nổ. Ông thầy Thiếu Tá lê Xuân Nhuận nổ quá nhiều để đề cao bản thân. Ông thầy Thiếu Tá Liên Thành là tay ngang của lính VNCH nhờ đảng phái qua cảnh sát làm tình báo vài năm rồi nổ bậy vào ngành tình báo. Cuốn sách ông viết bị tranh cãi vì ông phạm những sai lầm căn bản của ngành tình báo: Ông dựa quá nhiều vào nguồn tin là tên tù Hoàng Kim Loan. Nguồn tin là con người thì không thể đánh giá tốt dù cho con người đó còn sống huống gì nó đã chết từ lâu. Vì muốn chứng minh những việc mình viết nên ông đưa ra nhiều chi tiết để rồi chính ông lại phạm cái luật căn bản không thành văn của ngành tình báo là Tri Quyền và Ngăn Cách. Nghĩa là người làm tình báo phải biết rất ít về nội tình, người làm tình báo mà biết quá nhiều là đang nổ như tạc đạn.
Khi ông thầy Thiếu Tá Liên Thành của tôi nổ rằng nhạc sĩ TCS là cọng tác viên của ngành Đặc Cảnh Huế và của Người Bạn Đồng Minh (CIA) là tôi vội tin ngay. Nhưng sau khi tôi giỡ lại hồ sơ TCS bằng cách tìm đọc những gì của 2 phía viết liên quan đến TCS thì tôi lại nghĩ khác.
Ngành tình báo nói cho cùng và cho đơn giản thì chỉ cần 3 chữ mà thôi: Tin Tức Địch. Tin tức này đi theo một chu kỳ căn bản qua 4 khâu: thâu nhận tin tức, đánh giá tin tức, phổ biến tin tức và sử dụng tin tức. Ba khâu đầu do những chuyên viên trong ngành tình báo đảm nhiệm và khâu sau cùng lại do cấp chỉ huy cao nhất của đơn vị có liên quan đến tin tức thực hiện. Tin Tức Địch được thâu nhận đến từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ tài liệu từ kỷ thuật v.v… nhưng phần đông là từ những con người đang nằm trong lòng địch.
Để có được con ngưởi nằm trong lòng địch hoạt động cho mình, người làm tình báo phải chọn mục tiêu hay phải mở một đầu mối hay nói một cách trắng trợn độc ác là phải kiếm cho ra con mồi để bắt con mồi hoạt động cho mình. Mục tiêu đó phải hội đủ các điều kiện như: có thể khống chế được, ở vị trí cần thiết để dùng và dùng được hữu hiệu. Nếu những điều kiện này không hội đủ thỉ người làm tình báo phải tạo ra điều kiện để cho có được một con mồi.
Những điệp viên tài ba trong phim ảnh trong truyện trinh thám như OSS.007 ; Z28 trên thực tế là những con người đã bị người cán bộ điều khiển (cộng sản gọi là phái khiển ) gài vào thế buộc phải hoạt động. Nếu hoạt động không hữu hiệu thì có thể được để lơ, nếu phản bội thì sẽ có muôn ngàn cách bị tiêu diệt nếu hoạt động hữu hiệu thì đành tiếp tục hoạt động cho đến chết mới ngưng. Chúng ta có thể nói ngành tình báo là một ngành tàn ác nhất trên thế gian và chúng ta có thể ví nó như hình ảnh con cá lóc nuôi con để …ăn thịt.
Nhạc sĩ TCS là một mục tiêu của ngành tình báo vì TCS hội đủ tất cả các điều kiện để bị phát triển thành một cọng tác viên. Các điều kiện này có sẳn trên mình TCS không cần phải tạo như : Một tên trốn lính nên dễ khống chế. Một nhạc sĩ phản chiến nên có nhiều kẻ địch bao quanh. Một thần tượng của sinh viên nên là đầu cầu đi vào các lực lượng sinh viên tranh đấu v.v…
Tôi tin vào lời của Thiếu Tá Liên Thành vì tôi hiểu ngành tình báo của VNCH trước đây không ngu muội đến mức không dùng TCS để đi vào hàng ngũ địch, không ngây thơ đến mức để cho một thẳng trốn lính làm phản chiến nhởn nhơ ca hát trước mắt toàn dân. Nếu Trịnh Cung nói TCS có giấy Hoàng Đức Nhã ký để phòng thân thì Hoàng Đức Nhã cũng không phải là kẻ ăn tiền ăn bạc để làm chuyện ấy mà chỉ làm qua những nhu cầu công tác.
Nhưng khi đọc những bài viết của anh Nguyễn Thành Ty, tôi mới biết TCS cũng có đến ty học chánh cùng với đồng nghiệp vào năm 1967 để lãnh lương cuối cùng trước khi … không đi vào quân ngũ, trốn lính.
Như thế những năm có biến động miền trung TCS vẫn còn hợp pháp và đã thành danh, ngành Đặc Cảnh Thừa Thiên Huế cũng không thể chạy vào Đà Lạt hay Sài Gòn để đưa TCS vào làm việc cho ngành Đặc Cảnh nên chuyện TCS có làm việc cho ngành Đặc Cảnh Huế cần được loại bỏ.
Từ năm 1967 đến 1975. TCS vừa trốn lính vừa nhởn nhơ ca hát phản chiến khắp Sài Gòn có thể sa vào 2 trường hợp:
1,- Có làm việc cho ngành tình báo VNCH hay CIA.
2.- Được bạn bè che chở.
Trường hợp thứ 1 ít xảy ra vì cơ quan tình báo nào cấp giầy cho điệp viên di chuyển là cơ quan tình báo ngu.
Trường hợp thứ 2 dễ xảy ra vì TCS là một người nổi danh có biết bao ông thầy muốn đến gần để mong thơm lây.
