Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trung Đoàn 10,11,12 Bộ Binh, Các Trận Đánh Lớn ở Tiền Giang
* Tổng lược chiến sự tại Miền Tây trong cuộc chiến Mùa Hè năm 1972:
Như đã trình bày trong số trước, trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, Sư đoàn 3 Bộ binh đã nỗ lực chính của Quân đoàn 4 trong các cuộc hành quân lớn dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt (thuộc địa phận hai tỉnh Kiến Tường và Kiến Phong) và các hành quân tiếp cứu quân đội Cộng hòa Căm Bốt bị CSBV và Khmer đỏ tấn công. Một trong những chiến công của Sư đoàn 7 Bộ binh là đánh bại 2 trung đoàn của CT 5 CSBV ra khỏi khu Chân Tượng ở phía Bắc tỉnh Kiến Tường vào tháng 6/1972, và cuộc hành quân biên kia biên giới Việt-Căm Bốt để giải tỏa áp lực của Cộng quân từ Mỏ Vẹt đến Ponpong Trabek vào tháng 7/1972.
Vào giữa tháng 8/1972, khi tình hình chiến trường Bình Long ở Miền Đông Nam phần (Quân khu 3) đã tạm lắng dịu, các đại đơn vị của Quân đoàn 4 tăng viện cho Quân đoàn 3 được trở về vùng hoạt động cũ. Theo đó, Sư đoàn 21 Bộ binh tiếp nhận lại vùng Hậu Giang, các thành phần của Sư đoàn 9 BB thay Sư đoàn 21 hoạt động tại đây từ tháng 5/1972 được điều động về vùng Tiền Giang mà trọng điểm là tỉnh Định Tường. Nhờ sự tái phối trí này, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 9 Bộ binh có thể tập trung các nổ lực vào khu vực tỉnh Kiến Tường ở phía Bắc và khu vực biên giới, nhất là địa giới hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường. Trong khi đó, Biệt khu 44 được ủy nhiệm phụ trách khu vực hướng Tây, hữu ngạn sông Cửu Long và khu vực Tây Nam biên giới Việt Nam-Căm Bốt.
Để điều hợp các hoạt động tại mặt trận Tiền Giang, thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã cho thành lập một bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 4 tại căn cứ Đồng Tâm-hậu cứ và bản doanh chính của Sư đoàn 7 Bộ binh, ủy nhiệm cho chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng, tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn 4 trách nhiệm chỉ huy tổng quát.
Trong thời gian tái phối trí các đơn vị theo tình hình mới của chiến trường, các trung đoàn 10 và 12/Sư đoàn 7 BB cùng với lực lượng Biệt động quân và Sư đoàn 9 Bộ binh đã khởi động nhiều cuộc hành quân trên tỉnh Định Tường và căn cứ địa Đồng Tháp của Cộng quân.
Vào hạ tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9, Quân đoàn 4 chuyển nỗ lực về khu vực Thất Sơn nơi ghi nhận là nhiều thành phần của Công trường 1 Cộng quân xâm nhập và lập các cụm điểm kháng cự quanh vùng này. Trước diễn biến mới về hoạt động địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động lực lượng trừ bị của Quân đoàn về phía Tây tỉnh Châu Đốc và tung quân qua khu vực biên giới hướng Tây vùng Thất Sơn. Cùng với sự điều hợp này, Sư đoàn 7 Bộ binh tiếp nhận khu vực tỉnh Kiến Phong do bộ Tư lệnh Biệt khu 44 bàn giao. Bộ tư lệnh Hành quân của Biệt khu này di chuyển về Chi Lăng với nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng Biệt động quân thống thuộc để truy kích các đơn vị của Công trường 1 CSBV.
* Sư đoàn 7 BB tại mặt trận Kiến Phong và Định Tường:
Vào tháng 8/1972, tại Tiền Giang, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại hai tỉnh biên giới Kiến Tường, Kiến Phong và tỉnh Định Tường. Tại tỉnh Kiến Phong, trung đoàn 10/Sư đoàn 7 Bộ binh đã khởi động cuộc hành quân truy kích các đơn vị CSBV dọc theo ranh giới của hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường. Tại Định Tường, Cộng quân đã chiếm giữ khu vực Hậu Mỹ ở Tây-Tây Bắc Mỹ Tho. Để giải tỏa áp lực địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã tổ chức một cuộc hành quân lớn với lực lượng tham dự gồm một thành phần của Sư đoàn 7 Bộ binh, lực lượng Sư đoàn 9 Bộ binh và Biệt động quân Quân khu 4 khởi động cuộc tiến quân truy kích 2 trung đoàn Cộng quân ở khu vực nói trên.
Trận chiến kéo dài trong 1 tuần lễ, trước sức tấn công mạnh mẽ của lực lượng bộ chiến Quân đoàn 4, Cộng quân đã bị đánh ra khỏi khu Tây-Tây Bắc Định Tường. Sau cuộc hành quân này, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã cho tiến hành kế hoạch tái xây dựng hệ thống tiền đồn nằm dọc theo Kinh Tháp Mười và tái lập chính quyền tại các xã đã bị Cộng quân chiếm giữ khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ. Vào cuối tháng 8/1972, hoạt động của Cộng quân trên toàn tỉnh Định Tường đã bị ngăn chận bởi phản ứng kịp thời của lực lượng bộ chiến VNCH và các trận oanh kích liên tục của các phi đoàn Không quân chiến thuật và Pháo đài bay B 52. Sự phối hợp nhịp nhàng và nhanh nhẹn giữa các đơn vị bộ chiến và Không quân đã vô hiệu hóa kế hoạch của Cộng quân tại tỉnh trọng điểm này.
Vào tháng 9/1972, tình hình chiến sự tại Miền Tây vẫn còn sôi động. Trong chiều hướng gia tăng hoạt động quấy rối, công trường 1 CSBV tung về hai trung đoàn 42 và 101 D vào tỉnh An Giang và đồng thời về hướng Tây để xâm nhập vùng Hà Tiên. Tại khu chiến Tiền Giang, thành phần của trung đoàn 207 và E 2 CSBV, đang hoạt động tại vùng Kongpong Trabek và vùng Bắc quận lỵ Cái Cái, cùng điều động xâm nhập vào tỉnh Kiến Phong. Tại vùng Hậu Giang, lực lượng Cộng quân gồm có hai trung đoàn 18 B, 95 A, D1, D2 liên tục di chuyển về hướng Đông, tổ chức nhiều vị trí án ngữ dọc theo các trục giao thông và vùng đông đúc dân cư. Với sự điều động này, các chuyên viên tình báo VNCH đã đưa ra nhận định là Cộng quân muốn mở rộng địa bàn hoạt động của các đơn vị CSBV trên toàn miền Tây.
* Trung đoàn 10, 11, 12 kịch chiến với Cộng quân ở Kiến Phong:
Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/1972, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại Kiến Phong, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 7 Bộ binh đã khởi động cuộc hành quân truy kích địch. Tại Hồng Ngự, gần biên giới, một thành phần của Sư đoàn 7 Bộ binh phối hợp với lực lượng Địa phương, đánh tan 1 tiểu đoàn của trung đoàn 207 CSBV, sau 8 ngày kịch chiến. Tại trận này, lực lượng VNCH đã bắt giữ 73 tù binh CSBV. Đây là toán tù binh CSBV đông nhất bị bắt giữ tại chiến trường Miền Tây từ 1947 đến 1975. Phần đông các tù binh CSBV này còn ở tuổi vị thành niên, tất cả thiếu ăn. Họ phát giác là bị bỏ rơi khi các cán binh CSBV chỉ huy họ đã bỏ chạy trước sự tấn công mạnh mẽ của lực lượng VNCH.
Vào thời gian này, dọc theo ranh giới tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường, trung đoàn 10/Sư đoàn 7 Bộ binh đã khởi động cuộc hành quân quy mô truy kích ba tiểu đoàn thuộc trung đoàn E 2/Công trường 5 CSBV. Cộng quân đã chiếm giữ một số vị trí trọng yếu và tổ chức các cụm kháng cự liên hoàn để ngăn cản các cuộc truy kích của trung đoàn 7 Bộ binh. Được sự yểm trợ mạnh mẽ của nhiều phi đoàn Kỵ binh Không vận Hoa Kỳ, lực lượng bộ chiến trung đoàn 7 Bộ binh đã tung các trận đánh quyết định đánh bật đối phương ra khỏi các cụm tuyến trọng điểm.
Giữa tháng 11/1972, tin tức tình báo ghi nhận Cộng quân điều động 1 trung đoàn cơ động và 2 tiểu đoàn đặc công di chuyển về hướng Cao Lãnh, tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong, với âm mưu tấn công cường tập chớp nhoáng đánh úp tỉnh lỵ này. Tuy nhiên kế hoạch của địch bị thất bại vì bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đã khẩn cấp điều động trung đoàn 11 và trung đoàn 12 tiến quân vào khu vực vòng đai tỉnh lỵ, bố trí lực lượng án ngữ các yết hầu trọng điểm ra vào tỉnh lỵ. Thành phần mở đường của Cộng quân đã bị lực lượng VNCH chận đánh khi còn cách tỉnh lỵ khoảng 5 km. Giao tranh diễn ra rất quyết liệt, Cộng quân cố chọc thủng tuyến án ngữ của lực lượng Sư đoàn 7 Bộ binh nhưng đã bị đánh bật và phải rút lui, tiếp đó, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ đã xuất trận oanh kích vào đội hình của địch. Có ít nhất hơn 200 Cộng quân bị loại trong trận đánh này.
Vào tháng 12/1972, tình hình chiến sự tại Miền Tây tương đối lắng dịu. Trước cuộc diện mới của chiến trường, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã cho tái phối trí lực lượng, Theo đó, khu trách nhiệm chiến thuật của Sư đoàn 7 Bộ binh bao gồm các tỉnh Tiền Giang như trước 1972, trong đó có Định Tường và Gò Công. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/1972, do Sư đoàn 7 Bộ binh bận hành quân ở biên giới, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động Sư đoàn 9 Bộ binh phụ trách hai tỉnh nói trên.
Thời gian yên tĩnh chỉ kéo dài trong hai tuần cuối của tháng 12/1972. Đầu năm 1973, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại Tiền Giang. Tính đến tháng 1/1973, lực lượng Cộng quân trong khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 7 Bộ binh gồm có 7 trung đoàn: trung đoàn Z15, E1, E2, E3, Đồng Tháp 1, Z 24 và Z26.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trung Đoàn 10,11,12 Bộ Binh, Các Trận Đánh Lớn ở Tiền Giang
* Tổng lược chiến sự tại Miền Tây trong cuộc chiến Mùa Hè năm 1972:
Như đã trình bày trong số trước, trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, Sư đoàn 3 Bộ binh đã nỗ lực chính của Quân đoàn 4 trong các cuộc hành quân lớn dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt (thuộc địa phận hai tỉnh Kiến Tường và Kiến Phong) và các hành quân tiếp cứu quân đội Cộng hòa Căm Bốt bị CSBV và Khmer đỏ tấn công. Một trong những chiến công của Sư đoàn 7 Bộ binh là đánh bại 2 trung đoàn của CT 5 CSBV ra khỏi khu Chân Tượng ở phía Bắc tỉnh Kiến Tường vào tháng 6/1972, và cuộc hành quân biên kia biên giới Việt-Căm Bốt để giải tỏa áp lực của Cộng quân từ Mỏ Vẹt đến Ponpong Trabek vào tháng 7/1972.
Vào giữa tháng 8/1972, khi tình hình chiến trường Bình Long ở Miền Đông Nam phần (Quân khu 3) đã tạm lắng dịu, các đại đơn vị của Quân đoàn 4 tăng viện cho Quân đoàn 3 được trở về vùng hoạt động cũ. Theo đó, Sư đoàn 21 Bộ binh tiếp nhận lại vùng Hậu Giang, các thành phần của Sư đoàn 9 BB thay Sư đoàn 21 hoạt động tại đây từ tháng 5/1972 được điều động về vùng Tiền Giang mà trọng điểm là tỉnh Định Tường. Nhờ sự tái phối trí này, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 9 Bộ binh có thể tập trung các nổ lực vào khu vực tỉnh Kiến Tường ở phía Bắc và khu vực biên giới, nhất là địa giới hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường. Trong khi đó, Biệt khu 44 được ủy nhiệm phụ trách khu vực hướng Tây, hữu ngạn sông Cửu Long và khu vực Tây Nam biên giới Việt Nam-Căm Bốt.
Để điều hợp các hoạt động tại mặt trận Tiền Giang, thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã cho thành lập một bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 4 tại căn cứ Đồng Tâm-hậu cứ và bản doanh chính của Sư đoàn 7 Bộ binh, ủy nhiệm cho chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng, tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn 4 trách nhiệm chỉ huy tổng quát.
Trong thời gian tái phối trí các đơn vị theo tình hình mới của chiến trường, các trung đoàn 10 và 12/Sư đoàn 7 BB cùng với lực lượng Biệt động quân và Sư đoàn 9 Bộ binh đã khởi động nhiều cuộc hành quân trên tỉnh Định Tường và căn cứ địa Đồng Tháp của Cộng quân.
Vào hạ tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9, Quân đoàn 4 chuyển nỗ lực về khu vực Thất Sơn nơi ghi nhận là nhiều thành phần của Công trường 1 Cộng quân xâm nhập và lập các cụm điểm kháng cự quanh vùng này. Trước diễn biến mới về hoạt động địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động lực lượng trừ bị của Quân đoàn về phía Tây tỉnh Châu Đốc và tung quân qua khu vực biên giới hướng Tây vùng Thất Sơn. Cùng với sự điều hợp này, Sư đoàn 7 Bộ binh tiếp nhận khu vực tỉnh Kiến Phong do bộ Tư lệnh Biệt khu 44 bàn giao. Bộ tư lệnh Hành quân của Biệt khu này di chuyển về Chi Lăng với nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng Biệt động quân thống thuộc để truy kích các đơn vị của Công trường 1 CSBV.
* Sư đoàn 7 BB tại mặt trận Kiến Phong và Định Tường:
Vào tháng 8/1972, tại Tiền Giang, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại hai tỉnh biên giới Kiến Tường, Kiến Phong và tỉnh Định Tường. Tại tỉnh Kiến Phong, trung đoàn 10/Sư đoàn 7 Bộ binh đã khởi động cuộc hành quân truy kích các đơn vị CSBV dọc theo ranh giới của hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường. Tại Định Tường, Cộng quân đã chiếm giữ khu vực Hậu Mỹ ở Tây-Tây Bắc Mỹ Tho. Để giải tỏa áp lực địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã tổ chức một cuộc hành quân lớn với lực lượng tham dự gồm một thành phần của Sư đoàn 7 Bộ binh, lực lượng Sư đoàn 9 Bộ binh và Biệt động quân Quân khu 4 khởi động cuộc tiến quân truy kích 2 trung đoàn Cộng quân ở khu vực nói trên.
Trận chiến kéo dài trong 1 tuần lễ, trước sức tấn công mạnh mẽ của lực lượng bộ chiến Quân đoàn 4, Cộng quân đã bị đánh ra khỏi khu Tây-Tây Bắc Định Tường. Sau cuộc hành quân này, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã cho tiến hành kế hoạch tái xây dựng hệ thống tiền đồn nằm dọc theo Kinh Tháp Mười và tái lập chính quyền tại các xã đã bị Cộng quân chiếm giữ khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ. Vào cuối tháng 8/1972, hoạt động của Cộng quân trên toàn tỉnh Định Tường đã bị ngăn chận bởi phản ứng kịp thời của lực lượng bộ chiến VNCH và các trận oanh kích liên tục của các phi đoàn Không quân chiến thuật và Pháo đài bay B 52. Sự phối hợp nhịp nhàng và nhanh nhẹn giữa các đơn vị bộ chiến và Không quân đã vô hiệu hóa kế hoạch của Cộng quân tại tỉnh trọng điểm này.
Vào tháng 9/1972, tình hình chiến sự tại Miền Tây vẫn còn sôi động. Trong chiều hướng gia tăng hoạt động quấy rối, công trường 1 CSBV tung về hai trung đoàn 42 và 101 D vào tỉnh An Giang và đồng thời về hướng Tây để xâm nhập vùng Hà Tiên. Tại khu chiến Tiền Giang, thành phần của trung đoàn 207 và E 2 CSBV, đang hoạt động tại vùng Kongpong Trabek và vùng Bắc quận lỵ Cái Cái, cùng điều động xâm nhập vào tỉnh Kiến Phong. Tại vùng Hậu Giang, lực lượng Cộng quân gồm có hai trung đoàn 18 B, 95 A, D1, D2 liên tục di chuyển về hướng Đông, tổ chức nhiều vị trí án ngữ dọc theo các trục giao thông và vùng đông đúc dân cư. Với sự điều động này, các chuyên viên tình báo VNCH đã đưa ra nhận định là Cộng quân muốn mở rộng địa bàn hoạt động của các đơn vị CSBV trên toàn miền Tây.
* Trung đoàn 10, 11, 12 kịch chiến với Cộng quân ở Kiến Phong:
Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/1972, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại Kiến Phong, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 7 Bộ binh đã khởi động cuộc hành quân truy kích địch. Tại Hồng Ngự, gần biên giới, một thành phần của Sư đoàn 7 Bộ binh phối hợp với lực lượng Địa phương, đánh tan 1 tiểu đoàn của trung đoàn 207 CSBV, sau 8 ngày kịch chiến. Tại trận này, lực lượng VNCH đã bắt giữ 73 tù binh CSBV. Đây là toán tù binh CSBV đông nhất bị bắt giữ tại chiến trường Miền Tây từ 1947 đến 1975. Phần đông các tù binh CSBV này còn ở tuổi vị thành niên, tất cả thiếu ăn. Họ phát giác là bị bỏ rơi khi các cán binh CSBV chỉ huy họ đã bỏ chạy trước sự tấn công mạnh mẽ của lực lượng VNCH.
Vào thời gian này, dọc theo ranh giới tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường, trung đoàn 10/Sư đoàn 7 Bộ binh đã khởi động cuộc hành quân quy mô truy kích ba tiểu đoàn thuộc trung đoàn E 2/Công trường 5 CSBV. Cộng quân đã chiếm giữ một số vị trí trọng yếu và tổ chức các cụm kháng cự liên hoàn để ngăn cản các cuộc truy kích của trung đoàn 7 Bộ binh. Được sự yểm trợ mạnh mẽ của nhiều phi đoàn Kỵ binh Không vận Hoa Kỳ, lực lượng bộ chiến trung đoàn 7 Bộ binh đã tung các trận đánh quyết định đánh bật đối phương ra khỏi các cụm tuyến trọng điểm.
Giữa tháng 11/1972, tin tức tình báo ghi nhận Cộng quân điều động 1 trung đoàn cơ động và 2 tiểu đoàn đặc công di chuyển về hướng Cao Lãnh, tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong, với âm mưu tấn công cường tập chớp nhoáng đánh úp tỉnh lỵ này. Tuy nhiên kế hoạch của địch bị thất bại vì bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đã khẩn cấp điều động trung đoàn 11 và trung đoàn 12 tiến quân vào khu vực vòng đai tỉnh lỵ, bố trí lực lượng án ngữ các yết hầu trọng điểm ra vào tỉnh lỵ. Thành phần mở đường của Cộng quân đã bị lực lượng VNCH chận đánh khi còn cách tỉnh lỵ khoảng 5 km. Giao tranh diễn ra rất quyết liệt, Cộng quân cố chọc thủng tuyến án ngữ của lực lượng Sư đoàn 7 Bộ binh nhưng đã bị đánh bật và phải rút lui, tiếp đó, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ đã xuất trận oanh kích vào đội hình của địch. Có ít nhất hơn 200 Cộng quân bị loại trong trận đánh này.
Vào tháng 12/1972, tình hình chiến sự tại Miền Tây tương đối lắng dịu. Trước cuộc diện mới của chiến trường, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã cho tái phối trí lực lượng, Theo đó, khu trách nhiệm chiến thuật của Sư đoàn 7 Bộ binh bao gồm các tỉnh Tiền Giang như trước 1972, trong đó có Định Tường và Gò Công. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/1972, do Sư đoàn 7 Bộ binh bận hành quân ở biên giới, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động Sư đoàn 9 Bộ binh phụ trách hai tỉnh nói trên.
Thời gian yên tĩnh chỉ kéo dài trong hai tuần cuối của tháng 12/1972. Đầu năm 1973, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại Tiền Giang. Tính đến tháng 1/1973, lực lượng Cộng quân trong khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 7 Bộ binh gồm có 7 trung đoàn: trung đoàn Z15, E1, E2, E3, Đồng Tháp 1, Z 24 và Z26.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển