Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Trở lại với hai chữ H.O. - Nguyễn Văn Thái

Đã một thời hai chữ H.O được đem ra mổ xẻ để tìm xem đâu là nguồn gốc của nó nhưng vẫn chưa có kết luận hữu lý. Có hai ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chữ HO.

Đã một thời hai chữ H.O được đem ra mổ xẻ để tìm xem đâu là nguồn gốc của nó nhưng vẫn chưa có kết luận hữu lý. Có hai ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chữ HO.

 

Ý kiến 1, cho rằng HO là do chính quyền VNCS đặt ra một cách ngẫu nhiên.

Ý kiến 2, cho rằng HO là chữ đầu của hai chữ Humanitarian Operation do chính phủ Hoa  Kỳ đặt ra để dùng trong chương trình đưa những người bị tù từ ba năm trở lên vì là cựu sĩ quan hoặc cán bộ, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Dưới đây, tôi sẽ đi sâu vào chi tiết của từng ý kiến, sau đó tôi sẽ đưa ra nhận xét trong khả năng giới hạn của mình. Đồng ý hay không là quyền của quí vị độc giả.

 

Ghi chú của người viết: Những dòng chữ in nghiêng trong bài này là trích dẫn bài viết của những tác giả khác.

 

 

Về ý kiến 1.

 

Tiêu biểu là các vị có tên dưới đây:

 

-        Ông Hạ Bá Chung, trong bài “Huyền Thoại H.O.” đăng trên mục Tạp Ghi của Việt Nam Thời Báo, số 2131 ngày 21-10-1997,

-        Nhà báo Yên Mô, người giới thiệu bài viết của ông Hạ Bá Chung trong số báo nói trên,

-        Tác giả Giao Chỉ, trong bài “Người về từ trăm năm”, viết ngày 30-9-2008, và

-        Ông Đỗ Ngọc Uyển có một bài viết tháng 10/2008.

 

Những vị này đều có chung một ý nghĩ rằng hai chữ “H.O.” chỉ là một huyền thoại bắt nguồn từ sự tưởng tượng phong phú của hầu hết những người được cho đi Mỹ với tính cách tị nạn chính trị mà ra.

 

Ông Hạ Bá Chung (HBC) do nhà báo Yên Mô giới thiệu trên mục Tạp Ghi của Việt Nam Thời Báo (số 2131, ngày 21-10-1997). Bài báo này, trong phần mở đầu, người giới thiệu đồng ý với tác giả (HBC), cho rằng đây là một bài viết đã tra cứu sâu rộng để đi đến kết luận  rằng HO chỉ là tên gọi do sự tình cờ nhưng đã trở thành hữu danh một cách rất “có lịch sử”.

 

Nhà văn Giao Chỉ ở San Jose, Cali, trong bài “Người về từ trăm năm” (30-9-2008) thì viết: “Tên H0 thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng HO bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là HO.”

Ông Đỗ Ngọc Uyển, trong bài “Tù cải tạo: Tội ác chống nhân loại của cộng sản” (tháng 10/2008) thì viết:

... Phải nói một cách chính sác [sic] rằng những người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ theo một chương trình ra đi đặc biệt (a special program) nằm trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) chứ không phải theo chương trình HO (Humanitarian Operation) tưởng tượng nào cả. Cái gọi là chương trình HO chỉ là sự suy diễn từ các con số thứ tự của các danh sách những người tù chính trị đã được cộng sản trao cho Hoa Kỳ để phỏng vấn đi tỵ nạn tại Mỹ theo thứ tự: H.01, H.02…. H.10, H.11, H.12…

 

 

Về ý kiến 2.

 

Tiêu biểu là những vị có tên dưới đây:

 

-        Ông Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA,

-        Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, và

-        Song Nhị.

 

Những vị này có ý kiến khác với ý kiến 1 nêu trên. Họ cho rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation, và sau đây là những lập luận của từng người:

 

 

Ông Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

 

Phóng viên Nguyễn Khanh không đưa ra những lập luận để chứng minh rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation mà ở đây (bài phỏng vấn) ông đã dùng nó một cách tự nhiên. Điều này chứng tỏ ông đã mặc nhiên công nhận hai chữ Humanitarian Operation (HO) là đúng.

 

Bài phỏng vấn của Nguyễn Khanh thực hiện với ông Robert Funseth khá dài. Ở đây tôi chỉ chép lại những câu hỏi-đáp có liên quan đến chữ HO mà thôi.

 

Trước khi vào bài phỏng vấn, có mấy dòng giới thiệu (không rõ tác giả) như sau:

 

Đúng 30 năm [30/4/1975-30/4/2005] sau ngày mất nước, Nguyễn Khanh/RFA phỏng vấn Ông Robert Funseth [30-4-2005]
Mỹ: Vì Thuyền Nhân Chết Giữa Biển Quá Nhiều,

Nên Phải Lập Chương Trình H.O.,

Nhưng CSVN Đã Mặc Cả Tàn Bạo
 

Dưới đây là bài phỏng vấn ông Robert Funseth, người phụ trách chương trình H.O. do Nguyễn Khanh, phóng viên RFA, thực hiện, cho thấy lý do có chương trình H.O. chỉ vì có quá nhiều thuyền nhân chết trên biển.
Việt Cộng đã thô bạo mặc cả ra sao cho chương trình này thực hiện? Bài như sau:


Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation mà chúng tôi xin được tạm dịch là Chương Trình Nhân Đạo.


Đại diện cho Washington để thảo luận với Hà Nội về vấn đề này là ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Robert Funsett [sic], từng làm Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao trong thời gian cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra. Ông Funsett [sic] nay đã nghỉ hưu và đồng ý dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt vào đúng chiều 29 tháng Tư giờ Washington, tức sáng sớm ngày 30 tính theo giờ Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

 

 

Nhận định

Người giới thiệu viết: “Mỹ: Vì Thuyền Nhân Chết Giữa Biển Quá Nhiều,

Nên Phải Lập Chương Trình H.O.”. Ta hãy đọc phần hỏi-đáp sau đây để thấy câu này không đúng:

 

Nguyễn Khanh: tại sao chương trình Ra Đi Có Trật Tự được thành hình?

Robert Funsett[sic]: vì lúc đó có biết bao nhiêu người chết trên biển cả, nên chúng tôi muốn phía Việt Nam đồng ý cho những người Việt muốn sang Mỹ được nộp đơn xin định cư và đến Mỹ an toàn hơn.

 

Trong câu trả lời, ông Funseth đã dùng nhóm chữ “cho những người Việt muốn sang Mỹ…” chứ không riêng gì cho cựu tù cải tạo. Và, ông Funseth trả lời cho câu hỏi vì sao có chương trình Ra Đi Có Trật Tự (ODP) chứ không phải chương trình HO. Xin đọc tiếp hai câu hỏi-đáp dưới đây:

 

Nguyễn Khanh: về chương trình H.O, tức là chương trình đưa tù cải tạo mà trong cuộc điều đình với Hà Nội, Washington gọi là tù nhân chính trị và thân nhân của [sic] sang Mỹ, chúng tôi muốn biết ai là người đưa ra sáng kiến này?

Robert Funsett[sic]: khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao, kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc…

 

Ta thấy Nguyễn Khanh dùng nhóm chữ “chương trình H.O” để hỏi nhưng ông Funseth đã không dùng chữ HO trong câu trả lời, ông nói: “…kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và…”

 

Trong suốt cuộc phỏng vấn, cho dù phóng viên Nguyễn Khanh đã dùng chữ HO nhiều lần khi đặt câu hỏi nhưng chỉ có một lần ông Funseth dùng chữ “HO” trong câu trả lời áp chót bài phỏng vấn của ông như sau: “…Đến nay, đã có 300,000 người Việt, gồm cả những cựu tù nhân chính trị và gia đình đến Mỹ định cư qua chương trình H.O.” Tuy nhiên, tôi không nghĩ là ông Funseth đã dùng chữ HO này mà do người dịch đã vô tình (hoặc cố ý) diễn tả sai ý của ông. Rất tiếc là tôi không có bản Anh ngữ để đối chiếu!

