Nhân Vật
Trump ‘đảo lộn mọi thứ’ trước khi vào Tòa Bạch Ốc
WASHINGTON, DC (AP) – Ông Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu cũng với một phong cách giống như khi ông tiến vào cuộc tranh cử tổng thống: ương ngạnh, bất chấp những gì gọi là tiêu chuẩn,
Ông Donald Trump trong thang máy bên trong Trump Tower, New York. (Hình: Dominick Reuter/AFP/Getty Images)
WASHINGTON, DC (AP) – Ông Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu cũng với một phong cách giống như khi ông tiến vào cuộc tranh cử tổng thống: ương ngạnh, bất chấp những gì gọi là tiêu chuẩn, không bị ràng buộc bởi các “truyền thống,” và cực kỳ tự tin vào hướng đi của mình.
Trong 10 tuần lễ kể từ chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử và trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Trump vi phạm nghi thức ngoại giao có từ nhiều thập niên, tạo ra chấn động trong thành phần lãnh đạo các công ty ở Mỹ, thách đố các luật lệ lâu đời về liêm chính và tiếp tục cách hành xử hung hãn, “ăn miếng trả miếng,” sẵn sàng đích thân đánh ngược trở lại mỗi khi nghĩ rằng mình bị chê bai – bằng cách dùng Twitter hay qua lời phát biểu trước công chúng.
Các vị tổng thống trước thường hay diễn tả việc lần đầu bước vào Văn Phòng Bầu Dục (Oval Office) là cảm giác khiến họ phải có sự khiêm cung, một điều làm họ ngay lập tức cảm thấy sự quan trọng trong nhiệm vụ mới – là người bảo vệ nền dân chủ Mỹ. Ông Donald Trump trong phần lớn thời gian chuyển tiếp cho người ta thấy rõ là ông nhìn mọi sự khác hẳn: thay vì phải điều chỉnh để phù hợp với tổng thống chế, chính nơi này phải thay đổi để phù hợp với ông.
“Người ta nói rằng việc triệu tập các nhà lãnh đạo đại doanh nghiệp không phù hợp với cương vị của một tổng thống,” ông Trump tuyên bố trước đám đông ở thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, hồi Tháng Mười Hai, sau khi thương thảo với một công ty chế tạo máy điều hòa không khí để giữ công việc trong tiểu bang, một phương cách mà nhiều kinh tế gia cho rằng không thể cứ tiến hành trong chính sách kinh tế quốc gia.
“Tôi nghĩ rằng điều này chứng tỏ rõ ràng cương vị tổng thống,” ông Trump tuyên bố. “Và nếu điều này không đúng như vậy thì cũng không sao. Bởi vì tôi thích làm như vậy.”
Ngay cả trước khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump có nhiều hành động thay đổi bản chất của tổng thống chế Mỹ, phá vỡ các nguyên tắc đã có và khiến các nhà lãnh đạo khác của thế giới tự do phải bàng hoàng vì cách hành xử không giống theo sự trông đợi của họ.
Các cố vấn của ông Trump cho hay nhà tỷ phú ngành địa ốc và cũng là ngôi sao chương trình truyền hình thực tế (reality TV) này hiểu rất rõ tầm vóc lịch sử của công việc mới ông sắp nhận. Ông nói với những người quen biết rằng ông dựa vào những ước vọng của cả Ronald Reagan, ở đảng Cộng Hòa, và John F. Kennedy, ở đảng Dân Chủ. Ông có ý định sẽ ngủ đêm đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc trong căn phòng ngủ Lincoln Bedroom, căn phòng từng là nơi làm việc của Tổng Thống Abraham Lincoln trước đây, theo một số người từng dùng bữa tối với ông ở Florida mới đây.
Tuy nhiên, ông Trump cũng tự coi mình là một tổng thống thuộc hạng “sui generis” có cá thể riêng biệt, chẳng nợ nần ai về sự thành đạt của mình và cũng chẳng dựa theo khuôn mẫu của bất cứ tổng thống nào trước ông.
Ông Trump nói rằng, ông chẳng đọc sách tiểu sử của cựu tổng thống nào. Khi được hỏi ai là người hùng của ông, ông Trump nhắc tới cha của mình, nhưng rồi sau đó trả lời rằng ông “không thích khái niệm người hùng.”
Sử gia Douglas Brinkley, người vừa có bữa tối thời gian gần đây với ông Trump và các thực khách khác ở hội quán do ông Trump làm chủ tại South Florida, nói rằng: “Tôi không nghĩ ông Trump hiểu biết nhiều về lịch sử của Tòa Bạch Ốc. Khi bạn không hiểu lịch sử của mình, bạn sẽ khó mà hoàn toàn tôn trọng truyền thống.”
Ông Brinkley nói thêm: “Đây không phải là người thích khoe là đã đọc bao nhiêu cuốn sách về tiểu sử các nhân vật lịch sử. Đây là người sẽ khoa trương rằng đây là một sự kiện vĩ đại và ông là người điều khiển mọi chuyện.”
Và thái độ này cũng là điều tạo sự hứng khởi trong những người ủng hộ ông Trump, khi họ bỏ phiếu cho ông với mong muốn là sẽ có sự thay đổi về điều mà họ coi là chính quyền liên bang thối nát, không đáp ứng nguyện vọng dân chúng, trong “bãi sình lầy” ở Washington.
“Tôi không muốn ông thay đổi,” theo lời ông Brad Zaun, thượng nghị sĩ tiểu bang Iowa, một trong những người ủng hộ ông Donald Trump ngay từ lúc đầu. “Một trong những lý do tôi ủng hộ ông là vì ông nói thẳng vấn đề, không vòng vo. Ông không nói theo cách của các chính trị gia thường thấy.”
Ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ vào thái độ này, nhưng ông chưa đạt được sự ủng hộ của toàn thể nước Mỹ. Chiến thắng của ông với 304 phiếu của Cử Tri Đoàn (Electoral College) có phần nào bị ảnh hưởng bởi thực tế là bà Hillary Clinton giành được nhiều hơn ông tới gần 3 triệu lá phiếu phổ thông.
Các cuộc biểu tình phản kháng dự trù diễn ra một ngày sau lễ nhậm chức có thể lôi kéo nhiều người tới Washington, DC, hơn là các buổi lễ chính thức của ông.
Kết quả các cuộc thăm dò tuần qua cho thấy ông Trump chuẩn bị vào Tòa Bạch Ốc với sự ủng hộ thấp nhất của dân chúng Mỹ dành cho tân tổng thống từ bốn thập niên qua. Phía người theo đảng Dân Chủ tiếp tục mạnh mẽ chống đối ông, người thuộc thành phần độc lập không bày tỏ sự ủng hộ ông, và ngay cả phía người theo đảng Cộng Hòa cũng không còn hào hứng như trước, theo kết quả các cuộc thăm dò.
Trong phản ứng thường thấy đối với kết quả các cuộc thăm dò có tính cách bất lợi, ông Trump gửi tweet hôm Thứ Ba, gọi đây là “thủ đoạn gian lận.”
Và những bản tweet này chính là điều gây lo ngại cho các chuyên gia về chính quyền, các nhà lập pháp cùng là những thành phần khác, những người cho rằng truyền thống của tổng thống chế ở quốc gia này là bảo vệ nền dân chủ Mỹ.
“Tuy có một số trường hợp ngoại lệ, chúng ta từ trước tới nay vẫn có một nền văn hóa chính trị trong đó các tổng thống phần lớn tôn trọng những luật bất thành văn để giúp nền dân chủ cũng như pháp quyền được phát triển,” theo lời ông Brendan Nyhan, một giáo sư về chính quyền ở đại học Darthmouth College. “Điều đáng lưu ý về ông Trump là ông bất chấp các quy tắc ứng xử trước đây vẫn được cả hai đảng tôn trọng trong đời sống hàng ngày. Ông đặt ra sự nghi ngờ về những điều mà trước đây không ai có sự thắc mắc.”
Kể từ khi đắc cử, ông Trump tấn công đủ mọi người, từ các tài tử ở Hollywood, các nhà tranh đấu dân quyền lão thành, cũng như các đối thủ chính trị của mình. Ông làm thay đổi thị trường chứng khoán bằng cách tấn công một số công ty, trong khi khen ngợi một số công ty khác.
Ông bày tỏ sự nghi ngờ về sự chính thống của một số cơ chế Mỹ – trong khi tỏ ra tin tưởng vào lời nói của Tổng Thống Nga Vladimir Putin hơn là các cơ quan tình báo Mỹ, vốn sẽ làm việc dưới quyền chỉ huy của ông, cũng như có cự cãi cá nhân với các nhà báo trong khi tấn công giới truyền thông và nói cuộc bầu cử là “gian lận,” dù rằng chính kết quả này đưa ông vào Tòa Bạch Ốc.
Ông cũng đả kích giới lãnh đạo của các quốc gia là đồng minh lâu đời của Mỹ khi đặt vấn đề về tổ chức quốc tế được thành lập sau Thế Chiến 2, vốn giúp chiến thắng Chiến Tranh Lạnh và duy trì hòa bình ở Âu Châu từ nhiều thế hệ nay.
Đối với những người ủng hộ ông Trump, lối “đánh xả láng” này chính là lý do tại sao họ bỏ phiếu cho ông. Nhưng đối với những người khác trong nước Mỹ, đây là phong cách lãnh đạo mà họ từng nhìn thấy và sẽ khiến người ta lo sợ.
Họ nêu lên trường hợp tiểu bang Maine, nơi một thống đốc có phong cách giống như ông Trump đang tạo ra nhiều tranh cãi trong chính quyền tiểu bang với các lời phát biểu bị coi là có tính cách xúc phạm, mối quan hệ đối chọi và không tôn trọng Quốc Hội tiểu bang, để cảnh cáo rằng đây là điều nước Mỹ có thể sẽ gặp phải, với chính phủ Trump.
Ông Lance Dutson, một chiến lược gia đảng Cộng Hòa, người từng giúp Thống Đốc Paul LePage đắc cử trước khi đứng về phía chống đối ông, nói rằng: “Điều tôi lo ngại là sẽ xảy ra tình trạng tương tự ở cấp quốc gia như những gì chúng ta nhìn thấy nơi đây – đó là sự ‘kiểm soát và cân bằng’ (checks and balances) mà chúng ta vẫn coi là điều tự nhiên, sẽ bị mất đi.”
Trong lúc đó, có các chỉ dấu cho thấy hành động của ông Trump cũng làm thay đổi truyền thống của chính phủ ở Washington, tạo sự dễ dàng cho các nhà lập pháp cũng như các giới chức khác để không phải tôn trọng những cách hành xử lâu đời trong chính trị liên bang Mỹ.
Hơn 50 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Mỹ dự trù tẩy chay buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump, một hành động chưa từng thấy khi phá vỡ truyền thống của cả hai đảng là đón mừng sự chuyển tiếp quyền lực trong ôn hòa của nước Mỹ. Trước đây, tuy có nhiều người phía đảng Dân Chủ không hài lòng với kết quả của cuộc bầu cử năm 2000, trong đó Tổng Thống George W. Bush đánh bại ông Al Gore sau các cuộc tái kiểm phiếu và phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, nói chung, họ đều tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Bush.
Những người biết về ông Trump nói rằng nhà tỷ phú này thích đi ngược lại các trông đợi từ các thành phần lão làng, dù là thương mại hay chánh trị, ngay cả trong khi ông mong muốn có sự đón nhận của giới này ở cả New York và Washington.
Ông Michael D’Antonio, người viết cuốn sách tiểu sử “Never Enough” về ông Trump, nói rằng ông Trump cũng giống như một người ở bên khu Queens nhìn sang khu Manhattans ở New York, rất thèm muốn được ở trong thành phần thượng lưu nơi đây, nhưng cùng lúc cũng có sự thù ghét những kẻ “quý tộc” chiếm lãnh Manhattan.
Ông D’Antonio cho rằng việc ông Trump muốn làm rung chuyển các cơ chế “phản ánh ý tưởng cho rằng đó là vì các cơ chế này không đón nhận ông.”
Cách hành xử của ông Trump có thể thích hợp với vai trò tổng giám đốc một công ty của gia đình, người không bị sự kiểm soát của hội đồng quản trị hay của các cổ đông – hơn là một vị tổng thống vốn bị hệ thống kiểm soát và cân bằng ràng buộc. Các cựu giới chức trong chính quyền nói rằng ông Trump sẽ sớm gặp thách đố trong cách làm việc của mình từ các quy luật của chính phủ cũng như Quốc Hội.
“Tổng thống không có quyền tối thượng. Đây là điều rất khác với một tổng giám đốc, người có thể thuê hay đuổi việc bất cứ ai,” theo lời bà Kathleen Sebelius, cựu bộ trưởng Y Tế và thuộc đảng Dân Chủ. “Ông ấy chưa hề ở trong bất cứ cơ chế nào trong đó có các quy luật ấn định rõ ràng,” bà Sebelius nói thêm.
Tổng Thống Barack Obama, người từng có các lời khuyên cho ông Trump, cả khi trước công chúng cũng lúc gặp riêng, nói rằng: “Tôi có nói một điều với ông Trump, và tôi cũng khuyên các bạn trong đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội cũng như người ủng hộ họ trên cả nước, rằng trong thời gian tới, đừng hủy hoại những nguyên tắc ứng xử, những truyền thống nay là một phần của cơ chế, vì sự hiện hữu của chúng đều có lý do.”
Nhưng những người ủng hộ ông Trump nói rằng các cơ chế và Washington, chứ không phải vị tân tổng thống, phải thay đổi.
“Ông Trump tin rằng ông hiểu biết về cách vận hành của thế giới mới ngày hôm nay hơn tất cả những người chỉ trích ông,” theo lời ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện, người thuộc đảng Cộng Hòa và hiện là cố vấn của ông Trump.
“Đó là con người ông Trump. Tất cả chúng ta phải học cách làm sao hiểu về ông qua quan điểm đó,” ông Gingrich cho hay. (V.Giang)
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Trump ‘đảo lộn mọi thứ’ trước khi vào Tòa Bạch Ốc
WASHINGTON, DC (AP) – Ông Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu cũng với một phong cách giống như khi ông tiến vào cuộc tranh cử tổng thống: ương ngạnh, bất chấp những gì gọi là tiêu chuẩn,
Ông Donald Trump trong thang máy bên trong Trump Tower, New York. (Hình: Dominick Reuter/AFP/Getty Images)
WASHINGTON, DC (AP) – Ông Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu cũng với một phong cách giống như khi ông tiến vào cuộc tranh cử tổng thống: ương ngạnh, bất chấp những gì gọi là tiêu chuẩn, không bị ràng buộc bởi các “truyền thống,” và cực kỳ tự tin vào hướng đi của mình.
Trong 10 tuần lễ kể từ chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử và trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Trump vi phạm nghi thức ngoại giao có từ nhiều thập niên, tạo ra chấn động trong thành phần lãnh đạo các công ty ở Mỹ, thách đố các luật lệ lâu đời về liêm chính và tiếp tục cách hành xử hung hãn, “ăn miếng trả miếng,” sẵn sàng đích thân đánh ngược trở lại mỗi khi nghĩ rằng mình bị chê bai – bằng cách dùng Twitter hay qua lời phát biểu trước công chúng.
Các vị tổng thống trước thường hay diễn tả việc lần đầu bước vào Văn Phòng Bầu Dục (Oval Office) là cảm giác khiến họ phải có sự khiêm cung, một điều làm họ ngay lập tức cảm thấy sự quan trọng trong nhiệm vụ mới – là người bảo vệ nền dân chủ Mỹ. Ông Donald Trump trong phần lớn thời gian chuyển tiếp cho người ta thấy rõ là ông nhìn mọi sự khác hẳn: thay vì phải điều chỉnh để phù hợp với tổng thống chế, chính nơi này phải thay đổi để phù hợp với ông.
“Người ta nói rằng việc triệu tập các nhà lãnh đạo đại doanh nghiệp không phù hợp với cương vị của một tổng thống,” ông Trump tuyên bố trước đám đông ở thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, hồi Tháng Mười Hai, sau khi thương thảo với một công ty chế tạo máy điều hòa không khí để giữ công việc trong tiểu bang, một phương cách mà nhiều kinh tế gia cho rằng không thể cứ tiến hành trong chính sách kinh tế quốc gia.
“Tôi nghĩ rằng điều này chứng tỏ rõ ràng cương vị tổng thống,” ông Trump tuyên bố. “Và nếu điều này không đúng như vậy thì cũng không sao. Bởi vì tôi thích làm như vậy.”
Ngay cả trước khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump có nhiều hành động thay đổi bản chất của tổng thống chế Mỹ, phá vỡ các nguyên tắc đã có và khiến các nhà lãnh đạo khác của thế giới tự do phải bàng hoàng vì cách hành xử không giống theo sự trông đợi của họ.
Các cố vấn của ông Trump cho hay nhà tỷ phú ngành địa ốc và cũng là ngôi sao chương trình truyền hình thực tế (reality TV) này hiểu rất rõ tầm vóc lịch sử của công việc mới ông sắp nhận. Ông nói với những người quen biết rằng ông dựa vào những ước vọng của cả Ronald Reagan, ở đảng Cộng Hòa, và John F. Kennedy, ở đảng Dân Chủ. Ông có ý định sẽ ngủ đêm đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc trong căn phòng ngủ Lincoln Bedroom, căn phòng từng là nơi làm việc của Tổng Thống Abraham Lincoln trước đây, theo một số người từng dùng bữa tối với ông ở Florida mới đây.
Tuy nhiên, ông Trump cũng tự coi mình là một tổng thống thuộc hạng “sui generis” có cá thể riêng biệt, chẳng nợ nần ai về sự thành đạt của mình và cũng chẳng dựa theo khuôn mẫu của bất cứ tổng thống nào trước ông.
Ông Trump nói rằng, ông chẳng đọc sách tiểu sử của cựu tổng thống nào. Khi được hỏi ai là người hùng của ông, ông Trump nhắc tới cha của mình, nhưng rồi sau đó trả lời rằng ông “không thích khái niệm người hùng.”
Sử gia Douglas Brinkley, người vừa có bữa tối thời gian gần đây với ông Trump và các thực khách khác ở hội quán do ông Trump làm chủ tại South Florida, nói rằng: “Tôi không nghĩ ông Trump hiểu biết nhiều về lịch sử của Tòa Bạch Ốc. Khi bạn không hiểu lịch sử của mình, bạn sẽ khó mà hoàn toàn tôn trọng truyền thống.”
Ông Brinkley nói thêm: “Đây không phải là người thích khoe là đã đọc bao nhiêu cuốn sách về tiểu sử các nhân vật lịch sử. Đây là người sẽ khoa trương rằng đây là một sự kiện vĩ đại và ông là người điều khiển mọi chuyện.”
Và thái độ này cũng là điều tạo sự hứng khởi trong những người ủng hộ ông Trump, khi họ bỏ phiếu cho ông với mong muốn là sẽ có sự thay đổi về điều mà họ coi là chính quyền liên bang thối nát, không đáp ứng nguyện vọng dân chúng, trong “bãi sình lầy” ở Washington.
“Tôi không muốn ông thay đổi,” theo lời ông Brad Zaun, thượng nghị sĩ tiểu bang Iowa, một trong những người ủng hộ ông Donald Trump ngay từ lúc đầu. “Một trong những lý do tôi ủng hộ ông là vì ông nói thẳng vấn đề, không vòng vo. Ông không nói theo cách của các chính trị gia thường thấy.”
Ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ vào thái độ này, nhưng ông chưa đạt được sự ủng hộ của toàn thể nước Mỹ. Chiến thắng của ông với 304 phiếu của Cử Tri Đoàn (Electoral College) có phần nào bị ảnh hưởng bởi thực tế là bà Hillary Clinton giành được nhiều hơn ông tới gần 3 triệu lá phiếu phổ thông.
Các cuộc biểu tình phản kháng dự trù diễn ra một ngày sau lễ nhậm chức có thể lôi kéo nhiều người tới Washington, DC, hơn là các buổi lễ chính thức của ông.
Kết quả các cuộc thăm dò tuần qua cho thấy ông Trump chuẩn bị vào Tòa Bạch Ốc với sự ủng hộ thấp nhất của dân chúng Mỹ dành cho tân tổng thống từ bốn thập niên qua. Phía người theo đảng Dân Chủ tiếp tục mạnh mẽ chống đối ông, người thuộc thành phần độc lập không bày tỏ sự ủng hộ ông, và ngay cả phía người theo đảng Cộng Hòa cũng không còn hào hứng như trước, theo kết quả các cuộc thăm dò.
Trong phản ứng thường thấy đối với kết quả các cuộc thăm dò có tính cách bất lợi, ông Trump gửi tweet hôm Thứ Ba, gọi đây là “thủ đoạn gian lận.”
Và những bản tweet này chính là điều gây lo ngại cho các chuyên gia về chính quyền, các nhà lập pháp cùng là những thành phần khác, những người cho rằng truyền thống của tổng thống chế ở quốc gia này là bảo vệ nền dân chủ Mỹ.
“Tuy có một số trường hợp ngoại lệ, chúng ta từ trước tới nay vẫn có một nền văn hóa chính trị trong đó các tổng thống phần lớn tôn trọng những luật bất thành văn để giúp nền dân chủ cũng như pháp quyền được phát triển,” theo lời ông Brendan Nyhan, một giáo sư về chính quyền ở đại học Darthmouth College. “Điều đáng lưu ý về ông Trump là ông bất chấp các quy tắc ứng xử trước đây vẫn được cả hai đảng tôn trọng trong đời sống hàng ngày. Ông đặt ra sự nghi ngờ về những điều mà trước đây không ai có sự thắc mắc.”
Kể từ khi đắc cử, ông Trump tấn công đủ mọi người, từ các tài tử ở Hollywood, các nhà tranh đấu dân quyền lão thành, cũng như các đối thủ chính trị của mình. Ông làm thay đổi thị trường chứng khoán bằng cách tấn công một số công ty, trong khi khen ngợi một số công ty khác.
Ông bày tỏ sự nghi ngờ về sự chính thống của một số cơ chế Mỹ – trong khi tỏ ra tin tưởng vào lời nói của Tổng Thống Nga Vladimir Putin hơn là các cơ quan tình báo Mỹ, vốn sẽ làm việc dưới quyền chỉ huy của ông, cũng như có cự cãi cá nhân với các nhà báo trong khi tấn công giới truyền thông và nói cuộc bầu cử là “gian lận,” dù rằng chính kết quả này đưa ông vào Tòa Bạch Ốc.
Ông cũng đả kích giới lãnh đạo của các quốc gia là đồng minh lâu đời của Mỹ khi đặt vấn đề về tổ chức quốc tế được thành lập sau Thế Chiến 2, vốn giúp chiến thắng Chiến Tranh Lạnh và duy trì hòa bình ở Âu Châu từ nhiều thế hệ nay.
Đối với những người ủng hộ ông Trump, lối “đánh xả láng” này chính là lý do tại sao họ bỏ phiếu cho ông. Nhưng đối với những người khác trong nước Mỹ, đây là phong cách lãnh đạo mà họ từng nhìn thấy và sẽ khiến người ta lo sợ.
Họ nêu lên trường hợp tiểu bang Maine, nơi một thống đốc có phong cách giống như ông Trump đang tạo ra nhiều tranh cãi trong chính quyền tiểu bang với các lời phát biểu bị coi là có tính cách xúc phạm, mối quan hệ đối chọi và không tôn trọng Quốc Hội tiểu bang, để cảnh cáo rằng đây là điều nước Mỹ có thể sẽ gặp phải, với chính phủ Trump.
Ông Lance Dutson, một chiến lược gia đảng Cộng Hòa, người từng giúp Thống Đốc Paul LePage đắc cử trước khi đứng về phía chống đối ông, nói rằng: “Điều tôi lo ngại là sẽ xảy ra tình trạng tương tự ở cấp quốc gia như những gì chúng ta nhìn thấy nơi đây – đó là sự ‘kiểm soát và cân bằng’ (checks and balances) mà chúng ta vẫn coi là điều tự nhiên, sẽ bị mất đi.”
Trong lúc đó, có các chỉ dấu cho thấy hành động của ông Trump cũng làm thay đổi truyền thống của chính phủ ở Washington, tạo sự dễ dàng cho các nhà lập pháp cũng như các giới chức khác để không phải tôn trọng những cách hành xử lâu đời trong chính trị liên bang Mỹ.
Hơn 50 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Mỹ dự trù tẩy chay buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump, một hành động chưa từng thấy khi phá vỡ truyền thống của cả hai đảng là đón mừng sự chuyển tiếp quyền lực trong ôn hòa của nước Mỹ. Trước đây, tuy có nhiều người phía đảng Dân Chủ không hài lòng với kết quả của cuộc bầu cử năm 2000, trong đó Tổng Thống George W. Bush đánh bại ông Al Gore sau các cuộc tái kiểm phiếu và phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, nói chung, họ đều tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Bush.
Những người biết về ông Trump nói rằng nhà tỷ phú này thích đi ngược lại các trông đợi từ các thành phần lão làng, dù là thương mại hay chánh trị, ngay cả trong khi ông mong muốn có sự đón nhận của giới này ở cả New York và Washington.
Ông Michael D’Antonio, người viết cuốn sách tiểu sử “Never Enough” về ông Trump, nói rằng ông Trump cũng giống như một người ở bên khu Queens nhìn sang khu Manhattans ở New York, rất thèm muốn được ở trong thành phần thượng lưu nơi đây, nhưng cùng lúc cũng có sự thù ghét những kẻ “quý tộc” chiếm lãnh Manhattan.
Ông D’Antonio cho rằng việc ông Trump muốn làm rung chuyển các cơ chế “phản ánh ý tưởng cho rằng đó là vì các cơ chế này không đón nhận ông.”
Cách hành xử của ông Trump có thể thích hợp với vai trò tổng giám đốc một công ty của gia đình, người không bị sự kiểm soát của hội đồng quản trị hay của các cổ đông – hơn là một vị tổng thống vốn bị hệ thống kiểm soát và cân bằng ràng buộc. Các cựu giới chức trong chính quyền nói rằng ông Trump sẽ sớm gặp thách đố trong cách làm việc của mình từ các quy luật của chính phủ cũng như Quốc Hội.
“Tổng thống không có quyền tối thượng. Đây là điều rất khác với một tổng giám đốc, người có thể thuê hay đuổi việc bất cứ ai,” theo lời bà Kathleen Sebelius, cựu bộ trưởng Y Tế và thuộc đảng Dân Chủ. “Ông ấy chưa hề ở trong bất cứ cơ chế nào trong đó có các quy luật ấn định rõ ràng,” bà Sebelius nói thêm.
Tổng Thống Barack Obama, người từng có các lời khuyên cho ông Trump, cả khi trước công chúng cũng lúc gặp riêng, nói rằng: “Tôi có nói một điều với ông Trump, và tôi cũng khuyên các bạn trong đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội cũng như người ủng hộ họ trên cả nước, rằng trong thời gian tới, đừng hủy hoại những nguyên tắc ứng xử, những truyền thống nay là một phần của cơ chế, vì sự hiện hữu của chúng đều có lý do.”
Nhưng những người ủng hộ ông Trump nói rằng các cơ chế và Washington, chứ không phải vị tân tổng thống, phải thay đổi.
“Ông Trump tin rằng ông hiểu biết về cách vận hành của thế giới mới ngày hôm nay hơn tất cả những người chỉ trích ông,” theo lời ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện, người thuộc đảng Cộng Hòa và hiện là cố vấn của ông Trump.
“Đó là con người ông Trump. Tất cả chúng ta phải học cách làm sao hiểu về ông qua quan điểm đó,” ông Gingrich cho hay. (V.Giang)
Người Việt