Chúng ta có thể tưởng tượng trong một phòng trà nào đó. TCS nói với người bạn thân Lưu Kim Cương (đại tá không quân VNCH).
- Toi lo cho moi cái giấy đi đường để tụi cảnh sát đừng làm khó dể moi.
Hoàng Đức Nhã ngồi bên cạnh nói:
- Đồ chuyện nhỏ.
Thế thì câu hỏi kế tiếp của chúng ta là: Tại sao Hoàng Đức Nhã ký giấy cho TCS trốn lính? Câu hỏi này chúng ta có thể suy ra được câu trả lời từ bài viết TCS & Tham Vọng Chính Trị của Trịnh Cung.
Theo tôi giả dụ rằng TCS có tham vọng chính trị và muốn vào đảng cộng sản cũng không có gì là xấu cả. Tham vọng đến trong tư duy con người trong một ngày có thể lên đến trăm thứ khác nhau. Đi cầu và làm tình mà muốn ra nhanh ra chậm cũng là tham vọng, loại tham vọng thầm kín. Những ngày gần 30/4/1975 có đến hàng vạn tin đồn nên TCS không chịu ra đi vì tin đồn TCS sẽ giữ chức vụ Quốc Vụ Khanh trong chính phủ Dương Văn Minh là điều có thể có thật không do Trịnh Cung không bày đặt để nói xấu bạn. Chỉ có điều Trịnh Cung và TCS không đủ khả năng để biết được rằng TCS là con cờ của Hoàng Đức Nhã để dành để khi có chính phủ 3 thành phần theo hòa đàm Paris. Một cái ghế của một thành phần thứ 3 có chịu ơn Hoàng Đức Nhã hay chịu ơn VNCH đang được sửa soạn trước cho TCS. Một cái ghế mà lũ ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản mơ uớc.
Khi đọc toàn bộ hồ sơ TCS, tôi có cái nhìn về TCS như sau: Trong buổi tập võ TCS bị em trai là Hà đá trúng ngực nên phải vào bệnh viện nằm 2 năm. Ông đem theo một cây đàn, đàn mãi nên trở thành nhạc sĩ. Nhạc và lời của ông nằm trong ba lãnh vực tình yêu, thân phận và quê hương nói lên được nỗi đau thương của cả dân tộc trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Năm 1962, ông theo học khóa I Sư Phạm Qui Nhơn. Năm 1964-1967, có hành nghề đi dạy học không thường xuyên tại Blao và đã thành danh trong âm nhạc thuộc trường phái phản chiến. Từ 1967-1975 sống lang bang quanh Sài Gòn, cùng với Khánh Ly trở thành linh hồn của du ca và sinh viên phản chiến.
Ngày 30-4-1975 ông lên đài phát thanh phát lời kêu gọi và hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Ông bị cho là một tên nón cối 30 hung hãn nhất tại Sài Gòn vì trên mạng có bức hình ông đọc bản án xử bắn một thanh niên chống cọng trước chùa Vĩnh Nghiêm. Có lẽ ông đã biết người được cọng sản không dùng dù ông đã nỗ lực lập công và ngửi được sự nguy hiểm đang rình rập cho bản thân tại Sài Gòn do người ta nghi ông hoạt động cho “CIA” nên ông quay về Huế để tìm kiếm sự che chở của những người bạn “phía bên kia”. Nào ngờ ông lại bị những người bạn “ phía bên kia” mở cuộc đấu tố ông qua những bản nhạc Gia Tài Của Mẹ, Hát Trên Xác Người… và bị đưa đi thực tế lao động trên những cánh đồng và một lần thoát chết trên một bãi mìn.
Những năm sau đó người dân miền Bắc cũng ưa hát nhạc TCS. Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) chỉ thị cho Nguyễn Quang Sáng ra Huế tìm cách cho TCS “vượt biên” vào Sài Gòn và cho làm trong hội âm nhạc, ban văn nghệ thành phố HCM và thường cho TCS ngồi làm kiểng bên cạnh Sáu Dân trong những buổi họp. Nhiều tiếng xầm xì Sáng đi theo TCS như hình với bóng để điú đóm. Chi bộ hỏi, Sáng khai “ Thành Ủy và anh Sáu Dân chỉ thị cho tôi bám sát TCS để lôi kéo anh ta về phía cách mạng. Trên bảo nhạc sĩ này là thành phần đáng nghi ngờ, có thể anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi lúc”.
Năm 1980 TCS bắt đầu sáng tác lại. Những bản nhạc ca ngợi chế độ CS ra đời để trả ơn. Từ đó về sau ông chỉ làm thêm được vài bài hát hay và trở thành cô đơn thường giải sầu qua men rượu và chết vì bệnh gan lẫn tiểu đường vào ngày 1-4-2001 ở vào tuổi 62 với một đám tang trên vài chục ngàn người đi dưa trong thương tiếc. Nhà văn Trần Mạnh Hão đã thanh minh cho TCS như sau: Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến. Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật”.
Trong những tài liệu nói về ngày 30/4/75 có hồi ức của Hoàng hữu Thái có vẽ đúng với thực tế lúc đó tại đài phát thanh “ Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ TCS. Sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả chúng tôi cùng anh hát bài Nối Vòng Tay Lớn, không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay gõ nhịp lên bàn cùng hát….”. (bạn đọc có thể nghe lại trong youtube ). Theo Trịnh Cung chỉ vài ngày sau TCS cùng mẹ ra xe đò âm thầm về Huế vì bị đe dọa thủ tiêu do những nhạc sĩ cộng sản tố TCS làm việc cho CIA là không đủ tư cách đứng chung với người cộng sản, trước đó trong mật khu đã có cuộc họp do Trần Bạch Đằng hướng dẫn đấu tố TCS.
Tháng 4/1976 trên tờ báo Trắng Đen ở hải ngoại có bài viết của một tác giả tên là Mỹ Duyên. Trong bài viết có trưng tấm hình TCS đọc bản án xử tử một người phục quốc trước chùa Vĩnh Nghiêm, ngoài tấm hình có chữ Washington Post tháng 9-75. Một bức hình gây gây xúc động và căm hờn cho Người Việt Hải Ngoại và làm đổ vỡ thần tượng nhạc phản chiến TCS trong toàn dân Việt.
Bức hình này nếu có thật thì sự việc chỉ xảy ra trong mấy ngày TCS còn ở Sài Gòn sau ngày 30-4-75 chứ không thể xảy ra khi TCS đã đi Huế và bị giữ tại Huế hàng năm sau đó. Chữ Washington Post tháng 9-75 trong bức hình rất lập lờ để muốn chứng minh bức hình lấy từ báo Washington Post vào tháng 9-75. Hai điểm tác giả Mỹ Duyên và báo Washington Post là 2 điểm chúng ta có thể tìm xác nhận tại đây để thanh minh cho một thiên tài âm nhạc của VNCH và đánh bạt trò xảo trá của ngành tình báo cộng sản tìm cách lôi kéo TCS về phía cọng sản. Nếu bức hình được chụp vào những ngày TCS còn ở Sài Gòn thì tại sao lại đến tháng 9-75 mới lên báo Washington Post.
Ngành báo chí Mỹ chậm trễ vậy sao? chưa kể cái máy ảnh của các ký giả Hoa Kỳ chụp bức hình thuộc loại gì mà sao bức hình trông rất tệ. Phật giáo là thành phần cầm cờ đưa cộng sản vào thành phố. Cộng sản lại hay giết người về đêm. Pháp trường trước cổng chùa vào thời điểm đó trông hơi ngu dại và TCS có tư cách gì để đọc bản án.
Những năm tháng cuối cùng, thiên tài âm nhạc TCS mượn men rượu để quên đời. Các chính trị gia muốn kéo TCS về phía mình để làm một tên gác cửa, một món đồ trang sức nên đã sử dụng trăm mưu nghìn kế. Nhưng “ TCS không phải là người của quân đỏ quân xanh, anh là con của mẹ Việt Nam đến đất mưa bom bão đạn để hát lên niềm hy vọng của nỗi tuyệt vọng của con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi buồn mang mang thiên cổ nhân sinh của một gã du tử đến từ vườn hoa của thiên sứ”. TCS không chấp nhận chiến tranh không muốn tham gia vào cuộc chém giết người cùng chũng tộc nên anh phải đi len lỏi giữa 2 lằn đạn. Anh thoát chết là một phép lạ.
TCS là giáo viên của VNCH, là nghệ sĩ của MNVN, tài sản âm nhạc đồ sộ của TCS để lại cho nước Việt Nam chứ không để lại cho một phe phái chính trị nào cả. Người cộng sản đã cho anh miếng ăn, chỗ ở và cả một bầu trời để cất tiếng ca nhưng anh lại không thể cất lên được tiếng ca như những ngày xưa thân ái. Anh không cần nói thêm lần nữa những điều anh đã thấy khi đi qua bãi dâu. Anh chỉ trăn trối lại là anh không muốn nằm chung với những người cộng sản trong những khu mộ khang trang. Anh muốn gia đình để anh nằm vất vưởng trên mảnh đất quê hương như bao bạn bè, đồng nghiệp và người lính VNCH đã bảo vệ anh và cho anh thời gian cơ hội sáng tác. Giây phút oan nghiệt trên đài phát thanh vào ngày 30/4/75 đã biến anh thằng thằng phản bội, anh không dám nhìn lại bạn bè đã bao dung và cưu mang anh ngày xưa, anh chỉ biết cử tạ (nâng ly) hằng ngày và hát:
Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi
Từ sáng tinh mơ nhậu tới chiều
Tôi nhậu với ai ? Tôi quên hết
Nhậu tới khi nào gục mới thôi.
Tôi có rất nhiều người bạn hiện đang ở bên cạnh tôi tại nước Hoa Kỳ này có vợ đi làm đĩ nuôi con khi họ bị cộng sản giam cầm, có vợ lấy thằng công an khu vực, có vợ làm đồ chơi cho đảng viên cộng sản gộc đẻ 2 đứa con, có vợ bỏ đi lấy hai ba thằng cha khác xem người chồng vừa về từ trại tù như chó. Các bạn tôi đều đưa vợ, chồng sau của vợ và con người ta qua Mỹ sống với mình và khi cụng ly cùng tôi thường nói. Vợ tao không có lỗi mà tao có lỗi.
Tôi đã tha thứ cho TCS từ lâu, vì tôi biết chỉ riêng bản thân và cuộc đời TCS đã cho những người văn nghệ sĩ đang bị đảng cộng sản rọ mõm tại quê nhà và toàn dân Việt Nam biết được: Nền dân chủ phôi thai của VNCH đã để cho toàn dân Việt Nam có được Tự Do đích thực kể cả thằng trốn lính hằng ngày ca những lời phản chiến. Nếu tôi đoán không lầm trong những buổi nhậu tại nhà thiên tài âm nhạc của MNVN TCS có những người văn nghệ sĩ ở trong nước nổi “phê” nói nhỏ vào tai Sơn: Tao là Thằng Hèn
© Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Trịnh Công Sơn, tôi đã tha thứ cho anh từ lâu
trong nước mắt còn dầm dề “đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn…” Sau đó tôi không còn thấy chị nữa, có lẽ chị đã đi lấy chồng. Ở đó có anh Hồ, sinh viên y khoa hay ghé miệng vào đám bạn chúng tôi kể một câu chuyện tiếu lâm làm chúng tôi cười nức bụng rồi đi với vẻ mặt thỏa mãn. Và ở đó có đám bạn cùng lớp cùng trường thường đứng làm dáng nói cười một hồi rồi lên xe gắn máy nổ ầm ầm cho mọi người quanh đó nhìn vào rồi chạy vài vòng quanh thành phố Huế thanh lịch … xong ai về nhà nấy.
Đến phòng vẽ Ngọc Duy tôi thường đi bộ theo con đường Phan Bội Châu. Qua chừng 5 tiệm bên tay phải có một cô bé mắt to mặt tròn hay nhìn ra, có lẽ nhìn tôi có lúc cười với tôi. Đi thêm vài tiệm nữa bên trái cũng có cô bé mái tóc đen bồng bềnh hay nhìn tôi và đôi lần cười mà tôi biết chắc là cười với tôi. Đến gần phòng vẽ Ngọc Duy tôi thường liếc mắt nhìn vào một tiệm bán xe đạp tên là Thanh Tâm trong đó có cô bé hay chiếc mặc áo đầm trắng để lộ đôi chân căng tròn, trông tinh khiết và tân thời. Con đường Phan Bội Châu sáng ngời, thành phố Huế thanh bình theo thời gian cùng tôi lớn dần lên cùng năm tháng.
Rồi Sài gòn có đảo chánh, Huế có biểu tình, học sinh bãi học bãi khóa. Bầy chim non trước phòng vẽ Ngọc Duy tan hàng. Rồi quân cộng sản tấn công năm Mậu Thân làm thành phố Huế điêu tàn, tôi bị động viên thành người lính VNCH phiêu bạt khắp nơi.
Năm 1973 tôi trở về thăm Huế và đi bộ theo con đường Phan Bội Châu, con đường ngày xưa trong sáng to lớn ngày nay cháy sạm nhỏ bé, hai bên đường chẳng có cô bé nào nhìn tôi. Tiệm bán xe đạp Thanh Tâm nay đã thành tiệm may, chiếc áo đầm trắng chỉ còn trong tâm tưởng. Tôi đứng trước phòng vẽ Ngọc Duy cả buổi chiều mà chẳng thấy được một người quen định ra về thì Thọ, ở gần đó sà đến. Tịnh, thanh niên cùng tuổi ở trong tiệm Thanh Tâm, chạy qua.
- Mày đi lính rồi hả?
- Sao mày còn ở đây?
- Tao là con một nên được hoãn dịch, Thọ trả lời.
Chuyện vãn hồi lâu thì Tịnh ra về. Thọ vừa nói vừa cười.
- Nó mới bị tông xe ở Sài Gòn. Cả hai thằng đều bất tỉnh. Hắn tỉnh dậy trước nhét giấy xe vào túi thằng bạn rồi chạy mất.
- Tại sao vậy?
- Nó trốn lính, Thọ nói thêm, Anh nó là Trịnh Công Sơn.
Từ đó tôi mới biết nhạc sĩ TCS ở trong tiệm bán xe đạp Thanh Tâm, người con gái mặt chiếc áo đầm trắng là em gái ông ta và người thanh niên tên Tịnh hay đi ngang qua đám bạn tôi trước phòng vẽ Ngọc Duy là em trai của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tài hoa nổi tiếng không riêng trong nước Việt Nam mà xuyên ra cả thế giới.
Năm 1975 quân cộng sản chiếm Miền Nam Việt Nam, tôi theo đoàn quân bại trận vào dãy núi trường sơn để trả món nợ đã Sanh Lầm Thế Kỷ và bóc hơn 12 cuốn lịch rồi nhờ ơn Bác và Đảng (!) tôi được nhập cư vào xứ cờ Hoa.
Khoảng năm 1995 tôi có dự một buổi tiệc tại nhà một người bạn tù ở quận Cam, California. Thực khách phần đông là những sĩ quan quân lực VNCH thuộc tiểu khu Quảng Trị. Nửa chừng tiệc có thêm một vị khách mới từ Việt Nam qua theo diện HO là Trịnh Công Hà, đại úy an ning quân đội, em của Trịnh Công Sơn. Trong buổi tiệc Hà cười nói vui vẽ trong tâm trạng một người tù vừa đặt chân được vào đất Mỹ, phần đông là những chiến hữu quen biết của Hà trước đây nên Hà xưng hô “Moi Toi” rất thân mật và rất tây. Bỗng Ái điên (nước da đen nhưng anh em thường gọi điên) chận lời Hà.
- Moi hỏi Toi, Moi đi xe lửa Moi lên đầu Toa Moi ngồi là nghĩa gì?
Từ đó Hà dè dặt ít nói và không còn xưng hô moi toi nữa. Sau bửa tiệc chúng tôi ra hiên nhà đứng hút thuốc, tôi nói nhỏ với Ái điên.
- Anh làm bửa tiệc mất vui.
- Tao ghét thằng Trịnh Công Sơn.
- Thằng Hà có mắc mứu gì với thằng Sơn đâu mà anh dộng vào miệng nó cái đầu toa xe lửa.
- Sao bên này người ta ghét anh Sơn quá! Hà bước ra đứng bên tôi than thở.
- Tụi tao chết la liệt ngoài chiến trường để chống lại sự xâm lăng của bọn cọng sản, Lang gay gắt, nó ở hậu cứ bình yên lại sáng tác toàn loại nhạc phản chiến làm giao động tinh thần chiến đấu của tụi tao nay còn nịnh bợ cọng sản tuyên bố lung tung làm sao bên này thương nó được.
Thái ôn tồn nói:
- Trong đất nước tự do, nó muốn sáng tác nhạc phản chiến là quyền của nó nhưng nó quên rằng nó xuất thân là một giáo viên của VNCH nay vì sinh tồn cần phải quì mọp xin ơn huệ tụi cộng sản để sống thì cũng đừng nên làm quá trớn nhục mạ cái chính thể đã từng dung dưỡng nuôi lớn nó.
