Tham Khảo
Trung Đông đỏ lửa
Thông tin về việc Israel và Phong trào Hồi giáo HAMAS với sự trung gian của Ai Cập cùng chấp nhận một lệnh ngừng bắn sau tám ngày xung đột đẫm máu đã được đưa ra tối 21/11 ở thủ đô Cairo của Ai Cập. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, những hòa hoãn hiện nay chỉ tạo nên một khoảng lặng nhất thời trong bản giao hưởng đầy mâu thuẫn ở Trung Đông.
Thậm chí ngay ngày 22/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nói ngụ ý rằng, quốc gia Do Thái có thể nối lại các cuộc tấn công Dải Gaza một cách dữ dội hơn vào bất cứ thời điểm nào nếu mọi sự liên quan tới lệnh ngừng bắn không đầu xuôi đuôi lọt. Tạm thời Những cuộc giao tranh khốc liệt giữa Israel và các tay súng ở Dải Gaza đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. Những số liệu do chính quyền HAMAS công bố cho thấy, đã có 162 người Palestine và 5 công dân Israel thiệt mạng, khoảng 1.200 người bị thương trong hơn một tuần đỏ lửa này. Còn theo phía Israel, những đợt không kích của quân đội nước này đã phá hủy hàng ngàn quả rốc két trong kho và đập tan nhiều trung tâm chỉ huy của HAMAS… Thêm vào đó, bầu không khí nóng bỏng ở đây gây nên những sự cố rất bất lợi không chỉ cho các lực lượng trong khu vực mà còn lan tỏa những âm ba tiêu cực ra khắp thế giới, đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình tương đối và rất mỏng mảnh ở Trung Đông. Chính vì thế mà rất nhiều nỗ lực đã được huy động để lôi kéo các bên xung đột ngồi lại cùng nhau tìm lối thoát khả dĩ nhất ra khỏi ngõ cụt, tránh nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh toàn diện chắc chắn sẽ là rất khốc liệt. Cũng phải nói rằng, quá trình thương lượng giữa Israel và HAMAS ở thủ đô Cairo của Ai Cập đã diễn ra rất khó khăn. Những cuộc đọ lửa đã được sử dụng tối đa làm đà nhấn cho các sức ép trên bàn thương lượng nhằm buộc đối phương phải nhượng bộ nhiều hơn. Yêu cầu tối đa từ phía HAMAS là quốc gia Do Thái phải ngừng truy sát các thủ lĩnh của lực lượng này và xóa bỏ cấm vận Dải Gaza. Còn từ phía Israel, đó là ngừng bắn rốc két vào lãnh thổ nước này và giải giáp lực lượng HAMAS… Phải qua rất nhiều va đập, cuối cùng hai bên mới tạm thời gạt bỏ được những bất đồng thâm căn cố đế để có được một thỏa thuận ngừng bắn. Theo đó, lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào HAMAS bắt đầu có hiệu lực từ lúc 19h giờ GMT tức 2h sáng ngày 22/11 giờ Hà Nội.
Nội dung thỏa thuận nêu rõ: “Israel chấm dứt các hoạt động thù địch trên mặt đất, trên biển và trên không nhằm vào Dải Gaza, bao gồm cả các cuộc xâm nhập. Đồng thời tất cả các phe phái Palestine phải chấm dứt các hoạt động thù địch từ Dải Gaza nhằm vào Israel, bao gồm cả các vụ bắn tên lửa và các cuộc tấn công dọc theo biên giới.” Ngoài ra, thỏa thuận quy định mở các cửa khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa… Dư luận quốc tế nhìn chung đã rất hoan nghênh lệnh ngừng bắn này. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đều lập tức lên tiếng hoan nghênh sự kiện đáng mừng này. Ngày 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tuyên bố ASEAN hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và người Palestine ở Dải Gaza, coi đây là một thỏa thuận kịp thời ngăn chặn bạo lực leo thang và thương vong. Ngay cả Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cũng đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel, mặc dù ông cũng bày tỏ sự không hoàn toàn lạc quan về tính hiệu quả của thỏa thuận này. Về phần mình, người Palestine coi việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel như một dấu hiệu về ưu thế vượt trội của họ. Một tuyên bố của phong trào Hồi giáo HAMAS cho hay, Tổng thống Palestin Mahmud Abbas ngày 22/11đã điện đàm với Thủ tướng HANAS Ismail Haniya ở Gaza và chúc mừng “chiến thắng” của ông này. Tuyên bố có đoạn: “Trong một cuộc đàm thoại, Tổng thống Abbas đã chúc mừng Thủ tướng Haniya về chiến thắng của ông và bày tỏ thương tiếc trước những người tử vì đạo”. Thủ lĩnh lưu vong của HAMAS Khaled Meshaal cũng đã khẳng định rằng Israel đã thất bại “trong tất cả các mục tiêu” qua 8 ngày “phiêu lưu quân sự” đấu súng với người Palestine ở Dải Gaza. Chính trong những ngày xung đột vừa qua, HAMAS đã lần đầu tiên cho thế giới thấy rằng họ có thể bắn những quả rốc két tới tận Ten-Aviv và Jerusalem và trong thực tế, họ đã trở thành lực lượng quân sự chiến đấu có hiệu quả nhất chống lại quân đội Israel. Trong khi đó phía Israel đã rất kiềm chế khi đề cập tới sự việc trên. Ngay sau khi thỏa thuận được ký kết, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak trong một bài phát biểu trên đài phát thanh đã cảnh báo rằng, quốc gia Do Thái có thể nối lại các cuộc tấn công Gaza vào bất cứ thời điểm nào nếu lệnh ngừng bắn chấm dứt một tuần đẫm máu vừa qua không thực hiện được. Theo ông Barak, lệnh ngừng bắn “có thể kéo dài chín ngày, chín tuần hoặc lâu hơn song nếu nó không được tuân thủ, chúng tôi sẽ xem xét khả năng nối lại hoạt động (quân sự) trong trường hợp có xả súng hoặc hành động khiêu khích”. Nguy cơ còn lắm Trong thực tế thì cả từ hai phía vẫn tiếp tục giữ một tâm trạng khá quyết liệt đối với nhau. Ngày 22/11, quân đội Israel cho biết, họ đã bắt giữ “55 đối tượng hoạt động khủng bố” ở khu vực Bờ Tây trong đêm trước đó, tức là chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực ở Dải Gaza. Tuyên bố của quân đội Israel cũng nêu rõ số đối tượng nêu trên, “đã liên kết với một số nhóm khủng bố khác”, đã bị bắt giữ, trong đó có một số nhân vật cao cấp. Theo Đài Phát thanh của Israel, trong những đối tượng bị bắt giữ có một số thành viên của HAMAS và Phong trào Hồi giáo Jihad. Còn theo Cơ quan cảnh sát Israel, ngay trong những giờ đầu tiên sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vẫn có tới 12 quả rốc két được bắn từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel… Theo đánh giá của nhiều nhà quan sát, phút xả hơi hiện nay trong xung đột Israel - Palestine trong bất cứ khoảnh khắc nào cũng có thể bị phá bỏ. Những món nợ máu ở cả hai phía sẽ như những vết thương không thể dễ lành miệng và có lẽ còn lâu mới có thể hóa sẹo. Và cũng chính vì thế nên cả hai bên đã đưa ra những cách hiểu khác nhau đền kỳ lạ về thỏa thuận ngừng bắn. Với nhận thức đã được kiểm chứng trong thực tế là mình có thể trở thành đối trọng trên phương diện quân sự với quốc gia Do Thái, HAMAS chắc chắn sẽ không chịu nhượng bộ nhiều hơn trong các đòi hỏi tương lai. Không ngẫu nhiên mà nhà phân tích chính trị ở Dải Gaza, Talal Okal, đã bày tỏ sự không lạc quan của mình về tương lai hòa bình ở mảnh đất này và nhấn mạnh: “Phong trào HAMAS đang ở vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người Palestine sẽ tiếp tục chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột khác”.
Cũng đồng ý kiến như thế là cựu Tham mưu trưởng quân đội Israel, ông Michael Herzog. Ông này đã nói trong một cuộc trao đổi với phóng viên Hãng tin Reuters: “Không ai cho rằng lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực mãi mãi. Rõ ràng nó chỉ có hiệu lực tạm thời…”. Về phía Israel, việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời có lẽ chỉ là một bước đi mang tính chiến thuật của lực lượng cầm quyền trong bối cảnh sắp tới gần cuộc bầu cử mới. Không loại trừ rằng, sau cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 1 năm tới, quốc gia Do Thái sẽ lại bị lôi kéo mạnh hơn bởi các thế lực cực hữu và sẽ có những quyết định khác trong quan hệ với Palesstine. Không ngẫu nhiên mà ngày 22/11, Thủ tướng Netanyahu sau khi tuyên bố rằng ông nhất trí tận dụng cơ hội đã có được để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài, đã nhấn mạnh: “Tôi biết rằng nhiều người dân Israel mong đợi một hành động quân sự cứng rắn hơn và có thể chúng tôi sẽ phải làm điều đó”. Trong một tuyên bố khác, ông Netanyahu cũng đề cập tới việc trước mắt phải gia tăng những nỗ lực ngăn chặn dòng vũ khí chảy vào Dải Gaza. Phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 21/11, Thủ tướng Israel nhấn mạnh: “Chúng ta không thể khoanh tay nhìn các kẻ thù của mình tự tăng cường sức mạnh bằng việc trang bị các loại vũ khí khủng bố” |
||||
Phạm Huy Dũng |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Đông đỏ lửa
Thông tin về việc Israel và Phong trào Hồi giáo HAMAS với sự trung gian của Ai Cập cùng chấp nhận một lệnh ngừng bắn sau tám ngày xung đột đẫm máu đã được đưa ra tối 21/11 ở thủ đô Cairo của Ai Cập. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, những hòa hoãn hiện nay chỉ tạo nên một khoảng lặng nhất thời trong bản giao hưởng đầy mâu thuẫn ở Trung Đông.
Thậm chí ngay ngày 22/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nói ngụ ý rằng, quốc gia Do Thái có thể nối lại các cuộc tấn công Dải Gaza một cách dữ dội hơn vào bất cứ thời điểm nào nếu mọi sự liên quan tới lệnh ngừng bắn không đầu xuôi đuôi lọt. Tạm thời Những cuộc giao tranh khốc liệt giữa Israel và các tay súng ở Dải Gaza đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. Những số liệu do chính quyền HAMAS công bố cho thấy, đã có 162 người Palestine và 5 công dân Israel thiệt mạng, khoảng 1.200 người bị thương trong hơn một tuần đỏ lửa này. Còn theo phía Israel, những đợt không kích của quân đội nước này đã phá hủy hàng ngàn quả rốc két trong kho và đập tan nhiều trung tâm chỉ huy của HAMAS… Thêm vào đó, bầu không khí nóng bỏng ở đây gây nên những sự cố rất bất lợi không chỉ cho các lực lượng trong khu vực mà còn lan tỏa những âm ba tiêu cực ra khắp thế giới, đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình tương đối và rất mỏng mảnh ở Trung Đông. Chính vì thế mà rất nhiều nỗ lực đã được huy động để lôi kéo các bên xung đột ngồi lại cùng nhau tìm lối thoát khả dĩ nhất ra khỏi ngõ cụt, tránh nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh toàn diện chắc chắn sẽ là rất khốc liệt. Cũng phải nói rằng, quá trình thương lượng giữa Israel và HAMAS ở thủ đô Cairo của Ai Cập đã diễn ra rất khó khăn. Những cuộc đọ lửa đã được sử dụng tối đa làm đà nhấn cho các sức ép trên bàn thương lượng nhằm buộc đối phương phải nhượng bộ nhiều hơn. Yêu cầu tối đa từ phía HAMAS là quốc gia Do Thái phải ngừng truy sát các thủ lĩnh của lực lượng này và xóa bỏ cấm vận Dải Gaza. Còn từ phía Israel, đó là ngừng bắn rốc két vào lãnh thổ nước này và giải giáp lực lượng HAMAS… Phải qua rất nhiều va đập, cuối cùng hai bên mới tạm thời gạt bỏ được những bất đồng thâm căn cố đế để có được một thỏa thuận ngừng bắn. Theo đó, lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào HAMAS bắt đầu có hiệu lực từ lúc 19h giờ GMT tức 2h sáng ngày 22/11 giờ Hà Nội.
Nội dung thỏa thuận nêu rõ: “Israel chấm dứt các hoạt động thù địch trên mặt đất, trên biển và trên không nhằm vào Dải Gaza, bao gồm cả các cuộc xâm nhập. Đồng thời tất cả các phe phái Palestine phải chấm dứt các hoạt động thù địch từ Dải Gaza nhằm vào Israel, bao gồm cả các vụ bắn tên lửa và các cuộc tấn công dọc theo biên giới.” Ngoài ra, thỏa thuận quy định mở các cửa khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa… Dư luận quốc tế nhìn chung đã rất hoan nghênh lệnh ngừng bắn này. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đều lập tức lên tiếng hoan nghênh sự kiện đáng mừng này. Ngày 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tuyên bố ASEAN hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và người Palestine ở Dải Gaza, coi đây là một thỏa thuận kịp thời ngăn chặn bạo lực leo thang và thương vong. Ngay cả Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cũng đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel, mặc dù ông cũng bày tỏ sự không hoàn toàn lạc quan về tính hiệu quả của thỏa thuận này. Về phần mình, người Palestine coi việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel như một dấu hiệu về ưu thế vượt trội của họ. Một tuyên bố của phong trào Hồi giáo HAMAS cho hay, Tổng thống Palestin Mahmud Abbas ngày 22/11đã điện đàm với Thủ tướng HANAS Ismail Haniya ở Gaza và chúc mừng “chiến thắng” của ông này. Tuyên bố có đoạn: “Trong một cuộc đàm thoại, Tổng thống Abbas đã chúc mừng Thủ tướng Haniya về chiến thắng của ông và bày tỏ thương tiếc trước những người tử vì đạo”. Thủ lĩnh lưu vong của HAMAS Khaled Meshaal cũng đã khẳng định rằng Israel đã thất bại “trong tất cả các mục tiêu” qua 8 ngày “phiêu lưu quân sự” đấu súng với người Palestine ở Dải Gaza. Chính trong những ngày xung đột vừa qua, HAMAS đã lần đầu tiên cho thế giới thấy rằng họ có thể bắn những quả rốc két tới tận Ten-Aviv và Jerusalem và trong thực tế, họ đã trở thành lực lượng quân sự chiến đấu có hiệu quả nhất chống lại quân đội Israel. Trong khi đó phía Israel đã rất kiềm chế khi đề cập tới sự việc trên. Ngay sau khi thỏa thuận được ký kết, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak trong một bài phát biểu trên đài phát thanh đã cảnh báo rằng, quốc gia Do Thái có thể nối lại các cuộc tấn công Gaza vào bất cứ thời điểm nào nếu lệnh ngừng bắn chấm dứt một tuần đẫm máu vừa qua không thực hiện được. Theo ông Barak, lệnh ngừng bắn “có thể kéo dài chín ngày, chín tuần hoặc lâu hơn song nếu nó không được tuân thủ, chúng tôi sẽ xem xét khả năng nối lại hoạt động (quân sự) trong trường hợp có xả súng hoặc hành động khiêu khích”. Nguy cơ còn lắm Trong thực tế thì cả từ hai phía vẫn tiếp tục giữ một tâm trạng khá quyết liệt đối với nhau. Ngày 22/11, quân đội Israel cho biết, họ đã bắt giữ “55 đối tượng hoạt động khủng bố” ở khu vực Bờ Tây trong đêm trước đó, tức là chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực ở Dải Gaza. Tuyên bố của quân đội Israel cũng nêu rõ số đối tượng nêu trên, “đã liên kết với một số nhóm khủng bố khác”, đã bị bắt giữ, trong đó có một số nhân vật cao cấp. Theo Đài Phát thanh của Israel, trong những đối tượng bị bắt giữ có một số thành viên của HAMAS và Phong trào Hồi giáo Jihad. Còn theo Cơ quan cảnh sát Israel, ngay trong những giờ đầu tiên sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vẫn có tới 12 quả rốc két được bắn từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel… Theo đánh giá của nhiều nhà quan sát, phút xả hơi hiện nay trong xung đột Israel - Palestine trong bất cứ khoảnh khắc nào cũng có thể bị phá bỏ. Những món nợ máu ở cả hai phía sẽ như những vết thương không thể dễ lành miệng và có lẽ còn lâu mới có thể hóa sẹo. Và cũng chính vì thế nên cả hai bên đã đưa ra những cách hiểu khác nhau đền kỳ lạ về thỏa thuận ngừng bắn. Với nhận thức đã được kiểm chứng trong thực tế là mình có thể trở thành đối trọng trên phương diện quân sự với quốc gia Do Thái, HAMAS chắc chắn sẽ không chịu nhượng bộ nhiều hơn trong các đòi hỏi tương lai. Không ngẫu nhiên mà nhà phân tích chính trị ở Dải Gaza, Talal Okal, đã bày tỏ sự không lạc quan của mình về tương lai hòa bình ở mảnh đất này và nhấn mạnh: “Phong trào HAMAS đang ở vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người Palestine sẽ tiếp tục chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột khác”.
Cũng đồng ý kiến như thế là cựu Tham mưu trưởng quân đội Israel, ông Michael Herzog. Ông này đã nói trong một cuộc trao đổi với phóng viên Hãng tin Reuters: “Không ai cho rằng lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực mãi mãi. Rõ ràng nó chỉ có hiệu lực tạm thời…”. Về phía Israel, việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời có lẽ chỉ là một bước đi mang tính chiến thuật của lực lượng cầm quyền trong bối cảnh sắp tới gần cuộc bầu cử mới. Không loại trừ rằng, sau cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 1 năm tới, quốc gia Do Thái sẽ lại bị lôi kéo mạnh hơn bởi các thế lực cực hữu và sẽ có những quyết định khác trong quan hệ với Palesstine. Không ngẫu nhiên mà ngày 22/11, Thủ tướng Netanyahu sau khi tuyên bố rằng ông nhất trí tận dụng cơ hội đã có được để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài, đã nhấn mạnh: “Tôi biết rằng nhiều người dân Israel mong đợi một hành động quân sự cứng rắn hơn và có thể chúng tôi sẽ phải làm điều đó”. Trong một tuyên bố khác, ông Netanyahu cũng đề cập tới việc trước mắt phải gia tăng những nỗ lực ngăn chặn dòng vũ khí chảy vào Dải Gaza. Phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 21/11, Thủ tướng Israel nhấn mạnh: “Chúng ta không thể khoanh tay nhìn các kẻ thù của mình tự tăng cường sức mạnh bằng việc trang bị các loại vũ khí khủng bố” |
||||
Phạm Huy Dũng |