Đoạn Đường Chiến Binh
Trọng Đạt: Trận Mưa Bom Giáng Sinh
Hòa đàm bế tắc.
Sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân Tổng thống Johnson quá mệt mỏi vì
cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 31-3-68, ông tuyên bố không tái tranh cử
và tạm thời cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ Bắc Việt từ vĩ
tuyến thứ 20 trở lên, ông kêu gọi Hà Nội hãy tỏ thiện chí hòa đàm nếu
không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Một tháng sau Cộng Sản Bắc Việt nhận lời
đàm phán.
Hội nghị được tổ chức tại khách sạn Majestic, thủ đô Ba Lê nước Pháp
khai mạc ngày 10-5-1968 ông W. Averell Harriman đại diện phía Mỹ, Xuân
Thủy phía Hà Nội. Đây là một hội nghị được quốc tế chú ý nhất từ trước
tới nay có hơn 3,000 phóng viên các nước tới theo dõi lấy tin.
Hà nội khăng khăng đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc. Ngày
31-10-1968 Johnson nhượng bộ cho ngưng dội bom trên toàn miền Bắc.
Hòa đàm thực sự bắt đầu dưới nhiệm kỳ chính phủ Cộng Hòa Nixon, nhậm
chức đầu năm 1969. Hà Nội ngoan cố đòi hai điều kiện tiên quyết: Mỹ phải
rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu để
thay thế bằng chính phủ lâm thời ba thành phần. Hoa Kỳ rút quân dần dần
mỗi năm, từ 530 ngàn người Mỹ đóng ở miền Nam 1968 cho tới 1972 chỉ còn
vài chục nghìn người, Bắc Việt vẫn ngoan cố đói phải lật đổ chính phủ
Nguyễn Văn Thiệu.
Sở dĩ BV ngoan cố không chịu đàm phán nghiêm chỉnh vì họ đã được phong
trào phản chiến và Quốc hội Mỹ gian tiếp hoặc trực tiếp yểm trợ. Theo
Nixon (trong No More Vietnams trang 127) hành động của đám sinh viên bạo
động đã khuyến khích CSBV gây chiến không chịu đàm phán nghiêm chỉnh.
Bọn biểu tình vô tình kéo dài chiến tranh làm lợi cho CS. Tại cuộc hòa
đàm đại diện BV đã nhiều lần hỗn hào chửi bới phái đoàn Mỹ, họ nắm được
cái tẩy của hành pháp Mỹ đang gặp khó khăn vì bị Quốc hội và phản chiến
chống đối.
Cuối tháng 3-1972, BV đem đại binh tấn công qui mô trên toàn lãnh thổ
Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng 10 sư đoàn chính qui có xe tăng, đại bác
phòng không yểm trợ đánh ba tỉnh lớn Bình Long, Kontum, Quảng Trị cho
tới giữa tháng 9-1972 quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị và cuộc
chiến được gọi Mùa hè đỏ lửa chấm dứt. BV bị thiệt hại nặng khoảng từ
70 cho tới 100 ngàn cán binh, phía VNCH vào khoảng 30 ngàn người tử
trận. Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ tối đa, Hoa Kỳ muốn VNCH phải
thắng để lấy ưu thế tại bàn hội nghị. Người Mỹ đã mở lại các cuộc oanh
kích miền Bắc để trả đũa BV, họ gọi là Operation Linebacker bombing,
chiến dịch oanh tạc Linebacker I này bắt đầu từ 10-5 đến 23-10-1972.
Cuối năm 1972 Hoa Kỳ mở chiến dịch Linebacker II (Linebacker thứ hai)
đây là chiến dịch oanh tạc của không quân nhằm vào BV trong giai đoạn
chót của Mỹ trong chiến tranh VN từ 18-12 tới 29-12-1972, cũng được gọi
vui là Christmas bombing, Cuộc oanh tạc vào dịp Giáng sinh. Đây là cuộc
oanh tạc lớn nhất của không quân Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai, nó là sự
tiếp tục của Chiến dịch Linebacker I kể trên, điều khác biệt là
Linebacker II oanh tạc bằng B-52 chứ không bằng máy bay chiến thuật như
Linebacker.
Trước Giáng Sinh 1972 gần 3 tháng, vào ngày 8-10-1972 Kissinger và Lê
đức Thọ gặp nhau ở Ba Lê để thảo luận về những đề nghị mới của hai phía
tìm kiếm hòa bình. Lê Đức Thọ đề nghị kế hoạch mới của BV: Ngưng bắn tại
chỗ, Mỹ rút quân, trao đổi tù binh BV, VNCH, Chính phủ lâm thời của Mặt
trận giải phóng, giữ nguyên, BV không đòi Thiệu từ chức, Mỹ vẫn tiếp
tục viện trợ cho VNCH, cả Hà Nội và Mỹ đều được tiếp tục viện trợ cho
đồng minh trên căn bản đồng đều nhau, BV sẽ không xâm nhập, Mỹ sẽ tái
thiết BV, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải dân tộc, thực hiện bầu cử
tại miền Nam VN, sẽ có ba quyền lực: Chính phủ Sài Gòn, Mặt Trận giải
phóng, Thành phần thứ ba gồm đại diện cả hai bên. Cả ba phải có sự nhất
trí, mọi hành động của hội đồng mới phải có sự đồng ý của TT Thiệu.
Ngày 11-10-1972 tòa đại sứ Pháp tại Hà Nội bị thiệt hại trong cuộc ném
bom của Mỹ, Đại sứ Pháp Pierre Susini bị thương nặng Lê Đức Thọ phản đối
với Kissinger, Hoa kỳ ngưng oanh tạc 23-10-1972. Ngày 16-10-1972
Kissinger trở lại Paris họp với Xuân Thủy trong khi Lê Đức Thọ đang về
Hà Nội. Hai bên lại họp ngày 17-10-1972, họ bất đồng ý kiến hai điểm:
Việc thay thế định kỳ vũ khí của miền nam VN, thả tù binh CS do VNCH
giam giữ. BV muốn ký hiệp định trước tháng 11-1972, họ tin rằng Nixon sẽ
nhượng bộ trước kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới hơn là sau bầu cử.
Kissinger đồng ý những điều khoản mới, ông cho Nixon biết và được Nixon
chấp thuận.
Sơ thảo Hiệp định sẽ được ký tại Hà Nội ngày 31-10-1972. Kissinger bay
đến Sài Gòn ngày 18-10 để gặp TT Thiệu, VNCH không đồng ý với bản hiệp
định mới và không hài lòng với Kissinger cho là đã phản bội. TT Thiệu
đòi sửa 129 điều khoản trong đó đòi khu phi quân sự phải coi như biên
giới quốc gia, không còn là ranh giới quân sự tạm thời, VNCH phải được
coi như một quốc gia biệt lập, nếu được như vậy thì BV sẽ không còn lý
do gây chiến tranh để thống nhất đất nước như họ đang làm.
Về điểm này sử gia Stanley Karnow trong Vietnam a History trang 665 đã chua chát nói.
“Thật là mỉa mai hết chỗ nói, người Mỹ đã chiến đấu bao nhiêu năm
để bảo vệ nền độc lập của miền nam VN bây giờ họ lại phủ nhận tính hợp
pháp của nó”.
(That, however, was the supreme irony of the moment. After fighting for
years to defend South Vietnam’s independence, The United Stated was now
denying its legitimacy)
Ngày 26-10 ông Thiệu tiến thêm một bước, công bố bản dự thảo đã được
sửa khi ấy giới lãnh đạo miền Bắc cho rằng Kissinger đã đánh lừa họ, họ
bèn công bố một số phần của thỏa ước cho người ta cảm tưởng rằng thỏa
ước phù hợp mục đích của Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn. Kissinger muốn tạo
niềm tin cho cả hai miền, ông quả quyết với BV rằng mình thật tình và
với Sài Gòn rằng Mỹ đã gây hiểu lầm. Kissinger họp báo tại tòa Bạch ốc
lạc quan tuyên bố ta có thể tin hòa bình đang ở trong tầm tay (We
believe that peace is at hand).
Ngày 20-11-1972 những điều khoản tu sửa của VNCH và 44 điều khoản thay
đổi do Nixon yêu cầu đã được Kissinger trao cho phái đoàn CSVN. Những
khoản yêu cầu gồm: Khu phi quân sự được coi như ranh giới quốc tế giữa
hai nước, quân đội CSBV rút về Bắc, BV bảo đảm ngưng bắn lâu dài tại
Đông Dương, một lực lượng quốc tế giữ gìn hòa bình sẽ được thành lập để
quan sát ngưng bắn.
Khi đọc xong, phía BV rút những nhượng bộ và mặc cả thêm khiến Kissinger
bèn nói dậm chân tại chỗ rồi. Cuộc nói chuyện dự trù 10 ngày chấm dứt
ngày 13-12 với thỏa thuận của hai bên bắt đầu thương thảo, cuộc đối
thoại tan vở hôm ấy, phái đoàn Hà Nội từ chối không chịu tiếp tục đàm
phán.
Nixon đang định kỳ hạn cho ngày ký Hiệp Định tháng 1-1973, lời tuyên bố
của Kissinger khiến dân Mỹ tin tưởng, kỳ vọng ở thỏa hiệp. TT Nixon lo
phiên họp Quốc hội thứ 93 sẽ bắt đầu ngày 3-1-1973, ông sợ các nhà lập
pháp Dân chủ sẽ ban hành luật chấm dứt chiến tranh trước khi ông thực
hiện cam kết hòa bình trong danh dự của mình. Phía BV đánh hơi thấy
phiên họp Quốc hội trong tháng 1-1973 có thể ban hành luật chấm dứt
chiến tranh Đông Dương đến lúc ấy thì khỏe re, bất chiến tự nhiên thành,
khỏi phải họp hành ký kết. Đó là một lỗi lầm tai hại của họ đưa tới
trận đòn tàn khốc nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh VN.
Tổng thống Nixon quan tâm trước hết chi phí chiến dịch Linebacker, máy
bay, nhân lực gửi tới Đông Nam Á đè nặng lên ngân sách Ngũ giác đài,
tổng cộng 4 tỷ vào giữa mùa thu và Bộ trưởng quốc phòng Melvin Lair đã
khẩn khoản đề nghị Nixon xin Quốc hội một ngân khoản để trang trải.
Kissinger và Nixon được biết lập pháp sẽ có thể nắm cơ hội để đưa nước
Mỹ ra khỏi cuộc chiến.
Quyết định và thảo kế hoạch.
Kissinger từ Paris về ngày 14-12-1972 ông bàn với Nixon sau đó gửi tối
hậu thư cho Hà Nội đe dọa nếu BV không trở lại bàn hội nghị trong 72 giờ
đồng hồ (3 ngày) sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng. Cũng trong ngày Nixon
ra lệnh phong tỏa cảng Hải Phòng bằng máy bay thả mìn và cho Bộ tư lệnh
không quân nghiên cứu kế hoạch oanh tạc trong giới hạn 72 giờ. Nixon
bác bỏ lời Kissinger khuyên Tổng thống lên truyền hình thông báo chiến
dịch, ông lệnh cho Kissinger mở cuộc họp báo ngày 16-12 để nói cho dư
luận biết hòa đàm bế tắc vì BV ngoan cố. Kissinger ám chỉ cho biết chính
phủ sẽ có biện pháp mạnh.
Một trong những phương châm của Nixon là nếu đã dùng vũ lực thì phải tận
dụng sức mạnh vô giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự thì tốt
nhất là phải đánh xả láng, once a decision had been made to apply
military muscle, it was best to go all out (Walter Isaacson – Kisinger A
Biography trang 468). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc
Moorer:
“Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.
Nixon lấy Linebacker II để gây thiệt hại tối đa về vật chất cho BV,
trong khi Linebacker I tháng 5-1972 để phá hoại bộ máy quân sự BV, Nixon
xử dụng Linebacker II để tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch cũng
như để chứng tỏ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy ông là con người
thép (Larry Berman – No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in
Vietnam, trang 215)
Thời hạn tối hậu thư đã qua, hai hôm sau vào ngày 18-12, Mỹ mở cuộc oanh
tạc Hà Nội. Về sau các sử gia nghiên cứu về cuộc chiến Đông Nam Á đồng ý
với quan điểm của Nixon cho rằng BV ngoan cố không chịu trở lại phòng
họp. Hai bên đã muốn thương thảo nhưng BV lại từ chối trở lại, họ chờ
phiên họp sắp tới của Quốc Hội. Mục đích của TT Nixon không phải để
thuyết phục BV mà để thuyết phục ông Thiệu, Nixon cho biết dù điều khoản
của hiệp định ngưng bắn như thế nào, VNCH có thể tin vào lời hứa của
ông sẵn sàng yểm trợ cho miền Nam khi BV vi phạm hiệp định.
Sau chiến dịch Linebacker I, Hoa Kỳ có 207 B-52 dành cho chiến trường
Đông Nam Á, gồm 54 chiếc (mẫu B-52-D) đóng tại phi trường U-Tapao
Thailan và 153 chiếc khác tại căn cứ Andersen, đảo Guam (gồm 55 chiếc
B-52 D và 98 B-52G).
Chiến dịch coi như xử dụng một nửa tổng số máy bay B-52 của Không đoàn
oanh tạc cơ Mỹ, các vị chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến thuật không quân
miễn cưởng chấp nhận sự xử dụng những máy bay đắt giá và những phi hành
đoàn huấn luyện tốn kém. Sự huy động một lực lượng máy bay B-52 lớn chưa
từng thấy trong cuộc chiến và dự án tấn công đại qui mô quanh Hà Nội 20
km cho thấy thể hiện sự thay đổi lớn trong việc huy động lực lượng
không quân.
Nhiều vị trong Bộ chỉ huy cũng đồng ý với chiến dịch bay vào màng lưới
phòng không dầy đặc của BV hy vọng chứng tỏ các oanh tạc cơ có khả năng
vượt qua hệ thống hỏa tiễn tinh khôn địa không SAM (surface-to-air
missiles) do Nga chế tạo cũng như súng phòng không và máy bay nghênh
chiến MIG. Lý do chính phải dùng B-52 cho chiến dịch thay vì phi cơ
chiến thuật vì tháng 12 thuộc mùa mưa tại miền Bắc VN, thời tiết xấu gây
khó khăn cho các phi cơ chiến thuật vì các máy bay này cần quan sát
bằng mắt. B-52 có khả năng tham chiến dù thời tiết xấu cũng như tốt nên
đã được chọn giữ vai trò then chốt cho chiến dịch này. B-52 đã được
trang bị hệ thống bom vận hành theo radar và các máy bay yểm trợ. Các
pháo đài bay này có thể tấn công mục tiêu hoặc với những bom có tia
laser hướng dẫn khi thời tiết tốt hoặc dùng hệ thống oanh tạc do radar
hướng dẫn.
Chiến dịch này lấy tên Linebacker II được phác họa tại Bộ chỉ huy không
quân tại Omaha, Nebraska, vì giới hạn thời gian chỉ có ba ngày và qua
kinh nghiệm của chiến dịch trước Linebacker I theo đó máy bay MIG nghênh
chiến sẽ là mối đe dọa cho oanh tạc cơ Mỹ. Các vị chỉ huy ban kế hoạch
cho máy bay tới Hà Nội làm ba đợt vào ban đêm, mỗi đợt cùng đi một
đường, cùng cao độ, các oanh tạc cơ bay theo đội hình ba chiếc (cells)
để tăng hiệu quả.
Mỗi khi ném bom xong các máy bay sẽ quay về phía tây mà Bộ tham mưu gọi
là chuyển hướng sau mục tiêu (post-target turns, gọi tắt PTT), sự chuyển
hướng này sẽ có hai hiệu quả không thuận lợi cho các oanh tạc cơ B-52
có thể hướng vào cơn gió mạnh ngược chiều, nó sẽ làm giảm tốc độ còn 185
km/giờ và sẽ kéo dài thêm thời gian ở tại mục tiêu có thể làm giảm hiệu
quả đội hình cũng như trở thành bia cho radar của hỏa tiễn SAM dưới
đất.
Trong ba nhiệm vụ của chiến dịch như Bộ chỉ huy chiến dịch đã đề ra
trong ba đêm liên tiếp bắt đầu từ 18-12-1972, đêm đầu tiên 129 máy bay
được tung vào chiến dịch, trong đó 87 chiếc từ Guam, 39 chiếc yểm trợ
thuộc Bộ tư lệnh không lực 7 (The seven air force), Lực lượng đặc nhiệm
77 Hải quân và Thủy quân lục chiến yểm trợ các oanh tạc cơ B-52 qua sự
cung cấp các máy bay F-4 hộ tống, F-105 Wild Weasel để tiêu diệt hỏa
tiễn SAM của BV, máy bay EB-66 thuộc không quân và EA-6 thuộc hải quân,
máy bay chaff plane, loại máy bay thả những miếng kim loại dát mỏng
(chaff) để gây rối loạn radar đối phương, (chaff = tiny strips of metal
foil that are dropped to confused radar), KC-135 tiếp tế nhiên liệu trên
không, và các máy bay giải cứu phi hành đoàn.
Mục tiêu của đợt thứ nhất là phi trường Kép, Phúc Yên và Hòa Lạc, một
nhà kho tại Yên Viên trong khi đợt thứ hai và thứ ba tấn công các mục
tiêu quanh Hà Nội. Ba máy bay bị rớt do khoảng 220 hỏa tiễn SAM của BV,
trong số này hai chiếc B-52G từ Guam và một B-52D từ U-Tapao Thái lan,
ngoài ra hai B-52 D từ Guam bị thương nặng cố lết về U-Tapao sửa chữa,
chỉ có một phi hành đoàn của ba máy bay bị hạ được giải cứu, cũng tối
hôm ấy một F-111 của không quân bị bắn hạ trong khi ném bom đài phát
thanh Hà Nội.
Đêm thứ hai (19-12) có 97 phi vụ do oanh tạc cơ B-52 tham dự, mục tiêu
gồm sở Hỏa xa Kinh Nỗ và kho hàng lân cận, nhà máy nhiệt điện Thái
Nguyên cũng như nhà ga Yên Viên. Mặc dù có khoảng 185 hỏa tiễn SAM do BV
phóng lên và một số oanh tạc cơ bị hư hại vì trúng đạn nhưng không cái
nào bị rớt. Bộ chỉ huy hy vọng đêm thứ ba, tức đêm cuối của chiến dịch
cũng sẽ tốt đẹp như lần trước.
Mục tiêu thứ ba ngày 20-12 do 99 oanh tạc cơ thực hiện gồm ga xe lửa Yên
Viên, nhà kho Yên Mỗ, nhà máy điện Thái Nguyên, địa điểm bốc rở hàng
tại Bắc Giang, nhà ga Kinh Nỗ, kho nhiên liệu săng dầu tại cũng như gần
Hà Nội.
Vì thấy đợt hai bị thiệt hại nhẹ, đợt ba được tiến hành y như trước đó
là một lỗi lầm tai hại, phía Mỹ ra chiều tự mãn với phương thức trước.
Trong đêm thứ ba BV cũng học được kinh nghiệm qua phương thức ấy, pháo
đài bay B-52 khi tiến vào Hà Nội thấy MIG ở xa xa nhưng chúng không
nghênh chiến mà chỉ để báo cáo cho dưới đất biết cao độ và tốc độ của
máy bay Mỹ. Thế là BV cho bắn xả láng hỏa tiễn địa không và đại bác
phòng không lên các máy bay Mỹ. Lộ trình tái diễn, ngựa quen đường cũ đã
đưa tới thảm bại cho Mỹ, 6 B-52 bị bắn rơi trong đêm thứ ba (gồm hai
B-52D và bốn B-52G), sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô
la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc.
Vì đợt ba tái diễn như hai lần trước khiến phòng không BV đã có kinh
nghiệm và phóng 300 quả lên mục tiêu, sáu B-52G và ba B-52D bị thiệt hại
trong đợt tấn công thứ nhất và thứ ba, một B-52D quay về Thái Lan bị
rớt ở Lào. Chỉ có hai trong số tám người của phi hành đoàn được cứu
thoát. Chiến dịch gây phản ứng dữ dội, Bộ chỉ huy không quân bị áp lực
nhiều phía: “Chấm dứt cuộc tắm máu này!” nhiều sĩ quan cao cấp
trong Bộ chỉ huy không quân cho rằng ta có thể mất nhiều oanh tạc cơ và
thuyết ưu thế của không quân có thể vô nghĩa.
Vấn đề chính ở chỗ chiến thuật của Bộ chỉ huy không ghi nhận sự đe dọa
của máy bay MIG trong ba đợt của chiến dịch. Chiến thuật không thay đổi
vể đường bay, cao độ, đội hình, thời gian. Các vị chỉ huy giải thích sự
không thay đổi ấy sẽ thuận lợi cho các phi hành đoàn B-52 không có kinh
nghiệm bay vào một trận địa nguy hiểm. Nhà sử gia về không quân Earl
Tilford lại có ý kiến khác:
“Sau nhiền năm oanh tạc những khu rừng không phòng ngự và thói
quen phác họa kế hoạch chiến tranh nguyên tử đã nuôi dưởng một định kiến
trong tư tưởng các vị chỉ huy suýt đưa tới tai họa… chiến thuật nghèo
nàn kết hợp với tính tự tin quá cao đã khiến cho mấy đợt bay tấn công
đầu tiên của chiến dịch thành cơn ác mộng cho các phi hành đoàn B-52”
(Wikipedia, Operation Linerbacker II)
Tổng thống Nixon cho lệnh tiếp tục sau ba ngày kể trên. Thay đổi thứ
nhất ta thấy được do các vị chỉ huy tại Mỹ phân biệt sự khác biệt giữa
các cơ phận radar của các mẫu B-52 (B-52G, B-52D), thiết bị trên mẫu G
được xử dụng để ứng phó với các dàn phòng không tinh khôn, tối tân do
Nga chế tạo, nó không phải để ứng phó với các hỏa tiễn SAM-2 xưa cũ và
hệ thống radar của BV. Các vị chỉ huy không quân tại Omaha nhấn mạnh chỉ
có máy bay tại U-Tapao được trang bị các bộ phận tinh khôn mới được đưa
vào trận địa tại BV. Do đó các đợt tấn công sau sẽ bị cắt giảm về tầm
vóc (số lượng máy bay) mặc dù chiến thuật không thay đổi.
Tối
thứ tư 21-12-1972 của chiến dịch, 30 chiếc oanh tạc cơ từ U-Tapao đến
thả bom kho hàng thuộc địa phận Hà Nội, Văn Điển, phi trường Quảng Tề.
Hai oanh tạc cơ bị hỏa tiễn SAM bắn rớt. Đêm hôm sau 22-12 mục tiêu được
chuyển từ Hà Nội xuống Hải Phòng nhắm vào kho săng dầu nhiên liệu. Lần
này cũng 30 máy bay tham dự trận đánh, không bị thiệt hại về B-52 nhưng
một F-111 bị bắn rớt xuống nhà ga Kinh Nỗ.
Ngày 22-12 một cánh của bệnh viện Bạch Mai ngoại ô Hà Nội bị một chuỗi
bom lạc đánh trúng. Sự thiệt hại đã khiến BV và các nhà phản chiến Mỹ la
ó lên, bệnh viện này cách đường bay của phi trường Bạch mai 100 mét và
một kho quân sự chỉ cách đó chưa tới 200 mét, bệnh nhân đã được di tản
nhưng không may 28 bác sĩ, y tá, dược sĩ bị thiệt mạng.
Hai ngày trước Giáng Sinh, các vị chỉ huy không quân đưa các căn cứ SAM
và các phi trường vào danh sách mục tiêu, máy bay F-111 của Không quân
được đưa tới trước khi oanh tạc cơ đến để giảm mối nguy của máy bay địch
lên nghênh chiến. F-111 đã rất thành công trong chiến dịch tiêu diệt
các dàn hỏa tiễn địa không của BV.
Đêm thứ sáu 23-12 các oanh tạc cơ cũng tránh Hà Nội và tấn công các vị
trí hỏa tiễn địa không tại phía bắc thành phố và ga xe lửa Lạng Đăng.
Không bị thiệt hại máy bay nào, đêm hôm sau cuộc hành trình may mắn
(cũng tránh Hà Nội) tiếp tục. Ba mươi oanh tạc B-52 cơ được 69 phi cơ
chiến thuật yểm trợ tấn công nhà ga Thái Nguyên và Kép, không có máy bay
nào của Mỹ bị mất trong chiến dịch này.
Mặc dù B-52 đảm nhiệm vai trò chính nhưng các phi cơ chiến thuật cũng
rất tích cực trong việc yểm trợ. Trong khi các pháo đài bay và phi cơ
F-111 thực hiện các phi vụ trong ban đêm, trung bình 69 máy bay chiến
thuật của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến tấn công ban ngày,
trung bình gần 100 phi xuất một ngày. Sự thiệt hại của những phi cơ này
rất nhẹ, chỉ hơn mười chiếc trong toàn bộ chiến dịch, lý do cũng không
có gì khó hiểu vì phòng không BV chỉ đợi ban đêm mới chống trả dữ dội
các mục tiệu xuất hiện.
Trận cuối.
Sau trận oanh kích ngày 24-12-1972, chiến dịch tạm ngưng 36 giờ nghỉ
lễ Giáng Sinh 1972, trong khi đó các nhà kế hoạch gia không quân làm
việc, họ duyệt lại chiến thuật cho giai đoạn kế tiếp tức giai đoạn chót.
Vì bị thiệt hại ở giai đoạn đầu nên họ dự trù một cuộc tấn công dữ dội
vào các phi trường BV khi bắt đầu tấn công trở lại. Giai đoạn này cũng
cần thiết, từ ngày Giáng Sinh hầu hết các mục tiêu chiến thuật của BV đã
bị ném bom tan nát. Sau đó các vị chỉ huy đã giao kế hoạch chiến thuật
cho các giới chức Không quân thuộc cấp tại Không Lực Tám (Eighth Air
Force) đóng tại Guam, ở đây cấp chỉ huy nhanh chóng duyệt lại chiến
thuật đã có nhiều thiệt hại trước đây.
Nay thay vì tấn công nhiều đợt, các oanh tạc cơ có thể đánh và rút tại
mục tiêu trong vòng 20 phút, các pháo đài bay này có thể đến từ nhiều
hướng và nhiều cao độ khác nhau. Các oanh tạc cơ có thể tùy nghi muốn
rút theo đường nào thì rút, kế hoạch rút về hướng tây (post-target
turns) trước đây bị loại bỏ. Các pháo đài bay đến từ bảy địa điểm khác
nhau sẽ tấn công mười mục tiêu trong phạm vi Hà Nội, Hải Phòng, trong đó
có bốn địa điểm từ vịnh BV.
Ngày 26-12-1972, tổng cộng 120 oanh tạc cơ cất cánh ném bom ga xe lửa
Thái Nguyên, Kinh Nỗ, đường xe lửa Đức Nội, Hà Nội, Hải Phòng và khu nhà
ga Vân Điển, 78 oanh tạc cơ xuất phát từ Anderson (Guam), đó là trận
oanh tạc “trong một lần” lớn nhất trong lịch sử của Bộ chỉ huy chiến
dịch, 42 chiếc khác từ Thái Lan. Các oanh tạc cơ được 113 máy bay chiến
thuật yểm trợ như thả những miếng lá kim loại dát mỏng phá rối radar BV,
hộ tống, phá hủy các dàn hỏa tiễn địa không…
Hệ
thống phòng không của BV mặc dù còn hữu hiệu nhưng bị tràn ngập bởi số
lượng máy bay lớn cũng như rất khó tìm ra máy bay trong khoảng thời gian
ngắn và bị màn dầy đặc của các miếng kim loại dát mỏng do máy bay chiến
thuật thả xuống. BV đã bắn lên khoảng 950 hỏa tiễn trước đây, kho tên
lửa nay đã gần cạn, họ chỉ bắn lên được 68 quả SAM trong chiến dịch này.
Một B-52 bị hạ gần Hà Nội, một cái khác bị hư hại nặng quay đầu về
U-Tapao bị hủy hoại, chỉ có hai người trong phi hành đoàn sống sót.
Tối sau 27-12-1972 có 60 oanh tạc cơ tiến hành chiến dịch, một số tấn
công các vị trí hỏa tiễn địa không, số còn lại đánh phá đường xe lửa
Lạng Đăng, Đức Nội, Trùng Quang và Văn Điển. Một B-52 bị thương nặng
khiến phi hành đoàn nhẩy dù xuống Lào được cứu thoát, một chiếc khác
không may khi oanh tạc ga xe lửa Trùng Quang bị trúng đạn. Trong chiến
dịch ban đêm hai phi cơ F-4 và một máy bay trực thăng cấp cứu HH-53 bị
bắn rơi.
Ngày thứ 10 tức 28-12-1972 tổng cộng có 60 B-52 trong đó 15 chiếc loại G
và 15 loại D từ Anderson, Guam, và 30 chiếc loại D từ U-Tapao, các máy
bay tấn công năm mục tiêu làm sáu đợt, trong đó bốn đợt đánh vào các mục
tiêu thuộc địa phận Hà Nội (gồm cơ sở cung cấp hỏa tiễn địa không),
trong khi đó đợt năm đánh ga xe lửa Lạng Đăng ở Tây Nam Lạng Sơn, một số
lớn các tuyến đường vận tải từ Trung Cộng. Không có máy bay nào bị rớt
trong chiến dịch này.
Ngày thứ 11 tức ngày 29-12 là trận oanh tạc chót cùng, chỉ còn một ít
mục tiêu chiến lược còn lại tại BV đáng lưu ý, tuy nhiên còn hai kho hỏa
tiễn SAM tại Phúc Yên và ga xe lửa Lạng Đăng có thể oanh tạc được. Tổng
cộng 60 chiếc máy bay lại tiến về Bắc nhưng thay đổi việc chọn lựa loại
mẫu. U-Tapao lại cung cấp 30 mẫu D, lực lượng từ Anderson thay đổi, đưa
12 mẫu G và 18 mẫu D trên không phận BV, cuối cùng 30 B-52D làm nhiệm
vụ oanh tạc trên vùng cán chảo BV và phía Nam VN, lần này cũng không có
máy bay nào bị phòng không, máy bay MIG của BV hay hỏa tiễn bắn hạ.
Thương lượng và ký kết.
Ngày 22-12-1972 Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội trở lại bàn hội nghị để bàn
thảo những khoản đã đề ra từ tháng 10. Ngày 26-12, Hà Nội báo cho Hoa
Thịnh Đốn họ muốn nhấn mạnh cho Nixon biết oanh tạc không phải là lý do
để quyết định, Bộ chính trị BV cho biết ngưng oanh tạc không phải là
điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán. Nixon trả lời ông muốn các cuộc
đàm phán về kỹ thuật, thủ tục bắt đầu ngày 2-1-1973 và ông sẽ ngưng oanh
tạc nếu BV đồng ý. Họ thỏa thuận và Nixon ngưng chiến dịch dội bom trên
vĩ tuyến 20 từ ngày 29-12. Kế đó ông báo cho Kissinger chấp nhận những
điều khoản đã có từ tháng 10 để ký Hiệp Định. Thượng nghị sĩ Henry
Jackson thuộc Dân chủ, tiểu bang Washington khuyên Tổng thống Nixon nói
chuyện trên truyền hình cho nhân dân biết chúng ta oanh tạc BV để buộc
họ trở lại bàn hội nghị.
Nay vấn đề trở ngại là sự đồng ý của TT Thiệu, Nixon cố gắng trấn an ông bằng lá thư ngày 5-1-1973 rằng:
“Xin cam kết với ông chúng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ trong thời
gian sau khi ký kết và sẽ trả đũa hết mình nếu BV vi phạm thỏa hiệp”
(Wikipedia, Operation Linebacker II)
Theo Walter Isaacson trong Kisinger, A Biography trang 486, những thư cam kết do Kissinger bí mật soạn cho TT Nixon không hỏi ý kiến Quốc hội, lý do không có gì khó hiểu: Kissinger biết rõ nếu đưa ra công luận bàn bạc sẽ bị Thượng viện đánh chìm ngay. Tuy nhiên ông Thiệu vẫn không chịu, ngày 14-1-1973, TT Nixon phải hăm dọa:
“Tôi đã nhất quyết tiến hành ký Hiệp Định vào ngày 23-1-1973. Nếu cần tôi sẽ đơn phương ký với họ.”
(Wikipedia, Operation Linebacker II)
Trong No More Vietnams trang 167 Nixon cũng nói:
“Chỉ khi chúng tôi tuyến bố nếu cần chúng tôi sẵn sang ký Hiệp định dù ông không ký thì lúc ấy ông ấy miễn cưỡng phải ký”.
TT Nixon cũng đã nói cho ông Thiệu biết nếu miền Nam không chịu ký
kết Hiệp định, gây trở ngại cho hoà đàm thì Quốc Hội Mỹ sẵn sàng ra luật
chấm dứt chiến tranh tháng 1-1973, cắt đứt viện trợ bỏ rơi VNCH để đánh
đổi lấy 580 tù binh Mỹ tại Hà Nội. Theo Nixon từ 1969 Quốc hội Mỹ đã
nhiều lần định bỏ rơi VNCH để đổi lấy hoà bình.
Một ngày trước thời hạn, TT Thiệu đành phải chấp thuận thỏa ước sự thực cũng không làm gì hơn được.
Ngày 9-1-1973 Kissinger và Lê Đức Thọ trở lại Paris, thỏa thuận giữa Mỹ
và BV về cơ bản chính là cái bản sơ thảo hai bên đã đạt được từ hơn ba
tháng trước (tức từ tháng 10-1972). Những yêu cầu do Mỹ thêm vào từ
tháng 12-1972 đã bị loại bỏ nói khác đi bất lợi cho Mỹ. John Negroponte,
một trong những phụ tá của Kissinger đã gay gắt nói trong khi hai bên
thương lượng như sau:
“Chúng ta oanh tạc BV để họ phải chấp nhận sự nhượng bộ của chúng ta”.
(We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions – Wikipedia, Operation Linebacker II)
Khu phi quân sự do Hiệp định Genève ấn định từ 1954 không được coi là
biên giới giữa hai nước. Việc yêu cầu quân đội BV rút khỏi miền Nam VN
về Bắc không thấy ghi một tí nào trong Hiệp định, tuy nhiên Lê Đức Thọ
có hứa miệng với Kissinger sẽ rút 30,000 quân CSBV về Bắc.
Yêu cầu ngưng bắn cho toàn cõi Đông dương không được ghi trong Hiệp
Định, một lần nữa Kissinger lại hài lòng với lời “thỏa thuận miệng”
(verbal understanding) rằng ngưng bắn tại Lào sẽ được thực hiện cùng lúc
hoặc sau VNCH một chút. Thỏa thuận về Cam bốt không được đặt ra vì tại
nơi đây nay BV không có tí ảnh hưởng nào đối với Khmer đỏ.
Hiệp Định Paris được ký tại khách sạn Majestic tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973.
Hậu quả.
Trong chiến dịch Linebacker II tổng cộng có 741 phi xuất B-52 để oanh
tạc Hà Nội và 729 phi vụ đã thực hiện xong. Có 15,237 tấn bom đạn đã
được ném xuống 18 mục tiêu về kỹ nghệ và 14 mục tiêu quân sự kể cả tám
căn cứ hỏa tiễn địa không (SAM), trong khi đó các máy bay chiến thuật
cũng đã ném xuống 5,000 tấn bom đạn. Cùng thời gian này có 212 phi vụ
B-52 được thêm vào tại Nam VN để yểm trợ cho các chiến dịch dưới đất, 10
B-52 đã bị bắn rớt ngoài Bắc và năm chiếc khác bị thương rớt ở Lào hoặc
Thái lan, 33 quân nhân thuộc các phi hành đoàn B-52 đã bị thiệt mạng
hoặc mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ, 33 người khác bị bắt làm tù
binh và 26 người khác đã được cứu vớt. Bắc Việt cho biết họ đã bắn hạ 34
chiếc B-52, 4 chiếc F-111 trong suốt chiến dịch.
769 phi vụ phụ thêm do Không Lực và 505 phi vụ do Hải Quân và Thủy quân
lục chiến để yểm trợ cho các pháo đài bay B-52, có 12 máy bay bị thiệt
hại trong chiến dịch gồm: Hai F-111, ba F-4, hai A-7, hai A-6, một
EB-66, một trực thăng cấp cứu HH-53, một thám thính RA-5C, trong chiến
dịch này mười (10) phi công bị thiệt mạng, tám (8) bị bắt, mười một (11)
được cứu thoát.
Toàn thể thiệt hại của chiến dịch là 27 chiếc gồm 15 B-52 và 12 máy bay
chiến thuật: Không quân mất 15 B-52, hai F-4, hai F-111, một EB-66 và
một trực thăng cứu nạn HH-53. Hải quân mất hai A-7, hai A-6, một RA-5,
và một F-4. Trong số tất cả máy bay bị bắn rơi có mười bẩy (17) chiếc bị
bắn rớt vì hỏa tiễn SA-2, ba (3) chiếc bị máy bay MIG của BV bắn rơi
ban ngày, ba (3) chiếc do đại bác phòng không, bốn chiếc không rõ nguyên
do. Tổng cộng có tám (8) máy bay MIG bị bắn rớt trong đó hai chiếc do
đại liên phòng không ở đuôi B-52 hạ.
Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng nề: Không quân ước
lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu
gallons xăng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập
lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng
tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1-1973, nhập lượng này đã
tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần. Mặc dầu Hà Nội la làng “Mỹ
đã trải thảm bom lên nhà thương, trường học, các khu dân cư, phạm vào
những tội ác man rợ đối với nhân dân ta”, nhưng chính họ đã cho biết
toàn bộ chỉ có 1,624 người thường dân bị thiệt mạng.
Với khoảng 20,000 tấn bom được thả xuống Hà Nội, Hải Phòng, sự thiệt hại
dân sự tương đối nhẹ, chỉ có 1,318 người tại Hà Nội và 306 người tại
Hải Phòng thiệt mạng, nếu so sánh với chín ngày oanh tạc thành phố
Hamburg, nước Đức năm 1944, chỉ có vào khoảng chưa tới 10,000 tấn bom
được ném xuống mà có tới 30,000 người bị giết.
Nhiều giới chức trong Không quân cho rằng nếu năm 1965 mà cũng đánh cho
BV tan nát như Giáng Sinh năm 1972 thì đã thắng rồi, họ sai lầm ở chỗ
năm 1972 chiến tranh đến thời kỳ kết thúc và trận oanh tạc này chỉ là cú
đấm cuối cùng. Ngoài ra bang giao của Mỹ với Nga, Trung Cộng đã thay
đổi nhiều trong những năm có hòa đàm với BV, oanh tạc mạnh năm 1965 có
thể lôi kéo CS quốc tế vào cuộc chiến và có thể leo thang đi tới chiến
tranh nguyên tử, nay kỳ hạn hòa bình đã thay đổi và Hoa Kỳ không còn
muốn chiến thắng nữa, họ chuyển sang rút bỏ.
Nhận xét.
Như thế trận mưa bom Giáng sinh long trời lở đất năm 1972 có mục đích
chính là để đưa BV trở lại bàn hội nghị. Sau ngày 30-4-1975 nhiều người
ở miền Bắc vào Nam cho biết nếu Mỹ ném bom thêm một tuần nữa thì BV sẽ
phải đầu hàng vì chịu không nổi. Gần đây có nguồn tin một cựu nhân viên
FBI tên Ted Gunderson tiết lộ rằng một sĩ quan lãnh sự Mỹ lãnh sự tại VN
đã nghe vào đầu xuân năm 1973 từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên
bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc của Mỹ đầu
xuân 1973 (tức trận oanh tạc Giáng sinh 1972), thế nhưng CIA đã thay thế
toàn bộ nhân viên của phòng truyền tin và ém nhẹm đi tin này để cho sự
điều đình giữa Tổng thống Nixon và Mao được xúc tiến và dâng miền Nam
cho CS qua Hòa đàm Paris.
Tin đồn do những người ngoài Bắc đem vào Nam và tin của Ted Gunderson
hoàn toàn sai lạc vô căn cứ, trước hết TT Nixon cho oanh tạc BV là để
đưa họ trở lại bàn hội nghị như đã nói ở trên, họ chỉ muốn ký hiệp định
Paris rồi rút quân về nước (The terms of peace had also changed as the
United States went from wanting victory to settling for an easy exit –
Wikipedia, Linebacker II bombing raid).
“Nhưng ý định của Hoa Kỳ trong cuộc dội bom phủ đầu năm 1972
không còn ý nghĩa quân sự nữa mà cuộc dội bom chỉ là một thái độ chính
trị: Hoa Kỳ chỉ muốn CSVN trở lại hội nghị, kết thúc cuộc chiến trên
giấy tờ, để Hoa Kỳ có thể rút khỏi Việt Nam – dù hiệp ước đó có bất lợi
cho Hoa Kỳ và VNCH đến đâu. Và Hoa Kỳ đã đạt được ý định sau 11 ngày dội
bom”.
(Nguyễn kỳ Phong, Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 300)
Ngoài ra đối với BV, Mỹ không có tư cách để buộc họ phải đầu hàng như
đã buộc Nhật đầu hàng năm 1945. Đối với VN, Mỹ tham chiến chỉ là để trợ
giúp VNCH tự vệ chống CS, giữ toàn vẹn lãnh thổ miền Nam chứ không phải
để chiếm miền Bắc. Chúng ta cũng cần lưu ý mặc dù BV bị các pháo đài
bay B-52 đánh nhừ tử thừa sống thiếu chết, các hạ tầng cơ sở BV bị bắn
phá tan tành gần sập tiệm thế mà họ vẫn đòi được Mỹ phải nhượng bộ tại
bàn hội nghị như đã nói ở trên.
Hiệp định ký kết vẫn chỉ là những thỏa thuận cũ từ tháng 10-1972. Bắc
Việt lỳ lợm như thế thì thử hỏi đến bao giờ họ mới chịu hàng, cho dù
cuộc oanh tạc có tiêu diệt hàng trăm nghìn người thường dân vô tội hoặc
hơn thế họ cũng chẳng quan tâm. Trong thời gian chiến tranh Lê Duẫn đã
từng nói sẵn sàng nướng thêm một hai triệu người nữa để tiếp tục chiến
đấu.
Năm 1989 tác giả bài viết này có dịp nói chuyện với một Trung tá CSBV đã giải ngũ về cuộc oanh tạc Giáng sinh 1972, ông ta bảo:
“Bây giờ hết coi là bí mật thì tôi mới dám nói, ngay hôm máy bay Mỹ ném bom dữ dội, các đường dây diện thoại bị đứt hết, trung ương mất liên lạc với địa phương, sau mười ngày oanh tạc, hai bên cùng đuối và rồi Mỹ phải ngưng cuộc tấn công”.
Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được chiếu ở VN giữa thập niên 80, đoạn nói về Mỹ ngưng ném bom như sau:
“Cuối tháng 12-1972 Hoa Kỳ ngưng ném bom BV, không phải vì bị thế
giới lên án, cũng không phải vì người dân Mỹ biểu tình chống đối mà vì
sự thiệt hại nặng nề của không quân trong chiến dịch này”.
Ý kiến của cựu Trung tá CS và nhận định của cuốn phim như trên đều không
đúng sự thật, như đã nói ở trên phòng không của BV cuối tháng 12 đã
hoàn toàn kiệt lực, số tên lửa tồn kho đã cạn sạch khiến họ phải xin
chịu ngồi vào bàn hội nghị, vả lại “Chiến thuật Lì” không còn ăn khách,
hiệu lực. Mỹ ngưng oanh tạc cũng vì các mục tiêu để đánh phá cũng không
còn, hạ tầng cơ sở BV đã bị oanh tạc tan nát hết, không còn gì để triệt
hạ nữa.
(The final two days of Linebacker II encountered only one problem: a
lack of suitable targets – Wikipedia, Linebacker II bombing raid).
“Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam không được chú trọng đến. Hiệp định Paris được ký kết để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát.”
Trong trận oanh tạc long trời lở đất mùa Giáng Sinh năm 1972, Nixon
đã một công đôi chuyện, vừa bắt BV trở lại bàn hội nghị và vừa đánh phá
tan tành hạ tầng cơ sở miền Bắc như đã nói ở trên: phi trường, nhà ga,
kho hàng, tiếp liệu bị hủy hoại. Nixon đã đánh BV tan nát để sau khi Mỹ
rút đi họ sẽ không có khả năng xâm lược miền Nam, như thế ông ta cũng đã
làm hết sức mình để cứu vãn sự sụp đổ của VNCH.
Theo Nixon (trong No more Vietnams), sau khi ký Hiệp định Paris, VNCH
mạnh hơn miền Bắc vì CSBV bị tổn thất quá nặng trong trận mùa hè đỏ lửa
1972, khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị thiệt mạng, 75% số
xe tăng bị bắn cháy. Cộng thêm trận oanh tạc Giáng sinh 1972, BV bị kiệt
quệ về vũ khí đạn dược. Nhưng sau Hiệp định, Hà Nội lại được CS quốc tế
viện trợ đều đặn và dồi dào trong khi Quốc hội Mỹ đã cắt giảm viện trợ
xương tủy VNCH đưa tới sụp đổ tháng 4-1975.
Trong trận oanh tạc Giáng Sinh 1972 kể trên BV đã đủ sức chống trả và
gây thiệt hại đáng kể cho không lực của một siêu cường thì ta mới thấy
CS quốc tế đã viện trợ cho BV dồi dào như thế nào, có người cho rằng
Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã viện trợ quân
sự cho BV để đánh nhau với Mỹ chứ không phải để đánh nhau với VNCH.
Theo bản tin BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006: Trong buổi hội thảo của
Viện Lịch Sử Quân Sự CSVN tổ chức tại Sài Gòn ngày 14 và 15-4-2006, hai
“đồng chí” Lê Quang Lạng và Trần Tiến Hoạt đã công bố nguồn viện trợ
quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em cho CSVN trong cuộc chiến
tranh 1954-1975. Họ cho biết về tên lửa Liên xô đã viện trợ 10,169 quả,
về máy bay chiến đấu Liên Xô viện trợ 316 chiếc, Trung Quốc anh em 142
chiếc. Trong giai đoạn 1969-1972, BV đã nhận được 684,666 tấn hàng viện
trợ vũ khí và trang bị kỹ thuật, giai đoạn 1973-1975 BV nhận được
649,246 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật như thế CS quốc tế vẫn viện trợ
cho BV dồi dào từ đầu tới cuối cuộc chiến.
Hoa Kỳ không cung cấp cho miền Nam đủ hỏa lực để có thể tự vệ chống lại
một đối phương quá hùng mạnh đã được trang bị những vũ khí hiện đại dồi
dào cả về phẩm lẫn lượng. Đa số các sách báo Mỹ viết về chiến tranh Việt
Nam (như Walter Isaacson trong Kisinger, A Biography trang 488) nhận
định rằng VNCH không thể tự đứng vững mà họ phải dựa vào quân đội Mỹ và
khi Mỹ rút đi miền Nam sụp đổ.
Độc giả Mỹ, người dân Mỹ hiểu rằng quân đội miền Nam không đủ sức tự vể.
Sự thực có phải quân đội VNCH tác chiến thua kém quân đội BV không? Các
Tướng lãnh miền nam thua tài thao lược so với các Tướng miền Bắc? Hoàn
toàn không.
Có một sự thực mà hầu như không thấy người Mỹ, tác giả Mỹ nào chịu công
nhận: hỏa lực Hoa Kỳ cung cấp cho miền Nam hầu như luôn luôn thua kém
hỏa lực hùng hậu mà CS quốc tế cung cấp cho BV, hay nói khác đi Hoa Kỳ
đã không chạy đua kịp với CS quốc tế về quân viện cho chiến trường Việt
nam, đưa tới hậu quả sụp đổ ngày 30-4-1975.
Trọng Đạt.
Tài Liệu Tham Khảo:
- Wikipedia: Operation Linebacker II
- The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.
- AirSpacemag.com, Military Aviation: The Christmas bombing.
- Commondreams.org: The Christmas bombings, by James Carrell.
- Namvets.com: Vietnamese remember Christmas from hell.
- U.S Centenial of flight commission: Linebacker II bombing raid.
- History.com, History made every day: Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam.
- History.com: Statistic about the Vietnam war.
- Digital History: Nixon and Viet Nam.
- Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
- Walter Isaacson: Kisinger, A Biography , Simon & Schuter 1992
- Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, The Free Press 2001.
- Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985.
- The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985.
- James H.Willbanks: Vietnam war Almanac, Facts on file – 2009
- Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991.
- Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Vietnam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.
- Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing
- Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh: BBCvietnamese.com, 10-5-2006
- Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006.
- Nguyễn Kỳ Phong: Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam, Tự Lực 2009.
- Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
- Đặng Phong: 5 Đường Mòn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trí Thức, Hà Nội 2008
- Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh, 2005.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Trọng Đạt: Trận Mưa Bom Giáng Sinh
Hòa đàm bế tắc.
Sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân Tổng thống Johnson quá mệt mỏi vì
cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 31-3-68, ông tuyên bố không tái tranh cử
và tạm thời cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ Bắc Việt từ vĩ
tuyến thứ 20 trở lên, ông kêu gọi Hà Nội hãy tỏ thiện chí hòa đàm nếu
không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Một tháng sau Cộng Sản Bắc Việt nhận lời
đàm phán.
Hội nghị được tổ chức tại khách sạn Majestic, thủ đô Ba Lê nước Pháp
khai mạc ngày 10-5-1968 ông W. Averell Harriman đại diện phía Mỹ, Xuân
Thủy phía Hà Nội. Đây là một hội nghị được quốc tế chú ý nhất từ trước
tới nay có hơn 3,000 phóng viên các nước tới theo dõi lấy tin.
Hà nội khăng khăng đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc. Ngày
31-10-1968 Johnson nhượng bộ cho ngưng dội bom trên toàn miền Bắc.
Hòa đàm thực sự bắt đầu dưới nhiệm kỳ chính phủ Cộng Hòa Nixon, nhậm
chức đầu năm 1969. Hà Nội ngoan cố đòi hai điều kiện tiên quyết: Mỹ phải
rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu để
thay thế bằng chính phủ lâm thời ba thành phần. Hoa Kỳ rút quân dần dần
mỗi năm, từ 530 ngàn người Mỹ đóng ở miền Nam 1968 cho tới 1972 chỉ còn
vài chục nghìn người, Bắc Việt vẫn ngoan cố đói phải lật đổ chính phủ
Nguyễn Văn Thiệu.
Sở dĩ BV ngoan cố không chịu đàm phán nghiêm chỉnh vì họ đã được phong
trào phản chiến và Quốc hội Mỹ gian tiếp hoặc trực tiếp yểm trợ. Theo
Nixon (trong No More Vietnams trang 127) hành động của đám sinh viên bạo
động đã khuyến khích CSBV gây chiến không chịu đàm phán nghiêm chỉnh.
Bọn biểu tình vô tình kéo dài chiến tranh làm lợi cho CS. Tại cuộc hòa
đàm đại diện BV đã nhiều lần hỗn hào chửi bới phái đoàn Mỹ, họ nắm được
cái tẩy của hành pháp Mỹ đang gặp khó khăn vì bị Quốc hội và phản chiến
chống đối.
Cuối tháng 3-1972, BV đem đại binh tấn công qui mô trên toàn lãnh thổ
Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng 10 sư đoàn chính qui có xe tăng, đại bác
phòng không yểm trợ đánh ba tỉnh lớn Bình Long, Kontum, Quảng Trị cho
tới giữa tháng 9-1972 quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị và cuộc
chiến được gọi Mùa hè đỏ lửa chấm dứt. BV bị thiệt hại nặng khoảng từ
70 cho tới 100 ngàn cán binh, phía VNCH vào khoảng 30 ngàn người tử
trận. Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ tối đa, Hoa Kỳ muốn VNCH phải
thắng để lấy ưu thế tại bàn hội nghị. Người Mỹ đã mở lại các cuộc oanh
kích miền Bắc để trả đũa BV, họ gọi là Operation Linebacker bombing,
chiến dịch oanh tạc Linebacker I này bắt đầu từ 10-5 đến 23-10-1972.
Cuối năm 1972 Hoa Kỳ mở chiến dịch Linebacker II (Linebacker thứ hai)
đây là chiến dịch oanh tạc của không quân nhằm vào BV trong giai đoạn
chót của Mỹ trong chiến tranh VN từ 18-12 tới 29-12-1972, cũng được gọi
vui là Christmas bombing, Cuộc oanh tạc vào dịp Giáng sinh. Đây là cuộc
oanh tạc lớn nhất của không quân Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai, nó là sự
tiếp tục của Chiến dịch Linebacker I kể trên, điều khác biệt là
Linebacker II oanh tạc bằng B-52 chứ không bằng máy bay chiến thuật như
Linebacker.
Trước Giáng Sinh 1972 gần 3 tháng, vào ngày 8-10-1972 Kissinger và Lê
đức Thọ gặp nhau ở Ba Lê để thảo luận về những đề nghị mới của hai phía
tìm kiếm hòa bình. Lê Đức Thọ đề nghị kế hoạch mới của BV: Ngưng bắn tại
chỗ, Mỹ rút quân, trao đổi tù binh BV, VNCH, Chính phủ lâm thời của Mặt
trận giải phóng, giữ nguyên, BV không đòi Thiệu từ chức, Mỹ vẫn tiếp
tục viện trợ cho VNCH, cả Hà Nội và Mỹ đều được tiếp tục viện trợ cho
đồng minh trên căn bản đồng đều nhau, BV sẽ không xâm nhập, Mỹ sẽ tái
thiết BV, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải dân tộc, thực hiện bầu cử
tại miền Nam VN, sẽ có ba quyền lực: Chính phủ Sài Gòn, Mặt Trận giải
phóng, Thành phần thứ ba gồm đại diện cả hai bên. Cả ba phải có sự nhất
trí, mọi hành động của hội đồng mới phải có sự đồng ý của TT Thiệu.
Ngày 11-10-1972 tòa đại sứ Pháp tại Hà Nội bị thiệt hại trong cuộc ném
bom của Mỹ, Đại sứ Pháp Pierre Susini bị thương nặng Lê Đức Thọ phản đối
với Kissinger, Hoa kỳ ngưng oanh tạc 23-10-1972. Ngày 16-10-1972
Kissinger trở lại Paris họp với Xuân Thủy trong khi Lê Đức Thọ đang về
Hà Nội. Hai bên lại họp ngày 17-10-1972, họ bất đồng ý kiến hai điểm:
Việc thay thế định kỳ vũ khí của miền nam VN, thả tù binh CS do VNCH
giam giữ. BV muốn ký hiệp định trước tháng 11-1972, họ tin rằng Nixon sẽ
nhượng bộ trước kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới hơn là sau bầu cử.
Kissinger đồng ý những điều khoản mới, ông cho Nixon biết và được Nixon
chấp thuận.
Sơ thảo Hiệp định sẽ được ký tại Hà Nội ngày 31-10-1972. Kissinger bay
đến Sài Gòn ngày 18-10 để gặp TT Thiệu, VNCH không đồng ý với bản hiệp
định mới và không hài lòng với Kissinger cho là đã phản bội. TT Thiệu
đòi sửa 129 điều khoản trong đó đòi khu phi quân sự phải coi như biên
giới quốc gia, không còn là ranh giới quân sự tạm thời, VNCH phải được
coi như một quốc gia biệt lập, nếu được như vậy thì BV sẽ không còn lý
do gây chiến tranh để thống nhất đất nước như họ đang làm.
Về điểm này sử gia Stanley Karnow trong Vietnam a History trang 665 đã chua chát nói.
“Thật là mỉa mai hết chỗ nói, người Mỹ đã chiến đấu bao nhiêu năm
để bảo vệ nền độc lập của miền nam VN bây giờ họ lại phủ nhận tính hợp
pháp của nó”.
(That, however, was the supreme irony of the moment. After fighting for
years to defend South Vietnam’s independence, The United Stated was now
denying its legitimacy)
Ngày 26-10 ông Thiệu tiến thêm một bước, công bố bản dự thảo đã được
sửa khi ấy giới lãnh đạo miền Bắc cho rằng Kissinger đã đánh lừa họ, họ
bèn công bố một số phần của thỏa ước cho người ta cảm tưởng rằng thỏa
ước phù hợp mục đích của Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn. Kissinger muốn tạo
niềm tin cho cả hai miền, ông quả quyết với BV rằng mình thật tình và
với Sài Gòn rằng Mỹ đã gây hiểu lầm. Kissinger họp báo tại tòa Bạch ốc
lạc quan tuyên bố ta có thể tin hòa bình đang ở trong tầm tay (We
believe that peace is at hand).
Ngày 20-11-1972 những điều khoản tu sửa của VNCH và 44 điều khoản thay
đổi do Nixon yêu cầu đã được Kissinger trao cho phái đoàn CSVN. Những
khoản yêu cầu gồm: Khu phi quân sự được coi như ranh giới quốc tế giữa
hai nước, quân đội CSBV rút về Bắc, BV bảo đảm ngưng bắn lâu dài tại
Đông Dương, một lực lượng quốc tế giữ gìn hòa bình sẽ được thành lập để
quan sát ngưng bắn.
Khi đọc xong, phía BV rút những nhượng bộ và mặc cả thêm khiến Kissinger
bèn nói dậm chân tại chỗ rồi. Cuộc nói chuyện dự trù 10 ngày chấm dứt
ngày 13-12 với thỏa thuận của hai bên bắt đầu thương thảo, cuộc đối
thoại tan vở hôm ấy, phái đoàn Hà Nội từ chối không chịu tiếp tục đàm
phán.
Nixon đang định kỳ hạn cho ngày ký Hiệp Định tháng 1-1973, lời tuyên bố
của Kissinger khiến dân Mỹ tin tưởng, kỳ vọng ở thỏa hiệp. TT Nixon lo
phiên họp Quốc hội thứ 93 sẽ bắt đầu ngày 3-1-1973, ông sợ các nhà lập
pháp Dân chủ sẽ ban hành luật chấm dứt chiến tranh trước khi ông thực
hiện cam kết hòa bình trong danh dự của mình. Phía BV đánh hơi thấy
phiên họp Quốc hội trong tháng 1-1973 có thể ban hành luật chấm dứt
chiến tranh Đông Dương đến lúc ấy thì khỏe re, bất chiến tự nhiên thành,
khỏi phải họp hành ký kết. Đó là một lỗi lầm tai hại của họ đưa tới
trận đòn tàn khốc nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh VN.
Tổng thống Nixon quan tâm trước hết chi phí chiến dịch Linebacker, máy
bay, nhân lực gửi tới Đông Nam Á đè nặng lên ngân sách Ngũ giác đài,
tổng cộng 4 tỷ vào giữa mùa thu và Bộ trưởng quốc phòng Melvin Lair đã
khẩn khoản đề nghị Nixon xin Quốc hội một ngân khoản để trang trải.
Kissinger và Nixon được biết lập pháp sẽ có thể nắm cơ hội để đưa nước
Mỹ ra khỏi cuộc chiến.
Quyết định và thảo kế hoạch.
Kissinger từ Paris về ngày 14-12-1972 ông bàn với Nixon sau đó gửi tối
hậu thư cho Hà Nội đe dọa nếu BV không trở lại bàn hội nghị trong 72 giờ
đồng hồ (3 ngày) sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng. Cũng trong ngày Nixon
ra lệnh phong tỏa cảng Hải Phòng bằng máy bay thả mìn và cho Bộ tư lệnh
không quân nghiên cứu kế hoạch oanh tạc trong giới hạn 72 giờ. Nixon
bác bỏ lời Kissinger khuyên Tổng thống lên truyền hình thông báo chiến
dịch, ông lệnh cho Kissinger mở cuộc họp báo ngày 16-12 để nói cho dư
luận biết hòa đàm bế tắc vì BV ngoan cố. Kissinger ám chỉ cho biết chính
phủ sẽ có biện pháp mạnh.
Một trong những phương châm của Nixon là nếu đã dùng vũ lực thì phải tận
dụng sức mạnh vô giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự thì tốt
nhất là phải đánh xả láng, once a decision had been made to apply
military muscle, it was best to go all out (Walter Isaacson – Kisinger A
Biography trang 468). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc
Moorer:
“Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.
Nixon lấy Linebacker II để gây thiệt hại tối đa về vật chất cho BV,
trong khi Linebacker I tháng 5-1972 để phá hoại bộ máy quân sự BV, Nixon
xử dụng Linebacker II để tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch cũng
như để chứng tỏ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy ông là con người
thép (Larry Berman – No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in
Vietnam, trang 215)
Thời hạn tối hậu thư đã qua, hai hôm sau vào ngày 18-12, Mỹ mở cuộc oanh
tạc Hà Nội. Về sau các sử gia nghiên cứu về cuộc chiến Đông Nam Á đồng ý
với quan điểm của Nixon cho rằng BV ngoan cố không chịu trở lại phòng
họp. Hai bên đã muốn thương thảo nhưng BV lại từ chối trở lại, họ chờ
phiên họp sắp tới của Quốc Hội. Mục đích của TT Nixon không phải để
thuyết phục BV mà để thuyết phục ông Thiệu, Nixon cho biết dù điều khoản
của hiệp định ngưng bắn như thế nào, VNCH có thể tin vào lời hứa của
ông sẵn sàng yểm trợ cho miền Nam khi BV vi phạm hiệp định.
Sau chiến dịch Linebacker I, Hoa Kỳ có 207 B-52 dành cho chiến trường
Đông Nam Á, gồm 54 chiếc (mẫu B-52-D) đóng tại phi trường U-Tapao
Thailan và 153 chiếc khác tại căn cứ Andersen, đảo Guam (gồm 55 chiếc
B-52 D và 98 B-52G).
Chiến dịch coi như xử dụng một nửa tổng số máy bay B-52 của Không đoàn
oanh tạc cơ Mỹ, các vị chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến thuật không quân
miễn cưởng chấp nhận sự xử dụng những máy bay đắt giá và những phi hành
đoàn huấn luyện tốn kém. Sự huy động một lực lượng máy bay B-52 lớn chưa
từng thấy trong cuộc chiến và dự án tấn công đại qui mô quanh Hà Nội 20
km cho thấy thể hiện sự thay đổi lớn trong việc huy động lực lượng
không quân.
Nhiều vị trong Bộ chỉ huy cũng đồng ý với chiến dịch bay vào màng lưới
phòng không dầy đặc của BV hy vọng chứng tỏ các oanh tạc cơ có khả năng
vượt qua hệ thống hỏa tiễn tinh khôn địa không SAM (surface-to-air
missiles) do Nga chế tạo cũng như súng phòng không và máy bay nghênh
chiến MIG. Lý do chính phải dùng B-52 cho chiến dịch thay vì phi cơ
chiến thuật vì tháng 12 thuộc mùa mưa tại miền Bắc VN, thời tiết xấu gây
khó khăn cho các phi cơ chiến thuật vì các máy bay này cần quan sát
bằng mắt. B-52 có khả năng tham chiến dù thời tiết xấu cũng như tốt nên
đã được chọn giữ vai trò then chốt cho chiến dịch này. B-52 đã được
trang bị hệ thống bom vận hành theo radar và các máy bay yểm trợ. Các
pháo đài bay này có thể tấn công mục tiêu hoặc với những bom có tia
laser hướng dẫn khi thời tiết tốt hoặc dùng hệ thống oanh tạc do radar
hướng dẫn.
Chiến dịch này lấy tên Linebacker II được phác họa tại Bộ chỉ huy không
quân tại Omaha, Nebraska, vì giới hạn thời gian chỉ có ba ngày và qua
kinh nghiệm của chiến dịch trước Linebacker I theo đó máy bay MIG nghênh
chiến sẽ là mối đe dọa cho oanh tạc cơ Mỹ. Các vị chỉ huy ban kế hoạch
cho máy bay tới Hà Nội làm ba đợt vào ban đêm, mỗi đợt cùng đi một
đường, cùng cao độ, các oanh tạc cơ bay theo đội hình ba chiếc (cells)
để tăng hiệu quả.
Mỗi khi ném bom xong các máy bay sẽ quay về phía tây mà Bộ tham mưu gọi
là chuyển hướng sau mục tiêu (post-target turns, gọi tắt PTT), sự chuyển
hướng này sẽ có hai hiệu quả không thuận lợi cho các oanh tạc cơ B-52
có thể hướng vào cơn gió mạnh ngược chiều, nó sẽ làm giảm tốc độ còn 185
km/giờ và sẽ kéo dài thêm thời gian ở tại mục tiêu có thể làm giảm hiệu
quả đội hình cũng như trở thành bia cho radar của hỏa tiễn SAM dưới
đất.
Trong ba nhiệm vụ của chiến dịch như Bộ chỉ huy chiến dịch đã đề ra
trong ba đêm liên tiếp bắt đầu từ 18-12-1972, đêm đầu tiên 129 máy bay
được tung vào chiến dịch, trong đó 87 chiếc từ Guam, 39 chiếc yểm trợ
thuộc Bộ tư lệnh không lực 7 (The seven air force), Lực lượng đặc nhiệm
77 Hải quân và Thủy quân lục chiến yểm trợ các oanh tạc cơ B-52 qua sự
cung cấp các máy bay F-4 hộ tống, F-105 Wild Weasel để tiêu diệt hỏa
tiễn SAM của BV, máy bay EB-66 thuộc không quân và EA-6 thuộc hải quân,
máy bay chaff plane, loại máy bay thả những miếng kim loại dát mỏng
(chaff) để gây rối loạn radar đối phương, (chaff = tiny strips of metal
foil that are dropped to confused radar), KC-135 tiếp tế nhiên liệu trên
không, và các máy bay giải cứu phi hành đoàn.
Mục tiêu của đợt thứ nhất là phi trường Kép, Phúc Yên và Hòa Lạc, một
nhà kho tại Yên Viên trong khi đợt thứ hai và thứ ba tấn công các mục
tiêu quanh Hà Nội. Ba máy bay bị rớt do khoảng 220 hỏa tiễn SAM của BV,
trong số này hai chiếc B-52G từ Guam và một B-52D từ U-Tapao Thái lan,
ngoài ra hai B-52 D từ Guam bị thương nặng cố lết về U-Tapao sửa chữa,
chỉ có một phi hành đoàn của ba máy bay bị hạ được giải cứu, cũng tối
hôm ấy một F-111 của không quân bị bắn hạ trong khi ném bom đài phát
thanh Hà Nội.
Đêm thứ hai (19-12) có 97 phi vụ do oanh tạc cơ B-52 tham dự, mục tiêu
gồm sở Hỏa xa Kinh Nỗ và kho hàng lân cận, nhà máy nhiệt điện Thái
Nguyên cũng như nhà ga Yên Viên. Mặc dù có khoảng 185 hỏa tiễn SAM do BV
phóng lên và một số oanh tạc cơ bị hư hại vì trúng đạn nhưng không cái
nào bị rớt. Bộ chỉ huy hy vọng đêm thứ ba, tức đêm cuối của chiến dịch
cũng sẽ tốt đẹp như lần trước.
Mục tiêu thứ ba ngày 20-12 do 99 oanh tạc cơ thực hiện gồm ga xe lửa Yên
Viên, nhà kho Yên Mỗ, nhà máy điện Thái Nguyên, địa điểm bốc rở hàng
tại Bắc Giang, nhà ga Kinh Nỗ, kho nhiên liệu săng dầu tại cũng như gần
Hà Nội.
Vì thấy đợt hai bị thiệt hại nhẹ, đợt ba được tiến hành y như trước đó
là một lỗi lầm tai hại, phía Mỹ ra chiều tự mãn với phương thức trước.
Trong đêm thứ ba BV cũng học được kinh nghiệm qua phương thức ấy, pháo
đài bay B-52 khi tiến vào Hà Nội thấy MIG ở xa xa nhưng chúng không
nghênh chiến mà chỉ để báo cáo cho dưới đất biết cao độ và tốc độ của
máy bay Mỹ. Thế là BV cho bắn xả láng hỏa tiễn địa không và đại bác
phòng không lên các máy bay Mỹ. Lộ trình tái diễn, ngựa quen đường cũ đã
đưa tới thảm bại cho Mỹ, 6 B-52 bị bắn rơi trong đêm thứ ba (gồm hai
B-52D và bốn B-52G), sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô
la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc.
Vì đợt ba tái diễn như hai lần trước khiến phòng không BV đã có kinh
nghiệm và phóng 300 quả lên mục tiêu, sáu B-52G và ba B-52D bị thiệt hại
trong đợt tấn công thứ nhất và thứ ba, một B-52D quay về Thái Lan bị
rớt ở Lào. Chỉ có hai trong số tám người của phi hành đoàn được cứu
thoát. Chiến dịch gây phản ứng dữ dội, Bộ chỉ huy không quân bị áp lực
nhiều phía: “Chấm dứt cuộc tắm máu này!” nhiều sĩ quan cao cấp
trong Bộ chỉ huy không quân cho rằng ta có thể mất nhiều oanh tạc cơ và
thuyết ưu thế của không quân có thể vô nghĩa.
Vấn đề chính ở chỗ chiến thuật của Bộ chỉ huy không ghi nhận sự đe dọa
của máy bay MIG trong ba đợt của chiến dịch. Chiến thuật không thay đổi
vể đường bay, cao độ, đội hình, thời gian. Các vị chỉ huy giải thích sự
không thay đổi ấy sẽ thuận lợi cho các phi hành đoàn B-52 không có kinh
nghiệm bay vào một trận địa nguy hiểm. Nhà sử gia về không quân Earl
Tilford lại có ý kiến khác:
“Sau nhiền năm oanh tạc những khu rừng không phòng ngự và thói
quen phác họa kế hoạch chiến tranh nguyên tử đã nuôi dưởng một định kiến
trong tư tưởng các vị chỉ huy suýt đưa tới tai họa… chiến thuật nghèo
nàn kết hợp với tính tự tin quá cao đã khiến cho mấy đợt bay tấn công
đầu tiên của chiến dịch thành cơn ác mộng cho các phi hành đoàn B-52”
(Wikipedia, Operation Linerbacker II)
Tổng thống Nixon cho lệnh tiếp tục sau ba ngày kể trên. Thay đổi thứ
nhất ta thấy được do các vị chỉ huy tại Mỹ phân biệt sự khác biệt giữa
các cơ phận radar của các mẫu B-52 (B-52G, B-52D), thiết bị trên mẫu G
được xử dụng để ứng phó với các dàn phòng không tinh khôn, tối tân do
Nga chế tạo, nó không phải để ứng phó với các hỏa tiễn SAM-2 xưa cũ và
hệ thống radar của BV. Các vị chỉ huy không quân tại Omaha nhấn mạnh chỉ
có máy bay tại U-Tapao được trang bị các bộ phận tinh khôn mới được đưa
vào trận địa tại BV. Do đó các đợt tấn công sau sẽ bị cắt giảm về tầm
vóc (số lượng máy bay) mặc dù chiến thuật không thay đổi.
Tối
thứ tư 21-12-1972 của chiến dịch, 30 chiếc oanh tạc cơ từ U-Tapao đến
thả bom kho hàng thuộc địa phận Hà Nội, Văn Điển, phi trường Quảng Tề.
Hai oanh tạc cơ bị hỏa tiễn SAM bắn rớt. Đêm hôm sau 22-12 mục tiêu được
chuyển từ Hà Nội xuống Hải Phòng nhắm vào kho săng dầu nhiên liệu. Lần
này cũng 30 máy bay tham dự trận đánh, không bị thiệt hại về B-52 nhưng
một F-111 bị bắn rớt xuống nhà ga Kinh Nỗ.
Ngày 22-12 một cánh của bệnh viện Bạch Mai ngoại ô Hà Nội bị một chuỗi
bom lạc đánh trúng. Sự thiệt hại đã khiến BV và các nhà phản chiến Mỹ la
ó lên, bệnh viện này cách đường bay của phi trường Bạch mai 100 mét và
một kho quân sự chỉ cách đó chưa tới 200 mét, bệnh nhân đã được di tản
nhưng không may 28 bác sĩ, y tá, dược sĩ bị thiệt mạng.
Hai ngày trước Giáng Sinh, các vị chỉ huy không quân đưa các căn cứ SAM
và các phi trường vào danh sách mục tiêu, máy bay F-111 của Không quân
được đưa tới trước khi oanh tạc cơ đến để giảm mối nguy của máy bay địch
lên nghênh chiến. F-111 đã rất thành công trong chiến dịch tiêu diệt
các dàn hỏa tiễn địa không của BV.
Đêm thứ sáu 23-12 các oanh tạc cơ cũng tránh Hà Nội và tấn công các vị
trí hỏa tiễn địa không tại phía bắc thành phố và ga xe lửa Lạng Đăng.
Không bị thiệt hại máy bay nào, đêm hôm sau cuộc hành trình may mắn
(cũng tránh Hà Nội) tiếp tục. Ba mươi oanh tạc B-52 cơ được 69 phi cơ
chiến thuật yểm trợ tấn công nhà ga Thái Nguyên và Kép, không có máy bay
nào của Mỹ bị mất trong chiến dịch này.
Mặc dù B-52 đảm nhiệm vai trò chính nhưng các phi cơ chiến thuật cũng
rất tích cực trong việc yểm trợ. Trong khi các pháo đài bay và phi cơ
F-111 thực hiện các phi vụ trong ban đêm, trung bình 69 máy bay chiến
thuật của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến tấn công ban ngày,
trung bình gần 100 phi xuất một ngày. Sự thiệt hại của những phi cơ này
rất nhẹ, chỉ hơn mười chiếc trong toàn bộ chiến dịch, lý do cũng không
có gì khó hiểu vì phòng không BV chỉ đợi ban đêm mới chống trả dữ dội
các mục tiệu xuất hiện.
Trận cuối.
Sau trận oanh kích ngày 24-12-1972, chiến dịch tạm ngưng 36 giờ nghỉ
lễ Giáng Sinh 1972, trong khi đó các nhà kế hoạch gia không quân làm
việc, họ duyệt lại chiến thuật cho giai đoạn kế tiếp tức giai đoạn chót.
Vì bị thiệt hại ở giai đoạn đầu nên họ dự trù một cuộc tấn công dữ dội
vào các phi trường BV khi bắt đầu tấn công trở lại. Giai đoạn này cũng
cần thiết, từ ngày Giáng Sinh hầu hết các mục tiêu chiến thuật của BV đã
bị ném bom tan nát. Sau đó các vị chỉ huy đã giao kế hoạch chiến thuật
cho các giới chức Không quân thuộc cấp tại Không Lực Tám (Eighth Air
Force) đóng tại Guam, ở đây cấp chỉ huy nhanh chóng duyệt lại chiến
thuật đã có nhiều thiệt hại trước đây.
Nay thay vì tấn công nhiều đợt, các oanh tạc cơ có thể đánh và rút tại
mục tiêu trong vòng 20 phút, các pháo đài bay này có thể đến từ nhiều
hướng và nhiều cao độ khác nhau. Các oanh tạc cơ có thể tùy nghi muốn
rút theo đường nào thì rút, kế hoạch rút về hướng tây (post-target
turns) trước đây bị loại bỏ. Các pháo đài bay đến từ bảy địa điểm khác
nhau sẽ tấn công mười mục tiêu trong phạm vi Hà Nội, Hải Phòng, trong đó
có bốn địa điểm từ vịnh BV.
Ngày 26-12-1972, tổng cộng 120 oanh tạc cơ cất cánh ném bom ga xe lửa
Thái Nguyên, Kinh Nỗ, đường xe lửa Đức Nội, Hà Nội, Hải Phòng và khu nhà
ga Vân Điển, 78 oanh tạc cơ xuất phát từ Anderson (Guam), đó là trận
oanh tạc “trong một lần” lớn nhất trong lịch sử của Bộ chỉ huy chiến
dịch, 42 chiếc khác từ Thái Lan. Các oanh tạc cơ được 113 máy bay chiến
thuật yểm trợ như thả những miếng lá kim loại dát mỏng phá rối radar BV,
hộ tống, phá hủy các dàn hỏa tiễn địa không…
Hệ
thống phòng không của BV mặc dù còn hữu hiệu nhưng bị tràn ngập bởi số
lượng máy bay lớn cũng như rất khó tìm ra máy bay trong khoảng thời gian
ngắn và bị màn dầy đặc của các miếng kim loại dát mỏng do máy bay chiến
thuật thả xuống. BV đã bắn lên khoảng 950 hỏa tiễn trước đây, kho tên
lửa nay đã gần cạn, họ chỉ bắn lên được 68 quả SAM trong chiến dịch này.
Một B-52 bị hạ gần Hà Nội, một cái khác bị hư hại nặng quay đầu về
U-Tapao bị hủy hoại, chỉ có hai người trong phi hành đoàn sống sót.
Tối sau 27-12-1972 có 60 oanh tạc cơ tiến hành chiến dịch, một số tấn
công các vị trí hỏa tiễn địa không, số còn lại đánh phá đường xe lửa
Lạng Đăng, Đức Nội, Trùng Quang và Văn Điển. Một B-52 bị thương nặng
khiến phi hành đoàn nhẩy dù xuống Lào được cứu thoát, một chiếc khác
không may khi oanh tạc ga xe lửa Trùng Quang bị trúng đạn. Trong chiến
dịch ban đêm hai phi cơ F-4 và một máy bay trực thăng cấp cứu HH-53 bị
bắn rơi.
Ngày thứ 10 tức 28-12-1972 tổng cộng có 60 B-52 trong đó 15 chiếc loại G
và 15 loại D từ Anderson, Guam, và 30 chiếc loại D từ U-Tapao, các máy
bay tấn công năm mục tiêu làm sáu đợt, trong đó bốn đợt đánh vào các mục
tiêu thuộc địa phận Hà Nội (gồm cơ sở cung cấp hỏa tiễn địa không),
trong khi đó đợt năm đánh ga xe lửa Lạng Đăng ở Tây Nam Lạng Sơn, một số
lớn các tuyến đường vận tải từ Trung Cộng. Không có máy bay nào bị rớt
trong chiến dịch này.
Ngày thứ 11 tức ngày 29-12 là trận oanh tạc chót cùng, chỉ còn một ít
mục tiêu chiến lược còn lại tại BV đáng lưu ý, tuy nhiên còn hai kho hỏa
tiễn SAM tại Phúc Yên và ga xe lửa Lạng Đăng có thể oanh tạc được. Tổng
cộng 60 chiếc máy bay lại tiến về Bắc nhưng thay đổi việc chọn lựa loại
mẫu. U-Tapao lại cung cấp 30 mẫu D, lực lượng từ Anderson thay đổi, đưa
12 mẫu G và 18 mẫu D trên không phận BV, cuối cùng 30 B-52D làm nhiệm
vụ oanh tạc trên vùng cán chảo BV và phía Nam VN, lần này cũng không có
máy bay nào bị phòng không, máy bay MIG của BV hay hỏa tiễn bắn hạ.
Thương lượng và ký kết.
Ngày 22-12-1972 Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội trở lại bàn hội nghị để bàn
thảo những khoản đã đề ra từ tháng 10. Ngày 26-12, Hà Nội báo cho Hoa
Thịnh Đốn họ muốn nhấn mạnh cho Nixon biết oanh tạc không phải là lý do
để quyết định, Bộ chính trị BV cho biết ngưng oanh tạc không phải là
điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán. Nixon trả lời ông muốn các cuộc
đàm phán về kỹ thuật, thủ tục bắt đầu ngày 2-1-1973 và ông sẽ ngưng oanh
tạc nếu BV đồng ý. Họ thỏa thuận và Nixon ngưng chiến dịch dội bom trên
vĩ tuyến 20 từ ngày 29-12. Kế đó ông báo cho Kissinger chấp nhận những
điều khoản đã có từ tháng 10 để ký Hiệp Định. Thượng nghị sĩ Henry
Jackson thuộc Dân chủ, tiểu bang Washington khuyên Tổng thống Nixon nói
chuyện trên truyền hình cho nhân dân biết chúng ta oanh tạc BV để buộc
họ trở lại bàn hội nghị.
Nay vấn đề trở ngại là sự đồng ý của TT Thiệu, Nixon cố gắng trấn an ông bằng lá thư ngày 5-1-1973 rằng:
“Xin cam kết với ông chúng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ trong thời
gian sau khi ký kết và sẽ trả đũa hết mình nếu BV vi phạm thỏa hiệp”
(Wikipedia, Operation Linebacker II)
Theo Walter Isaacson trong Kisinger, A Biography trang 486, những thư cam kết do Kissinger bí mật soạn cho TT Nixon không hỏi ý kiến Quốc hội, lý do không có gì khó hiểu: Kissinger biết rõ nếu đưa ra công luận bàn bạc sẽ bị Thượng viện đánh chìm ngay. Tuy nhiên ông Thiệu vẫn không chịu, ngày 14-1-1973, TT Nixon phải hăm dọa:
“Tôi đã nhất quyết tiến hành ký Hiệp Định vào ngày 23-1-1973. Nếu cần tôi sẽ đơn phương ký với họ.”
(Wikipedia, Operation Linebacker II)
Trong No More Vietnams trang 167 Nixon cũng nói:
“Chỉ khi chúng tôi tuyến bố nếu cần chúng tôi sẵn sang ký Hiệp định dù ông không ký thì lúc ấy ông ấy miễn cưỡng phải ký”.
TT Nixon cũng đã nói cho ông Thiệu biết nếu miền Nam không chịu ký
kết Hiệp định, gây trở ngại cho hoà đàm thì Quốc Hội Mỹ sẵn sàng ra luật
chấm dứt chiến tranh tháng 1-1973, cắt đứt viện trợ bỏ rơi VNCH để đánh
đổi lấy 580 tù binh Mỹ tại Hà Nội. Theo Nixon từ 1969 Quốc hội Mỹ đã
nhiều lần định bỏ rơi VNCH để đổi lấy hoà bình.
Một ngày trước thời hạn, TT Thiệu đành phải chấp thuận thỏa ước sự thực cũng không làm gì hơn được.
Ngày 9-1-1973 Kissinger và Lê Đức Thọ trở lại Paris, thỏa thuận giữa Mỹ
và BV về cơ bản chính là cái bản sơ thảo hai bên đã đạt được từ hơn ba
tháng trước (tức từ tháng 10-1972). Những yêu cầu do Mỹ thêm vào từ
tháng 12-1972 đã bị loại bỏ nói khác đi bất lợi cho Mỹ. John Negroponte,
một trong những phụ tá của Kissinger đã gay gắt nói trong khi hai bên
thương lượng như sau:
“Chúng ta oanh tạc BV để họ phải chấp nhận sự nhượng bộ của chúng ta”.
(We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions – Wikipedia, Operation Linebacker II)
Khu phi quân sự do Hiệp định Genève ấn định từ 1954 không được coi là
biên giới giữa hai nước. Việc yêu cầu quân đội BV rút khỏi miền Nam VN
về Bắc không thấy ghi một tí nào trong Hiệp định, tuy nhiên Lê Đức Thọ
có hứa miệng với Kissinger sẽ rút 30,000 quân CSBV về Bắc.
Yêu cầu ngưng bắn cho toàn cõi Đông dương không được ghi trong Hiệp
Định, một lần nữa Kissinger lại hài lòng với lời “thỏa thuận miệng”
(verbal understanding) rằng ngưng bắn tại Lào sẽ được thực hiện cùng lúc
hoặc sau VNCH một chút. Thỏa thuận về Cam bốt không được đặt ra vì tại
nơi đây nay BV không có tí ảnh hưởng nào đối với Khmer đỏ.
Hiệp Định Paris được ký tại khách sạn Majestic tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973.
Hậu quả.
Trong chiến dịch Linebacker II tổng cộng có 741 phi xuất B-52 để oanh
tạc Hà Nội và 729 phi vụ đã thực hiện xong. Có 15,237 tấn bom đạn đã
được ném xuống 18 mục tiêu về kỹ nghệ và 14 mục tiêu quân sự kể cả tám
căn cứ hỏa tiễn địa không (SAM), trong khi đó các máy bay chiến thuật
cũng đã ném xuống 5,000 tấn bom đạn. Cùng thời gian này có 212 phi vụ
B-52 được thêm vào tại Nam VN để yểm trợ cho các chiến dịch dưới đất, 10
B-52 đã bị bắn rớt ngoài Bắc và năm chiếc khác bị thương rớt ở Lào hoặc
Thái lan, 33 quân nhân thuộc các phi hành đoàn B-52 đã bị thiệt mạng
hoặc mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ, 33 người khác bị bắt làm tù
binh và 26 người khác đã được cứu vớt. Bắc Việt cho biết họ đã bắn hạ 34
chiếc B-52, 4 chiếc F-111 trong suốt chiến dịch.
769 phi vụ phụ thêm do Không Lực và 505 phi vụ do Hải Quân và Thủy quân
lục chiến để yểm trợ cho các pháo đài bay B-52, có 12 máy bay bị thiệt
hại trong chiến dịch gồm: Hai F-111, ba F-4, hai A-7, hai A-6, một
EB-66, một trực thăng cấp cứu HH-53, một thám thính RA-5C, trong chiến
dịch này mười (10) phi công bị thiệt mạng, tám (8) bị bắt, mười một (11)
được cứu thoát.
Toàn thể thiệt hại của chiến dịch là 27 chiếc gồm 15 B-52 và 12 máy bay
chiến thuật: Không quân mất 15 B-52, hai F-4, hai F-111, một EB-66 và
một trực thăng cứu nạn HH-53. Hải quân mất hai A-7, hai A-6, một RA-5,
và một F-4. Trong số tất cả máy bay bị bắn rơi có mười bẩy (17) chiếc bị
bắn rớt vì hỏa tiễn SA-2, ba (3) chiếc bị máy bay MIG của BV bắn rơi
ban ngày, ba (3) chiếc do đại bác phòng không, bốn chiếc không rõ nguyên
do. Tổng cộng có tám (8) máy bay MIG bị bắn rớt trong đó hai chiếc do
đại liên phòng không ở đuôi B-52 hạ.
Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng nề: Không quân ước
lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu
gallons xăng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập
lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng
tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1-1973, nhập lượng này đã
tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần. Mặc dầu Hà Nội la làng “Mỹ
đã trải thảm bom lên nhà thương, trường học, các khu dân cư, phạm vào
những tội ác man rợ đối với nhân dân ta”, nhưng chính họ đã cho biết
toàn bộ chỉ có 1,624 người thường dân bị thiệt mạng.
Với khoảng 20,000 tấn bom được thả xuống Hà Nội, Hải Phòng, sự thiệt hại
dân sự tương đối nhẹ, chỉ có 1,318 người tại Hà Nội và 306 người tại
Hải Phòng thiệt mạng, nếu so sánh với chín ngày oanh tạc thành phố
Hamburg, nước Đức năm 1944, chỉ có vào khoảng chưa tới 10,000 tấn bom
được ném xuống mà có tới 30,000 người bị giết.
Nhiều giới chức trong Không quân cho rằng nếu năm 1965 mà cũng đánh cho
BV tan nát như Giáng Sinh năm 1972 thì đã thắng rồi, họ sai lầm ở chỗ
năm 1972 chiến tranh đến thời kỳ kết thúc và trận oanh tạc này chỉ là cú
đấm cuối cùng. Ngoài ra bang giao của Mỹ với Nga, Trung Cộng đã thay
đổi nhiều trong những năm có hòa đàm với BV, oanh tạc mạnh năm 1965 có
thể lôi kéo CS quốc tế vào cuộc chiến và có thể leo thang đi tới chiến
tranh nguyên tử, nay kỳ hạn hòa bình đã thay đổi và Hoa Kỳ không còn
muốn chiến thắng nữa, họ chuyển sang rút bỏ.
Nhận xét.
Như thế trận mưa bom Giáng sinh long trời lở đất năm 1972 có mục đích
chính là để đưa BV trở lại bàn hội nghị. Sau ngày 30-4-1975 nhiều người
ở miền Bắc vào Nam cho biết nếu Mỹ ném bom thêm một tuần nữa thì BV sẽ
phải đầu hàng vì chịu không nổi. Gần đây có nguồn tin một cựu nhân viên
FBI tên Ted Gunderson tiết lộ rằng một sĩ quan lãnh sự Mỹ lãnh sự tại VN
đã nghe vào đầu xuân năm 1973 từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên
bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc của Mỹ đầu
xuân 1973 (tức trận oanh tạc Giáng sinh 1972), thế nhưng CIA đã thay thế
toàn bộ nhân viên của phòng truyền tin và ém nhẹm đi tin này để cho sự
điều đình giữa Tổng thống Nixon và Mao được xúc tiến và dâng miền Nam
cho CS qua Hòa đàm Paris.
Tin đồn do những người ngoài Bắc đem vào Nam và tin của Ted Gunderson
hoàn toàn sai lạc vô căn cứ, trước hết TT Nixon cho oanh tạc BV là để
đưa họ trở lại bàn hội nghị như đã nói ở trên, họ chỉ muốn ký hiệp định
Paris rồi rút quân về nước (The terms of peace had also changed as the
United States went from wanting victory to settling for an easy exit –
Wikipedia, Linebacker II bombing raid).
“Nhưng ý định của Hoa Kỳ trong cuộc dội bom phủ đầu năm 1972
không còn ý nghĩa quân sự nữa mà cuộc dội bom chỉ là một thái độ chính
trị: Hoa Kỳ chỉ muốn CSVN trở lại hội nghị, kết thúc cuộc chiến trên
giấy tờ, để Hoa Kỳ có thể rút khỏi Việt Nam – dù hiệp ước đó có bất lợi
cho Hoa Kỳ và VNCH đến đâu. Và Hoa Kỳ đã đạt được ý định sau 11 ngày dội
bom”.
(Nguyễn kỳ Phong, Vũng Lầy Của Bạch Ốc, trang 300)
Ngoài ra đối với BV, Mỹ không có tư cách để buộc họ phải đầu hàng như
đã buộc Nhật đầu hàng năm 1945. Đối với VN, Mỹ tham chiến chỉ là để trợ
giúp VNCH tự vệ chống CS, giữ toàn vẹn lãnh thổ miền Nam chứ không phải
để chiếm miền Bắc. Chúng ta cũng cần lưu ý mặc dù BV bị các pháo đài
bay B-52 đánh nhừ tử thừa sống thiếu chết, các hạ tầng cơ sở BV bị bắn
phá tan tành gần sập tiệm thế mà họ vẫn đòi được Mỹ phải nhượng bộ tại
bàn hội nghị như đã nói ở trên.
Hiệp định ký kết vẫn chỉ là những thỏa thuận cũ từ tháng 10-1972. Bắc
Việt lỳ lợm như thế thì thử hỏi đến bao giờ họ mới chịu hàng, cho dù
cuộc oanh tạc có tiêu diệt hàng trăm nghìn người thường dân vô tội hoặc
hơn thế họ cũng chẳng quan tâm. Trong thời gian chiến tranh Lê Duẫn đã
từng nói sẵn sàng nướng thêm một hai triệu người nữa để tiếp tục chiến
đấu.
Năm 1989 tác giả bài viết này có dịp nói chuyện với một Trung tá CSBV đã giải ngũ về cuộc oanh tạc Giáng sinh 1972, ông ta bảo:
“Bây giờ hết coi là bí mật thì tôi mới dám nói, ngay hôm máy bay Mỹ ném bom dữ dội, các đường dây diện thoại bị đứt hết, trung ương mất liên lạc với địa phương, sau mười ngày oanh tạc, hai bên cùng đuối và rồi Mỹ phải ngưng cuộc tấn công”.
Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được chiếu ở VN giữa thập niên 80, đoạn nói về Mỹ ngưng ném bom như sau:
“Cuối tháng 12-1972 Hoa Kỳ ngưng ném bom BV, không phải vì bị thế
giới lên án, cũng không phải vì người dân Mỹ biểu tình chống đối mà vì
sự thiệt hại nặng nề của không quân trong chiến dịch này”.
Ý kiến của cựu Trung tá CS và nhận định của cuốn phim như trên đều không
đúng sự thật, như đã nói ở trên phòng không của BV cuối tháng 12 đã
hoàn toàn kiệt lực, số tên lửa tồn kho đã cạn sạch khiến họ phải xin
chịu ngồi vào bàn hội nghị, vả lại “Chiến thuật Lì” không còn ăn khách,
hiệu lực. Mỹ ngưng oanh tạc cũng vì các mục tiêu để đánh phá cũng không
còn, hạ tầng cơ sở BV đã bị oanh tạc tan nát hết, không còn gì để triệt
hạ nữa.
(The final two days of Linebacker II encountered only one problem: a
lack of suitable targets – Wikipedia, Linebacker II bombing raid).
“Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam không được chú trọng đến. Hiệp định Paris được ký kết để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát.”
Trong trận oanh tạc long trời lở đất mùa Giáng Sinh năm 1972, Nixon
đã một công đôi chuyện, vừa bắt BV trở lại bàn hội nghị và vừa đánh phá
tan tành hạ tầng cơ sở miền Bắc như đã nói ở trên: phi trường, nhà ga,
kho hàng, tiếp liệu bị hủy hoại. Nixon đã đánh BV tan nát để sau khi Mỹ
rút đi họ sẽ không có khả năng xâm lược miền Nam, như thế ông ta cũng đã
làm hết sức mình để cứu vãn sự sụp đổ của VNCH.
Theo Nixon (trong No more Vietnams), sau khi ký Hiệp định Paris, VNCH
mạnh hơn miền Bắc vì CSBV bị tổn thất quá nặng trong trận mùa hè đỏ lửa
1972, khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị thiệt mạng, 75% số
xe tăng bị bắn cháy. Cộng thêm trận oanh tạc Giáng sinh 1972, BV bị kiệt
quệ về vũ khí đạn dược. Nhưng sau Hiệp định, Hà Nội lại được CS quốc tế
viện trợ đều đặn và dồi dào trong khi Quốc hội Mỹ đã cắt giảm viện trợ
xương tủy VNCH đưa tới sụp đổ tháng 4-1975.
Trong trận oanh tạc Giáng Sinh 1972 kể trên BV đã đủ sức chống trả và
gây thiệt hại đáng kể cho không lực của một siêu cường thì ta mới thấy
CS quốc tế đã viện trợ cho BV dồi dào như thế nào, có người cho rằng
Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã viện trợ quân
sự cho BV để đánh nhau với Mỹ chứ không phải để đánh nhau với VNCH.
Theo bản tin BBCVietnamese.com ngày 10-5-2006: Trong buổi hội thảo của
Viện Lịch Sử Quân Sự CSVN tổ chức tại Sài Gòn ngày 14 và 15-4-2006, hai
“đồng chí” Lê Quang Lạng và Trần Tiến Hoạt đã công bố nguồn viện trợ
quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em cho CSVN trong cuộc chiến
tranh 1954-1975. Họ cho biết về tên lửa Liên xô đã viện trợ 10,169 quả,
về máy bay chiến đấu Liên Xô viện trợ 316 chiếc, Trung Quốc anh em 142
chiếc. Trong giai đoạn 1969-1972, BV đã nhận được 684,666 tấn hàng viện
trợ vũ khí và trang bị kỹ thuật, giai đoạn 1973-1975 BV nhận được
649,246 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật như thế CS quốc tế vẫn viện trợ
cho BV dồi dào từ đầu tới cuối cuộc chiến.
Hoa Kỳ không cung cấp cho miền Nam đủ hỏa lực để có thể tự vệ chống lại
một đối phương quá hùng mạnh đã được trang bị những vũ khí hiện đại dồi
dào cả về phẩm lẫn lượng. Đa số các sách báo Mỹ viết về chiến tranh Việt
Nam (như Walter Isaacson trong Kisinger, A Biography trang 488) nhận
định rằng VNCH không thể tự đứng vững mà họ phải dựa vào quân đội Mỹ và
khi Mỹ rút đi miền Nam sụp đổ.
Độc giả Mỹ, người dân Mỹ hiểu rằng quân đội miền Nam không đủ sức tự vể.
Sự thực có phải quân đội VNCH tác chiến thua kém quân đội BV không? Các
Tướng lãnh miền nam thua tài thao lược so với các Tướng miền Bắc? Hoàn
toàn không.
Có một sự thực mà hầu như không thấy người Mỹ, tác giả Mỹ nào chịu công
nhận: hỏa lực Hoa Kỳ cung cấp cho miền Nam hầu như luôn luôn thua kém
hỏa lực hùng hậu mà CS quốc tế cung cấp cho BV, hay nói khác đi Hoa Kỳ
đã không chạy đua kịp với CS quốc tế về quân viện cho chiến trường Việt
nam, đưa tới hậu quả sụp đổ ngày 30-4-1975.
Trọng Đạt.
Tài Liệu Tham Khảo:
- Wikipedia: Operation Linebacker II
- The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.
- AirSpacemag.com, Military Aviation: The Christmas bombing.
- Commondreams.org: The Christmas bombings, by James Carrell.
- Namvets.com: Vietnamese remember Christmas from hell.
- U.S Centenial of flight commission: Linebacker II bombing raid.
- History.com, History made every day: Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam.
- History.com: Statistic about the Vietnam war.
- Digital History: Nixon and Viet Nam.
- Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
- Walter Isaacson: Kisinger, A Biography , Simon & Schuter 1992
- Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, The Free Press 2001.
- Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985.
- The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985.
- James H.Willbanks: Vietnam war Almanac, Facts on file – 2009
- Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991.
- Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Vietnam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.
- Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing
- Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh: BBCvietnamese.com, 10-5-2006
- Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006.
- Nguyễn Kỳ Phong: Tự Điển Chiến Tranh Việt Nam, Tự Lực 2009.
- Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
- Đặng Phong: 5 Đường Mòn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trí Thức, Hà Nội 2008
- Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh, 2005.
Sinh Tồn chuyển