- Ngày 30 tháng tư nó lên đài phát thanh Sài gòn phát lời kêu gọi và hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Mày lên net mà nhìn bức ảnh nó đứng trước chùa Vĩnh Nghiêm đọc bảng cáo trạng tử hình một thanh niên chống cộng. Những hành động của nó và những lời tuyên bố của nó làm sao có được chỗ đứng trong lòng Người Việt Hải Ngoại.
- Bên này không ai hiểu anh Sơn cả.
- Tôi hiểu TCS.
- Nó là thằng đâm sau lưng chiến sĩ, trốn lính được bạn bè và VNCH bao dung nay trở mặt phản bội, hèn hạ. Mày hiểu nó ở điểm nào? Lang hỏi tôi.
- Tôi hiểu TCS qua 2 bài hát “ Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên” và “ Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”.
Tôi nói để chấm dứt những lời hằn học giữa những chiến hữu vào một câu chuyện không đâu vào đâu nào ngờ Hà ôm lấy tôi và bắt tay mừng rỡ.
- Cám ơn anh đã hiểu được anh tôi.
Nhờ câu nói đó mà chúng tôi trở lại bàn ăn vui vẻ.
Từ hôm đó đến hôm nay thấm thoát gần 20 năm. Trong gần 20 năm đó tôi chỉ biết chú tâm vào việc kiếm cho ra tờ giấy màu xanh để mua một chiếc xe hơi cũ rồi thay thế chiếc xe hơi cũ bằng chiếc xe hơi mới và mua cho được cái nhà nhỏ vừa đủ xây cái tổ ấm của tôi trong đất nước tạm dung xa lạ còn quốc gia Việt Nam hưng vong thằng nào cộng sản thằng nào quốc gia thì kệ cha chúng nó.
Hôm nay ngồi gõ gõ vài hàng viết về nhạc sĩ TCS là vì tuổi tôi đã già ngồi rảnh rỗi rồi đọc 2 cuốn sách Biến Đông Miền Trung do Thiếu Tá Liên Thành và do Thiếu Tá Lê Xuân Nhuận viết.
Hai ông này là 2 ông thầy của tôi. Bởi lẽ năm 1972 chiến trận lên cao tột độ. Chính quyền MNVN đưa quân nhân qua ngành cảnh sát để chuẩn bị cho hậu chiến. Tôi sợ chết nên cũng ký giấy chuyển ngành. Phía cảnh sát thấy tôi có bằng tình báo Cây Mai và tình báo trung cấp Okinawa tưởng tôi là thứ ngon liền cho tôi làm trưởng G Đặc Nhiệm thuộc E Đặc Cảnh Khu I.
Một thanh niên lơ ngơ như tôi được quốc gia VNCH cho chỉ huy trên vài chục ông già Đặc Cảnh thuộc loại ngang hàng với Nhạc Bất Quần và Tây Độc Âu Đương Phong nên tôi bị mấy ông đó xỏ mủi dẫn đi một cách dễ dàng như dẫn con trâu đi ra cánh đồng loang lổ trong buổi chiều ãm đạm và chỉ cho tôi biết con đường đời có nhiều đoạn chông gai mà người lữ hành cần phải thủ trong người cây dao để … tự vệ.
Ngày tôi nhậm chức chẳng được bao lâu thì Chuẩn Tướng Trần văn Hai ra Trung. Ông dừng lại Đà Nẳng thăm đàn em mình là Trung Tá Dương Quang Tiếp, Chỉ Huy Trưởng CSQG. KI. Tôi đem mấy đệ tử nằm quanh khách sạn làm an ninh. Nửa khuya ông ta dậy lên xe đi về đường Lý Thường Kiệt vào phòng ngủ Trung Tá Dương Quang Tiếp ở dưới phòng làm việc chúng tôi. Tôi đi quanh nhìn xuống thì thấy thằng lính của tôi tên là Thuần Râu, một tên cờ gian bạc lận khét tiếng ở Chợ Mới đang mặc veston sang trọng ngồi ngang hàng với mấy ông xếp lớn của tôi vừa nhấm nháp whiskey vừa cười nói huyên thuyên vừa chia bài. Sáng ra tôi hỏi:
- Anh làm gì suốt đêm dưới đó.
- Ông thầy cho chuẩn tướng tiền tiêu rồi biểu tôi đóng vai thương gia chơi bài lấy lui.
Từ đó thằng lính của tôi nói gì, làm gì thì tôi cũng làm lơ vì sợ.
Tôi có thằng bạn cùng chuyển ngành qua cảnh sát một lần với tôi, chạy đến nhờ tôi lo cho về BCH/CSQG/K I. Tôi kêu Quyền, lính của tôi, lo giùm. Hắn đi một hồi về nói 30.000 đồng ( khoảng 6.000 đô hiện nay ). Bạn tôi đưa tiền cho Quyền, để biết chắc là Quyền không xạo tôi đi theo. Hắn đến nhà Điềm (cha), trưởng phòng nhân viên CSQG. KI. chung tiền. Điềm cầm cọc bạc đi đến gần ngọn đèn đếm từng đồng xem có đủ hay không. Hơn tháng sau vẫn thấy không có gi rục rịch. Bạn tôi đến hỏi. Tôi hỏi Quyền. Hắn chạy đi một hồi chạy về nói. Ông thầy Điềm nói “ Tao để sứ vụ lệnh trên bàn mà chưa chung tiền nên nó chưa ký”.
Xin đừng nghĩ tôi kể 2 câu chuyện trên là nói xấu mấy ông thầy cùa tôi, tuy các ông thầy của tôi có kiếm chác thêm đôi chút để tiêu pha nhưng so với bọn cọng sản đang giựt hàng tỉ đô hiện nay thì hành động của những ông thầy tôi (theo tôi) là đáng thương hơn là đáng ghét.
