Nhân Vật

Trump, dân túy hay mị dân?

Theo đa số các cuộc thăm dò ý kiến thì bà Hillary Clinton dẫn điểm. Tuy nhiên, sự kiện giám đốc FBI James Comey tuyên bố mở lại điều tra vụ sử dụng email

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa Donald Trump. (Hình: Getty Images)
Chỉ còn vài ngày nữa người dân Mỹ sẽ quyết định ai sẽ là vị tổng thống thứ 45 của mình.

Theo đa số các cuộc thăm dò ý kiến thì bà Hillary Clinton dẫn điểm. Tuy nhiên, sự kiện giám đốc FBI James Comey tuyên bố mở lại điều tra vụ sử dụng email khi bà Clinton còn làm Ngoại Trưởng Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 10 có khả năng thay đổi tình thế vào giờ phút cuối. Và thật sự là đang có ảnh hưởng tiêu cực như vậy lên tiến trình tranh cử của bà.

Cũng có vài cuộc thăm dò ý kiến cho rằng ông Donald Trump có cơ hội thắng cử mỏng manh. Ông Trump bác bỏ lập luận rằng phía ông hết hy vọng. Ông đổ lỗi cho các cơ quan thăm dò ý kiến và truyền thông chính mạch là đã thiên vị đảng Dân chủ và gian lận kết quả để gây bất lợi cho ông. Ông còn tuyên bố là chưa chắc ông sẽ công nhận kết quả nếu bà Clinton thắng cử.

Dù ông Trump có thắng hay không, cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 này sẽ thay đổi bộ mặt chính trị của nước Mỹ, và thế giới, một cách sâu xa.

Sự kiện ông Trump lọt được vào danh sách các ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa và rồi thắng tất cả để ra tranh cử với bà Clinton vẫn còn là một thắc mắc lớn đối với giới nghiên cứu và bình luận chính trị tại Mỹ, và nhiều nơi trên thế giới.

Giới khoa học chính trị gọi Donald Trump là biểu hiện của chủ nghĩa dân túy hay đại chúng (populism).

Bài viết này nhằm tìm hiểu về chủ nghĩa dân túy: Một số định nghĩa; chủ nghĩa dân túy tại Hoa Kỳ; tại Âu Châu; tại châu Mỹ La tin; ông Trump; chủ nghĩa phát xít; bài học cho nhân loại. Bài viết tham khảo số mới nhất của Foreign Affairs (FA), là tạp chí uy tín và giá trị hàng đầu thế giới về các vấn đề ngoại giao.

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Theo O’Neil thì điểm căn bản của chủ nghĩa dân túy là sự thu hút đối với những ai bị gạt bên lề xã hội. Do đó các nhà dân túy cho rằng họ đại diện cho đa số bị quên lãng, và khinh thường và lên án thành phần thiểu số quyền lực không xứng đáng (FA, trang 32).

Theo Mudde thì chủ nghĩa dân túy là ý thức hệ nhằm phân biệt xã hội thành hai khối đồng nhất nhưng thù nghịch nhau: “người dân tinh khiết” và “giới ưu tú hủ bại” (FA, trang 25/26). Vào tháng 4 năm nay trên tạp chí The Wall Street Journal, ông Trump viết: “Trong từng vấn đề lớn đang ảnh hưởng lên đất nước này, người dân thì đúng và giới ưu tú cầm quyền thì sai.”

Theo Zakaria thì tất cả xu hướng theo chủ nghĩa dân túy đều có điểm chung là nghi ngờ và căm ghét thành phần ưu tú, chính trị dòng chính, và các định chế kiên cố (FA, trang 9).

Còn Kazin thì cho rằng các nhà dân túy được khen là đã góp phần bảo vệ các giá trị và nhu cầu của đa số quần chúng làm việc siêng năng; và bị chê là những người mị dân chỉ muốn tranh thủ sự ủng hộ đối với thành phần ít học và ngây thơ bằng cách gióng lên các ước nguyện hay quan điểm phân biệt của họ hơn là sử dụng những lý luận thích hợp (FA, trang 18).

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, tựu chung chủ nghĩa dân túy được xem là tư tưởng hay phong trào chính trị nhằm đề cao sức mạnh và quyền hạn của người dân để kiểm soát quyền hạn của chính quyền, và lên án sự cai trị của một thiểu số giàu có và thành phần ưu tú quyền lực.

Dân túy trong lịch sử Hoa Kỳ

Theo giáo sư sử học Michael Kazin thì có hai truyền thống dân túy thường cạnh tranh nhau tại Hoa Kỳ (FA, trang 17). Thành phần thứ nhất: theo chủ nghĩa quốc gia công dân (civic nationalism); không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo; đề cao quyền bình đẳng giữa mọi công dân có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc; và tính hợp pháp của chính quyền dân chủ đến từ sự đồng thuận của người dân. Thành phần này lên án giới ưu tú tập đoàn và cánh tay dài của họ trong chính quyền đã phản bội quyền lợi chung của người dân, chủ lực của quốc gia.

Ngược dòng lịch sử Hoa Kỳ, ngoài hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đảng thứ ba được hình thành vào thập niên 1890 với tên gọi Đảng Dân Túy hay Nhân Dân (the Populist, or People’s Party) nhằm cải cách một hệ thống chính trị đang nắm chặt quyền lực đồng tiền, kỹ nghệ và tài chánh lúc đó (FA, trang 18). Đảng Dân túy nổi lên được vài năm, nhưng sau thất bại cuộc bầu cử năm 1896, đảng này đã trở nên tê liệt hoàn toàn.

Trong cuộc bầu cử kỳ này, ông Bernie Sanders, ứng cử viên đảng Dân Chủ, được xem là hiện thân của xu hướng này. Ông tự gọi mình là người theo xã hội chủ nghĩa (giống các nước Bắc Âu chứ không phải thứ xã hội chủ nghĩa trước khi trở thành cộng sản), tiền phong của “cuộc cách mạng chính trị,” lên án giai cấp tỷ phú đã phản bội sự hứa hẹn của nền dân chủ Hoa Kỳ, và đưa ra yêu sách là 15 đô la một giờ lương tối thiểu, dịch vụ y tế cho mọi người, và đề nghị các cải tổ kinh tế cấp tiến khác.

Xu hướng dân túy thứ hai cũng lên án giới ưu tú trong các đại công ty và chính quyền đã coi thường quyền lợi kinh tế và quyền tự do chính trị của người dân thường. Nhưng “người dân” mà thành phần thứ hai nhắm đến hẹp hơn thành phần thứ nhất: theo lịch sử Hoa Kỳ thì họ là người da trắng, gốc Âu Châu, nghĩa là có cùng dòng máu, màu da. Xu hướng này được gọi là chủ nghĩa quốc gia chủng tộc (racial nationalism).

Cùng thời điểm với xu hướng quốc gia công dân, xu hướng quốc gia chủng tộc cũng thành hình. Họ vận động Quốc Hội cấm nhập cư người Trung Hoa và Nhật vào Hoa Kỳ để khỏi cạnh tranh việc làm với người Mỹ da trắng. Năm 1882, họ thành công vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật đầu tiên cấm người mang quốc tịch Trung Hoa vào Mỹ, Đạo Luật Loại Trừ Người Trung Hoa (Chinese Exclusion Act). Hai thập niên sau, họ lại vận động Quốc Hội cấm nhập cư người Nhật. Lần này, tương tự như quan điểm của ông Trump đối với người đạo Hồi, những người lao động da trắng cho rằng người Nhật làm tình báo cho Nhật Hoàng để chuẩn bị gây chiến với Mỹ, và họ xảo quyệt như con cáo và ác độc như con hyena khác máu (FA, trang 20).

Vào thập niên 1920, xu hướng này đã trồi lên, trụt xuống và để lại dấu ấn đen tối trên nền chính trị của Hoa Kỳ. Đó là Klu Klux Klan, ác mộng của người Mỹ da đen, mặc dầu nửa thế kỷ trước, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã chấm dứt mọi hoạt động của tiền thân KKK. Lần này, họ huy động gần năm triệu thành viên vào giữa thập niên 1920, và các liên minh chính trị của họ đã áp lực lên Quốc Hội giới hạn tối đa số người di dân đến từ Đông Âu và Nam Âu, chỉ được vài trăm người mỗi quốc gia vào năm 1924. Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ xóa bỏ hệ thống kỳ thị ra mặt này năm 1965 (FA, trang 20).

Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Tư, ngày 2 tháng 11 năm 2016

Dân túy tại Âu Châu

Hiện nay chủ nghĩa dân túy đã phát triển đều và mạnh ở khắp Âu Châu.

Theo nghiên cứu của Ronald Inglehart and Pippa Norris của đại học Harvard, vào thập niên 1960, các đảng dân túy cánh hữu đã chiếm được gấp hai số phiếu ủng hộ tại các nước Âu Châu, và cánh tả được gấp năm lần. Vào thập niên thứ hai của thế kỷ này, số ghế cho các đảng cánh hữu tăng 13.7 phần trăm và 11.5 cho cánh tả (FA, trang 10). Hiện nay, các nhà dân túy chiếm số ghế Quốc Hội cao nhất tại sáu quốc gia: Hy Lạp, Hung Gia Lợi, Ý, Ba lan, Slovakia và Thụy Sĩ. Các đảng dân túy chiếm tỉ lệ đa số phiếu bầu qua các cuộc bầu cử quốc gia gần đây. Tại Hung Gia Lợi, đảng cầm quyền và cả đảng đối lập đều là dân túy (FA, trang 26).

Có bốn nguyên do chính tác động đến nền chính trị tại Âu Châu (cũng như Hoa Kỳ) trong những thập niên qua.

Thứ nhất, kinh tế trì trệ là mẫu số chung của tất cả các quốc gia này từ thập niên 1970. Tuy áp dụng nhiều chính sách kinh tế khác nhau để kích thích phát triển, nền kinh tế của tất cả các nước Tây phương tuy cũng có lúc tăng, nhưng phần lớn là giảm. Lý do? Dân số. Tuy mức độ khác nhau, tỉ lệ sinh sản gia giảm ở mọi nơi, do đó gia đình ngày càng nhỏ đi, tỉ lệ nhân công tham gia vào lực lượng lao động ít hơn, trong khi tỉ lệ người về hưu ngày càng gia tăng (FA, trang 11).

Thứ hai, sự phát triển chậm kèm theo những thách thức do toàn cầu hóa mang lại đã đưa đến những ảnh hưởng mới. Kỹ nghệ sản xuất phần lớn được đưa sang các quốc gia chậm hay đang phát triển, và hàng hóa được chuyển ngược lại. Theo nguyên lý chung của kinh tế thị trường thì sự gia tăng trao đổi mậu dịch toàn cầu sẽ hữu ích. Tuy nhiên lợi ích không phải cho tất cả mọi người, mà chủ yếu cho các đại công ty lớn hoặc liên quốc. Những người lao động thiếu tay nghề mất việc nhưng lại không có khả năng để tìm việc mới.

Thứ ba, cuộc cách mạng thông tin đã thay đổi mọi mặt đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người trong thế giới toàn cầu, nhất là qua truyền thông xã hội như facebook. Ngày nay, hầu như ai cũng có thể cập nhật thông tin tràn lan khắp nơi. Có nhiều thông tin nhưng chưa hẳn giúp cho người ta hiểu rõ vấn đề bởi thông tin nhiễu cũng tràn lan. Đọc mà không có tinh thần phê phán để biết chọn lọc, phân tích và đối chiếu thì dễ dàng làm cho người ta hoang mang không kém. Người ta dễ dàng trở thành những gì người ta đọc là vậy.

Thứ tư, ngày nay thử thách nhức nhối nhất của mọi quốc gia Tây phương là chính sách tài chánh và tiền tệ. Khi lực lượng tham gia lao động càng giảm, và khi chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng, số nợ của chính phủ cũng gia tăng đáng kể. Nợ càng tăng thì càng thắt lưng buột bụng ở các mặt khác của xã hội.

Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, hầu như mọi nơi bị tràn ngập hàng hóa, dịch vụ, thông tin, ý tưởng, nghệ thuật, thực phẩm… Zakaria nhận định rằng người Tây phương sẵn sàng chấp nhận những thứ đó, nhưng sự tràn ngập người ngoại quốc ngay trước mặt họ hàng ngày làm cho họ cảm thấy bất an, nhất là khi thiếu hiểu biết về văn hóa cách sống của người ngoại quốc. Cũng cần biết rằng năm 2015 có đến 250 triệu người di dân thế giới và 65 triệu người bị di tản trên toàn cầu. Âu Châu nhận 76 triệu người nhập cư và, với các cuộc khủng bố xảy ra vài năm nay, đây là nơi có những lo âu lớn nhất hiện nay.

Nói chung vấn đề di dân và di tản toàn cầu là một thách thức của nhân loại hiện nay. Thêm vào đó, tốc độ thay đổi của xã hội và con người trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa đã quá nhanh để người dân cảm thấy an tâm. Vì thế nhiều người cảm thấy khá bất an và bất trắc trước toàn cảnh này.

Mời độc giả xem video: Thủ tướng Cambodia ủng hộ ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ

Đứng trước tất cả các thử thách này – dân số, toàn cầu hóa, kỹ thuật, ngân sách – các chính trị gia và chính phủ không có nhiều chọn lựa, và giải pháp của họ luôn là những khó khăn, phải tính toán (FA, trang 12). Người dân ở trong trường hợp này thường bất mãn vì những quyết định của chính phủ chậm chạp, thiếu hiệu quả và quyết đoán.

Khi nhiều người dân bất mãn một thời gian dài mà không có những giải pháp chính trị thích hợp, sự chịu đựng của họ có giới hạn.

Tại Âu Châu, sau Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, các đảng chính trị lớn, từ tả đến hữu, hầu như xích gần lại gần trung đạo hơn, áp dụng các chính sách kinh tế và văn hóa mang tính trung dung và thực tiễn thay vì theo các ý thức hệ như trước. Người dân không thể phân biệt chỗ đứng của giới ưu tú chính trị nữa, dù tả hay hữu (FA, trang 27). Người dân nói chung không còn thấy người đại diện cho họ có thực quyền gì nữa: quyền lực của quốc gia bây giờ chuyển sang quyền lực siêu quốc gia, tức Liên Hiệp Âu Châu (EU) và cơ quan tiền tệ IMF; từ những người được bầu chọn một cách dân chủ sang những người không cần bầu chọn như giám đốc ngân hàng trung ương và các quan tòa. Ngay cả các vấn đề hệ trọng như kiểm soát biên giới hay chính sách tiền tệ không còn là trách nhiệm riêng biệt của chính phủ quốc gia đó (FA, trang 27/28).

Kết quả là một khoảng trống chính trị quá tốt để chủ nghĩa dân túy trỗi lên.

Kể từ năm 2015, các vụ khủng bố tại Pháp và nhiều thành phố khác tại Âu Châu, và chính sách chấp nhận quá nhiều người nhập cư, đã là nguyên do cho các nhà dân túy, nhất là phía cánh hữu, phát triển vũ bão tại đây (FA, trang 25).

Nói chung, cấu trúc thay đổi sâu sắc trong xã hội Âu Châu đã dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy hiện nay. Nhiều đảng dân túy bây giờ trở thành quá mạnh, mạnh hơn cả đảng dòng chính, cho nên xoay chuyển tình thế không phải là điều dễ dàng.

Dân túy tại Châu Mỹ Latin

Khác với Âu Châu và Hoa Kỳ, chủ nghĩa dân túy nở rộ ở Châu Mỹ Latin vào thập niên 1930 và kéo dài mãi cho đến gần đây. Trong tám thập niên đó, các lãnh tụ Mỹ Latin lợi dụng sức mạnh của người dân, từng được xem là bị gạt bên lề, bằng cách lên án thành trì quyền lực và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn cho những ai theo mình (FA, trang 31).

Những người như Hugo Chávez, trong 14 năm cầm quyền tại Venezuela, đã: viết lại hiến pháp để có lợi cho mình; củng cố quyền lực của hành pháp với giá trả của lập pháp; làm yếu đi Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia; đưa những người thân cận vào Tòa Án Tối Cao; chính trị hóa các cơ quan hành chánh chính quyền; phá nát ngành truyền thông tự do mà một thời hoạt động hiệu quả bằng cách tướt bằng phát thanh và phát hình của họ và ép các cơ quan báo chí thân thiện với cánh đối lập bán lại cho những người ủng hộ chính quyền của ông (FA, trang 34).

Điều oái oăm là những nhà dân túy ở đây trước khi lên cầm quyền thì đều hứa hẹn chống tham nhũng, nhưng khi nắm quyền hành trong tay thì vơ vét hàng chục triệu đô la Mỹ trong tay như tổng thống Otto Pérez Molina của Guatemala. Những kẻ khác trong hệ thống công quyền đã đánh cắp hàng triệu đô la từ công quỹ. Tuy nhiên nhờ một số cải tổ luật gần đây để đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, như tại Ba Tây và Mễ Tây Cơ, nên người dân mới khám phá ra sự tham nhũng đục khoét đất nước của họ bấy lâu nay. Các bộ luật mới ra đời đòi hỏi giới công quyền phải kê khai tài chánh của mình, mở rộng các tạp thu công cộng cho các nhà đấu thầu tranh nhau, và cung cấp sự truy cập các tài liệu của chính phủ tốt hơn. Nhờ các nhà báo gan dạ lấy được các thông tin này, và nhờ mạng truyền thông xã hội, mà hàng triệu người dân Mỹ La tin biết về các cuộc sống và biệt thự xa hoa, và các trương mục tài chánh ở ngoài nước của viên chức chính quyền (FA, trang 36).

Giờ đây người dân biết cái hệ thống nào đã bóc lột họ bấy lâu nay.

O’Neil nhận xét rằng lịch sử đã cho thấy chủ nghĩa dân túy tại châu Mỹ Latin gây chia rẽ xã hội, làm kinh tế yếu đi và phá hoại nền dân chủ đại diện. Mặc dầu các nhà dân túy lấy chính nghĩa từ sự ủng hộ của người dân nhưng họ lại muốn kiểm soát từ trên xuống. Họ xây dựng các phong trào quần chúng to lớn để gia tăng quyền lực cho cá nhân họ, không nhất thiết là để thay đổi hệ thống. Họ tập trung quyền lực trong vòng đai nhỏ cận kề. Họ tỏ vẻ cổ võ người dân tham gia chính trị và mở rộng không gian dân sự, nhưng thực tế họ tránh né và, vì thế, làm yếu đi các định chế chính trị quan trọng, kể cả các đảng phái, tư pháp và truyền thông. Họ muốn sử dụng nghị định hành chánh hơn và gạt bên lề giới lập pháp. Họ cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực để dập tắt tiếng nói đối lập (FA, trang 32/33).

Trump: dân túy mị dân?

Trong bài phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Phát Triển Toàn Cầu ngày 20 tháng 7 năm nay tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Barrack Obama ghi nhận những thách thức lớn lao của nhân loại hiện nay: mối đe dọa khủng bố; một trật tự thế giới bị chi phối bởi bao biến sự; cái cảm giác toàn cầu hóa bỏ rơi nhiều người và hố ngăn cách giàu nghèo trong cùng một nước gia tăng. Tuy nhiên, ngoài các thử thách lớn lao trên, ông cũng khẳng định chưa có thời đại nào trong lịch sử nhân loại được hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ nhất như bây giờ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn lạc quan như Tổng Thống Obama.

Nhà thơ Ấn Độ nổi tiếng Rabindranath Tagore từng diễn tả thế sự của năm 1916, trung điểm của thế chiến thứ nhất, “một bầu không khí độc dày đặc của sự nghi ngờ và sự tham lam và hoảng loạn rộng khắp thế giới” (FA, trang 47).

100 năm sau, có người bảo thế giới ngày nay cũng tương tự như thế giới của đầu thế kỷ 20 mà nhà thơ Tagore nhận xét.

Trong thời đại này, những hình ảnh khủng bố man rợ và đầy kinh dị đã đi vào nhà mọi người, trên truyền hình, máy tính, điện thoại di động v.v… Nỗi lo âu sợ hãi đã lấn át lý trí. Hậu quả là các nhà dân túy và thành phần cực đoan khai thác để tấn công vào các cuộc tranh luận mà không sử dụng bằng chứng lý lẽ làm cơ sở, do đó làm cho các lý thuyết âm mưu (conspiracy theories) dễ dàng được chấp nhận và các lời nói dối thẳng thừng được lây lan và đạt được sự tin tưởng rộng (FA, trang 49).

Chủ nghĩa dân túy, như đã trình bày trên, có mặt ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19. Nếu không có Trump thì có lẽ nhiều người, trong lẫn ngoài Mỹ, không nghĩ rằng nó đã hiện hữu bấy lâu nay.

Mặc dầu người Mỹ nói chung tự hào về tinh thần lạc quan và tính phóng khoáng của mình, thế nhưng người dân ở đâu cũng có những niềm lo âu và sợ hãi, vì cuộc sống ở đâu cũng có cái khó cái nguy, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa này.

Theo nghiên cứu của đại học Harvard thì kinh tế không còn là yếu tố quyết định chính trị nữa. Quan điểm về các vấn đề xã hội, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính, hay các vấn đề hoàn toàn không liên quan đến kinh tế như sắc tộc, môi trường v.v… lại trở thành yếu tố quyết định hơn để bầu chọn đảng chính trị. Nhưng điều đáng nói là sự chuyển hướng quan điểm này xảy ra ở tất cả các quốc gia Tây phương, từ Âu Châu đến Bắc Mỹ, tuy các điều kiện kinh tế xã hội và chính trị có khác nhau (FA, trang 11).

Trong cuộc nghiên cứu gần đây, 65% người Mỹ trắng (chiếm hai phần năm dân số Mỹ), cho rằng họ sẵn sàng bỏ phiếu cho một đảng chính trị có chính sách “ngăn chận mức di dân lớn, tạo công ăn việc làm của người Mỹ cho người Mỹ, duy trì các giá trị Thiên Chúa giáo của Mỹ, và ngăn ngừa sự đe dọa của đạo Hồi.” Cũng cần nên biết rằng tỉ lệ ủng hộ cho đảng Mặt Trận Quốc Gia tại Pháp cũng bằng như vậy, và tỉ lệ ủng hộ cho nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (Brexit) chỉ hơn khoảng 10%.

Ông Trump thành công cho đến nay là vì ông hiểu được rằng nhiều người theo đảng Cộng Hòa không quan tâm đến các giáo điều của đảng như trước nữa, từ tự do trao đổi mậu dịch, thuế thấp, giảm quy định (deregulation) cho đến cải tổ tiêu chuẩn được hưởng trợ giúp từ chính phủ; nhưng họ lại phản ứng tích cực hơn đối với các vấn đề như nghi ngại văn hóa và tinh thần quốc gia (FA, trang 14).

Ông Trump, và thế lực của ông, biết khai thác các yếu tố trên. Không chỉ ông, mà thật ra người mị dân của tất cả các loại, từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đến lãnh tụ cánh hữu của Pháp Marine Le Pen, đến Tổng thống Phi Luật tân Rodrigo Duterte, đã khai thác các hồ chứa sôi sục sự bất mãn của người dân (FA, trang 18).

Ông Trump đã nêu đích danh: người Mexico đã mang tội phạm, ma túy và nạn hiếp dâm vào một quốc gia hòa bình tôn trọng pháp luật; và người di dân theo đạo Hồi đã ủng hộ những kẻ chỉ biết tin vào thánh chiến mà không hề có lý luận hay tôn trọng sự sống gì cả.


Phát Xít và dân túy

Nhìn cung cách hành xử của ông Trump, có người đặt vấn đề ông Trump có phải là một nhà phát xít không?

Theo Berman thì chủ nghĩa phát xít, giống như các phong trào cánh hữu khác, cũng xuất phát từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thời kỳ toàn cầu hóa mãnh liệt (FA, trang 39). Chủ nghĩa tư bản lúc đó đã tái định hình xã hội Âu Châu, phá hủy các cộng đồng và nghề nghiệp truyền thống và các quy tắc văn hóa. Đó cũng là thời điểm mở đầu cho các cuộc di dân lớn: người thôn quê lên thành thị sống và làm việc; người nước nghèo tìm đến nước giàu để mong cuộc sống tốt hơn. Tất cả những biến đổi này đã gây nên phẫn nộ cho nhiều người, nhưng các đảng chính trị lớn chưa có tầm nhìn và chính sách đối phó, do đó để khuynh hướng như phát xít chiếm vào không gian chính trị trống đó.

Như tất cả đều biết, những gì tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, và còn lại là lịch sử.

Ông Trump nhiều lần lên tiếng khen ngợi Tổng Thống Nga Vladimi Putin, và luôn chê bai Tổng Thống Barrack Obama. Ông Trump luôn phủ nhận mọi thành quả của chính quyền Obama tám năm qua và lên án gây gắt những ai bênh vực hay khác quan điểm với ông. Bà Marine Le Pen, lãnh tụ của đảng Mặt Trận Quốc Gia của Pháp, tuyên bố muốn tiến gần quan hệ với Nga vì Pháp và Nga cũng có một lịch sử chung và tình thông giao văn hóa mạnh mẽ (FA, trang 6).

Berman biện luận rằng các nhà dân túy cánh hữu thời nay như Trump hay Le Pen có một số điểm chung với các nhà phát xít thời giữa hai thế chiến. Họ đều lên án các nhà lãnh đạo dân chủ đương nhiệm là vô hiệu quả, ù lì và yếu ớt. Họ hứa hẹn sẽ phục vụ quốc gia, bảo vệ nó từ kẻ thù, và khôi phục mục tiêu cho những ai cảm thấy bị tổn thương từ các lực nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ cũng hứa hẹn sẵn sàng đứng lên bảo vệ “nhân dân” (FA, trang 43).

Tuy có điểm tương đồng, nhưng Berman cho rằng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa dân túy khác nhau: chủ nghĩa dân túy là triệu chứng của nền dân chủ đang có vấn đề; còn chủ nghĩa phát xít và các phong trào cách mạng khác là hậu quả của nền dân chủ đang khủng hoảng. Cho nên Berman kết luận rằng bài học cho nhân loại từ thời kỳ giữa hai thế chiến là thay vì đối phó trực tiếp với xu hướng dân túy, Tây phương nên tập trung quan tâm đến các vấn đề thách thức nền dân chủ hiện nay, cụ thể là làm sao các chính trị gia, đảng phái và các định chế dân chủ hiện nay đáp ứng được nhu cầu cần thiết của mọi công dân (FA, trang 44).

Bài học cho nhân loại về những thứ mị dân

Thế giới ngày nay thay đổi nhiều, nhưng ở mức độ nào đó không hẳn là sự tiến bộ về nhận thức của nhân loại mà chỉ là sự lập lại, có khi lại là những lỗi lầm rất lớn.

Ở mọi thời đại, các xu hướng và phong trào chính trị luôn tìm cách khai thác tình thế và tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Nhưng không có thời điểm nào dễ tranh thủ và dễ khai thác hơn là lúc tình huống làm cho nhiều người cảm thấy bất an và bất mãn với những bất công và bất xứng đang xảy ra chung quanh mình.

Chủ nghĩa dân chủ xã hội (social democracy) và dân chủ phóng khoáng (liberal democracy) đã thành công về mặt chính trị và kinh tế, đem tự do dân chủ và nhân quyền đến nhiều dân tộc trên thế giới, giải phóng họ từ các chế độ độc tài toàn trị, phát xít, cộng sản và dân túy mị dân. Nhưng trên hành trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa với những kỹ thuật khoa học phát triển và kỹ nghệ thông tin vượt bực, nhiều quốc gia dân tộc và sắc tộc đã bị bỏ rơi đàng sau. Hơn nữa, những vấn đề tồn động và bất công từ các tính toán của bàn cờ chính trị thế giới trong thế kỷ qua không biến đi; ngày nay nó trở lại tính sổ với nhân loại.

Mishra lập luận rằng những cái xấu xa hiểm độc thể hiện ngày hôm nay bắt nguồn từ các phản ứng riêng biệt đối với những thay đổi xã hội và kinh tế sâu sắc của thập kỷ gần đây. Trước đây nó đã bị khuất lấp bởi tầm nhìn lạc quan của toàn cầu hóa mà đã ngự trị sau thời chiến tranh lạnh (FA, trang 48).

Mudde kết luận rằng sự trỗi dậy của xu hướng dân túy, về mặt thuần khiết, là sự phản ứng dân chủ phi phóng khoáng qua nhiều thập niên của những chính sách phóng khoáng phi dân chủ (In essence, the populist surge is an illiberal democratic response to decades of undemocratic liberal policies). Mudde biện luận các đảng chính trị kiên cố phải xem lại tất cả các vấn đề hệ trọng, như vấn đề di dân, kinh tế theo xu hướng tân phóng khoáng, hội nhập Âu Châu, để có những chính sách thống nhất và liên hợp để thu hút người dân, thay vì những chính sách thiển cận và giản đơn từ phía dân túy (FA, trang 30).

Quả thật ông Trump thiếu kinh nghiệm chính trị và lãnh đạo; thường xuyên nói bổ bã và bậy bạ; kỳ thị tôn giáo, chủng tộc và phái tính; thiếu nhân cách; chuyên nói bừa, sướng miệng, mị dân, không có chút giá trị thực tiễn nào cả. Do đó nhiều người Mỹ hiện nay rất lo lắng cho tương lai của mình và của nước Mỹ nếu ông Trump thắng cử lần này.

Quả thật có nhiều lý do để lo lắng, nhưng lịch sử Hoa Kỳ và nền chính trị ở đây nói chung khá an toàn và bảo đảm. Mỹ là quốc gia có nền dân chủ vững mạnh và lâu đời nhất trên thế giới, luật lệ nghiêm minh, và tổng thống không có quyền hạn tuyệt đối. Kiểm soát và cân bằng giữa ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp rất vững bền và hiệu quả, và truyền thông và các định chế cũng như các xã hội dân sự là nền móng cột trụ. Lấy thí dụ cụ thể sau đây. Trong thập niên 1930, nhiều định chế dân chủ tại Âu Châu thất bại trong việc đối phó với cuộc Đại Khủng Hoảng (Great Depression), và các đảng và chính phủ dân chủ Âu Châu không còn được tín nhiệm nữa. Các nhà phát xít mạnh mẽ lên án dân chủ là vô hiệu quả, ù lì, yếu ớt và họ hứa hẹn giải pháp tốt hơn (FA, trang 42). Phát Xít Đức, Ý và Nhật đã nổi lên gây sóng gió vũ bão, gây thiệt hại hàng chục triệu sinh mạng trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó tại Mỹ, các định chế đã vững mạnh và lâu đời nên rất năng động, và chính phủ Franklin Roosevelt có khả năng và sẵn sàng giúp cho công dân Mỹ vượt qua thời điểm khó khăn này, khai sinh một nhà nước an sinh xã hội hiện đại qua Hợp Đồng Mới (the New Deal).

Qua sự kiện bao nhiêu người ủng hộ cho một người như ông Trump để ông có khả năng thắng cử đủ để cho toàn xã hội Mỹ, nhất là thành phần trí thức tinh hoa và quyền lực, phải nhận ra rằng nước Mỹ đã và đang có quá nhiều vấn đề cần xét lại. Cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa phải tìm giải đáp nghiêm chỉnh và thông suốt cho những quan tâm chính đáng của người dân.

Bài học có thể nằm ở nền dân chủ xã hội như Gia Nã Đại hay Úc, nơi đề cao tính công bằng xã hội và lãnh đạo chính trị không quá bảo thủ hay cực đoan. Ở những nơi mà chính quyền thiếu khả năng giải thích hay giải quyết những lo âu chính đáng của người dân, và các con buôn chính trị tiếp tục gây sợ hãi lên họ, thì chủ nghĩa dân túy ở đó phát triển mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, ở những quốc gia có lãnh đạo tài giỏi, bản lãnh và thường xuyên tiếp cận chia sẻ với công chúng, như tại Gia Nã Đại (Canada) chẳng hạn, nơi thu nhận nhiều người nhập cư và dân tỵ nạn, thì chủ nghĩa dân túy không ảnh hưởng bao nhiêu. Do đó để đối phó với chủ nghĩa dân túy lan tràn khắp nơi, giải pháp tối ưu là tài năng lãnh đạo sáng suốt, bởi vì khuyến khích lòng tốt của con người để phục vụ xã hội thì vẫn tốt hơn, nhất là trên đường dài, thay vì kích động lòng dạ xấu của họ (FA, trang 15).

Bài học tiếp theo nằm ở kinh nghiệm của châu Mỹ Latin. O’Neil cho rằng nếu những người mị dân lên nắm quyền, nhất là các quốc gia nhiều quyền lực và ảnh hưởng như Âu Châu và Hoa Kỳ, thì hệ quả sẽ thảm khốc hơn cho toàn thế giới (FA, trang 37/38). Ngay cả khi họ không còn nắm quyền nữa, những di sản độc hại của họ để lại thì đầy dẫy, điển hình như sự chia rẽ giữa nhiều thành phần dân chúng, đến niềm tin của người dân vào các hệ thống công quyền. Theo O’Neil, bài học quan trọng về chủ nghĩa dân túy từ Châu Mỹ Latin đối với Tây phương là nên định giá toàn bộ tầm quan trọng của tính kiểm soát và cân bằng của chính phủ đại diện trước khi cảm nghiệm nó không còn nữa (FA, trang 38).

Cuối cùng, bất kỳ vấn đề nào cũng có hai hay nhiều mặt. Kazin kết luận rằng ở mặt tốt nhất, chủ nghĩa dân túy cung cấp loại ngôn ngữ để củng cố nền dân chủ, không phải để gây nguy hiểm. Chính đảng Nhân Dân thập niên 1890 tại Mỹ đã giúp đưa vào nhiều chính sách cải tổ cấp tiến, kể cả thuế khóa và luật điều hòa tập đoàn, đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một xã hội nhân bản hơn ở thế kỷ 20. Những kẻ kỳ thị chủng tộc và những tay có thể trở thành chuyên quyền cũng muốn trục lợi chủ nghĩa này. Nó có thể nguy hiểm nhưng cũng là điều cần thiết. Sử gia Woodward viết vào năm 1959 để phản hồi thành phần trí thức coi thường chủ nghĩa dân túy: “Một người phải mong đợi và ngay cả hy vọng rằng sẽ có những sóng gió tương lai để gây sốc cho những ghế quyền lực được ưu đãi, và cung cấp các trị liệu chu kỳ mà có vẻ cần thiết cho sự vững mạnh của nền dân chủ của chúng ta” (FA, trang 24).

Có lẽ cho đến nay chưa có ai gây sốc cho nước Mỹ, và toàn thế giới, như ông Trump vậy. Nhưng chính ông cũng là cơ hội để nước Mỹ nhìn lại chính mình một cách toàn diện vậy.

Phạm Phú Khải
(từ Úc Châu)

-------------------
Tài liệu tham khảo:

Donald Trump’s slimming chances of victory, The Data Team, The Economist, 24 tháng 10, 2016.

J.A., The Economist, “Trouble for the free world” – The FBI reconsiders Hillary Clinton’s e-mails, 28 tháng 10, 2016.

Foreign Affairs vào tháng 11, 2012 có chủ đề “Sức mạnh của chủ nghĩa dân túy” (The Power of Populism), Volume 95, Number 6. Đầu tiên là bài phỏng vấn/trao đổi của phó chủ nhiệm báo Foreign Affairs với bà Marine Le Pen, lãnh tụ của đảng Mặt Trận Quốc Gia (National Front) của Pháp, người được xem là có khả năng trở thành tổng thống Pháp vào năm 2017 nếu cuộc thăm dò dư luận mới đây là đúng. Tiếp theo là 6 bài nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về đề tài này. Bài nghiên cứu thứ nhất là “Chủ nghĩa dân túy đang hành quân”(Populism on the March) của Fareed Zakaria, trang 9 đến 15; bài thứ hai là “Trump và chủ nghĩa dân túy Mỹ” (Trump and American Populism) của Michael Kazin, trang 17 đến 24; bài thứ ba là “Sự trỗi dậy dân túy của Âu Châu” (Europe’s Populist Surge) của Cas Mudd, trang 25 đến 30; bài thứ tư là “Những tàn dư dân túy của Châu Mỹ Latin” (Latin America’s Populist Hangover) của Shannon K. O’Neil, trang 31 đến 38; bài thứ năm là “Chủ nghĩa dân túy không phải là chủ nghĩa Phát Xít” (Populism is not Fascism) của Sheri Berman, trang 39 đến 44; bài thứ sáu là “Toàn cầu hóa của sự phẫn nộ” (The Globalization of Rage) của Pankaj Mishra, trang 46 đến 54.

Tổng Thống Barrack Obama, “Remarks by the President at the White House Summit on Global Development,” 20 tháng 7, 2016.

Nguyễn Hưng Quốc, “Tính chính trị của sự sợ hãi,” 24 tháng 3, 2016.

(Người Việt)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trump, dân túy hay mị dân?

Theo đa số các cuộc thăm dò ý kiến thì bà Hillary Clinton dẫn điểm. Tuy nhiên, sự kiện giám đốc FBI James Comey tuyên bố mở lại điều tra vụ sử dụng email

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa Donald Trump. (Hình: Getty Images)
Chỉ còn vài ngày nữa người dân Mỹ sẽ quyết định ai sẽ là vị tổng thống thứ 45 của mình.

Theo đa số các cuộc thăm dò ý kiến thì bà Hillary Clinton dẫn điểm. Tuy nhiên, sự kiện giám đốc FBI James Comey tuyên bố mở lại điều tra vụ sử dụng email khi bà Clinton còn làm Ngoại Trưởng Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 10 có khả năng thay đổi tình thế vào giờ phút cuối. Và thật sự là đang có ảnh hưởng tiêu cực như vậy lên tiến trình tranh cử của bà.

Cũng có vài cuộc thăm dò ý kiến cho rằng ông Donald Trump có cơ hội thắng cử mỏng manh. Ông Trump bác bỏ lập luận rằng phía ông hết hy vọng. Ông đổ lỗi cho các cơ quan thăm dò ý kiến và truyền thông chính mạch là đã thiên vị đảng Dân chủ và gian lận kết quả để gây bất lợi cho ông. Ông còn tuyên bố là chưa chắc ông sẽ công nhận kết quả nếu bà Clinton thắng cử.

Dù ông Trump có thắng hay không, cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 này sẽ thay đổi bộ mặt chính trị của nước Mỹ, và thế giới, một cách sâu xa.

Sự kiện ông Trump lọt được vào danh sách các ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa và rồi thắng tất cả để ra tranh cử với bà Clinton vẫn còn là một thắc mắc lớn đối với giới nghiên cứu và bình luận chính trị tại Mỹ, và nhiều nơi trên thế giới.

Giới khoa học chính trị gọi Donald Trump là biểu hiện của chủ nghĩa dân túy hay đại chúng (populism).

Bài viết này nhằm tìm hiểu về chủ nghĩa dân túy: Một số định nghĩa; chủ nghĩa dân túy tại Hoa Kỳ; tại Âu Châu; tại châu Mỹ La tin; ông Trump; chủ nghĩa phát xít; bài học cho nhân loại. Bài viết tham khảo số mới nhất của Foreign Affairs (FA), là tạp chí uy tín và giá trị hàng đầu thế giới về các vấn đề ngoại giao.

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Theo O’Neil thì điểm căn bản của chủ nghĩa dân túy là sự thu hút đối với những ai bị gạt bên lề xã hội. Do đó các nhà dân túy cho rằng họ đại diện cho đa số bị quên lãng, và khinh thường và lên án thành phần thiểu số quyền lực không xứng đáng (FA, trang 32).

Theo Mudde thì chủ nghĩa dân túy là ý thức hệ nhằm phân biệt xã hội thành hai khối đồng nhất nhưng thù nghịch nhau: “người dân tinh khiết” và “giới ưu tú hủ bại” (FA, trang 25/26). Vào tháng 4 năm nay trên tạp chí The Wall Street Journal, ông Trump viết: “Trong từng vấn đề lớn đang ảnh hưởng lên đất nước này, người dân thì đúng và giới ưu tú cầm quyền thì sai.”

Theo Zakaria thì tất cả xu hướng theo chủ nghĩa dân túy đều có điểm chung là nghi ngờ và căm ghét thành phần ưu tú, chính trị dòng chính, và các định chế kiên cố (FA, trang 9).

Còn Kazin thì cho rằng các nhà dân túy được khen là đã góp phần bảo vệ các giá trị và nhu cầu của đa số quần chúng làm việc siêng năng; và bị chê là những người mị dân chỉ muốn tranh thủ sự ủng hộ đối với thành phần ít học và ngây thơ bằng cách gióng lên các ước nguyện hay quan điểm phân biệt của họ hơn là sử dụng những lý luận thích hợp (FA, trang 18).

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, tựu chung chủ nghĩa dân túy được xem là tư tưởng hay phong trào chính trị nhằm đề cao sức mạnh và quyền hạn của người dân để kiểm soát quyền hạn của chính quyền, và lên án sự cai trị của một thiểu số giàu có và thành phần ưu tú quyền lực.

Dân túy trong lịch sử Hoa Kỳ

Theo giáo sư sử học Michael Kazin thì có hai truyền thống dân túy thường cạnh tranh nhau tại Hoa Kỳ (FA, trang 17). Thành phần thứ nhất: theo chủ nghĩa quốc gia công dân (civic nationalism); không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo; đề cao quyền bình đẳng giữa mọi công dân có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc; và tính hợp pháp của chính quyền dân chủ đến từ sự đồng thuận của người dân. Thành phần này lên án giới ưu tú tập đoàn và cánh tay dài của họ trong chính quyền đã phản bội quyền lợi chung của người dân, chủ lực của quốc gia.

Ngược dòng lịch sử Hoa Kỳ, ngoài hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đảng thứ ba được hình thành vào thập niên 1890 với tên gọi Đảng Dân Túy hay Nhân Dân (the Populist, or People’s Party) nhằm cải cách một hệ thống chính trị đang nắm chặt quyền lực đồng tiền, kỹ nghệ và tài chánh lúc đó (FA, trang 18). Đảng Dân túy nổi lên được vài năm, nhưng sau thất bại cuộc bầu cử năm 1896, đảng này đã trở nên tê liệt hoàn toàn.

Trong cuộc bầu cử kỳ này, ông Bernie Sanders, ứng cử viên đảng Dân Chủ, được xem là hiện thân của xu hướng này. Ông tự gọi mình là người theo xã hội chủ nghĩa (giống các nước Bắc Âu chứ không phải thứ xã hội chủ nghĩa trước khi trở thành cộng sản), tiền phong của “cuộc cách mạng chính trị,” lên án giai cấp tỷ phú đã phản bội sự hứa hẹn của nền dân chủ Hoa Kỳ, và đưa ra yêu sách là 15 đô la một giờ lương tối thiểu, dịch vụ y tế cho mọi người, và đề nghị các cải tổ kinh tế cấp tiến khác.

Xu hướng dân túy thứ hai cũng lên án giới ưu tú trong các đại công ty và chính quyền đã coi thường quyền lợi kinh tế và quyền tự do chính trị của người dân thường. Nhưng “người dân” mà thành phần thứ hai nhắm đến hẹp hơn thành phần thứ nhất: theo lịch sử Hoa Kỳ thì họ là người da trắng, gốc Âu Châu, nghĩa là có cùng dòng máu, màu da. Xu hướng này được gọi là chủ nghĩa quốc gia chủng tộc (racial nationalism).

Cùng thời điểm với xu hướng quốc gia công dân, xu hướng quốc gia chủng tộc cũng thành hình. Họ vận động Quốc Hội cấm nhập cư người Trung Hoa và Nhật vào Hoa Kỳ để khỏi cạnh tranh việc làm với người Mỹ da trắng. Năm 1882, họ thành công vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật đầu tiên cấm người mang quốc tịch Trung Hoa vào Mỹ, Đạo Luật Loại Trừ Người Trung Hoa (Chinese Exclusion Act). Hai thập niên sau, họ lại vận động Quốc Hội cấm nhập cư người Nhật. Lần này, tương tự như quan điểm của ông Trump đối với người đạo Hồi, những người lao động da trắng cho rằng người Nhật làm tình báo cho Nhật Hoàng để chuẩn bị gây chiến với Mỹ, và họ xảo quyệt như con cáo và ác độc như con hyena khác máu (FA, trang 20).

Vào thập niên 1920, xu hướng này đã trồi lên, trụt xuống và để lại dấu ấn đen tối trên nền chính trị của Hoa Kỳ. Đó là Klu Klux Klan, ác mộng của người Mỹ da đen, mặc dầu nửa thế kỷ trước, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã chấm dứt mọi hoạt động của tiền thân KKK. Lần này, họ huy động gần năm triệu thành viên vào giữa thập niên 1920, và các liên minh chính trị của họ đã áp lực lên Quốc Hội giới hạn tối đa số người di dân đến từ Đông Âu và Nam Âu, chỉ được vài trăm người mỗi quốc gia vào năm 1924. Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ xóa bỏ hệ thống kỳ thị ra mặt này năm 1965 (FA, trang 20).

Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Tư, ngày 2 tháng 11 năm 2016

Dân túy tại Âu Châu

Hiện nay chủ nghĩa dân túy đã phát triển đều và mạnh ở khắp Âu Châu.

Theo nghiên cứu của Ronald Inglehart and Pippa Norris của đại học Harvard, vào thập niên 1960, các đảng dân túy cánh hữu đã chiếm được gấp hai số phiếu ủng hộ tại các nước Âu Châu, và cánh tả được gấp năm lần. Vào thập niên thứ hai của thế kỷ này, số ghế cho các đảng cánh hữu tăng 13.7 phần trăm và 11.5 cho cánh tả (FA, trang 10). Hiện nay, các nhà dân túy chiếm số ghế Quốc Hội cao nhất tại sáu quốc gia: Hy Lạp, Hung Gia Lợi, Ý, Ba lan, Slovakia và Thụy Sĩ. Các đảng dân túy chiếm tỉ lệ đa số phiếu bầu qua các cuộc bầu cử quốc gia gần đây. Tại Hung Gia Lợi, đảng cầm quyền và cả đảng đối lập đều là dân túy (FA, trang 26).

Có bốn nguyên do chính tác động đến nền chính trị tại Âu Châu (cũng như Hoa Kỳ) trong những thập niên qua.

Thứ nhất, kinh tế trì trệ là mẫu số chung của tất cả các quốc gia này từ thập niên 1970. Tuy áp dụng nhiều chính sách kinh tế khác nhau để kích thích phát triển, nền kinh tế của tất cả các nước Tây phương tuy cũng có lúc tăng, nhưng phần lớn là giảm. Lý do? Dân số. Tuy mức độ khác nhau, tỉ lệ sinh sản gia giảm ở mọi nơi, do đó gia đình ngày càng nhỏ đi, tỉ lệ nhân công tham gia vào lực lượng lao động ít hơn, trong khi tỉ lệ người về hưu ngày càng gia tăng (FA, trang 11).

Thứ hai, sự phát triển chậm kèm theo những thách thức do toàn cầu hóa mang lại đã đưa đến những ảnh hưởng mới. Kỹ nghệ sản xuất phần lớn được đưa sang các quốc gia chậm hay đang phát triển, và hàng hóa được chuyển ngược lại. Theo nguyên lý chung của kinh tế thị trường thì sự gia tăng trao đổi mậu dịch toàn cầu sẽ hữu ích. Tuy nhiên lợi ích không phải cho tất cả mọi người, mà chủ yếu cho các đại công ty lớn hoặc liên quốc. Những người lao động thiếu tay nghề mất việc nhưng lại không có khả năng để tìm việc mới.

Thứ ba, cuộc cách mạng thông tin đã thay đổi mọi mặt đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người trong thế giới toàn cầu, nhất là qua truyền thông xã hội như facebook. Ngày nay, hầu như ai cũng có thể cập nhật thông tin tràn lan khắp nơi. Có nhiều thông tin nhưng chưa hẳn giúp cho người ta hiểu rõ vấn đề bởi thông tin nhiễu cũng tràn lan. Đọc mà không có tinh thần phê phán để biết chọn lọc, phân tích và đối chiếu thì dễ dàng làm cho người ta hoang mang không kém. Người ta dễ dàng trở thành những gì người ta đọc là vậy.

Thứ tư, ngày nay thử thách nhức nhối nhất của mọi quốc gia Tây phương là chính sách tài chánh và tiền tệ. Khi lực lượng tham gia lao động càng giảm, và khi chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng, số nợ của chính phủ cũng gia tăng đáng kể. Nợ càng tăng thì càng thắt lưng buột bụng ở các mặt khác của xã hội.

Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, hầu như mọi nơi bị tràn ngập hàng hóa, dịch vụ, thông tin, ý tưởng, nghệ thuật, thực phẩm… Zakaria nhận định rằng người Tây phương sẵn sàng chấp nhận những thứ đó, nhưng sự tràn ngập người ngoại quốc ngay trước mặt họ hàng ngày làm cho họ cảm thấy bất an, nhất là khi thiếu hiểu biết về văn hóa cách sống của người ngoại quốc. Cũng cần biết rằng năm 2015 có đến 250 triệu người di dân thế giới và 65 triệu người bị di tản trên toàn cầu. Âu Châu nhận 76 triệu người nhập cư và, với các cuộc khủng bố xảy ra vài năm nay, đây là nơi có những lo âu lớn nhất hiện nay.

Nói chung vấn đề di dân và di tản toàn cầu là một thách thức của nhân loại hiện nay. Thêm vào đó, tốc độ thay đổi của xã hội và con người trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa đã quá nhanh để người dân cảm thấy an tâm. Vì thế nhiều người cảm thấy khá bất an và bất trắc trước toàn cảnh này.

Mời độc giả xem video: Thủ tướng Cambodia ủng hộ ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ

Đứng trước tất cả các thử thách này – dân số, toàn cầu hóa, kỹ thuật, ngân sách – các chính trị gia và chính phủ không có nhiều chọn lựa, và giải pháp của họ luôn là những khó khăn, phải tính toán (FA, trang 12). Người dân ở trong trường hợp này thường bất mãn vì những quyết định của chính phủ chậm chạp, thiếu hiệu quả và quyết đoán.

Khi nhiều người dân bất mãn một thời gian dài mà không có những giải pháp chính trị thích hợp, sự chịu đựng của họ có giới hạn.

Tại Âu Châu, sau Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, các đảng chính trị lớn, từ tả đến hữu, hầu như xích gần lại gần trung đạo hơn, áp dụng các chính sách kinh tế và văn hóa mang tính trung dung và thực tiễn thay vì theo các ý thức hệ như trước. Người dân không thể phân biệt chỗ đứng của giới ưu tú chính trị nữa, dù tả hay hữu (FA, trang 27). Người dân nói chung không còn thấy người đại diện cho họ có thực quyền gì nữa: quyền lực của quốc gia bây giờ chuyển sang quyền lực siêu quốc gia, tức Liên Hiệp Âu Châu (EU) và cơ quan tiền tệ IMF; từ những người được bầu chọn một cách dân chủ sang những người không cần bầu chọn như giám đốc ngân hàng trung ương và các quan tòa. Ngay cả các vấn đề hệ trọng như kiểm soát biên giới hay chính sách tiền tệ không còn là trách nhiệm riêng biệt của chính phủ quốc gia đó (FA, trang 27/28).

Kết quả là một khoảng trống chính trị quá tốt để chủ nghĩa dân túy trỗi lên.

Kể từ năm 2015, các vụ khủng bố tại Pháp và nhiều thành phố khác tại Âu Châu, và chính sách chấp nhận quá nhiều người nhập cư, đã là nguyên do cho các nhà dân túy, nhất là phía cánh hữu, phát triển vũ bão tại đây (FA, trang 25).

Nói chung, cấu trúc thay đổi sâu sắc trong xã hội Âu Châu đã dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy hiện nay. Nhiều đảng dân túy bây giờ trở thành quá mạnh, mạnh hơn cả đảng dòng chính, cho nên xoay chuyển tình thế không phải là điều dễ dàng.

Dân túy tại Châu Mỹ Latin

Khác với Âu Châu và Hoa Kỳ, chủ nghĩa dân túy nở rộ ở Châu Mỹ Latin vào thập niên 1930 và kéo dài mãi cho đến gần đây. Trong tám thập niên đó, các lãnh tụ Mỹ Latin lợi dụng sức mạnh của người dân, từng được xem là bị gạt bên lề, bằng cách lên án thành trì quyền lực và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn cho những ai theo mình (FA, trang 31).

Những người như Hugo Chávez, trong 14 năm cầm quyền tại Venezuela, đã: viết lại hiến pháp để có lợi cho mình; củng cố quyền lực của hành pháp với giá trả của lập pháp; làm yếu đi Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia; đưa những người thân cận vào Tòa Án Tối Cao; chính trị hóa các cơ quan hành chánh chính quyền; phá nát ngành truyền thông tự do mà một thời hoạt động hiệu quả bằng cách tướt bằng phát thanh và phát hình của họ và ép các cơ quan báo chí thân thiện với cánh đối lập bán lại cho những người ủng hộ chính quyền của ông (FA, trang 34).

Điều oái oăm là những nhà dân túy ở đây trước khi lên cầm quyền thì đều hứa hẹn chống tham nhũng, nhưng khi nắm quyền hành trong tay thì vơ vét hàng chục triệu đô la Mỹ trong tay như tổng thống Otto Pérez Molina của Guatemala. Những kẻ khác trong hệ thống công quyền đã đánh cắp hàng triệu đô la từ công quỹ. Tuy nhiên nhờ một số cải tổ luật gần đây để đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, như tại Ba Tây và Mễ Tây Cơ, nên người dân mới khám phá ra sự tham nhũng đục khoét đất nước của họ bấy lâu nay. Các bộ luật mới ra đời đòi hỏi giới công quyền phải kê khai tài chánh của mình, mở rộng các tạp thu công cộng cho các nhà đấu thầu tranh nhau, và cung cấp sự truy cập các tài liệu của chính phủ tốt hơn. Nhờ các nhà báo gan dạ lấy được các thông tin này, và nhờ mạng truyền thông xã hội, mà hàng triệu người dân Mỹ La tin biết về các cuộc sống và biệt thự xa hoa, và các trương mục tài chánh ở ngoài nước của viên chức chính quyền (FA, trang 36).

Giờ đây người dân biết cái hệ thống nào đã bóc lột họ bấy lâu nay.

O’Neil nhận xét rằng lịch sử đã cho thấy chủ nghĩa dân túy tại châu Mỹ Latin gây chia rẽ xã hội, làm kinh tế yếu đi và phá hoại nền dân chủ đại diện. Mặc dầu các nhà dân túy lấy chính nghĩa từ sự ủng hộ của người dân nhưng họ lại muốn kiểm soát từ trên xuống. Họ xây dựng các phong trào quần chúng to lớn để gia tăng quyền lực cho cá nhân họ, không nhất thiết là để thay đổi hệ thống. Họ tập trung quyền lực trong vòng đai nhỏ cận kề. Họ tỏ vẻ cổ võ người dân tham gia chính trị và mở rộng không gian dân sự, nhưng thực tế họ tránh né và, vì thế, làm yếu đi các định chế chính trị quan trọng, kể cả các đảng phái, tư pháp và truyền thông. Họ muốn sử dụng nghị định hành chánh hơn và gạt bên lề giới lập pháp. Họ cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực để dập tắt tiếng nói đối lập (FA, trang 32/33).

Trump: dân túy mị dân?

Trong bài phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Phát Triển Toàn Cầu ngày 20 tháng 7 năm nay tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Barrack Obama ghi nhận những thách thức lớn lao của nhân loại hiện nay: mối đe dọa khủng bố; một trật tự thế giới bị chi phối bởi bao biến sự; cái cảm giác toàn cầu hóa bỏ rơi nhiều người và hố ngăn cách giàu nghèo trong cùng một nước gia tăng. Tuy nhiên, ngoài các thử thách lớn lao trên, ông cũng khẳng định chưa có thời đại nào trong lịch sử nhân loại được hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ nhất như bây giờ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn lạc quan như Tổng Thống Obama.

Nhà thơ Ấn Độ nổi tiếng Rabindranath Tagore từng diễn tả thế sự của năm 1916, trung điểm của thế chiến thứ nhất, “một bầu không khí độc dày đặc của sự nghi ngờ và sự tham lam và hoảng loạn rộng khắp thế giới” (FA, trang 47).

100 năm sau, có người bảo thế giới ngày nay cũng tương tự như thế giới của đầu thế kỷ 20 mà nhà thơ Tagore nhận xét.

Trong thời đại này, những hình ảnh khủng bố man rợ và đầy kinh dị đã đi vào nhà mọi người, trên truyền hình, máy tính, điện thoại di động v.v… Nỗi lo âu sợ hãi đã lấn át lý trí. Hậu quả là các nhà dân túy và thành phần cực đoan khai thác để tấn công vào các cuộc tranh luận mà không sử dụng bằng chứng lý lẽ làm cơ sở, do đó làm cho các lý thuyết âm mưu (conspiracy theories) dễ dàng được chấp nhận và các lời nói dối thẳng thừng được lây lan và đạt được sự tin tưởng rộng (FA, trang 49).

Chủ nghĩa dân túy, như đã trình bày trên, có mặt ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19. Nếu không có Trump thì có lẽ nhiều người, trong lẫn ngoài Mỹ, không nghĩ rằng nó đã hiện hữu bấy lâu nay.

Mặc dầu người Mỹ nói chung tự hào về tinh thần lạc quan và tính phóng khoáng của mình, thế nhưng người dân ở đâu cũng có những niềm lo âu và sợ hãi, vì cuộc sống ở đâu cũng có cái khó cái nguy, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa này.

Theo nghiên cứu của đại học Harvard thì kinh tế không còn là yếu tố quyết định chính trị nữa. Quan điểm về các vấn đề xã hội, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính, hay các vấn đề hoàn toàn không liên quan đến kinh tế như sắc tộc, môi trường v.v… lại trở thành yếu tố quyết định hơn để bầu chọn đảng chính trị. Nhưng điều đáng nói là sự chuyển hướng quan điểm này xảy ra ở tất cả các quốc gia Tây phương, từ Âu Châu đến Bắc Mỹ, tuy các điều kiện kinh tế xã hội và chính trị có khác nhau (FA, trang 11).

Trong cuộc nghiên cứu gần đây, 65% người Mỹ trắng (chiếm hai phần năm dân số Mỹ), cho rằng họ sẵn sàng bỏ phiếu cho một đảng chính trị có chính sách “ngăn chận mức di dân lớn, tạo công ăn việc làm của người Mỹ cho người Mỹ, duy trì các giá trị Thiên Chúa giáo của Mỹ, và ngăn ngừa sự đe dọa của đạo Hồi.” Cũng cần nên biết rằng tỉ lệ ủng hộ cho đảng Mặt Trận Quốc Gia tại Pháp cũng bằng như vậy, và tỉ lệ ủng hộ cho nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (Brexit) chỉ hơn khoảng 10%.

Ông Trump thành công cho đến nay là vì ông hiểu được rằng nhiều người theo đảng Cộng Hòa không quan tâm đến các giáo điều của đảng như trước nữa, từ tự do trao đổi mậu dịch, thuế thấp, giảm quy định (deregulation) cho đến cải tổ tiêu chuẩn được hưởng trợ giúp từ chính phủ; nhưng họ lại phản ứng tích cực hơn đối với các vấn đề như nghi ngại văn hóa và tinh thần quốc gia (FA, trang 14).

Ông Trump, và thế lực của ông, biết khai thác các yếu tố trên. Không chỉ ông, mà thật ra người mị dân của tất cả các loại, từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đến lãnh tụ cánh hữu của Pháp Marine Le Pen, đến Tổng thống Phi Luật tân Rodrigo Duterte, đã khai thác các hồ chứa sôi sục sự bất mãn của người dân (FA, trang 18).

Ông Trump đã nêu đích danh: người Mexico đã mang tội phạm, ma túy và nạn hiếp dâm vào một quốc gia hòa bình tôn trọng pháp luật; và người di dân theo đạo Hồi đã ủng hộ những kẻ chỉ biết tin vào thánh chiến mà không hề có lý luận hay tôn trọng sự sống gì cả.


Phát Xít và dân túy

Nhìn cung cách hành xử của ông Trump, có người đặt vấn đề ông Trump có phải là một nhà phát xít không?

Theo Berman thì chủ nghĩa phát xít, giống như các phong trào cánh hữu khác, cũng xuất phát từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thời kỳ toàn cầu hóa mãnh liệt (FA, trang 39). Chủ nghĩa tư bản lúc đó đã tái định hình xã hội Âu Châu, phá hủy các cộng đồng và nghề nghiệp truyền thống và các quy tắc văn hóa. Đó cũng là thời điểm mở đầu cho các cuộc di dân lớn: người thôn quê lên thành thị sống và làm việc; người nước nghèo tìm đến nước giàu để mong cuộc sống tốt hơn. Tất cả những biến đổi này đã gây nên phẫn nộ cho nhiều người, nhưng các đảng chính trị lớn chưa có tầm nhìn và chính sách đối phó, do đó để khuynh hướng như phát xít chiếm vào không gian chính trị trống đó.

Như tất cả đều biết, những gì tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, và còn lại là lịch sử.

Ông Trump nhiều lần lên tiếng khen ngợi Tổng Thống Nga Vladimi Putin, và luôn chê bai Tổng Thống Barrack Obama. Ông Trump luôn phủ nhận mọi thành quả của chính quyền Obama tám năm qua và lên án gây gắt những ai bênh vực hay khác quan điểm với ông. Bà Marine Le Pen, lãnh tụ của đảng Mặt Trận Quốc Gia của Pháp, tuyên bố muốn tiến gần quan hệ với Nga vì Pháp và Nga cũng có một lịch sử chung và tình thông giao văn hóa mạnh mẽ (FA, trang 6).

Berman biện luận rằng các nhà dân túy cánh hữu thời nay như Trump hay Le Pen có một số điểm chung với các nhà phát xít thời giữa hai thế chiến. Họ đều lên án các nhà lãnh đạo dân chủ đương nhiệm là vô hiệu quả, ù lì và yếu ớt. Họ hứa hẹn sẽ phục vụ quốc gia, bảo vệ nó từ kẻ thù, và khôi phục mục tiêu cho những ai cảm thấy bị tổn thương từ các lực nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ cũng hứa hẹn sẵn sàng đứng lên bảo vệ “nhân dân” (FA, trang 43).

Tuy có điểm tương đồng, nhưng Berman cho rằng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa dân túy khác nhau: chủ nghĩa dân túy là triệu chứng của nền dân chủ đang có vấn đề; còn chủ nghĩa phát xít và các phong trào cách mạng khác là hậu quả của nền dân chủ đang khủng hoảng. Cho nên Berman kết luận rằng bài học cho nhân loại từ thời kỳ giữa hai thế chiến là thay vì đối phó trực tiếp với xu hướng dân túy, Tây phương nên tập trung quan tâm đến các vấn đề thách thức nền dân chủ hiện nay, cụ thể là làm sao các chính trị gia, đảng phái và các định chế dân chủ hiện nay đáp ứng được nhu cầu cần thiết của mọi công dân (FA, trang 44).

Bài học cho nhân loại về những thứ mị dân

Thế giới ngày nay thay đổi nhiều, nhưng ở mức độ nào đó không hẳn là sự tiến bộ về nhận thức của nhân loại mà chỉ là sự lập lại, có khi lại là những lỗi lầm rất lớn.

Ở mọi thời đại, các xu hướng và phong trào chính trị luôn tìm cách khai thác tình thế và tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Nhưng không có thời điểm nào dễ tranh thủ và dễ khai thác hơn là lúc tình huống làm cho nhiều người cảm thấy bất an và bất mãn với những bất công và bất xứng đang xảy ra chung quanh mình.

Chủ nghĩa dân chủ xã hội (social democracy) và dân chủ phóng khoáng (liberal democracy) đã thành công về mặt chính trị và kinh tế, đem tự do dân chủ và nhân quyền đến nhiều dân tộc trên thế giới, giải phóng họ từ các chế độ độc tài toàn trị, phát xít, cộng sản và dân túy mị dân. Nhưng trên hành trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa với những kỹ thuật khoa học phát triển và kỹ nghệ thông tin vượt bực, nhiều quốc gia dân tộc và sắc tộc đã bị bỏ rơi đàng sau. Hơn nữa, những vấn đề tồn động và bất công từ các tính toán của bàn cờ chính trị thế giới trong thế kỷ qua không biến đi; ngày nay nó trở lại tính sổ với nhân loại.

Mishra lập luận rằng những cái xấu xa hiểm độc thể hiện ngày hôm nay bắt nguồn từ các phản ứng riêng biệt đối với những thay đổi xã hội và kinh tế sâu sắc của thập kỷ gần đây. Trước đây nó đã bị khuất lấp bởi tầm nhìn lạc quan của toàn cầu hóa mà đã ngự trị sau thời chiến tranh lạnh (FA, trang 48).

Mudde kết luận rằng sự trỗi dậy của xu hướng dân túy, về mặt thuần khiết, là sự phản ứng dân chủ phi phóng khoáng qua nhiều thập niên của những chính sách phóng khoáng phi dân chủ (In essence, the populist surge is an illiberal democratic response to decades of undemocratic liberal policies). Mudde biện luận các đảng chính trị kiên cố phải xem lại tất cả các vấn đề hệ trọng, như vấn đề di dân, kinh tế theo xu hướng tân phóng khoáng, hội nhập Âu Châu, để có những chính sách thống nhất và liên hợp để thu hút người dân, thay vì những chính sách thiển cận và giản đơn từ phía dân túy (FA, trang 30).

Quả thật ông Trump thiếu kinh nghiệm chính trị và lãnh đạo; thường xuyên nói bổ bã và bậy bạ; kỳ thị tôn giáo, chủng tộc và phái tính; thiếu nhân cách; chuyên nói bừa, sướng miệng, mị dân, không có chút giá trị thực tiễn nào cả. Do đó nhiều người Mỹ hiện nay rất lo lắng cho tương lai của mình và của nước Mỹ nếu ông Trump thắng cử lần này.

Quả thật có nhiều lý do để lo lắng, nhưng lịch sử Hoa Kỳ và nền chính trị ở đây nói chung khá an toàn và bảo đảm. Mỹ là quốc gia có nền dân chủ vững mạnh và lâu đời nhất trên thế giới, luật lệ nghiêm minh, và tổng thống không có quyền hạn tuyệt đối. Kiểm soát và cân bằng giữa ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp rất vững bền và hiệu quả, và truyền thông và các định chế cũng như các xã hội dân sự là nền móng cột trụ. Lấy thí dụ cụ thể sau đây. Trong thập niên 1930, nhiều định chế dân chủ tại Âu Châu thất bại trong việc đối phó với cuộc Đại Khủng Hoảng (Great Depression), và các đảng và chính phủ dân chủ Âu Châu không còn được tín nhiệm nữa. Các nhà phát xít mạnh mẽ lên án dân chủ là vô hiệu quả, ù lì, yếu ớt và họ hứa hẹn giải pháp tốt hơn (FA, trang 42). Phát Xít Đức, Ý và Nhật đã nổi lên gây sóng gió vũ bão, gây thiệt hại hàng chục triệu sinh mạng trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó tại Mỹ, các định chế đã vững mạnh và lâu đời nên rất năng động, và chính phủ Franklin Roosevelt có khả năng và sẵn sàng giúp cho công dân Mỹ vượt qua thời điểm khó khăn này, khai sinh một nhà nước an sinh xã hội hiện đại qua Hợp Đồng Mới (the New Deal).

Qua sự kiện bao nhiêu người ủng hộ cho một người như ông Trump để ông có khả năng thắng cử đủ để cho toàn xã hội Mỹ, nhất là thành phần trí thức tinh hoa và quyền lực, phải nhận ra rằng nước Mỹ đã và đang có quá nhiều vấn đề cần xét lại. Cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa phải tìm giải đáp nghiêm chỉnh và thông suốt cho những quan tâm chính đáng của người dân.

Bài học có thể nằm ở nền dân chủ xã hội như Gia Nã Đại hay Úc, nơi đề cao tính công bằng xã hội và lãnh đạo chính trị không quá bảo thủ hay cực đoan. Ở những nơi mà chính quyền thiếu khả năng giải thích hay giải quyết những lo âu chính đáng của người dân, và các con buôn chính trị tiếp tục gây sợ hãi lên họ, thì chủ nghĩa dân túy ở đó phát triển mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, ở những quốc gia có lãnh đạo tài giỏi, bản lãnh và thường xuyên tiếp cận chia sẻ với công chúng, như tại Gia Nã Đại (Canada) chẳng hạn, nơi thu nhận nhiều người nhập cư và dân tỵ nạn, thì chủ nghĩa dân túy không ảnh hưởng bao nhiêu. Do đó để đối phó với chủ nghĩa dân túy lan tràn khắp nơi, giải pháp tối ưu là tài năng lãnh đạo sáng suốt, bởi vì khuyến khích lòng tốt của con người để phục vụ xã hội thì vẫn tốt hơn, nhất là trên đường dài, thay vì kích động lòng dạ xấu của họ (FA, trang 15).

Bài học tiếp theo nằm ở kinh nghiệm của châu Mỹ Latin. O’Neil cho rằng nếu những người mị dân lên nắm quyền, nhất là các quốc gia nhiều quyền lực và ảnh hưởng như Âu Châu và Hoa Kỳ, thì hệ quả sẽ thảm khốc hơn cho toàn thế giới (FA, trang 37/38). Ngay cả khi họ không còn nắm quyền nữa, những di sản độc hại của họ để lại thì đầy dẫy, điển hình như sự chia rẽ giữa nhiều thành phần dân chúng, đến niềm tin của người dân vào các hệ thống công quyền. Theo O’Neil, bài học quan trọng về chủ nghĩa dân túy từ Châu Mỹ Latin đối với Tây phương là nên định giá toàn bộ tầm quan trọng của tính kiểm soát và cân bằng của chính phủ đại diện trước khi cảm nghiệm nó không còn nữa (FA, trang 38).

Cuối cùng, bất kỳ vấn đề nào cũng có hai hay nhiều mặt. Kazin kết luận rằng ở mặt tốt nhất, chủ nghĩa dân túy cung cấp loại ngôn ngữ để củng cố nền dân chủ, không phải để gây nguy hiểm. Chính đảng Nhân Dân thập niên 1890 tại Mỹ đã giúp đưa vào nhiều chính sách cải tổ cấp tiến, kể cả thuế khóa và luật điều hòa tập đoàn, đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một xã hội nhân bản hơn ở thế kỷ 20. Những kẻ kỳ thị chủng tộc và những tay có thể trở thành chuyên quyền cũng muốn trục lợi chủ nghĩa này. Nó có thể nguy hiểm nhưng cũng là điều cần thiết. Sử gia Woodward viết vào năm 1959 để phản hồi thành phần trí thức coi thường chủ nghĩa dân túy: “Một người phải mong đợi và ngay cả hy vọng rằng sẽ có những sóng gió tương lai để gây sốc cho những ghế quyền lực được ưu đãi, và cung cấp các trị liệu chu kỳ mà có vẻ cần thiết cho sự vững mạnh của nền dân chủ của chúng ta” (FA, trang 24).

Có lẽ cho đến nay chưa có ai gây sốc cho nước Mỹ, và toàn thế giới, như ông Trump vậy. Nhưng chính ông cũng là cơ hội để nước Mỹ nhìn lại chính mình một cách toàn diện vậy.

Phạm Phú Khải
(từ Úc Châu)

-------------------
Tài liệu tham khảo:

Donald Trump’s slimming chances of victory, The Data Team, The Economist, 24 tháng 10, 2016.

J.A., The Economist, “Trouble for the free world” – The FBI reconsiders Hillary Clinton’s e-mails, 28 tháng 10, 2016.

Foreign Affairs vào tháng 11, 2012 có chủ đề “Sức mạnh của chủ nghĩa dân túy” (The Power of Populism), Volume 95, Number 6. Đầu tiên là bài phỏng vấn/trao đổi của phó chủ nhiệm báo Foreign Affairs với bà Marine Le Pen, lãnh tụ của đảng Mặt Trận Quốc Gia (National Front) của Pháp, người được xem là có khả năng trở thành tổng thống Pháp vào năm 2017 nếu cuộc thăm dò dư luận mới đây là đúng. Tiếp theo là 6 bài nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về đề tài này. Bài nghiên cứu thứ nhất là “Chủ nghĩa dân túy đang hành quân”(Populism on the March) của Fareed Zakaria, trang 9 đến 15; bài thứ hai là “Trump và chủ nghĩa dân túy Mỹ” (Trump and American Populism) của Michael Kazin, trang 17 đến 24; bài thứ ba là “Sự trỗi dậy dân túy của Âu Châu” (Europe’s Populist Surge) của Cas Mudd, trang 25 đến 30; bài thứ tư là “Những tàn dư dân túy của Châu Mỹ Latin” (Latin America’s Populist Hangover) của Shannon K. O’Neil, trang 31 đến 38; bài thứ năm là “Chủ nghĩa dân túy không phải là chủ nghĩa Phát Xít” (Populism is not Fascism) của Sheri Berman, trang 39 đến 44; bài thứ sáu là “Toàn cầu hóa của sự phẫn nộ” (The Globalization of Rage) của Pankaj Mishra, trang 46 đến 54.

Tổng Thống Barrack Obama, “Remarks by the President at the White House Summit on Global Development,” 20 tháng 7, 2016.

Nguyễn Hưng Quốc, “Tính chính trị của sự sợ hãi,” 24 tháng 3, 2016.

(Người Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm