Kinh Đời
Trò chuyện với Joseph Nguyễn người lính cứu hỏa
Chiến đấu với những đám cháy, hay xông vào tòa nhà rực lửa để giải cứu nạn nhân trong khí nóng và khói bao trùm là những hình ảnh chúng ta thường liên tưởng về công việc của người lính cứu hỏa (Fire Fighter). Họ được coi như những vị anh hùng, mang nhiệm vụ cứu nguy cho người dân, ngay cả khi phải hy sinh tính mạng để đem lại sự yên vui, an toàn cho mọi người. Để trở thành một người lính cứu hỏa chuyên nghiệp không đơn giản như chúng ta nghĩ. Trẻ đã có buổi trò chuyện trực tiếp với Joseph Nguyễn, người lính cứu hỏa gốc Việt của thành phố Dallas để hiểu hơn về công việc của anh.
Hương Võ (PVT): Chào Joseph, Trẻ đã có tiếp xúc với Fire Department để gửi đến độc giả những chỉ dẫn cần thiết về đề phòng hỏa hoạn trong mùa Lễ. Nay rất hân hạnh được gặp anh, một người lính cứu hỏa gốc Việt. Xin anh nói về công việc của anh, nhất là trong dịp Lễ.
Joseph: Tôi vẫn tiếp tục cuộc sống và công việc hằng ngày của mình. Sở cứu hỏa luôn luôn mở cửa. Chúng tôi thường có lịch trực vào các ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Thậm chí, lịch làm việc của tôi đã được lên kế hoạch trước cho nguyên một năm. Tôi có thể xin nghỉ phép nếu như có người thay thế, tuy nhiên trong một số ngày lễ tôi thường tự nguyện đổi ca cho những đồng nghiệp đã có gia đình.
PVT: Mùa lễ có phải là thời gian bận rộn cho sở cứu hỏa?
Joseph: Tùy theo từng vùng trong thành phố. Trạm của tôi làm ở vùng phía nam Oak Cliff, Dallas, luôn luôn bận rộn. Ở đây đa số là dân cư thu nhập thấp, chúng tôi thường nhận những cuộc gọi liên quan đến tai nạn, trường hợp cấp cứu y tế, hoặc yêu cầu lắp đặt hệ thống báo cháy tại nhà. Thực ra cũng có nhiều cháy, nổ xảy ra trong những dịp lễ lớn cuối năm hay lúc thời tiết chuyển lạnh do nhu cầu dùng điện và nhiệt nhiều, như chập điện do trang trí đèn điện, cháy nhà do nấu nướng, hoặc sử dụng máy sưởi ấm điện không đúng cách. Ðôi khi trời mưa lớn, sấm sét đánh vào mái nhà cũng có thể gây hỏa hoạn lớn.
Thời gian làm việc của chúng tôi là liên tục 24 tiếng, sau đó nghỉ 48 tiếng và tiếp tục như vậy cho một tuần, tổng số giờ làm việc của tôi linh động từ 48- 72 tiếng.
PVT: Thông thường có rất ít người Việt theo đuổi ngành cứu hỏa, điều gì đã khiến anh chọn công việc được cho là khá nguy hiểm này?
Joseph: Ða số thành viên trong gia đình tôi lựa chọn nghề nghiệp ổn định với thu nhập cao như bác sỹ, kỹ sư, và giảng viên Ðại học. Tôi thấy theo những con đường đó cũng tốt, nhưng không phù hợp với tính cách của mình. Từ nhỏ tôi đã rất năng động và luôn muốn có một cuộc sống sôi nổi, liên tục thử thách bản thân. Vì vậy ngay từ đầu tôi đã quyết định nhập ngũ, phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Marine Corps) trong 10 năm như cha tôi đã làm.
Trong một dịp viếng thăm trạm cứu hỏa địa phương khi còn là một cậu bé, tôi đã xỏ thử vào đôi ủng to và nặng của một người lính cứu hỏa và đã quyết định chọn nghề này. Tôi rất yêu thích công việc của mình và đã gắn bó với nó 9 năm rồi. Mọi người trong đội như là gia đình thứ 2 của tôi.
PVT: Anh có thể chia sẻ những thử thách mình đã trải qua trong quá trình được đào tạo thành lính cứu hỏa chuyên nghiệp?
Joseph: Thật sự có rất nhiều người muốn làm việc cho trung tâm Phòng cháy chữa cháy. Ở những thành phố lớn như Dallas, tôi phải đua tranh với nhiều ứng viên khác trong bước đầu nộp đơn. Thí dụ, họ phải sàng lọc khoảng 2,000 đơn xin việc cho 500 vị trí mở. Ðể trở thành lính cứu hoả, chúng tôi cần phải vượt qua quá trình tuyển dụng nghiêm khắc, bao gồm kiểm tra viết, kiểm tra thể chất, phỏng vấn, và kiểm tra y tế. Một chương trình đào tạo chính thức sẽ huấn luyện thêm cho lính cứu hỏa những kỹ năng sơ cứu (paramedics) cho nạn nhân để vận chuyển đến bệnh viện. Ngoài ra chúng tôi cần liên tục tập luyện để duy trì thể chất và sức khỏe bền bỉ để có thể đảm nhiệm tốt công việc.
PVT: Có những lúc nào anh cảm thấy căng thẳng trong công việc?
Joseph: Có nhiều lúc trực trong đội cứu thương, chúng tôi chỉ có thể ngủ được 1-2 tiếng hoặc thậm chí phải thức liên tục 24 tiếng. Tùy theo ngày tôi sẽ được giao đảm nhiệm xe cứu hỏa (fire engine) hoặc xe cứu thương (ambulance). Nếu cuộc gọi liên quan đến thiết bị chống cháy (smoke alarms) hoặc cháy nổ xe, chúng tôi sẽ tới bằng xe cứu hỏa. Trong trường hợp thường xảy ra như có người bị đau thắt ngực, khó thở, bất tỉnh, tai nạn xe cộ, hoặc bị thương do súng bắn, cả 2 loại xe sẽ được sử dụng.
PVT: Trong đội cứu hỏa của anh có bao nhiêu người? Anh có thường hay di chuyển công tác sang trạm cứu hỏa khác không?
Joseph: Chúng tôi có khoảng 6 người trong mỗi ca trực. 4 người chịu trách nhiệm với xe cứu hỏa và 2 người cho xe cứu thương. Trạm 46 (Station 46) là nơi làm việc chính của tôi, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi cũng được điều qua trạm khác nếu cần. Ở Dallas có tổng cộng 58 trạm cứu hỏa.
PVT: Làm công việc cứu hỏa trong 9 năm, anh có thể chia sẻ một tình huống khó khăn nhất trong lúc làm công vụ?
Joseph: Có lần tôi phải làm sơ cứu cho một bé gái 2 tuổi bị nội thương nghiêm trọng do xe cán. Mặc dù cô bé được cứu sống, nhưng trong cảnh nguy kịch đó, em phải chịu đựng sự đau đớn, nhưng không hiểu chuyện gì xảy ra. Chứng kiến hình ảnh khuôn mặt và đôi mắt đó, tôi khó mà quên được.
PVT: Còn những kỷ niệm vui?
Joseph: Mỗi ngày làm việc tôi đều cảm thấy vui. Tôi và đồng nghiệp lúc nào cũng có nhiều cách tiêu khiển, pha trò để tránh tạo áp lực trong công việc. Chúng tôi chia sẻ rất nhiều kỷ niệm vui. Thí dụ có một vài cô gái uống rượu say xỉn rồi nhảy múa, uốn dẻo (twerk) trong lúc chúng tôi đang tập trung lo cứu cấp.
PVT: Với trọng trách cứu hỏa, cứu thương, đem lại sự bình yên cho cộng đồng đôi khi rất căng thẳng và đầy nguy hiểm, bản thân tôi và những người dân có thể làm gì để giúp cho công việc của anh và những lính cứu hỏa khác dễ dàng và hiệu quả hơn?
Joseph: Tôi nghĩ ý thức sâu sắc của người dân về công việc của những người làm công vụ xã hội như lính cứu hỏa, hoặc cảnh sát sẽ giúp chúng tôi rất nhiều. Bản thân mỗi người cần biết khi nào mình cần giúp đỡ. Tôi biết rất nhiều vị cao niên người Việt vì không muốn đến bệnh viện hoặc trở thành gánh nặng trong gia đình, thường hay chịu đựng khi có vấn đề sức khỏe. Ðể tránh tình huống trở nên nghiêm trọng, mới kêu cứu, thì có thể quá muộn. Tôi hy vọng họ gọi cho chúng tôi (911) khi họ cần giúp đỡ.
PVT: Cám ơn những chia sẻ thú vị của anh. Chúc anh nhiều niềm vui và may mắn trong công việc.
HV
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Trò chuyện với Joseph Nguyễn người lính cứu hỏa
Chiến đấu với những đám cháy, hay xông vào tòa nhà rực lửa để giải cứu nạn nhân trong khí nóng và khói bao trùm là những hình ảnh chúng ta thường liên tưởng về công việc của người lính cứu hỏa (Fire Fighter). Họ được coi như những vị anh hùng, mang nhiệm vụ cứu nguy cho người dân, ngay cả khi phải hy sinh tính mạng để đem lại sự yên vui, an toàn cho mọi người. Để trở thành một người lính cứu hỏa chuyên nghiệp không đơn giản như chúng ta nghĩ. Trẻ đã có buổi trò chuyện trực tiếp với Joseph Nguyễn, người lính cứu hỏa gốc Việt của thành phố Dallas để hiểu hơn về công việc của anh.
Hương Võ (PVT): Chào Joseph, Trẻ đã có tiếp xúc với Fire Department để gửi đến độc giả những chỉ dẫn cần thiết về đề phòng hỏa hoạn trong mùa Lễ. Nay rất hân hạnh được gặp anh, một người lính cứu hỏa gốc Việt. Xin anh nói về công việc của anh, nhất là trong dịp Lễ.
Joseph: Tôi vẫn tiếp tục cuộc sống và công việc hằng ngày của mình. Sở cứu hỏa luôn luôn mở cửa. Chúng tôi thường có lịch trực vào các ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Thậm chí, lịch làm việc của tôi đã được lên kế hoạch trước cho nguyên một năm. Tôi có thể xin nghỉ phép nếu như có người thay thế, tuy nhiên trong một số ngày lễ tôi thường tự nguyện đổi ca cho những đồng nghiệp đã có gia đình.
PVT: Mùa lễ có phải là thời gian bận rộn cho sở cứu hỏa?
Joseph: Tùy theo từng vùng trong thành phố. Trạm của tôi làm ở vùng phía nam Oak Cliff, Dallas, luôn luôn bận rộn. Ở đây đa số là dân cư thu nhập thấp, chúng tôi thường nhận những cuộc gọi liên quan đến tai nạn, trường hợp cấp cứu y tế, hoặc yêu cầu lắp đặt hệ thống báo cháy tại nhà. Thực ra cũng có nhiều cháy, nổ xảy ra trong những dịp lễ lớn cuối năm hay lúc thời tiết chuyển lạnh do nhu cầu dùng điện và nhiệt nhiều, như chập điện do trang trí đèn điện, cháy nhà do nấu nướng, hoặc sử dụng máy sưởi ấm điện không đúng cách. Ðôi khi trời mưa lớn, sấm sét đánh vào mái nhà cũng có thể gây hỏa hoạn lớn.
Thời gian làm việc của chúng tôi là liên tục 24 tiếng, sau đó nghỉ 48 tiếng và tiếp tục như vậy cho một tuần, tổng số giờ làm việc của tôi linh động từ 48- 72 tiếng.
PVT: Thông thường có rất ít người Việt theo đuổi ngành cứu hỏa, điều gì đã khiến anh chọn công việc được cho là khá nguy hiểm này?
Joseph: Ða số thành viên trong gia đình tôi lựa chọn nghề nghiệp ổn định với thu nhập cao như bác sỹ, kỹ sư, và giảng viên Ðại học. Tôi thấy theo những con đường đó cũng tốt, nhưng không phù hợp với tính cách của mình. Từ nhỏ tôi đã rất năng động và luôn muốn có một cuộc sống sôi nổi, liên tục thử thách bản thân. Vì vậy ngay từ đầu tôi đã quyết định nhập ngũ, phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Marine Corps) trong 10 năm như cha tôi đã làm.
Trong một dịp viếng thăm trạm cứu hỏa địa phương khi còn là một cậu bé, tôi đã xỏ thử vào đôi ủng to và nặng của một người lính cứu hỏa và đã quyết định chọn nghề này. Tôi rất yêu thích công việc của mình và đã gắn bó với nó 9 năm rồi. Mọi người trong đội như là gia đình thứ 2 của tôi.
PVT: Anh có thể chia sẻ những thử thách mình đã trải qua trong quá trình được đào tạo thành lính cứu hỏa chuyên nghiệp?
Joseph: Thật sự có rất nhiều người muốn làm việc cho trung tâm Phòng cháy chữa cháy. Ở những thành phố lớn như Dallas, tôi phải đua tranh với nhiều ứng viên khác trong bước đầu nộp đơn. Thí dụ, họ phải sàng lọc khoảng 2,000 đơn xin việc cho 500 vị trí mở. Ðể trở thành lính cứu hoả, chúng tôi cần phải vượt qua quá trình tuyển dụng nghiêm khắc, bao gồm kiểm tra viết, kiểm tra thể chất, phỏng vấn, và kiểm tra y tế. Một chương trình đào tạo chính thức sẽ huấn luyện thêm cho lính cứu hỏa những kỹ năng sơ cứu (paramedics) cho nạn nhân để vận chuyển đến bệnh viện. Ngoài ra chúng tôi cần liên tục tập luyện để duy trì thể chất và sức khỏe bền bỉ để có thể đảm nhiệm tốt công việc.
PVT: Có những lúc nào anh cảm thấy căng thẳng trong công việc?
Joseph: Có nhiều lúc trực trong đội cứu thương, chúng tôi chỉ có thể ngủ được 1-2 tiếng hoặc thậm chí phải thức liên tục 24 tiếng. Tùy theo ngày tôi sẽ được giao đảm nhiệm xe cứu hỏa (fire engine) hoặc xe cứu thương (ambulance). Nếu cuộc gọi liên quan đến thiết bị chống cháy (smoke alarms) hoặc cháy nổ xe, chúng tôi sẽ tới bằng xe cứu hỏa. Trong trường hợp thường xảy ra như có người bị đau thắt ngực, khó thở, bất tỉnh, tai nạn xe cộ, hoặc bị thương do súng bắn, cả 2 loại xe sẽ được sử dụng.
PVT: Trong đội cứu hỏa của anh có bao nhiêu người? Anh có thường hay di chuyển công tác sang trạm cứu hỏa khác không?
Joseph: Chúng tôi có khoảng 6 người trong mỗi ca trực. 4 người chịu trách nhiệm với xe cứu hỏa và 2 người cho xe cứu thương. Trạm 46 (Station 46) là nơi làm việc chính của tôi, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi cũng được điều qua trạm khác nếu cần. Ở Dallas có tổng cộng 58 trạm cứu hỏa.
PVT: Làm công việc cứu hỏa trong 9 năm, anh có thể chia sẻ một tình huống khó khăn nhất trong lúc làm công vụ?
Joseph: Có lần tôi phải làm sơ cứu cho một bé gái 2 tuổi bị nội thương nghiêm trọng do xe cán. Mặc dù cô bé được cứu sống, nhưng trong cảnh nguy kịch đó, em phải chịu đựng sự đau đớn, nhưng không hiểu chuyện gì xảy ra. Chứng kiến hình ảnh khuôn mặt và đôi mắt đó, tôi khó mà quên được.
PVT: Còn những kỷ niệm vui?
Joseph: Mỗi ngày làm việc tôi đều cảm thấy vui. Tôi và đồng nghiệp lúc nào cũng có nhiều cách tiêu khiển, pha trò để tránh tạo áp lực trong công việc. Chúng tôi chia sẻ rất nhiều kỷ niệm vui. Thí dụ có một vài cô gái uống rượu say xỉn rồi nhảy múa, uốn dẻo (twerk) trong lúc chúng tôi đang tập trung lo cứu cấp.
PVT: Với trọng trách cứu hỏa, cứu thương, đem lại sự bình yên cho cộng đồng đôi khi rất căng thẳng và đầy nguy hiểm, bản thân tôi và những người dân có thể làm gì để giúp cho công việc của anh và những lính cứu hỏa khác dễ dàng và hiệu quả hơn?
Joseph: Tôi nghĩ ý thức sâu sắc của người dân về công việc của những người làm công vụ xã hội như lính cứu hỏa, hoặc cảnh sát sẽ giúp chúng tôi rất nhiều. Bản thân mỗi người cần biết khi nào mình cần giúp đỡ. Tôi biết rất nhiều vị cao niên người Việt vì không muốn đến bệnh viện hoặc trở thành gánh nặng trong gia đình, thường hay chịu đựng khi có vấn đề sức khỏe. Ðể tránh tình huống trở nên nghiêm trọng, mới kêu cứu, thì có thể quá muộn. Tôi hy vọng họ gọi cho chúng tôi (911) khi họ cần giúp đỡ.
PVT: Cám ơn những chia sẻ thú vị của anh. Chúc anh nhiều niềm vui và may mắn trong công việc.
HV
( Báo Trẻ )