Sau khi đọc 2 cuốn Biến Động Miền Trung của hai ông thầy của tôi viết bổng tôi thương cả hai ông. Tôi thương ở điểm cả 2 ông đều trên bảy bó và tám bó, quỉ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu mà vẫn chưa chuẩn bị cho lòng mình thanh thản để rời cõi ta bà, chốn mưa máu gió tanh, vẫn tiếp tục say men chiến công và tiếp tục chiến đấu chúng lũ quỉ cộng sản.
Cả hai ông thầy của tôi đều nhớ dai và hay cường điệu mà chúng thường gọi là nổ. Ông thầy Thiếu Tá lê Xuân Nhuận nổ quá nhiều để đề cao bản thân. Ông thầy Thiếu Tá Liên Thành là tay ngang của lính VNCH nhờ đảng phái qua cảnh sát làm tình báo vài năm rồi nổ bậy vào ngành tình báo. Cuốn sách ông viết bị tranh cãi vì ông phạm những sai lầm căn bản của ngành tình báo: Ông dựa quá nhiều vào nguồn tin là tên tù Hoàng Kim Loan. Nguồn tin là con người thì không thể đánh giá tốt dù cho con người đó còn sống huống gì nó đã chết từ lâu. Vì muốn chứng minh những việc mình viết nên ông đưa ra nhiều chi tiết để rồi chính ông lại phạm cái luật căn bản không thành văn của ngành tình báo là Tri Quyền và Ngăn Cách. Nghĩa là người làm tình báo phải biết rất ít về nội tình, người làm tình báo mà biết quá nhiều là đang nổ như tạc đạn.
Khi ông thầy Thiếu Tá Liên Thành của tôi nổ rằng nhạc sĩ TCS là cọng tác viên của ngành Đặc Cảnh Huế và của Người Bạn Đồng Minh (CIA) là tôi vội tin ngay. Nhưng sau khi tôi giỡ lại hồ sơ TCS bằng cách tìm đọc những gì của 2 phía viết liên quan đến TCS thì tôi lại nghĩ khác.
Ngành tình báo nói cho cùng và cho đơn giản thì chỉ cần 3 chữ mà thôi: Tin Tức Địch. Tin tức này đi theo một chu kỳ căn bản qua 4 khâu: thâu nhận tin tức, đánh giá tin tức, phổ biến tin tức và sử dụng tin tức. Ba khâu đầu do những chuyên viên trong ngành tình báo đảm nhiệm và khâu sau cùng lại do cấp chỉ huy cao nhất của đơn vị có liên quan đến tin tức thực hiện. Tin Tức Địch được thâu nhận đến từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ tài liệu từ kỷ thuật v.v… nhưng phần đông là từ những con người đang nằm trong lòng địch.
Để có được con ngưởi nằm trong lòng địch hoạt động cho mình, người làm tình báo phải chọn mục tiêu hay phải mở một đầu mối hay nói một cách trắng trợn độc ác là phải kiếm cho ra con mồi để bắt con mồi hoạt động cho mình. Mục tiêu đó phải hội đủ các điều kiện như: có thể khống chế được, ở vị trí cần thiết để dùng và dùng được hữu hiệu. Nếu những điều kiện này không hội đủ thỉ người làm tình báo phải tạo ra điều kiện để cho có được một con mồi.
Những điệp viên tài ba trong phim ảnh trong truyện trinh thám như OSS.007 ; Z28 trên thực tế là những con người đã bị người cán bộ điều khiển (cộng sản gọi là phái khiển ) gài vào thế buộc phải hoạt động. Nếu hoạt động không hữu hiệu thì có thể được để lơ, nếu phản bội thì sẽ có muôn ngàn cách bị tiêu diệt nếu hoạt động hữu hiệu thì đành tiếp tục hoạt động cho đến chết mới ngưng. Chúng ta có thể nói ngành tình báo là một ngành tàn ác nhất trên thế gian và chúng ta có thể ví nó như hình ảnh con cá lóc nuôi con để …ăn thịt.
Nhạc sĩ TCS là một mục tiêu của ngành tình báo vì TCS hội đủ tất cả các điều kiện để bị phát triển thành một cọng tác viên. Các điều kiện này có sẳn trên mình TCS không cần phải tạo như : Một tên trốn lính nên dễ khống chế. Một nhạc sĩ phản chiến nên có nhiều kẻ địch bao quanh. Một thần tượng của sinh viên nên là đầu cầu đi vào các lực lượng sinh viên tranh đấu v.v…
Tôi tin vào lời của Thiếu Tá Liên Thành vì tôi hiểu ngành tình báo của VNCH trước đây không ngu muội đến mức không dùng TCS để đi vào hàng ngũ địch, không ngây thơ đến mức để cho một thẳng trốn lính làm phản chiến nhởn nhơ ca hát trước mắt toàn dân. Nếu Trịnh Cung nói TCS có giấy Hoàng Đức Nhã ký để phòng thân thì Hoàng Đức Nhã cũng không phải là kẻ ăn tiền ăn bạc để làm chuyện ấy mà chỉ làm qua những nhu cầu công tác.
Nhưng khi đọc những bài viết của anh Nguyễn Thành Ty, tôi mới biết TCS cũng có đến ty học chánh cùng với đồng nghiệp vào năm 1967 để lãnh lương cuối cùng trước khi … không đi vào quân ngũ, trốn lính.
Như thế những năm có biến động miền trung TCS vẫn còn hợp pháp và đã thành danh, ngành Đặc Cảnh Thừa Thiên Huế cũng không thể chạy vào Đà Lạt hay Sài Gòn để đưa TCS vào làm việc cho ngành Đặc Cảnh nên chuyện TCS có làm việc cho ngành Đặc Cảnh Huế cần được loại bỏ.
Từ năm 1967 đến 1975. TCS vừa trốn lính vừa nhởn nhơ ca hát phản chiến khắp Sài Gòn có thể sa vào 2 trường hợp:
1,- Có làm việc cho ngành tình báo VNCH hay CIA.
2.- Được bạn bè che chở.
Trường hợp thứ 1 ít xảy ra vì cơ quan tình báo nào cấp giầy cho điệp viên di chuyển là cơ quan tình báo ngu.
Trường hợp thứ 2 dễ xảy ra vì TCS là một người nổi danh có biết bao ông thầy muốn đến gần để mong thơm lây.
Chúng ta có thể tưởng tượng trong một phòng trà nào đó. TCS nói với người bạn thân Lưu Kim Cương (đại tá không quân VNCH).
- Toi lo cho moi cái giấy đi đường để tụi cảnh sát đừng làm khó dể moi.
Hoàng Đức Nhã ngồi bên cạnh nói:
- Đồ chuyện nhỏ.
Thế thì câu hỏi kế tiếp của chúng ta là: Tại sao Hoàng Đức Nhã ký giấy cho TCS trốn lính? Câu hỏi này chúng ta có thể suy ra được câu trả lời từ bài viết TCS & Tham Vọng Chính Trị của Trịnh Cung.
Theo tôi giả dụ rằng TCS có tham vọng chính trị và muốn vào đảng cộng sản cũng không có gì là xấu cả. Tham vọng đến trong tư duy con người trong một ngày có thể lên đến trăm thứ khác nhau. Đi cầu và làm tình mà muốn ra nhanh ra chậm cũng là tham vọng, loại tham vọng thầm kín. Những ngày gần 30/4/1975 có đến hàng vạn tin đồn nên TCS không chịu ra đi vì tin đồn TCS sẽ giữ chức vụ Quốc Vụ Khanh trong chính phủ Dương Văn Minh là điều có thể có thật không do Trịnh Cung không bày đặt để nói xấu bạn. Chỉ có điều Trịnh Cung và TCS không đủ khả năng để biết được rằng TCS là con cờ của Hoàng Đức Nhã để dành để khi có chính phủ 3 thành phần theo hòa đàm Paris. Một cái ghế của một thành phần thứ 3 có chịu ơn Hoàng Đức Nhã hay chịu ơn VNCH đang được sửa soạn trước cho TCS. Một cái ghế mà lũ ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản mơ uớc.
Khi đọc toàn bộ hồ sơ TCS, tôi có cái nhìn về TCS như sau: Trong buổi tập võ TCS bị em trai là Hà đá trúng ngực nên phải vào bệnh viện nằm 2 năm. Ông đem theo một cây đàn, đàn mãi nên trở thành nhạc sĩ. Nhạc và lời của ông nằm trong ba lãnh vực tình yêu, thân phận và quê hương nói lên được nỗi đau thương của cả dân tộc trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Năm 1962, ông theo học khóa I Sư Phạm Qui Nhơn. Năm 1964-1967, có hành nghề đi dạy học không thường xuyên tại Blao và đã thành danh trong âm nhạc thuộc trường phái phản chiến. Từ 1967-1975 sống lang bang quanh Sài Gòn, cùng với Khánh Ly trở thành linh hồn của du ca và sinh viên phản chiến.
Ngày 30-4-1975 ông lên đài phát thanh phát lời kêu gọi và hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Ông bị cho là một tên nón cối 30 hung hãn nhất tại Sài Gòn vì trên mạng có bức hình ông đọc bản án xử bắn một thanh niên chống cọng trước chùa Vĩnh Nghiêm. Có lẽ ông đã biết người được cọng sản không dùng dù ông đã nỗ lực lập công và ngửi được sự nguy hiểm đang rình rập cho bản thân tại Sài Gòn do người ta nghi ông hoạt động cho “CIA” nên ông quay về Huế để tìm kiếm sự che chở của những người bạn “phía bên kia”. Nào ngờ ông lại bị những người bạn “ phía bên kia” mở cuộc đấu tố ông qua những bản nhạc Gia Tài Của Mẹ, Hát Trên Xác Người… và bị đưa đi thực tế lao động trên những cánh đồng và một lần thoát chết trên một bãi mìn.
Những năm sau đó người dân miền Bắc cũng ưa hát nhạc TCS. Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) chỉ thị cho Nguyễn Quang Sáng ra Huế tìm cách cho TCS “vượt biên” vào Sài Gòn và cho làm trong hội âm nhạc, ban văn nghệ thành phố HCM và thường cho TCS ngồi làm kiểng bên cạnh Sáu Dân trong những buổi họp. Nhiều tiếng xầm xì Sáng đi theo TCS như hình với bóng để điú đóm. Chi bộ hỏi, Sáng khai “ Thành Ủy và anh Sáu Dân chỉ thị cho tôi bám sát TCS để lôi kéo anh ta về phía cách mạng. Trên bảo nhạc sĩ này là thành phần đáng nghi ngờ, có thể anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi lúc”.
Năm 1980 TCS bắt đầu sáng tác lại. Những bản nhạc ca ngợi chế độ CS ra đời để trả ơn. Từ đó về sau ông chỉ làm thêm được vài bài hát hay và trở thành cô đơn thường giải sầu qua men rượu và chết vì bệnh gan lẫn tiểu đường vào ngày 1-4-2001 ở vào tuổi 62 với một đám tang trên vài chục ngàn người đi dưa trong thương tiếc. Nhà văn Trần Mạnh Hão đã thanh minh cho TCS như sau: Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến. Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật”.
Trong những tài liệu nói về ngày 30/4/75 có hồi ức của Hoàng hữu Thái có vẽ đúng với thực tế lúc đó tại đài phát thanh “ Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ TCS. Sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả chúng tôi cùng anh hát bài Nối Vòng Tay Lớn, không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay gõ nhịp lên bàn cùng hát….”. (bạn đọc có thể nghe lại trong youtube ). Theo Trịnh Cung chỉ vài ngày sau TCS cùng mẹ ra xe đò âm thầm về Huế vì bị đe dọa thủ tiêu do những nhạc sĩ cộng sản tố TCS làm việc cho CIA là không đủ tư cách đứng chung với người cộng sản, trước đó trong mật khu đã có cuộc họp do Trần Bạch Đằng hướng dẫn đấu tố TCS.
Tháng 4/1976 trên tờ báo Trắng Đen ở hải ngoại có bài viết của một tác giả tên là Mỹ Duyên. Trong bài viết có trưng tấm hình TCS đọc bản án xử tử một người phục quốc trước chùa Vĩnh Nghiêm, ngoài tấm hình có chữ Washington Post tháng 9-75. Một bức hình gây gây xúc động và căm hờn cho Người Việt Hải Ngoại và làm đổ vỡ thần tượng nhạc phản chiến TCS trong toàn dân Việt.
Bức hình này nếu có thật thì sự việc chỉ xảy ra trong mấy ngày TCS còn ở Sài Gòn sau ngày 30-4-75 chứ không thể xảy ra khi TCS đã đi Huế và bị giữ tại Huế hàng năm sau đó. Chữ Washington Post tháng 9-75 trong bức hình rất lập lờ để muốn chứng minh bức hình lấy từ báo Washington Post vào tháng 9-75. Hai điểm tác giả Mỹ Duyên và báo Washington Post là 2 điểm chúng ta có thể tìm xác nhận tại đây để thanh minh cho một thiên tài âm nhạc của VNCH và đánh bạt trò xảo trá của ngành tình báo cộng sản tìm cách lôi kéo TCS về phía cọng sản. Nếu bức hình được chụp vào những ngày TCS còn ở Sài Gòn thì tại sao lại đến tháng 9-75 mới lên báo Washington Post.
Ngành báo chí Mỹ chậm trễ vậy sao? chưa kể cái máy ảnh của các ký giả Hoa Kỳ chụp bức hình thuộc loại gì mà sao bức hình trông rất tệ. Phật giáo là thành phần cầm cờ đưa cộng sản vào thành phố. Cộng sản lại hay giết người về đêm. Pháp trường trước cổng chùa vào thời điểm đó trông hơi ngu dại và TCS có tư cách gì để đọc bản án.
Những năm tháng cuối cùng, thiên tài âm nhạc TCS mượn men rượu để quên đời. Các chính trị gia muốn kéo TCS về phía mình để làm một tên gác cửa, một món đồ trang sức nên đã sử dụng trăm mưu nghìn kế. Nhưng “ TCS không phải là người của quân đỏ quân xanh, anh là con của mẹ Việt Nam đến đất mưa bom bão đạn để hát lên niềm hy vọng của nỗi tuyệt vọng của con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi buồn mang mang thiên cổ nhân sinh của một gã du tử đến từ vườn hoa của thiên sứ”. TCS không chấp nhận chiến tranh không muốn tham gia vào cuộc chém giết người cùng chũng tộc nên anh phải đi len lỏi giữa 2 lằn đạn. Anh thoát chết là một phép lạ.
TCS là giáo viên của VNCH, là nghệ sĩ của MNVN, tài sản âm nhạc đồ sộ của TCS để lại cho nước Việt Nam chứ không để lại cho một phe phái chính trị nào cả. Người cộng sản đã cho anh miếng ăn, chỗ ở và cả một bầu trời để cất tiếng ca nhưng anh lại không thể cất lên được tiếng ca như những ngày xưa thân ái. Anh không cần nói thêm lần nữa những điều anh đã thấy khi đi qua bãi dâu. Anh chỉ trăn trối lại là anh không muốn nằm chung với những người cộng sản trong những khu mộ khang trang. Anh muốn gia đình để anh nằm vất vưởng trên mảnh đất quê hương như bao bạn bè, đồng nghiệp và người lính VNCH đã bảo vệ anh và cho anh thời gian cơ hội sáng tác. Giây phút oan nghiệt trên đài phát thanh vào ngày 30/4/75 đã biến anh thằng thằng phản bội, anh không dám nhìn lại bạn bè đã bao dung và cưu mang anh ngày xưa, anh chỉ biết cử tạ (nâng ly) hằng ngày và hát:
Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi
Từ sáng tinh mơ nhậu tới chiều
Tôi nhậu với ai ? Tôi quên hết
Nhậu tới khi nào gục mới thôi.
Tôi có rất nhiều người bạn hiện đang ở bên cạnh tôi tại nước Hoa Kỳ này có vợ đi làm đĩ nuôi con khi họ bị cộng sản giam cầm, có vợ lấy thằng công an khu vực, có vợ làm đồ chơi cho đảng viên cộng sản gộc đẻ 2 đứa con, có vợ bỏ đi lấy hai ba thằng cha khác xem người chồng vừa về từ trại tù như chó. Các bạn tôi đều đưa vợ, chồng sau của vợ và con người ta qua Mỹ sống với mình và khi cụng ly cùng tôi thường nói. Vợ tao không có lỗi mà tao có lỗi.
Tôi đã tha thứ cho TCS từ lâu, vì tôi biết chỉ riêng bản thân và cuộc đời TCS đã cho những người văn nghệ sĩ đang bị đảng cộng sản rọ mõm tại quê nhà và toàn dân Việt Nam biết được: Nền dân chủ phôi thai của VNCH đã để cho toàn dân Việt Nam có được Tự Do đích thực kể cả thằng trốn lính hằng ngày ca những lời phản chiến. Nếu tôi đoán không lầm trong những buổi nhậu tại nhà thiên tài âm nhạc của MNVN TCS có những người văn nghệ sĩ ở trong nước nổi “phê” nói nhỏ vào tai Sơn: Tao là Thằng Hèn
© Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh