Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Trung Đoàn 1BB, Mùa Hè Tử Chiến Trên Phòng Tuyến Tây Nam Huế

Vào tháng 4/1972, trong khi lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 3 Bộ binh, hai lữ đoàn Thủy quân Lục chiến, hai liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, các đơn vị

* Mặt trận Tây Nam Huế trong mùa Hè 1972:
Vào tháng 4/1972, trong khi lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 3 Bộ binh, hai lữ đoàn Thủy quân Lục chiến, hai liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, các đơn vị tăng phái đang nỗ lực ngăn chận 3 sư đoàn CSBV ở mặt trận Quảng Trị, tại chiến trường phía Tây và Tây Nam Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, 3 trung đoàn 1, 3 và 54 Bộ binh đã liên tục giao tranh với ba trung đoàn của sư đoàn 324 CSBV, được tăng cường 1 trung đoàn của sư đoàn 304 CSBV.
Khi trận chiến xảy ra, cụm tuyến phòng thủ của 3 trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh chạy dài từ căn cứ Evans (Hòa Mỹ) ở phía Bắc Thừa Thiên-nơi trung đoàn 1 Bộ binh đặt bộ chỉ huy hành quân, chạy về hướng Tây Nam đến căn cứ hỏa lực Rakkasan, rồi vòng về hướng Đông Nam đi qua căn cứ hỏa lực Bastogne (Phú Xuân) và căn cứ Chekmate (cao điểm 342), bắt tay với căn cứ hỏa lực Birmingham (Bình Điền) nơi đặt bộ chỉ huy hành quân của trung đoàn 54 Bộ binh-di chuyển từ căn cứ La Sơn lên. Cùng lúc đó, trung đoàn 3 Bộ binh-bộ chỉ huy đặt tại căn cứ An Đô- là lực lượng trừ bị được phối trí phòng thủ theo chiều sâu của cụm phòng tuyến.
* Trận chiến quanh hai căn cứ Bastogne và Checkmate:
Trong tuần lễ đầu của tháng 4/1972, Cộng quân áp lực nặng căn cứ Bastogne (do tiểu đoàn 2/54 phòng ngự) và căn cứ Checkmate do tiểu đoàn 1/54 án ngữ. Từ tuần lễ thứ hai, việc tiếp tế bằng đường bộ cho hai căn cứ này đã bị địch chốt chận, chỉ còn nhờ vào các phi đội trực thăng, tiếp tế theo chu kỳ 5 ngày/1 lần. Ngày 11 tháng 4/1972, trung đoàn 1 Bộ binh trong khi đang giải tỏa áp lực của Cộng quân trên tỉnh lộ về hướng Tây đã đụng độ ở mức độ dữ dội với các đơn vị của trung đoàn 24 CSBV. Trung đoàn CSBV này đã thiết lập cụm kháng cự liên hoàn với các chốt cố thủ kiên cố để chịu được các trận Không tập của B 52 và pháo tập của Pháo binh Sư đoàn 1 Bộ binh.
Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã bắn như mưa vào các đại đội tiền phương của hai tiểu đoàn/trung đoàn 1 BB. Được sự yểm trợ mạnh mẽ của Không quân và Pháo binh, lực lượng trung đoàn 1 Bộ binh cố tung các đợt tấn công để đánh bật địch, nhưng đã gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân. Từ vận động chiến, các đơn vị của trung đoàn 1 BB chuyển đổi thế đánh. Từng trung đội cố tiến sát về các cụm chốt của địch, sử dụng cận chiến và lựu đạn để triệt hạ các ổ kháng cự. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã bị hạn chế về kết quả do sự bố phòng dày dặc của địch và hỏa lực chống trả rất mạnh của đối phương. Trước cuộc diện của trận địa, bộ chỉ huy trung đoàn 1 Bộ binh cho lệnh các đơn vị tiến chiếm một số cao điểm để bố trí quân, dàn trận, để từ đó khởi động các cuộc tấn công kế tiếp sau các đợt không yểm.
Cùng với sự khống chế trục lộ 547, Cộng quân đã mở trận địa pháo hỏa công các vị trí bãi đáp cho trực thăng, đồng thời pháo dữ dội vào căn cứ Phú Xuân và cao điểm 342 khiến số thương vong của quân trú phòng gia tăng mỗi ngày, hoạt động tản thương đã bị trở ngại lớn, các chuyến tiếp tế bằng trực thăng và bằng vận tải cơ thả dù cũng ít khi thành công do hỏa lực phòng không của địch quanh các căn cứ. Hai tuần lễ cuối cùng của tháng 4/1972, tất cả 5 tiểu đoàn của Sư đoàn 1 BB phòng thủ trên cụm tuyến phía Tây dù đã bị tổn thất khá cao, nhưng các đơn vị này vẫn giữ vững tuyến phòng ngự. Hoạt động không trợ của Không quân Việt Mỹ đã được gia tăng để bảo vệ các tiền cứ khỏi bị Cộng quân tràn ngập bởi các cuộc tấn công cường tập.
Ngày 28 tháng 4, hai cánh quân thuộc hai trung đoàn 29 và 803 thuộc sư đoàn 324B CSBV khởi động cuộc tấn công cường tập vào căn cứ Bastogne do tiểu đoàn 2/54 phòng ngự. Tối 28/4/1972, lực lượng trú phòng triệt thoái khỏi căn cứ. Do Bastogne bị bỏ trống nên tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 1/54 ở cao điểm 342 (Checkmate) bị cô lập và ở trong tình trạng nguy khốn. Một ngày sau, bộ chỉ huy trung đoàn 54 Bộ binh cho lệnh tiểu đoàn 1/54 rút khỏi tuyến phòng thủ. Cuộc triệt thoái khởi sự vào buổi tối, các đại đội được phân tán mỏng và di chuyển về hướng Đông. (Chi tiết về hai cuộc triệt thoái khỏi căn cứ Bastogne và Checkmate sẽ được trình bày trong số tới qua bài giới thiệu trung đoàn 54 Bộ binh).
* Cuộc tấn công tái chiếm các tiền cứ trọng điểm:
Sau khi lực lượng VNCH rút khỏi hai căn cứ nói trên, vòng đai an ninh thành phố Huế bị đe dọa. Cùng lúc đó, Cộng quân đã đem được đại pháo 130 ly vào các khu vực quanh tỉnh lộ 547, sự hiện diện của các khẩu pháo đã gia tăng áp lực quanh Huế. Bản tin buổi sáng của đài BBC phát đi vào ngày 30 tháng 4/1972 loan tin về cuộc triệt thoái khiến cho gia đình và thân nhân của anh em binh sĩ thuộc 2 tiểu đoàn 1/54 và 2/54 lo ngại, họ đã chạy vào hậu cứ tiểu đoàn trong căn cứ Giạ Lê để hỏi thăm tin tức. Thành phố Huế nhốn nháo.
Trước diễn biến của cuộc diện chiến trường, thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã cho tái phối trí lực lượng. Bộ chỉ huy hành quân của Trung đoàn 1 Bộ binh được lệnh di chuyển từ căn cứ Hòa Mỹ ở phía Bắc Huế đến căn cứ Cát Hữu ổ phía Đông Nam Hòa, nằm gần trục lộ từ quận này về Huế. Bộ chỉ huy chính trung đoàn 54 Bộ binh được rời căn cứ Bình Điền về hậu cứ trung đoàn để chuẩn bị tái chỉnh trang hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 bị tổn thất nặng trên đường triệt thoái; bộ chỉ huy nhẹ của trung đoàn này do trung đoàn phó chỉ huy tiếp tục đóng tại Bình Điền để điều động hai tiểu đoàn 3/54 và 4/54, hợp lực cùng với 4 tiểu đoàn của trung đoàn 1 Bộ binh giữ vững tuyến Tây Nam Huế.
Ngay sau khi di chuyển toàn bộ trung đoàn vào trận địa mới, bộ chỉ huy trung đoàn 1 Bộ binh được lệnh chuẩn bị cuộc phản công tái chiếm căn cứ Bastogne và Checkmate, đồng thời xây dựng các cụm điểm án ngữ ngăn chận các đơn vị của sư đoàn 324 B CSBV đang cố xâm nhập vào quận Nam Hòa để tiến về đồng bằng Thừa Thiên.
Để có hỏa lực cơ hữu yểm trợ trực tiếp cho các đơn vị, trung đoàn 1 Bộ binh đã cho thành lập các pháo đội súng cối 81 ly. Theo đó, các súng cối của các tiểu đoàn thường ít khi sử dụng đã được tập trung lại để thành lập các pháo đội do Đại đội Chỉ huy Công vụ Trung đoàn hoặc ố quân nhân hậu cứ phụ trách. Mỗi pháo đội có khoảng từ 8 đến 12 khẩu súng cối 81 ly được phối trí để có thể tác xạ tập trung cùng một lúc. Theo đề nghị của trung đoàn, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã ưu tiên cung cấp cho các pháo đội súng cối này mỗi ngày từ 2 đến 5 ngàn quả đạn. Các khẩu đội súng cối được đưa đến sát trận địa, tác xạ nhanh và chính xác, đã là nguồn hỏa lực mạnh, yểm trợ hưu hiệu cho các đơn vị của trung đoàn trong các trận giao tranh với địch quân.
* Chiến thuật Kiềng và Chốt của trung đoàn 1 Bộ binh:
Sau khi đã tổ chức cụm tuyến phòng thủ bảo vệ vững vàng vòng đai Huế ở hướng Tây Nam, giữa tháng 5/1972, toàn bộ trung đoàn 1 Bộ binh đã khởi động cuộc phản công tái chiếm các căn cứ ở phía Tây. Ngày 15/5/1975, một biệt đội cảm tử đã hành quân trực thăng vận nhảy xuống Bastogne, tái chiếm căn cứ này. Một tuần sau, bộ chỉ huy trung đoàn 1 Bộ binh điều động 2 tiểu đoàn từ hai hướng tấn công tái chiếm căn cứ Checkmate. Cuộc tấn công được khai triển với ba yếu tố: bất ngờ, nhanh, hỏa lực tập trung. Chiều ngày 22/5/1972, một đại đội của trung đoàn 1 Bộ binh đã tiến chiếm khu trung tâm của cao điểm 342. Các đại đội còn lại đã bung rộng để truy kích địch.
Dù đã bị đánh bật ra khỏi hai căn cứ trọng điểm, nhưng áp lực của Cộng quân vẫn còn nặng. Để có thể chiến đấu lâu dài trên một địa thế bất lợi cho thế công, trung đoàn 1 Bộ binh đã áp dụng ngay chiến thuật chốt của Cộng quân để chận địch. Mỗi chốt có khoảng 10 chiến binh, cứ ba chốt tạo thành một kiềng (cụm chốt), hỗ tương tác chiến, yểm trợ lẫn nhau. Về tiếp vận, các chốt được tiếp tế bằng đường bộ theo chu kỳ năm ngày một lần. Để đề phòng trường hợp bị bao vây, hoặc việc tiếp tế bị chậm trễ do thời tiết, các chốt đều có lương thực dự trữ đủ dùng trong một tuần. Về chiến thuật, Các chốt không chỉ có nhiệm vụ phòng thủ, tử thủ như các chốt của CQ mà được sử dụng để tấn công, đột kích đêm vào các chốt của đối phương.
Để có thể chịu đựng với các đợt pháo kích của địch, các chốt được xây dựng với hệ thống hầm kiên cố, do đó pháo của địch quân, ngoài loại nổ chậm đều không có hiệu quả triệt phá. Chính với chiến thuật kiềng chốt, các tiểu đoàn của trung đoàn 1 Bộ binh đã bảo vệ vững vàng vòng đai của các căn cứ trọng điểm. Tại cao điểm 342, tiểu đoàn 3/1 đã tổ chức các cụm chốt từ chân đến đỉnh núi. Việc tiếp tế cho các chốt này được thực hiện ban đêm, vận chuyển từ chốt này sang chốt khác, nhờ quân xa tiếp tế có thể chạy đến chân núi. Tại vòng đai căn cứ Bastogne do một đại đội của tiểu đoàn 4/1 đảm trách, hệ thống cụm chốt đã chận đứng được các cuộc đột kích của địch quân. Với kinh nghiệm chiến trường và tinh thần chiến đấu kiên dũng, trung đoàn 1 Bộ binh đã chận đứng được các cuộc tấn công của Trung Đoàn 1bb, Mùa Hè Tử Chiến Trên Phòng Tuyến Tây Nam Huế các trung đoàn CSBV trong “mùa hè tử chiến” 1972 trên phòng tuyến Tây Nam Huế, giữ vững các cứ điểm trọng yếu của vòng đai cố đô Huế.
vietbao.com

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Đoàn 1BB, Mùa Hè Tử Chiến Trên Phòng Tuyến Tây Nam Huế

Vào tháng 4/1972, trong khi lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 3 Bộ binh, hai lữ đoàn Thủy quân Lục chiến, hai liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, các đơn vị

* Mặt trận Tây Nam Huế trong mùa Hè 1972:
Vào tháng 4/1972, trong khi lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 3 Bộ binh, hai lữ đoàn Thủy quân Lục chiến, hai liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, các đơn vị tăng phái đang nỗ lực ngăn chận 3 sư đoàn CSBV ở mặt trận Quảng Trị, tại chiến trường phía Tây và Tây Nam Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, 3 trung đoàn 1, 3 và 54 Bộ binh đã liên tục giao tranh với ba trung đoàn của sư đoàn 324 CSBV, được tăng cường 1 trung đoàn của sư đoàn 304 CSBV.
Khi trận chiến xảy ra, cụm tuyến phòng thủ của 3 trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh chạy dài từ căn cứ Evans (Hòa Mỹ) ở phía Bắc Thừa Thiên-nơi trung đoàn 1 Bộ binh đặt bộ chỉ huy hành quân, chạy về hướng Tây Nam đến căn cứ hỏa lực Rakkasan, rồi vòng về hướng Đông Nam đi qua căn cứ hỏa lực Bastogne (Phú Xuân) và căn cứ Chekmate (cao điểm 342), bắt tay với căn cứ hỏa lực Birmingham (Bình Điền) nơi đặt bộ chỉ huy hành quân của trung đoàn 54 Bộ binh-di chuyển từ căn cứ La Sơn lên. Cùng lúc đó, trung đoàn 3 Bộ binh-bộ chỉ huy đặt tại căn cứ An Đô- là lực lượng trừ bị được phối trí phòng thủ theo chiều sâu của cụm phòng tuyến.
* Trận chiến quanh hai căn cứ Bastogne và Checkmate:
Trong tuần lễ đầu của tháng 4/1972, Cộng quân áp lực nặng căn cứ Bastogne (do tiểu đoàn 2/54 phòng ngự) và căn cứ Checkmate do tiểu đoàn 1/54 án ngữ. Từ tuần lễ thứ hai, việc tiếp tế bằng đường bộ cho hai căn cứ này đã bị địch chốt chận, chỉ còn nhờ vào các phi đội trực thăng, tiếp tế theo chu kỳ 5 ngày/1 lần. Ngày 11 tháng 4/1972, trung đoàn 1 Bộ binh trong khi đang giải tỏa áp lực của Cộng quân trên tỉnh lộ về hướng Tây đã đụng độ ở mức độ dữ dội với các đơn vị của trung đoàn 24 CSBV. Trung đoàn CSBV này đã thiết lập cụm kháng cự liên hoàn với các chốt cố thủ kiên cố để chịu được các trận Không tập của B 52 và pháo tập của Pháo binh Sư đoàn 1 Bộ binh.
Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã bắn như mưa vào các đại đội tiền phương của hai tiểu đoàn/trung đoàn 1 BB. Được sự yểm trợ mạnh mẽ của Không quân và Pháo binh, lực lượng trung đoàn 1 Bộ binh cố tung các đợt tấn công để đánh bật địch, nhưng đã gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân. Từ vận động chiến, các đơn vị của trung đoàn 1 BB chuyển đổi thế đánh. Từng trung đội cố tiến sát về các cụm chốt của địch, sử dụng cận chiến và lựu đạn để triệt hạ các ổ kháng cự. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã bị hạn chế về kết quả do sự bố phòng dày dặc của địch và hỏa lực chống trả rất mạnh của đối phương. Trước cuộc diện của trận địa, bộ chỉ huy trung đoàn 1 Bộ binh cho lệnh các đơn vị tiến chiếm một số cao điểm để bố trí quân, dàn trận, để từ đó khởi động các cuộc tấn công kế tiếp sau các đợt không yểm.
Cùng với sự khống chế trục lộ 547, Cộng quân đã mở trận địa pháo hỏa công các vị trí bãi đáp cho trực thăng, đồng thời pháo dữ dội vào căn cứ Phú Xuân và cao điểm 342 khiến số thương vong của quân trú phòng gia tăng mỗi ngày, hoạt động tản thương đã bị trở ngại lớn, các chuyến tiếp tế bằng trực thăng và bằng vận tải cơ thả dù cũng ít khi thành công do hỏa lực phòng không của địch quanh các căn cứ. Hai tuần lễ cuối cùng của tháng 4/1972, tất cả 5 tiểu đoàn của Sư đoàn 1 BB phòng thủ trên cụm tuyến phía Tây dù đã bị tổn thất khá cao, nhưng các đơn vị này vẫn giữ vững tuyến phòng ngự. Hoạt động không trợ của Không quân Việt Mỹ đã được gia tăng để bảo vệ các tiền cứ khỏi bị Cộng quân tràn ngập bởi các cuộc tấn công cường tập.
Ngày 28 tháng 4, hai cánh quân thuộc hai trung đoàn 29 và 803 thuộc sư đoàn 324B CSBV khởi động cuộc tấn công cường tập vào căn cứ Bastogne do tiểu đoàn 2/54 phòng ngự. Tối 28/4/1972, lực lượng trú phòng triệt thoái khỏi căn cứ. Do Bastogne bị bỏ trống nên tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 1/54 ở cao điểm 342 (Checkmate) bị cô lập và ở trong tình trạng nguy khốn. Một ngày sau, bộ chỉ huy trung đoàn 54 Bộ binh cho lệnh tiểu đoàn 1/54 rút khỏi tuyến phòng thủ. Cuộc triệt thoái khởi sự vào buổi tối, các đại đội được phân tán mỏng và di chuyển về hướng Đông. (Chi tiết về hai cuộc triệt thoái khỏi căn cứ Bastogne và Checkmate sẽ được trình bày trong số tới qua bài giới thiệu trung đoàn 54 Bộ binh).
* Cuộc tấn công tái chiếm các tiền cứ trọng điểm:
Sau khi lực lượng VNCH rút khỏi hai căn cứ nói trên, vòng đai an ninh thành phố Huế bị đe dọa. Cùng lúc đó, Cộng quân đã đem được đại pháo 130 ly vào các khu vực quanh tỉnh lộ 547, sự hiện diện của các khẩu pháo đã gia tăng áp lực quanh Huế. Bản tin buổi sáng của đài BBC phát đi vào ngày 30 tháng 4/1972 loan tin về cuộc triệt thoái khiến cho gia đình và thân nhân của anh em binh sĩ thuộc 2 tiểu đoàn 1/54 và 2/54 lo ngại, họ đã chạy vào hậu cứ tiểu đoàn trong căn cứ Giạ Lê để hỏi thăm tin tức. Thành phố Huế nhốn nháo.
Trước diễn biến của cuộc diện chiến trường, thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã cho tái phối trí lực lượng. Bộ chỉ huy hành quân của Trung đoàn 1 Bộ binh được lệnh di chuyển từ căn cứ Hòa Mỹ ở phía Bắc Huế đến căn cứ Cát Hữu ổ phía Đông Nam Hòa, nằm gần trục lộ từ quận này về Huế. Bộ chỉ huy chính trung đoàn 54 Bộ binh được rời căn cứ Bình Điền về hậu cứ trung đoàn để chuẩn bị tái chỉnh trang hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 bị tổn thất nặng trên đường triệt thoái; bộ chỉ huy nhẹ của trung đoàn này do trung đoàn phó chỉ huy tiếp tục đóng tại Bình Điền để điều động hai tiểu đoàn 3/54 và 4/54, hợp lực cùng với 4 tiểu đoàn của trung đoàn 1 Bộ binh giữ vững tuyến Tây Nam Huế.
Ngay sau khi di chuyển toàn bộ trung đoàn vào trận địa mới, bộ chỉ huy trung đoàn 1 Bộ binh được lệnh chuẩn bị cuộc phản công tái chiếm căn cứ Bastogne và Checkmate, đồng thời xây dựng các cụm điểm án ngữ ngăn chận các đơn vị của sư đoàn 324 B CSBV đang cố xâm nhập vào quận Nam Hòa để tiến về đồng bằng Thừa Thiên.
Để có hỏa lực cơ hữu yểm trợ trực tiếp cho các đơn vị, trung đoàn 1 Bộ binh đã cho thành lập các pháo đội súng cối 81 ly. Theo đó, các súng cối của các tiểu đoàn thường ít khi sử dụng đã được tập trung lại để thành lập các pháo đội do Đại đội Chỉ huy Công vụ Trung đoàn hoặc ố quân nhân hậu cứ phụ trách. Mỗi pháo đội có khoảng từ 8 đến 12 khẩu súng cối 81 ly được phối trí để có thể tác xạ tập trung cùng một lúc. Theo đề nghị của trung đoàn, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã ưu tiên cung cấp cho các pháo đội súng cối này mỗi ngày từ 2 đến 5 ngàn quả đạn. Các khẩu đội súng cối được đưa đến sát trận địa, tác xạ nhanh và chính xác, đã là nguồn hỏa lực mạnh, yểm trợ hưu hiệu cho các đơn vị của trung đoàn trong các trận giao tranh với địch quân.
* Chiến thuật Kiềng và Chốt của trung đoàn 1 Bộ binh:
Sau khi đã tổ chức cụm tuyến phòng thủ bảo vệ vững vàng vòng đai Huế ở hướng Tây Nam, giữa tháng 5/1972, toàn bộ trung đoàn 1 Bộ binh đã khởi động cuộc phản công tái chiếm các căn cứ ở phía Tây. Ngày 15/5/1975, một biệt đội cảm tử đã hành quân trực thăng vận nhảy xuống Bastogne, tái chiếm căn cứ này. Một tuần sau, bộ chỉ huy trung đoàn 1 Bộ binh điều động 2 tiểu đoàn từ hai hướng tấn công tái chiếm căn cứ Checkmate. Cuộc tấn công được khai triển với ba yếu tố: bất ngờ, nhanh, hỏa lực tập trung. Chiều ngày 22/5/1972, một đại đội của trung đoàn 1 Bộ binh đã tiến chiếm khu trung tâm của cao điểm 342. Các đại đội còn lại đã bung rộng để truy kích địch.
Dù đã bị đánh bật ra khỏi hai căn cứ trọng điểm, nhưng áp lực của Cộng quân vẫn còn nặng. Để có thể chiến đấu lâu dài trên một địa thế bất lợi cho thế công, trung đoàn 1 Bộ binh đã áp dụng ngay chiến thuật chốt của Cộng quân để chận địch. Mỗi chốt có khoảng 10 chiến binh, cứ ba chốt tạo thành một kiềng (cụm chốt), hỗ tương tác chiến, yểm trợ lẫn nhau. Về tiếp vận, các chốt được tiếp tế bằng đường bộ theo chu kỳ năm ngày một lần. Để đề phòng trường hợp bị bao vây, hoặc việc tiếp tế bị chậm trễ do thời tiết, các chốt đều có lương thực dự trữ đủ dùng trong một tuần. Về chiến thuật, Các chốt không chỉ có nhiệm vụ phòng thủ, tử thủ như các chốt của CQ mà được sử dụng để tấn công, đột kích đêm vào các chốt của đối phương.
Để có thể chịu đựng với các đợt pháo kích của địch, các chốt được xây dựng với hệ thống hầm kiên cố, do đó pháo của địch quân, ngoài loại nổ chậm đều không có hiệu quả triệt phá. Chính với chiến thuật kiềng chốt, các tiểu đoàn của trung đoàn 1 Bộ binh đã bảo vệ vững vàng vòng đai của các căn cứ trọng điểm. Tại cao điểm 342, tiểu đoàn 3/1 đã tổ chức các cụm chốt từ chân đến đỉnh núi. Việc tiếp tế cho các chốt này được thực hiện ban đêm, vận chuyển từ chốt này sang chốt khác, nhờ quân xa tiếp tế có thể chạy đến chân núi. Tại vòng đai căn cứ Bastogne do một đại đội của tiểu đoàn 4/1 đảm trách, hệ thống cụm chốt đã chận đứng được các cuộc đột kích của địch quân. Với kinh nghiệm chiến trường và tinh thần chiến đấu kiên dũng, trung đoàn 1 Bộ binh đã chận đứng được các cuộc tấn công của Trung Đoàn 1bb, Mùa Hè Tử Chiến Trên Phòng Tuyến Tây Nam Huế các trung đoàn CSBV trong “mùa hè tử chiến” 1972 trên phòng tuyến Tây Nam Huế, giữ vững các cứ điểm trọng yếu của vòng đai cố đô Huế.
vietbao.com

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm