Cà Kê Dê Ngỗng
Trò chơi dối trá của Trung Quốc ở Biển Đông bị giáng một đòn mạnh
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times
Dịch giả: Hoàng Anh
22-7-2016
Cơ sở của vấn đề pháp lý của Chế độ Trung Cộng và chiến lược để khai thác Biển Đông là dựa trên một chủ quyền lịch sử mang tính giả tưởng – và vào ngày 12 tháng 7, một Tòa trọng tài ở La Hay đã tuyên bố rằng cơ sở này là sai.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng đáp trả. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi quyết định của Tòa trọng tài là “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc” và tuyên bố rằng họ “không chấp nhận hay công nhận nó”.
Bất chấp những sự ồn ào phát đi từ Bắc Kinh, ĐCSTQ đã mất đi kênh chính của nó để tuyên truyền và cơ hội tốt nhất để thiết lập một nền tảng lý luận cho vị thế của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu về Asian tại tổ chức Heritage Foundation [Một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ] thì “quan trọng là cần nhìn nhận rằng vấn đề này chưa kết thúc đâu”.
Một cuốc chiến của sự dối trá
Một trong những chiến lược mà ĐCSTQ triển khai ở Biển Đông là cái được gọi là “Tam chiến” bao gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông.
Chiến lược này hoạt đồng bằng cách nhào nặn ra các lập luận “pháp lý”, tạo ra áp lực tâm lý lên đối thủ, thao túng truyền thông đưa tin tức. Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (ONA) – một Think tank [tổ chức nghiên cứu và tư vấn] của Lầu năm góc, mô tả chiến lược này trong một báo cáo tháng 5 năm 2013 như là một “quá trính gây chiến mà tạo thành chiến tranh bằng những phương tiện khác” và nó sử dụng dối trá như là một cách để “chuyển biến môi trường chiến lược theo một phương thức mà tạo ra một kiểu động lực giao tranh [từ sự] phi lý.”
Ông Cheng nói rằng việc ĐCSTQ sử dụng chiến tranh pháp lý “thực ra đã không là một vấn đề như điều mà nhiều cơ quan pháp lý khác nói”. Ông lưu ý rằng đã có những Giáo sư luật học Trung Quốc và những người khác cố gắng để làm mất tín nhiệm của Tòa trọng tài, và họ nói rằng nó [Tòa] đã bị bại hoại hoặc là không có thẩm quyền.
Cốt lõi của chiến lược “Tam chiến”của ĐCSTQ là việc đưa ra thông tin sai lạc – một phương thức tuyên truyền hoạt động bằng cách nhào nặn ra một lời nói dối và thêm thắt vào trong đó chút ít sự thật, sau đó sử dụng lời nói dối này như là cơ sở để tạo ra những lập luận có vẻ như chính đáng và hợp pháp. Mục tiêu chính của việc đưa ra thông tin sai lạc là đạt được sự đưa tin bởi các hãng tin tức uy tín và các Think tank, chúng có thể được sử đụng để tạo ra các lập luận bổ sung.
Ở Biển Đông, chiến lược này thể hiện ở các tuyên bố của ĐCSTQ là nó có chủ quyền lịch sử trên gần như toàn bộ khu vực, điều này cho phép nó tạo ra các đảo, tuyên bố chu vi phòng thủ quanh các đảo nhân tạo của nó và xua đuổi tàu các nước khác ra khỏi khu vực.
Con đường phía trước
Website của Tòa trọng tài đóng cửa một thời gian ngắn sau thông báo, nhưng một bản lưu trữ thông cáo báo chí của nó vẫn còn tiếp cận được.
Theo thông cáo báo chí này, ĐCSTQ đã tẩy chay Tòa trọng tài, tuy nhiên thậm chí cả khi Trung Quốc vắng mặt, Tòa trọng tài vẫn tiếp tục “kiểm tra tính xác thực của tuyên bố bởi Philippines”, nó phát biểu. Điều này bao gồm chất vấn phía Philippines, bổ nhiệm chuyên gia độc lập để “báo cáo với Tòa trọng tài về những vấn đề kỹ thuật” và “thu thập chứng cứ lịch sử liên quan đến các thực thể ở Biển Đông và cung cấp nó cho các bên liên quan để cho ý kiến”.
Cuối cùng, Tòa trọng tài tìm thấy một sự thuyết phục hoàn toàn rằng tuyên bố của Trung Quốc là sai. Tòa nói trong thông cáo báo chí rằng họ “tìm thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với các tài nguyên là không tương thích với sự phân bổ chi tiết về các quyền và khu vực hàng hải” trong Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, và bất kỳ quyền lịch sử nào ĐCSTQ đã có với tài nguyên ở Biển Đông bị “phủ nhận bởi sự có hiệu lực của Công ước trong phạm vi mà chúng [quyền có tính lịch sử từ tuyên bố của Trung Quốc] không tương thích với hệ thống khu vực hàng hải của Công ước”.
Những yêu sách của các quốc gia khác nhau trên Biển Đông (VOA)
Tuy nhiên, bất chấp phán quyết, ĐCSTQ liên tục tuyên bố rằng nó sẽ “không chấp nhận hay tham giự vào vụ việc trọng tài được đơn phương khởi xướng bởi Philippines”, theo thông cáo báo chí.
Theo ông Cheng, Chế độ Trung Cộng không tham dự vào các buổi điều trần vì một lý do đơn giản “họ biết vụ việc của họ sẽ không đứng vững trước các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế”.
Nhưng cũng theo ông Cheng cho biết, “Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào ở Biển Đông trước đây và cũng sẽ không có ý định làm vậy lúc này”.
Ông cho biết thêm rằng “Không có nhiều quốc gia tin vào vị thế của Trung Quốc để tham gia cùng”.
Sắp tới có nhiều khả năng ĐCSTQ sẽ tạo ra một sự tuyên truyền mới nhằm hạ thấp uy tín của Tòa trọng tài, nó có thể sẽ cố gắng để nhạo nặn một dòng tin tức sai lạc để hỗ trợ cho tuyên bố của nó. Có nhiều khả năng CCP sẽ tạo ra một cuộc công kích mạnh hơn hoặc là bằng sức mạnh quân sự hoặc là bằng việc khởi động nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh dân sự hơn nữa ở Biển Đông.
ĐCSTQ có 4 chiếc mặt nạ nó có thể đeo vào trong cuộc xung đột ở Biển Đông: một cái là dọa dẫm quân sự, một cái là các hoạt động đầu tư kinh doanh hòa bình, một cái là lợi ích tài chính và cái còn lại cho sự dối trá mang tính chiến lược.
Phán quyết của Tòa trọng tài đã đặt một vết lõm trên chiếc mặt nạ dối trá chiến lược của ĐCSTQ, nhưng những mặt nạ khác của nó phần lớn vẫn còn nguyên vẹn.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng thẻ du lịch”, ông Cheng nói, lưu ý đến việc nước này đã thực hiện các chuyến bay du lịch tới Biển Đông. Ông nói rằng ĐCSTQ cũng sẽ nhiều khả năng tạo ra nhiều đợt công kích mới với sức mạnh quân sự và có thể cũng sẽ tìm kiếm các yếu tố kinh tế để biện minh cho các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực.
Ông lưu ý rằng ĐCSTQ có thể sẽ cố gắng thực hiện một sự tiếp cận ngoại giao và xây dựng đồng minh của nó, đó có thể bao gồm Lào, Campuchia và Brunei. Ông nói nó có thể đề nghị những quốc gia này một thỏa thuận theo kiểu “lên tiếng, làm việc với chúng tôi các bạn sẽ đạt được điều gì đó, phản đối chúng tôi bạn sẽ không nhận được gì cả”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trò chơi dối trá của Trung Quốc ở Biển Đông bị giáng một đòn mạnh
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times
Dịch giả: Hoàng Anh
22-7-2016
Cơ sở của vấn đề pháp lý của Chế độ Trung Cộng và chiến lược để khai thác Biển Đông là dựa trên một chủ quyền lịch sử mang tính giả tưởng – và vào ngày 12 tháng 7, một Tòa trọng tài ở La Hay đã tuyên bố rằng cơ sở này là sai.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng đáp trả. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi quyết định của Tòa trọng tài là “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc” và tuyên bố rằng họ “không chấp nhận hay công nhận nó”.
Bất chấp những sự ồn ào phát đi từ Bắc Kinh, ĐCSTQ đã mất đi kênh chính của nó để tuyên truyền và cơ hội tốt nhất để thiết lập một nền tảng lý luận cho vị thế của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu về Asian tại tổ chức Heritage Foundation [Một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ] thì “quan trọng là cần nhìn nhận rằng vấn đề này chưa kết thúc đâu”.
Một cuốc chiến của sự dối trá
Một trong những chiến lược mà ĐCSTQ triển khai ở Biển Đông là cái được gọi là “Tam chiến” bao gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông.
Chiến lược này hoạt đồng bằng cách nhào nặn ra các lập luận “pháp lý”, tạo ra áp lực tâm lý lên đối thủ, thao túng truyền thông đưa tin tức. Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (ONA) – một Think tank [tổ chức nghiên cứu và tư vấn] của Lầu năm góc, mô tả chiến lược này trong một báo cáo tháng 5 năm 2013 như là một “quá trính gây chiến mà tạo thành chiến tranh bằng những phương tiện khác” và nó sử dụng dối trá như là một cách để “chuyển biến môi trường chiến lược theo một phương thức mà tạo ra một kiểu động lực giao tranh [từ sự] phi lý.”
Ông Cheng nói rằng việc ĐCSTQ sử dụng chiến tranh pháp lý “thực ra đã không là một vấn đề như điều mà nhiều cơ quan pháp lý khác nói”. Ông lưu ý rằng đã có những Giáo sư luật học Trung Quốc và những người khác cố gắng để làm mất tín nhiệm của Tòa trọng tài, và họ nói rằng nó [Tòa] đã bị bại hoại hoặc là không có thẩm quyền.
Cốt lõi của chiến lược “Tam chiến”của ĐCSTQ là việc đưa ra thông tin sai lạc – một phương thức tuyên truyền hoạt động bằng cách nhào nặn ra một lời nói dối và thêm thắt vào trong đó chút ít sự thật, sau đó sử dụng lời nói dối này như là cơ sở để tạo ra những lập luận có vẻ như chính đáng và hợp pháp. Mục tiêu chính của việc đưa ra thông tin sai lạc là đạt được sự đưa tin bởi các hãng tin tức uy tín và các Think tank, chúng có thể được sử đụng để tạo ra các lập luận bổ sung.
Ở Biển Đông, chiến lược này thể hiện ở các tuyên bố của ĐCSTQ là nó có chủ quyền lịch sử trên gần như toàn bộ khu vực, điều này cho phép nó tạo ra các đảo, tuyên bố chu vi phòng thủ quanh các đảo nhân tạo của nó và xua đuổi tàu các nước khác ra khỏi khu vực.
Con đường phía trước
Website của Tòa trọng tài đóng cửa một thời gian ngắn sau thông báo, nhưng một bản lưu trữ thông cáo báo chí của nó vẫn còn tiếp cận được.
Theo thông cáo báo chí này, ĐCSTQ đã tẩy chay Tòa trọng tài, tuy nhiên thậm chí cả khi Trung Quốc vắng mặt, Tòa trọng tài vẫn tiếp tục “kiểm tra tính xác thực của tuyên bố bởi Philippines”, nó phát biểu. Điều này bao gồm chất vấn phía Philippines, bổ nhiệm chuyên gia độc lập để “báo cáo với Tòa trọng tài về những vấn đề kỹ thuật” và “thu thập chứng cứ lịch sử liên quan đến các thực thể ở Biển Đông và cung cấp nó cho các bên liên quan để cho ý kiến”.
Cuối cùng, Tòa trọng tài tìm thấy một sự thuyết phục hoàn toàn rằng tuyên bố của Trung Quốc là sai. Tòa nói trong thông cáo báo chí rằng họ “tìm thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với các tài nguyên là không tương thích với sự phân bổ chi tiết về các quyền và khu vực hàng hải” trong Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, và bất kỳ quyền lịch sử nào ĐCSTQ đã có với tài nguyên ở Biển Đông bị “phủ nhận bởi sự có hiệu lực của Công ước trong phạm vi mà chúng [quyền có tính lịch sử từ tuyên bố của Trung Quốc] không tương thích với hệ thống khu vực hàng hải của Công ước”.
Những yêu sách của các quốc gia khác nhau trên Biển Đông (VOA)
Tuy nhiên, bất chấp phán quyết, ĐCSTQ liên tục tuyên bố rằng nó sẽ “không chấp nhận hay tham giự vào vụ việc trọng tài được đơn phương khởi xướng bởi Philippines”, theo thông cáo báo chí.
Theo ông Cheng, Chế độ Trung Cộng không tham dự vào các buổi điều trần vì một lý do đơn giản “họ biết vụ việc của họ sẽ không đứng vững trước các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế”.
Nhưng cũng theo ông Cheng cho biết, “Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào ở Biển Đông trước đây và cũng sẽ không có ý định làm vậy lúc này”.
Ông cho biết thêm rằng “Không có nhiều quốc gia tin vào vị thế của Trung Quốc để tham gia cùng”.
Sắp tới có nhiều khả năng ĐCSTQ sẽ tạo ra một sự tuyên truyền mới nhằm hạ thấp uy tín của Tòa trọng tài, nó có thể sẽ cố gắng để nhạo nặn một dòng tin tức sai lạc để hỗ trợ cho tuyên bố của nó. Có nhiều khả năng CCP sẽ tạo ra một cuộc công kích mạnh hơn hoặc là bằng sức mạnh quân sự hoặc là bằng việc khởi động nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh dân sự hơn nữa ở Biển Đông.
ĐCSTQ có 4 chiếc mặt nạ nó có thể đeo vào trong cuộc xung đột ở Biển Đông: một cái là dọa dẫm quân sự, một cái là các hoạt động đầu tư kinh doanh hòa bình, một cái là lợi ích tài chính và cái còn lại cho sự dối trá mang tính chiến lược.
Phán quyết của Tòa trọng tài đã đặt một vết lõm trên chiếc mặt nạ dối trá chiến lược của ĐCSTQ, nhưng những mặt nạ khác của nó phần lớn vẫn còn nguyên vẹn.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng thẻ du lịch”, ông Cheng nói, lưu ý đến việc nước này đã thực hiện các chuyến bay du lịch tới Biển Đông. Ông nói rằng ĐCSTQ cũng sẽ nhiều khả năng tạo ra nhiều đợt công kích mới với sức mạnh quân sự và có thể cũng sẽ tìm kiếm các yếu tố kinh tế để biện minh cho các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực.
Ông lưu ý rằng ĐCSTQ có thể sẽ cố gắng thực hiện một sự tiếp cận ngoại giao và xây dựng đồng minh của nó, đó có thể bao gồm Lào, Campuchia và Brunei. Ông nói nó có thể đề nghị những quốc gia này một thỏa thuận theo kiểu “lên tiếng, làm việc với chúng tôi các bạn sẽ đạt được điều gì đó, phản đối chúng tôi bạn sẽ không nhận được gì cả”.