Sở dĩ ông Funseth tránh, không dùng chữ HO (viết tắt của Humanitarian Operation) để chỉ chương trình tái định cư cựu tù cải tạo là vì ông (cũng như chính phủ Hoa Kỳ) coi việc cứu và đưa cựu tù sang Hoa Kỳ là một hành vi trả nợ. Hoa Kỳ đã mang một món nợ đối với đồng minh (VN) mà Hoa Kỳ phải trả. Hành động trả nợ khác với hành động nhân đạo.

 

Hoa Kỳ đã dùng nhóm chữ “humanitarian issues” (các vấn đề nhân đạo) để chỉ tất cả các đối tượng cần cứu giúp như POW/MIA (tù binh và người Mỹ mất tích), con lai, đoàn tụ gia đình, và cựu tù cải tạo; chứ không riêng gì cho tù chính trị. Vì vậy mà tôi đã không tìm được một văn kiện nào của bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong đó có chữ humanitarian operation (HO) cả.

Nhìn tổng quát thì đúng là Hoa Kỳ đã có hành động nhân đạo đối với người Việt Nam (nói chung); nhưng riêng về những tù nhân chính trị thì chưa hẳn là vậy.

 

Seth Mydans, phóng viên của tờ The New York Times, đã viết một bài đăng ngày 15 tháng 10 năm 1989 có tựa đề là “The Nation; The Next Wave From Vietnam: A New Disability”. Trong bài này có một đoạn Seth Mydans nhận định rằng việc tái định cư cho nhóm này (tù cải tạo, NVT) sẽ là một bước tiến tới việc kết thúc một món nợ quốc gia đối với các đồng minh thời chiến ở Đông Dương. Nhận định của Seth dựa trên câu nói của ông Funseth, rằng “Những người này bị tù vì họ đã cộng tác mật thiết với chúng ta trong cuộc chiến”… “Họ phải được Hoa kỳ quan tâm đặc biệt về mặt nhân đạo.” Xin kèm theo đây nguyên bản Anh ngữ của đoạn văn nói trên:

 

   Resettling this group will be a step toward closing out this nation's debt to its Indochinese wartime allies. ''These people have been detained because of their close association with us during the war,'' said Robert Funseth, the senior deputy assistant secretary of state for refugee affairs, who has spent most of this decade negotiating their resettlement. ''They are of special humanitarian concern to the United States.''

 

Hơn nữa, trong bài “Người tù chính trị Việt Nam: Món nợ của Hoa Kỳ đối với Đồng Minh” do ông Đỗ Ngọc Uyển viết và phổ biến tháng 9/2008, có đoạn viết như sau:

 

   Đại Tướng William Westmoreland nguyên Tư Lệnh Lực Lưọng Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam và Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ - trong một bài diễn văn đọc tại một buổi lễ kỷ niệm ngày Quân Lực 19/6 tai New Orleans, Lousiana (*) – đã có một lời xin lỗi nguyên văn như sau: “On behalf of the US Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Viet Nam Armed Forces for abandoning you guy.” (Nhân danh Quân Lực Hoa Kỳ, tôi gửi lời xin lỗi các cựu chiến binh QLVNCH vì đã bỏ rơi các bạn.)

 

(*) Ghi chú của người viết: Tôi không tìm được bản Anh ngữ của bài diễn văn, do đó tôi chép lại đoạn này từ bài của ông Đỗ Ngọc Uyển với sự dè dặt thường lệ.

 

Từ những nhận xét trên ta có thể hiểu được lý do mà ông Funseth không dùng hai chữ humanitarian operation (HO), và trong các văn thư của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng không có hai chữ này.

 

 

Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa

 

Trên trang nhà (website) của Tổng Hội SVSQTB/TĐ/HN, văn kiện số 15/UBTT/KH/HD có tiêu đề “Di tản, Thuyền nhân, và Hội nhập” được viết bởi cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, trong đó có câu: “…Nhân đây, xin được nhắc lại mục đích và ý nghĩa của hai chữ "H.O" qua lời thư của cựu Đại Tướng Vesseỵ Đây là nguyên văn bức thự [sic]…”

 

(Xin đọc lá thư và bản dịch trong phần nói về tác giả Song Nhị)

 

Đại Tá Phạm Bá Hoa viết như trên có nghĩa là ông đã dựa vào lá thư hồi âm của Đại Tướng Vessey để kết luận rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation. Xin đọc nhận xét của tôi về lá thư này trong phần nói về tác giả Song Nhị dưới đây.

 

 

Tác giả Song Nhị

 

Trong bài “Lý lịch con chữ H.O”, đăng ngày 26/12/2006 trên website có tên là QGHC Alumni Association, lúc đầu ông Song Nhị cũng cho rằng chữ HO là do phía Việt Nam đặt ra một cách tình cờ. Tuy nhiên, sau đó ông đã đổi ý vì thấy HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation có lý hơn. Ông đưa ra những lập luận sau đây:

 

Lập luận 1

   Như vậy, căn nguyên hình thành hai chữ H.O bắt nguồn từ Liên Hiệp Quốc, từ Geneve, từ năm 1979, chứ không phải từ ... trên trời rơi xuống, từ những suy luận, đoán mò của nhiều người, trong đó có tôi. Tuy nhiên, những ai suy luận H.O do viết tắt của hai chữ Humanitarian Operation cũng có cơ sở bởi nó có nghĩa tích cực hơn, mạnh mẽ hơn…

 

Nhận định về lập luận 1: Bắt đầu từ năm 1979, những người vượt biển tìm tự do gặp nhiều nguy hiểm như nạn cướp biển, chết đói vì lạc đường, tầu chìm vì giông bão, v.v…Do vậy Liên Hiệp Quốc (LHQ) mới hô hào các nước phải có hành động nhân đạo để giảm thiểu sự chết chóc của những người vượt biển. Từ ngữ “Humanitarian Operation” (chứ không phải HO) đã được nói đến ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Đáp ứng lời kêu gọi của LHQ, Hoa Kỳ lập ra chương trình ODP (là chữ viết tắt của Orderly Departure Program) để giúp cho những người Việt Nam có đủ điều kiện được ra đi chính thức hầu giảm bớt số người vượt biển.

 

Trong một văn kiện có tên Federal Register /Vol. 67, No. 131 /Tuesday, July 9, 2002 / Proposed Rules, số 45403, chữ ODP được giải thích ở tiểu mục “What Was the Orderly Departure Program (ODP)?” như sau:

 

ODP gồm có 3 chương trình phụ (subprogram), đó là: (1) Đoàn tụ gia đình, (2) Cựu tù cải tạo, và (3) Con lai. Nguyên văn tiếng Anh của mục (2) là “(2) the Reeducation Detainee Subprogram (which came to be known as the HO subprogram)”. Ở đây ta thấy rõ là chính phủ Hoa kỳ chính thức dùng nhóm chữ Reeducation Detainee để đặt tên cho chương trình phụ số 2. Họ để trong ngoặc đơn nhóm chữ which came to be known as the HO subprogram (tạm dịch: mà nó đã được biết đến như là chương trình phụ HO) mà không đả động gì đến hai chữ Humanitarian Operation cả. HO là HO chứ không phải là chữ viết tắt của cái gì như nhiều người suy đoán.

 

Vả lại, bản văn trưng dẫn trên đây được phổ biến ngày 9/7/2002, tức là hơn 12 năm sau đợt ra đi đầu tiên của cựu tù cải tạo (năm1990). Thời gian 12 năm đã quá đủ để cho một chữ mới nào đó trở thành quen thuộc đối với đại chúng. Vậy chữ HO cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì thế, trong bản văn trưng dẫn ở trên, họ mới viết thêm lời giải thích để trong ngoặc đơn, (which came to be known as the HO subprogram).

 

Lại nữa, tôi vào trang nhà (website) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tôi đưa từ ngữ Humanitarian Operation & Vietnamese reeducation detainees vào khung “Tìm kiếm (SEARCH)” thì chẳng thấy có một văn kiện nào liên quan đến Việt Nam, Hoa Kỳ, và cựu tù cải tạo mà trong đó có chữ Humanitarian Operation cả. Tôi chỉ thấy họ dùng từ ngữ “humanitarian issues” (những vấn đề nhân đạo) để đề cập tới cả ba nhóm người gồm: đoàn tụ gia đình, con lai, và cựu tù cải tạo.

 

 

Lập luận 2

…Thông cáo của Sở Ngoại Vụ TPHCM phổ biến trên tờ SGGP ngày 1-12-1992 có đoạn ghi rõ: “Ta trao tiếp cho phía Mỹ các danh sách HO21 đến HO28 và sẽ trao toàn bộ danh sách HO còn lại trong vòng 3 tháng tới.”…

 

Nhận định về lập luận 2: Tính đến ngày 1-12-1992, chương trình “HO” đã được thực hiện gần 3 năm. Chữ “HO” đã trở thành quen thuộc với những người có liên quan ở miền Nam, nhất là Sàigòn. Vậy rất có thể nhân viên đánh máy của tòa báo đã vô tình đánh máy H21 và H28 thành ra HO21 và HO28. Những sách giáo khoa còn có lúc bị sai lỗi đánh máy huống hồ gì một bài báo đọc qua rồi bỏ. Không nên chỉ dựa vào mấy chữ trên mặt báo để kết luận rằng HO đã được bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng.

 

 

Lập luận 3

Mặc dù chính ông Song Nhị đã được nghe một sĩ quan công an xác nhận rằng không có chữ HO, ông vẫn cho rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation. Ông viết:

 

   Năm 1990 nhân dịp ra Hà Nội, tôi đi với một người bà con là Việt kiều ở Pháp đến trụ sở Công an ở phố Hàng Bài, tôi hỏi một nữ Trung úy CA về hồ sơ H.O của một người bạn (chết trong tù), người nữ công an này trả lời tôi với câu mở đầu "Chỉ có H, không có HO nào cả. Nói gia đình chị ấy làm tại địa phương”. Hẳn là người nữ công an ấy cũng chỉ là một nhân viên thừa hành, thấy sao nói vậy, họ có biết gì về tính sâu sắc của chữ nghĩa như người trong cuộc hằng quan tâm…

 

Nhận định về lập luận 3: Lập luận rằng “Người nữ công an ấy cũng chỉ là một nhân viên thừa hành, thấy sao nói vậy, họ có biết gì về tính sâu sắc của chữ nghĩa như người trong cuộc hằng quan tâm” để phủ định câu trả lời của người sĩ quan công an, theo tôi thì, nói có vẻ hồ đồ và gượng ép quá.

 

 

Lập luận 4

   Trong một văn bản mang ký hiệu (FVPPA: July, 1996), của phía Hoa Kỳ có tiêu đề như sau:

[OVERVIEW OF FAMILY ELIGIBILITY IN THE PROCESSING OF THE FORMER POLITICAL PRISONERS BY THE HO SUBPROGRAM OF THE ORDERLY DEPARTURE PROGRAM (ODP)]

- When the Oderly Departue Program (ODP) be [sic] the “HO” subprogram of ODP to resettle former political prisoners and their family members..., (chữ HO trong câu này để trong dấu ngoặc kép).

 

 

Xin tạm dịch:

 

 [“Văn Bản xem xét lại những người hội đủ tiêu chuẩn trong gia đình cựu tù nhân chính trị được ra đi theo chương trình phụ HO thuộc chương trình ra đi trong trật tự (ODP)]

Ðoạn mở đầu viết:

“Khi chương trình ra đi trong trật tự (ODP) bắt đầu chương trình phụ “HO” của ODP để tái định cư những cựu tù nhân chính trị và các thành viên trong gia đình của họ…”

 

 

Nhận định về lập luận 4: Thứ nhất, bản văn để chữ HO trong ngoặc kép chứng tỏ rằng nó có một ý nghĩa không bình thường mà chưa được mọi người (hay ít ra là cơ quan thảo bản văn này) coi là hiển nhiên.

 

Thứ hai, bản văn này phổ biến tháng bảy năm 1996 (hơn sáu năm sau khi bắt đầu chương trình tái định cư cựu tù cải tạo) do đó chữ HO, qua việc thường xuyên sử dụng bởi những anh em “HO”, đã xâm nhập một số cơ quan/nhân vật trong chính phủ Hoa Kỳ, nhất là bộ ngoại giao. Vì vậy đôi khi họ cũng dùng chữ HO trong một vài trường hợp hãn hữu, chẳng hạn như cựu đại tướng John Vessey (sẽ đề cập ở phần sau). Vả lại, bản văn này viết về chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo (Humanitarian Resettlement  Program) dành cho cựu tù cải tạo và các người cộng tác với Hoa Kỳ mà họ đã không kịp nạp đơn trước ngày chấm dứt ODP, 30/9/1994. Bản văn này không nói về chương trình ODP mà trong đó có một chương trình phụ dành riêng cho cựu tù cải tạo và gia đình của họ.

 

Thứ ba, khi tôi vào trang nhà (website) của bộ ngoại giao hoa kỳ, tôi đưa vào khung “Tìm kiếm” (SEARCH) nhóm chữ humanitarian operation-HO-Vietnamese re-education detainees thì tôi không thấy bản văn nào trong đó có chữ humanitarian operation mà chỉ có humanitarian hoặc humanitarian resettlement thôi. Như vậy chứng tỏ bộ ngoại giao Hoa Kỳ không dùng chữ HO như là chữ viết tắt của Humanitarian Operation như ta tưởng.

 

Thứ bốn, chương trình Ra Đi Trong Trật Tự (Orderly Departure Program – ODP) của Hoa Kỳ chia ra làm ba loại đối tượng là (1) Cựu tù cải tạo, (2) Con lai, và (3) Đoàn tụ gia đình. Chương trình ODP chấm dứt ngày 30/9/1994.

 

Sau này chính phủ Hoa Kỳ cho cứu xét lại một số trường hợp của những người không kịp lập hồ sơ trước ngày hết hạn 30/9/1994. Chương trình tái cứu xét này được gọi là Humanitarian Resettlement Program và được chia ra làm 3 chương trình phụ (subprogram) có tên là HO, U-11, và V-11. Họ giải thích ba chữ viết tắt này như sau:

 

HO category – Former Re-Education Center Detainees,

U-11 category – Former U.S. Government Employee,

V-11 category – Former Employees of Private U.S. Companies or Organizations.

 

Theo cách giải thích trên đây, ta thấy họ có dùng chữ HO nhưng không diễn giải rằng nó là chữ viết tắt của Humanitarian Operation. Chữ “humanitarian” trong Humanitarian Resettlement Program được áp dụng chung cho HO, U-11, và V-11, chứ không riêng gì cho cựu tù cải tạo.

 

Chữ HO trong bản văn mà ông Song Nhị trưng dẫn trên đây chỉ để áp dụng cho những cựu tù cải tạo còn sót lại sau khi chương trình ODP chấm dứt ngày 30/9/1994 mà thôi.

 

Như tôi đã nói ở trên, chữ HO do nhóm cựu tù cải tạo đã dùng rất nhiều kể từ ngày bắt đầu sang định cư ở Hoa Kỳ (1990), do đó nó đã xâm nhập một số cơ quan/viên chức Hoa Kỳ, dẫn đến việc họ cũng sử dụng nó trong một số trường hợp để chỉ những cựu tù cải tạo mà thôi. HO không mang nghĩa humanitarian operation. Xin xem thêm:

 

Media Note
Office of the Spokesman
Washington, DC
November 15, 2005
Joint U.S. - Vietnamese Announcement of Humanitarian Resettlement Program

 

 

Lập luận 5

   Sau hết, mới đây tôi được nhà một người bạn forward cho lá thư của cựu Ðại Tướng John Vessey gửi ông Nguyễn Xuân Huấn, Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tiểu bang Minnesota. Qua lá thư này, Tướng John Vessey đã khẳng định với chúng ta lý lịch con chữ H.O một cách minh bạch [sic].

 

Lá thư được cô Nguyễn T. Ngọc Châu phiên dịch sang Việt ngữ cùng với nguyên bản Anh ngữ như sau:

 

John W. Vessey, General USA (retired). June 10, 1997
            To Mr. Nguyen Xuan Huan
            President, Association of Former Political Detainees in Minnesota .
            1030 University Avenue .
            ST. Paul , MN 55104 .

 

Dear Mr. Huan.

Because I am unable to attend your important meeting on Saturday, June 21, I ask that this letter be read on my behalf to your members and guests.

            (Người viết tự bỏ 9 dòng không cần thiết)      

               When President Reagan call me back from military retirement in 1987 to be his Presidential Emissary to Hanoi , one of the highest priority tasked he assigned me was to seek the release of our former South Vietnamese comrades who had been detained in the, so-called, “reeducation camps”. I was authorized to assure the Hanoi government that the United States would accept and  welcome those detainees and their families in this country. Because, at the time of the original negotiations, there was no hope of any immediate political resolution between the two nations, all actions taken in furtherance of the agreements reached were termed “humannitarian operations”. Consequently, the term H.O. has been used within the Vietnamese-American community to refer to former political detainees who are now resident in the United States .

To me, the term H.O. is a badge of courage, service and sacrifice, and all those who fall within that context of the term are among the true heroes of our time.

My very best wishes to all attending your event.

Sincerely yours.
John W. Vessey

 

Bản dịch của Nguyễn T. Ngọc Châu:

 

   “Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Ðặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà Tổng Thống giao phó cho tôi, là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái trại gọi là “trại cải tạo”. Tôi được quyền bảo đảm với chánh phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận và đón tiếp những người tù cải tạo cùng với gia đình họ sang Hoa Kỳ.

Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, vì chúng tôi không hy vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều được mang danh “Humanitarian Operation” (chiến dịch nhân đạo), gọi tắt là H.O. Do đó, danh từ H.O. được Cộng Ðồng Việt Mỹ sử dụng để nói về những cựu tù nhân chính trị Việt Nam đang sống trên đất Hoa Kỳ”.

“Riêng đối với tôi, danh từ H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ, và lòng hy sinh của người H.O. Tất cả những ai thuộc diện H.O. đều là những anh hùng thật sự trong thời đại chúng ta”

 

 

Nhận định về lập luận 5. 

Thứ nhất, rất tiếc là tôi không có lá thư mời của ông Nguyễn Xuân Huấn nhưng tôi có thể chắc đến 90% là trong thư mời, ông Huấn đã đề cập đến chữ HO và Humanitarian Operation. Do đó tướng Vessey đã nương theo thư mời mà dùng những chữ Humanitarian Operation và HO trong thư trả lời cho ông Huấn. Tuy nhiên, tướng Vessey đã cẩn thận để trong ngoặc kép hai chữ Humanitarian Operation.

 

Thứ hai, không hiểu vì vô tình hay cố ý mà người dịch (Ngọc Châu) đã: (1) viết thêm nhóm chữ “gọi tắt là H.O.” trong khi bản Anh ngữ không có phần này, (2) dịch không đúng câu “the term H.O. has been used within the Vietnamese-American community to refer to former political detainees… ”

Chữ term nên được dịch là thuật ngữ thì đúng hơn là danh từ. Nhóm chữ “Vietnamese-American community” đúng ra phải dịch là cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chứ không phải cộng đồng Việt Mỹ.

Chữ community ở đây là danh từ số ít, để chỉ một cộng đồng mà thôi. Nếu dịch là cộng đồng Việt Mỹ, người đọc sẽ dễ hiểu lầm rằng có hai cộng đồng khác nhau, một Việt và một Mỹ. Mà, đã có hai thì chữ community phải ở dạng số nhiều (communities) trong khi bản tiếng Anh dùng ở dạng số ít (community). Điều này chứng tỏ Đại Tướng Vessey không có ý đưa cộng đồng người Mỹ vào đây mà chỉ nói riêng cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà thôi; nghĩa là chữ HO chỉ thông dụng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

 

Thứ ba, lá thư tướng Vessey viết ngày 10/6/1997, tức là hơn bảy năm sau đợt đầu tiên của cựu tù cải tạo đến Mỹ. Chữ HO đã không còn xa lạ đối với một số giới chức trong chính quyền Hoa Kỳ mà trong đó có tướng Vessey.

 

Theo tôi, tướng Vessey với cung cách ngoại giao đã rất khéo léo khi đưa những chữ Humanitarian Operation và HO vào trong thư trả lời cho ông Huấn chỉ để làm đẹp lòng người nhận thư (ông Huấn) chứ không có ý xác nhận HO là Humanitarian Operation viết tắt. Giả dụ, ông có chính thức xác nhận trong lá thư rằng Humanitarian Operation để chỉ chương trình ra đi của cựu tù cải tạo và HO là chữ viết tắt của nó thì cũng không thể căn cứ vào đó mà kết luận HO là viết tắt của Humanitarian Operation. Tướng Vessey chỉ là một cá nhân trong khi tôi không tìm được văn kiện nào trên trang nhà (website) của bộ ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận điều này.

 

Trước tôi, đã có ông Đỗ Ngọc Uyển cũng không tìm thấy chữ HO (Humanitarian Operation) trong các văn kiện của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Trong một bài viết phổ biến tháng 9/2008 với tựa đề là “Người tù chính trị Việt Nam: Món nợ của Hoa kỳ đối với đồng minh!” ông viết như sau:

 

   Trong các văn kiện chính thức của Hoa Kỳ không bao giờ thấy ghi nhận có cái gọi là chương trình HO (HO Program) nào cả. Trong tờ sự kiện (Fact sheet) của  Phòng Dân Số - Tỵ Nạn và Định Cư (Bureau of Population, Refugee and Migration) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phổ biến ngày 16 tháng 1 năm 2004, tại tiểu mục Orderly Departure Program (Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự) có một đoạn viết nguyên văn như sau: “More than 89,700 Amerasian children and accompanying family member have been admitted to the United States since 1988 in a special ODP subprogram, along with some 167,000 former re-education camp detainees and their immediate family members under another special program begun in 1989… (Hơn 89,700 trẻ em lai Mỹ-Việt cùng với gia đình đã được chấp nhận vào Hoa Kỳ từ năm 1988 theo một chương trình phụ của ODP, cùng vớí 67,000 người cựu “tù cải tạo” và thân nhân trực hệ theo một chương trình đặc biệt bắt đầu từ năm 1989)

Ghi chú của người viết: Chữ đậm nét và phần tô mầu vàng là do ông Đỗ Ngọc Uyển muốn nhấn mạnh.

 

Ý kiến của người viết (NVT)

Chữ HO đã được phát sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt mà nhiều người đã lầm tưởng nó là chữ viết tắt của hai chữ Humanitarian Operation. Sự hiểu lầm này là do cách đặt tên, cách viết, và cách đánh số của bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam.

 

HO là HO, chứ chẳng phải là chữ viết tắt của cái gì cà. Tuy nhiên nó đã “hùng dũng” đi vào kho tàng ngữ vựng của người Việt Nam hải ngoại để thành một danh từ mới mà khi nói lên ai cũng hiểu nó biểu hiện cho một lớp người đã một thời đóng góp máu xương, công sức, và tuổi trẻ của mình vào việc gìn giữ miền Nam thân yêu khỏi mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Tiếc rằng đất nước đến hồi mạt vận, miền Nam đã bị bọn CSBV chiếm đóng, công lao của lớp người HO thành ra công dã tràng! Dù sao thì tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi được/bị gọi là HO.

 

Trong lá thư gửi cho ông Nguyễn Xuân Huấn, cựu Đại Tướng Vessy có viết ở phần cuối thư như sau:

 

   To me, the term H.O. is a badge of courage, service and sacrifice, and all those who fall within that context of the term are among the true heroes of our time.

My very best wishes to all attending your event.

Sincerely yours.
John W. Vessey

 

Tạm dịch như sau:

 

 Đối với tôi, thuật ngữ H.O. là một biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ và sự hy sinh, và tất cả những ai thuộc phạm vi của thuật ngữ này (HO, chú thích của người dịch) đều là những anh hùng của thời đại chúng ta.

Tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người tham dự đại hội.

Thân ái,

John W. Vessey

 

 

Tôi mượn một câu của nhà văn Giao Chỉ (cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc, San Jose) viết trong bài “Người về từ trăm năm…” ngày 30/9/2008 để thay cho lời kết:

 

… Tên H0 thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng HO bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là HO…

Arlington, TX ngày 24 tháng 7 năm 2009

Sửa lại ngày 22 tháng 4 năm 2010

Nguyễn Văn Thái

( B ài Tác giả gửi đến HNPD )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trở lại với hai chữ H.O. - Nguyễn Văn Thái

Đã một thời hai chữ H.O được đem ra mổ xẻ để tìm xem đâu là nguồn gốc của nó nhưng vẫn chưa có kết luận hữu lý. Có hai ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chữ HO.

Đã một thời hai chữ H.O được đem ra mổ xẻ để tìm xem đâu là nguồn gốc của nó nhưng vẫn chưa có kết luận hữu lý. Có hai ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chữ HO.

 

Ý kiến 1, cho rằng HO là do chính quyền VNCS đặt ra một cách ngẫu nhiên.

Ý kiến 2, cho rằng HO là chữ đầu của hai chữ Humanitarian Operation do chính phủ Hoa  Kỳ đặt ra để dùng trong chương trình đưa những người bị tù từ ba năm trở lên vì là cựu sĩ quan hoặc cán bộ, công chức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Dưới đây, tôi sẽ đi sâu vào chi tiết của từng ý kiến, sau đó tôi sẽ đưa ra nhận xét trong khả năng giới hạn của mình. Đồng ý hay không là quyền của quí vị độc giả.

 

Ghi chú của người viết: Những dòng chữ in nghiêng trong bài này là trích dẫn bài viết của những tác giả khác.

 

 

Về ý kiến 1.

 

Tiêu biểu là các vị có tên dưới đây:

 

-        Ông Hạ Bá Chung, trong bài “Huyền Thoại H.O.” đăng trên mục Tạp Ghi của Việt Nam Thời Báo, số 2131 ngày 21-10-1997,

-        Nhà báo Yên Mô, người giới thiệu bài viết của ông Hạ Bá Chung trong số báo nói trên,

-        Tác giả Giao Chỉ, trong bài “Người về từ trăm năm”, viết ngày 30-9-2008, và

-        Ông Đỗ Ngọc Uyển có một bài viết tháng 10/2008.

 

Những vị này đều có chung một ý nghĩ rằng hai chữ “H.O.” chỉ là một huyền thoại bắt nguồn từ sự tưởng tượng phong phú của hầu hết những người được cho đi Mỹ với tính cách tị nạn chính trị mà ra.

 

Ông Hạ Bá Chung (HBC) do nhà báo Yên Mô giới thiệu trên mục Tạp Ghi của Việt Nam Thời Báo (số 2131, ngày 21-10-1997). Bài báo này, trong phần mở đầu, người giới thiệu đồng ý với tác giả (HBC), cho rằng đây là một bài viết đã tra cứu sâu rộng để đi đến kết luận  rằng HO chỉ là tên gọi do sự tình cờ nhưng đã trở thành hữu danh một cách rất “có lịch sử”.

 

Nhà văn Giao Chỉ ở San Jose, Cali, trong bài “Người về từ trăm năm” (30-9-2008) thì viết: “Tên H0 thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng HO bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là HO.”

Ông Đỗ Ngọc Uyển, trong bài “Tù cải tạo: Tội ác chống nhân loại của cộng sản” (tháng 10/2008) thì viết:

... Phải nói một cách chính sác [sic] rằng những người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ theo một chương trình ra đi đặc biệt (a special program) nằm trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program) chứ không phải theo chương trình HO (Humanitarian Operation) tưởng tượng nào cả. Cái gọi là chương trình HO chỉ là sự suy diễn từ các con số thứ tự của các danh sách những người tù chính trị đã được cộng sản trao cho Hoa Kỳ để phỏng vấn đi tỵ nạn tại Mỹ theo thứ tự: H.01, H.02…. H.10, H.11, H.12…

 

 

Về ý kiến 2.

 

Tiêu biểu là những vị có tên dưới đây:

 

-        Ông Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA,

-        Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, và

-        Song Nhị.

 

Những vị này có ý kiến khác với ý kiến 1 nêu trên. Họ cho rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation, và sau đây là những lập luận của từng người:

 

 

Ông Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

 

Phóng viên Nguyễn Khanh không đưa ra những lập luận để chứng minh rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation mà ở đây (bài phỏng vấn) ông đã dùng nó một cách tự nhiên. Điều này chứng tỏ ông đã mặc nhiên công nhận hai chữ Humanitarian Operation (HO) là đúng.

 

Bài phỏng vấn của Nguyễn Khanh thực hiện với ông Robert Funseth khá dài. Ở đây tôi chỉ chép lại những câu hỏi-đáp có liên quan đến chữ HO mà thôi.

 

Trước khi vào bài phỏng vấn, có mấy dòng giới thiệu (không rõ tác giả) như sau:

 

Đúng 30 năm [30/4/1975-30/4/2005] sau ngày mất nước, Nguyễn Khanh/RFA phỏng vấn Ông Robert Funseth [30-4-2005]
Mỹ: Vì Thuyền Nhân Chết Giữa Biển Quá Nhiều,

Nên Phải Lập Chương Trình H.O.,

Nhưng CSVN Đã Mặc Cả Tàn Bạo
 

Dưới đây là bài phỏng vấn ông Robert Funseth, người phụ trách chương trình H.O. do Nguyễn Khanh, phóng viên RFA, thực hiện, cho thấy lý do có chương trình H.O. chỉ vì có quá nhiều thuyền nhân chết trên biển.
Việt Cộng đã thô bạo mặc cả ra sao cho chương trình này thực hiện? Bài như sau:


Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation mà chúng tôi xin được tạm dịch là Chương Trình Nhân Đạo.


Đại diện cho Washington để thảo luận với Hà Nội về vấn đề này là ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Robert Funsett [sic], từng làm Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao trong thời gian cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra. Ông Funsett [sic] nay đã nghỉ hưu và đồng ý dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt vào đúng chiều 29 tháng Tư giờ Washington, tức sáng sớm ngày 30 tính theo giờ Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

 

 

Nhận định

Người giới thiệu viết: “Mỹ: Vì Thuyền Nhân Chết Giữa Biển Quá Nhiều,

Nên Phải Lập Chương Trình H.O.”. Ta hãy đọc phần hỏi-đáp sau đây để thấy câu này không đúng:

 

Nguyễn Khanh: tại sao chương trình Ra Đi Có Trật Tự được thành hình?

Robert Funsett[sic]: vì lúc đó có biết bao nhiêu người chết trên biển cả, nên chúng tôi muốn phía Việt Nam đồng ý cho những người Việt muốn sang Mỹ được nộp đơn xin định cư và đến Mỹ an toàn hơn.

 

Trong câu trả lời, ông Funseth đã dùng nhóm chữ “cho những người Việt muốn sang Mỹ…” chứ không riêng gì cho cựu tù cải tạo. Và, ông Funseth trả lời cho câu hỏi vì sao có chương trình Ra Đi Có Trật Tự (ODP) chứ không phải chương trình HO. Xin đọc tiếp hai câu hỏi-đáp dưới đây:

 

Nguyễn Khanh: về chương trình H.O, tức là chương trình đưa tù cải tạo mà trong cuộc điều đình với Hà Nội, Washington gọi là tù nhân chính trị và thân nhân của [sic] sang Mỹ, chúng tôi muốn biết ai là người đưa ra sáng kiến này?

Robert Funsett[sic]: khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao, kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc…

 

Ta thấy Nguyễn Khanh dùng nhóm chữ “chương trình H.O” để hỏi nhưng ông Funseth đã không dùng chữ HO trong câu trả lời, ông nói: “…kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và…”

 

Trong suốt cuộc phỏng vấn, cho dù phóng viên Nguyễn Khanh đã dùng chữ HO nhiều lần khi đặt câu hỏi nhưng chỉ có một lần ông Funseth dùng chữ “HO” trong câu trả lời áp chót bài phỏng vấn của ông như sau: “…Đến nay, đã có 300,000 người Việt, gồm cả những cựu tù nhân chính trị và gia đình đến Mỹ định cư qua chương trình H.O.” Tuy nhiên, tôi không nghĩ là ông Funseth đã dùng chữ HO này mà do người dịch đã vô tình (hoặc cố ý) diễn tả sai ý của ông. Rất tiếc là tôi không có bản Anh ngữ để đối chiếu!

Sở dĩ ông Funseth tránh, không dùng chữ HO (viết tắt của Humanitarian Operation) để chỉ chương trình tái định cư cựu tù cải tạo là vì ông (cũng như chính phủ Hoa Kỳ) coi việc cứu và đưa cựu tù sang Hoa Kỳ là một hành vi trả nợ. Hoa Kỳ đã mang một món nợ đối với đồng minh (VN) mà Hoa Kỳ phải trả. Hành động trả nợ khác với hành động nhân đạo.

 

Hoa Kỳ đã dùng nhóm chữ “humanitarian issues” (các vấn đề nhân đạo) để chỉ tất cả các đối tượng cần cứu giúp như POW/MIA (tù binh và người Mỹ mất tích), con lai, đoàn tụ gia đình, và cựu tù cải tạo; chứ không riêng gì cho tù chính trị. Vì vậy mà tôi đã không tìm được một văn kiện nào của bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong đó có chữ humanitarian operation (HO) cả.

Nhìn tổng quát thì đúng là Hoa Kỳ đã có hành động nhân đạo đối với người Việt Nam (nói chung); nhưng riêng về những tù nhân chính trị thì chưa hẳn là vậy.

 

Seth Mydans, phóng viên của tờ The New York Times, đã viết một bài đăng ngày 15 tháng 10 năm 1989 có tựa đề là “The Nation; The Next Wave From Vietnam: A New Disability”. Trong bài này có một đoạn Seth Mydans nhận định rằng việc tái định cư cho nhóm này (tù cải tạo, NVT) sẽ là một bước tiến tới việc kết thúc một món nợ quốc gia đối với các đồng minh thời chiến ở Đông Dương. Nhận định của Seth dựa trên câu nói của ông Funseth, rằng “Những người này bị tù vì họ đã cộng tác mật thiết với chúng ta trong cuộc chiến”… “Họ phải được Hoa kỳ quan tâm đặc biệt về mặt nhân đạo.” Xin kèm theo đây nguyên bản Anh ngữ của đoạn văn nói trên:

 

   Resettling this group will be a step toward closing out this nation's debt to its Indochinese wartime allies. ''These people have been detained because of their close association with us during the war,'' said Robert Funseth, the senior deputy assistant secretary of state for refugee affairs, who has spent most of this decade negotiating their resettlement. ''They are of special humanitarian concern to the United States.''

 

Hơn nữa, trong bài “Người tù chính trị Việt Nam: Món nợ của Hoa Kỳ đối với Đồng Minh” do ông Đỗ Ngọc Uyển viết và phổ biến tháng 9/2008, có đoạn viết như sau:

 

   Đại Tướng William Westmoreland nguyên Tư Lệnh Lực Lưọng Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam và Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ - trong một bài diễn văn đọc tại một buổi lễ kỷ niệm ngày Quân Lực 19/6 tai New Orleans, Lousiana (*) – đã có một lời xin lỗi nguyên văn như sau: “On behalf of the US Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Viet Nam Armed Forces for abandoning you guy.” (Nhân danh Quân Lực Hoa Kỳ, tôi gửi lời xin lỗi các cựu chiến binh QLVNCH vì đã bỏ rơi các bạn.)

 

(*) Ghi chú của người viết: Tôi không tìm được bản Anh ngữ của bài diễn văn, do đó tôi chép lại đoạn này từ bài của ông Đỗ Ngọc Uyển với sự dè dặt thường lệ.

 

Từ những nhận xét trên ta có thể hiểu được lý do mà ông Funseth không dùng hai chữ humanitarian operation (HO), và trong các văn thư của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng không có hai chữ này.

 

 

Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa

 

Trên trang nhà (website) của Tổng Hội SVSQTB/TĐ/HN, văn kiện số 15/UBTT/KH/HD có tiêu đề “Di tản, Thuyền nhân, và Hội nhập” được viết bởi cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, trong đó có câu: “…Nhân đây, xin được nhắc lại mục đích và ý nghĩa của hai chữ "H.O" qua lời thư của cựu Đại Tướng Vesseỵ Đây là nguyên văn bức thự [sic]…”

 

(Xin đọc lá thư và bản dịch trong phần nói về tác giả Song Nhị)

 

Đại Tá Phạm Bá Hoa viết như trên có nghĩa là ông đã dựa vào lá thư hồi âm của Đại Tướng Vessey để kết luận rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation. Xin đọc nhận xét của tôi về lá thư này trong phần nói về tác giả Song Nhị dưới đây.

 

 

Tác giả Song Nhị

 

Trong bài “Lý lịch con chữ H.O”, đăng ngày 26/12/2006 trên website có tên là QGHC Alumni Association, lúc đầu ông Song Nhị cũng cho rằng chữ HO là do phía Việt Nam đặt ra một cách tình cờ. Tuy nhiên, sau đó ông đã đổi ý vì thấy HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation có lý hơn. Ông đưa ra những lập luận sau đây:

 

Lập luận 1

   Như vậy, căn nguyên hình thành hai chữ H.O bắt nguồn từ Liên Hiệp Quốc, từ Geneve, từ năm 1979, chứ không phải từ ... trên trời rơi xuống, từ những suy luận, đoán mò của nhiều người, trong đó có tôi. Tuy nhiên, những ai suy luận H.O do viết tắt của hai chữ Humanitarian Operation cũng có cơ sở bởi nó có nghĩa tích cực hơn, mạnh mẽ hơn…

 

Nhận định về lập luận 1: Bắt đầu từ năm 1979, những người vượt biển tìm tự do gặp nhiều nguy hiểm như nạn cướp biển, chết đói vì lạc đường, tầu chìm vì giông bão, v.v…Do vậy Liên Hiệp Quốc (LHQ) mới hô hào các nước phải có hành động nhân đạo để giảm thiểu sự chết chóc của những người vượt biển. Từ ngữ “Humanitarian Operation” (chứ không phải HO) đã được nói đến ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Đáp ứng lời kêu gọi của LHQ, Hoa Kỳ lập ra chương trình ODP (là chữ viết tắt của Orderly Departure Program) để giúp cho những người Việt Nam có đủ điều kiện được ra đi chính thức hầu giảm bớt số người vượt biển.

 

Trong một văn kiện có tên Federal Register /Vol. 67, No. 131 /Tuesday, July 9, 2002 / Proposed Rules, số 45403, chữ ODP được giải thích ở tiểu mục “What Was the Orderly Departure Program (ODP)?” như sau:

 

ODP gồm có 3 chương trình phụ (subprogram), đó là: (1) Đoàn tụ gia đình, (2) Cựu tù cải tạo, và (3) Con lai. Nguyên văn tiếng Anh của mục (2) là “(2) the Reeducation Detainee Subprogram (which came to be known as the HO subprogram)”. Ở đây ta thấy rõ là chính phủ Hoa kỳ chính thức dùng nhóm chữ Reeducation Detainee để đặt tên cho chương trình phụ số 2. Họ để trong ngoặc đơn nhóm chữ which came to be known as the HO subprogram (tạm dịch: mà nó đã được biết đến như là chương trình phụ HO) mà không đả động gì đến hai chữ Humanitarian Operation cả. HO là HO chứ không phải là chữ viết tắt của cái gì như nhiều người suy đoán.

 

Vả lại, bản văn trưng dẫn trên đây được phổ biến ngày 9/7/2002, tức là hơn 12 năm sau đợt ra đi đầu tiên của cựu tù cải tạo (năm1990). Thời gian 12 năm đã quá đủ để cho một chữ mới nào đó trở thành quen thuộc đối với đại chúng. Vậy chữ HO cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì thế, trong bản văn trưng dẫn ở trên, họ mới viết thêm lời giải thích để trong ngoặc đơn, (which came to be known as the HO subprogram).

 

Lại nữa, tôi vào trang nhà (website) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tôi đưa từ ngữ Humanitarian Operation & Vietnamese reeducation detainees vào khung “Tìm kiếm (SEARCH)” thì chẳng thấy có một văn kiện nào liên quan đến Việt Nam, Hoa Kỳ, và cựu tù cải tạo mà trong đó có chữ Humanitarian Operation cả. Tôi chỉ thấy họ dùng từ ngữ “humanitarian issues” (những vấn đề nhân đạo) để đề cập tới cả ba nhóm người gồm: đoàn tụ gia đình, con lai, và cựu tù cải tạo.

 

 

Lập luận 2

…Thông cáo của Sở Ngoại Vụ TPHCM phổ biến trên tờ SGGP ngày 1-12-1992 có đoạn ghi rõ: “Ta trao tiếp cho phía Mỹ các danh sách HO21 đến HO28 và sẽ trao toàn bộ danh sách HO còn lại trong vòng 3 tháng tới.”…

 

Nhận định về lập luận 2: Tính đến ngày 1-12-1992, chương trình “HO” đã được thực hiện gần 3 năm. Chữ “HO” đã trở thành quen thuộc với những người có liên quan ở miền Nam, nhất là Sàigòn. Vậy rất có thể nhân viên đánh máy của tòa báo đã vô tình đánh máy H21 và H28 thành ra HO21 và HO28. Những sách giáo khoa còn có lúc bị sai lỗi đánh máy huống hồ gì một bài báo đọc qua rồi bỏ. Không nên chỉ dựa vào mấy chữ trên mặt báo để kết luận rằng HO đã được bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng.

 

 

Lập luận 3

Mặc dù chính ông Song Nhị đã được nghe một sĩ quan công an xác nhận rằng không có chữ HO, ông vẫn cho rằng HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation. Ông viết:

 

   Năm 1990 nhân dịp ra Hà Nội, tôi đi với một người bà con là Việt kiều ở Pháp đến trụ sở Công an ở phố Hàng Bài, tôi hỏi một nữ Trung úy CA về hồ sơ H.O của một người bạn (chết trong tù), người nữ công an này trả lời tôi với câu mở đầu "Chỉ có H, không có HO nào cả. Nói gia đình chị ấy làm tại địa phương”. Hẳn là người nữ công an ấy cũng chỉ là một nhân viên thừa hành, thấy sao nói vậy, họ có biết gì về tính sâu sắc của chữ nghĩa như người trong cuộc hằng quan tâm…

 

Nhận định về lập luận 3: Lập luận rằng “Người nữ công an ấy cũng chỉ là một nhân viên thừa hành, thấy sao nói vậy, họ có biết gì về tính sâu sắc của chữ nghĩa như người trong cuộc hằng quan tâm” để phủ định câu trả lời của người sĩ quan công an, theo tôi thì, nói có vẻ hồ đồ và gượng ép quá.

 

 

Lập luận 4

   Trong một văn bản mang ký hiệu (FVPPA: July, 1996), của phía Hoa Kỳ có tiêu đề như sau:

[OVERVIEW OF FAMILY ELIGIBILITY IN THE PROCESSING OF THE FORMER POLITICAL PRISONERS BY THE HO SUBPROGRAM OF THE ORDERLY DEPARTURE PROGRAM (ODP)]

- When the Oderly Departue Program (ODP) be [sic] the “HO” subprogram of ODP to resettle former political prisoners and their family members..., (chữ HO trong câu này để trong dấu ngoặc kép).

 

 

Xin tạm dịch:

 

 [“Văn Bản xem xét lại những người hội đủ tiêu chuẩn trong gia đình cựu tù nhân chính trị được ra đi theo chương trình phụ HO thuộc chương trình ra đi trong trật tự (ODP)]

Ðoạn mở đầu viết:

“Khi chương trình ra đi trong trật tự (ODP) bắt đầu chương trình phụ “HO” của ODP để tái định cư những cựu tù nhân chính trị và các thành viên trong gia đình của họ…”

 

 

Nhận định về lập luận 4: Thứ nhất, bản văn để chữ HO trong ngoặc kép chứng tỏ rằng nó có một ý nghĩa không bình thường mà chưa được mọi người (hay ít ra là cơ quan thảo bản văn này) coi là hiển nhiên.

 

Thứ hai, bản văn này phổ biến tháng bảy năm 1996 (hơn sáu năm sau khi bắt đầu chương trình tái định cư cựu tù cải tạo) do đó chữ HO, qua việc thường xuyên sử dụng bởi những anh em “HO”, đã xâm nhập một số cơ quan/nhân vật trong chính phủ Hoa Kỳ, nhất là bộ ngoại giao. Vì vậy đôi khi họ cũng dùng chữ HO trong một vài trường hợp hãn hữu, chẳng hạn như cựu đại tướng John Vessey (sẽ đề cập ở phần sau). Vả lại, bản văn này viết về chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo (Humanitarian Resettlement  Program) dành cho cựu tù cải tạo và các người cộng tác với Hoa Kỳ mà họ đã không kịp nạp đơn trước ngày chấm dứt ODP, 30/9/1994. Bản văn này không nói về chương trình ODP mà trong đó có một chương trình phụ dành riêng cho cựu tù cải tạo và gia đình của họ.

 

Thứ ba, khi tôi vào trang nhà (website) của bộ ngoại giao hoa kỳ, tôi đưa vào khung “Tìm kiếm” (SEARCH) nhóm chữ humanitarian operation-HO-Vietnamese re-education detainees thì tôi không thấy bản văn nào trong đó có chữ humanitarian operation mà chỉ có humanitarian hoặc humanitarian resettlement thôi. Như vậy chứng tỏ bộ ngoại giao Hoa Kỳ không dùng chữ HO như là chữ viết tắt của Humanitarian Operation như ta tưởng.

 

Thứ bốn, chương trình Ra Đi Trong Trật Tự (Orderly Departure Program – ODP) của Hoa Kỳ chia ra làm ba loại đối tượng là (1) Cựu tù cải tạo, (2) Con lai, và (3) Đoàn tụ gia đình. Chương trình ODP chấm dứt ngày 30/9/1994.

 

Sau này chính phủ Hoa Kỳ cho cứu xét lại một số trường hợp của những người không kịp lập hồ sơ trước ngày hết hạn 30/9/1994. Chương trình tái cứu xét này được gọi là Humanitarian Resettlement Program và được chia ra làm 3 chương trình phụ (subprogram) có tên là HO, U-11, và V-11. Họ giải thích ba chữ viết tắt này như sau:

 

HO category – Former Re-Education Center Detainees,

U-11 category – Former U.S. Government Employee,

V-11 category – Former Employees of Private U.S. Companies or Organizations.

 

Theo cách giải thích trên đây, ta thấy họ có dùng chữ HO nhưng không diễn giải rằng nó là chữ viết tắt của Humanitarian Operation. Chữ “humanitarian” trong Humanitarian Resettlement Program được áp dụng chung cho HO, U-11, và V-11, chứ không riêng gì cho cựu tù cải tạo.

 

Chữ HO trong bản văn mà ông Song Nhị trưng dẫn trên đây chỉ để áp dụng cho những cựu tù cải tạo còn sót lại sau khi chương trình ODP chấm dứt ngày 30/9/1994 mà thôi.

 

Như tôi đã nói ở trên, chữ HO do nhóm cựu tù cải tạo đã dùng rất nhiều kể từ ngày bắt đầu sang định cư ở Hoa Kỳ (1990), do đó nó đã xâm nhập một số cơ quan/viên chức Hoa Kỳ, dẫn đến việc họ cũng sử dụng nó trong một số trường hợp để chỉ những cựu tù cải tạo mà thôi. HO không mang nghĩa humanitarian operation. Xin xem thêm:

 

Media Note
Office of the Spokesman
Washington, DC
November 15, 2005
Joint U.S. - Vietnamese Announcement of Humanitarian Resettlement Program

 

 

Lập luận 5

   Sau hết, mới đây tôi được nhà một người bạn forward cho lá thư của cựu Ðại Tướng John Vessey gửi ông Nguyễn Xuân Huấn, Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tiểu bang Minnesota. Qua lá thư này, Tướng John Vessey đã khẳng định với chúng ta lý lịch con chữ H.O một cách minh bạch [sic].

 

Lá thư được cô Nguyễn T. Ngọc Châu phiên dịch sang Việt ngữ cùng với nguyên bản Anh ngữ như sau:

 

John W. Vessey, General USA (retired). June 10, 1997
            To Mr. Nguyen Xuan Huan
            President, Association of Former Political Detainees in Minnesota .
            1030 University Avenue .
            ST. Paul , MN 55104 .

 

Dear Mr. Huan.

Because I am unable to attend your important meeting on Saturday, June 21, I ask that this letter be read on my behalf to your members and guests.

            (Người viết tự bỏ 9 dòng không cần thiết)      

               When President Reagan call me back from military retirement in 1987 to be his Presidential Emissary to Hanoi , one of the highest priority tasked he assigned me was to seek the release of our former South Vietnamese comrades who had been detained in the, so-called, “reeducation camps”. I was authorized to assure the Hanoi government that the United States would accept and  welcome those detainees and their families in this country. Because, at the time of the original negotiations, there was no hope of any immediate political resolution between the two nations, all actions taken in furtherance of the agreements reached were termed “humannitarian operations”. Consequently, the term H.O. has been used within the Vietnamese-American community to refer to former political detainees who are now resident in the United States .

To me, the term H.O. is a badge of courage, service and sacrifice, and all those who fall within that context of the term are among the true heroes of our time.

My very best wishes to all attending your event.

Sincerely yours.
John W. Vessey

 

Bản dịch của Nguyễn T. Ngọc Châu:

 

   “Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Ðặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà Tổng Thống giao phó cho tôi, là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái trại gọi là “trại cải tạo”. Tôi được quyền bảo đảm với chánh phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận và đón tiếp những người tù cải tạo cùng với gia đình họ sang Hoa Kỳ.

Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, vì chúng tôi không hy vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều được mang danh “Humanitarian Operation” (chiến dịch nhân đạo), gọi tắt là H.O. Do đó, danh từ H.O. được Cộng Ðồng Việt Mỹ sử dụng để nói về những cựu tù nhân chính trị Việt Nam đang sống trên đất Hoa Kỳ”.

“Riêng đối với tôi, danh từ H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ, và lòng hy sinh của người H.O. Tất cả những ai thuộc diện H.O. đều là những anh hùng thật sự trong thời đại chúng ta”

 

 

Nhận định về lập luận 5. 

Thứ nhất, rất tiếc là tôi không có lá thư mời của ông Nguyễn Xuân Huấn nhưng tôi có thể chắc đến 90% là trong thư mời, ông Huấn đã đề cập đến chữ HO và Humanitarian Operation. Do đó tướng Vessey đã nương theo thư mời mà dùng những chữ Humanitarian Operation và HO trong thư trả lời cho ông Huấn. Tuy nhiên, tướng Vessey đã cẩn thận để trong ngoặc kép hai chữ Humanitarian Operation.

 

Thứ hai, không hiểu vì vô tình hay cố ý mà người dịch (Ngọc Châu) đã: (1) viết thêm nhóm chữ “gọi tắt là H.O.” trong khi bản Anh ngữ không có phần này, (2) dịch không đúng câu “the term H.O. has been used within the Vietnamese-American community to refer to former political detainees… ”

Chữ term nên được dịch là thuật ngữ thì đúng hơn là danh từ. Nhóm chữ “Vietnamese-American community” đúng ra phải dịch là cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chứ không phải cộng đồng Việt Mỹ.

Chữ community ở đây là danh từ số ít, để chỉ một cộng đồng mà thôi. Nếu dịch là cộng đồng Việt Mỹ, người đọc sẽ dễ hiểu lầm rằng có hai cộng đồng khác nhau, một Việt và một Mỹ. Mà, đã có hai thì chữ community phải ở dạng số nhiều (communities) trong khi bản tiếng Anh dùng ở dạng số ít (community). Điều này chứng tỏ Đại Tướng Vessey không có ý đưa cộng đồng người Mỹ vào đây mà chỉ nói riêng cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà thôi; nghĩa là chữ HO chỉ thông dụng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

 

Thứ ba, lá thư tướng Vessey viết ngày 10/6/1997, tức là hơn bảy năm sau đợt đầu tiên của cựu tù cải tạo đến Mỹ. Chữ HO đã không còn xa lạ đối với một số giới chức trong chính quyền Hoa Kỳ mà trong đó có tướng Vessey.

 

Theo tôi, tướng Vessey với cung cách ngoại giao đã rất khéo léo khi đưa những chữ Humanitarian Operation và HO vào trong thư trả lời cho ông Huấn chỉ để làm đẹp lòng người nhận thư (ông Huấn) chứ không có ý xác nhận HO là Humanitarian Operation viết tắt. Giả dụ, ông có chính thức xác nhận trong lá thư rằng Humanitarian Operation để chỉ chương trình ra đi của cựu tù cải tạo và HO là chữ viết tắt của nó thì cũng không thể căn cứ vào đó mà kết luận HO là viết tắt của Humanitarian Operation. Tướng Vessey chỉ là một cá nhân trong khi tôi không tìm được văn kiện nào trên trang nhà (website) của bộ ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận điều này.

 

Trước tôi, đã có ông Đỗ Ngọc Uyển cũng không tìm thấy chữ HO (Humanitarian Operation) trong các văn kiện của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Trong một bài viết phổ biến tháng 9/2008 với tựa đề là “Người tù chính trị Việt Nam: Món nợ của Hoa kỳ đối với đồng minh!” ông viết như sau:

 

   Trong các văn kiện chính thức của Hoa Kỳ không bao giờ thấy ghi nhận có cái gọi là chương trình HO (HO Program) nào cả. Trong tờ sự kiện (Fact sheet) của  Phòng Dân Số - Tỵ Nạn và Định Cư (Bureau of Population, Refugee and Migration) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phổ biến ngày 16 tháng 1 năm 2004, tại tiểu mục Orderly Departure Program (Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự) có một đoạn viết nguyên văn như sau: “More than 89,700 Amerasian children and accompanying family member have been admitted to the United States since 1988 in a special ODP subprogram, along with some 167,000 former re-education camp detainees and their immediate family members under another special program begun in 1989… (Hơn 89,700 trẻ em lai Mỹ-Việt cùng với gia đình đã được chấp nhận vào Hoa Kỳ từ năm 1988 theo một chương trình phụ của ODP, cùng vớí 67,000 người cựu “tù cải tạo” và thân nhân trực hệ theo một chương trình đặc biệt bắt đầu từ năm 1989)

Ghi chú của người viết: Chữ đậm nét và phần tô mầu vàng là do ông Đỗ Ngọc Uyển muốn nhấn mạnh.

 

Ý kiến của người viết (NVT)

Chữ HO đã được phát sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt mà nhiều người đã lầm tưởng nó là chữ viết tắt của hai chữ Humanitarian Operation. Sự hiểu lầm này là do cách đặt tên, cách viết, và cách đánh số của bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam.

 

HO là HO, chứ chẳng phải là chữ viết tắt của cái gì cà. Tuy nhiên nó đã “hùng dũng” đi vào kho tàng ngữ vựng của người Việt Nam hải ngoại để thành một danh từ mới mà khi nói lên ai cũng hiểu nó biểu hiện cho một lớp người đã một thời đóng góp máu xương, công sức, và tuổi trẻ của mình vào việc gìn giữ miền Nam thân yêu khỏi mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Tiếc rằng đất nước đến hồi mạt vận, miền Nam đã bị bọn CSBV chiếm đóng, công lao của lớp người HO thành ra công dã tràng! Dù sao thì tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi được/bị gọi là HO.

 

Trong lá thư gửi cho ông Nguyễn Xuân Huấn, cựu Đại Tướng Vessy có viết ở phần cuối thư như sau:

 

   To me, the term H.O. is a badge of courage, service and sacrifice, and all those who fall within that context of the term are among the true heroes of our time.

My very best wishes to all attending your event.

Sincerely yours.
John W. Vessey

 

Tạm dịch như sau:

 

 Đối với tôi, thuật ngữ H.O. là một biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ và sự hy sinh, và tất cả những ai thuộc phạm vi của thuật ngữ này (HO, chú thích của người dịch) đều là những anh hùng của thời đại chúng ta.

Tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người tham dự đại hội.

Thân ái,

John W. Vessey

 

 

Tôi mượn một câu của nhà văn Giao Chỉ (cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc, San Jose) viết trong bài “Người về từ trăm năm…” ngày 30/9/2008 để thay cho lời kết:

 

… Tên H0 thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng HO bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là HO…

Arlington, TX ngày 24 tháng 7 năm 2009

Sửa lại ngày 22 tháng 4 năm 2010

Nguyễn Văn Thái

( B ài Tác giả gửi đến HNPD )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm