Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Nam Hải thắt chặt an ninh vì ông Tập Cận Bình bị ám sát nhiều lần
Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc ông Tập Cận Bình phát động chính sách “đả hổ” chống tham nhũng, phe cánh nhà lãnh đạo này đã nhiều lần bị ám sát (Ảnh: Getty Images).
Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc ông Tập Cận Bình
phát động chính sách “đả hổ” chống tham nhũng, phe cánh nhà lãnh đạo
này đã nhiều lần bị ám sát (Ảnh: Getty Images).
Kể từ sau Đại hội 18, những thông tin liên quan đến âm mưu ám sát ông Lý
Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình thường xuyên được đưa ra. Gần
đây theo thông tin từ truyền thông Hồng Kông, để đảm bảo an toàn cho
giới lãnh đạo, chính quyền ĐCSTQ đã có phải có một số quy định mới đối
với các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Tăng cường an ninh cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ
Theo thông tin từ Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số tháng 3/2016, để
tăng cường an toàn trong quá trình công tác, giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ
đương nhiệm đã phải điều chỉnh một số quy tắc về an ninh. Những quy tắc
này có liên quan đến đội ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ các Ủy viên Thường vụ
Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Theo quy định, trong quá trình công tác thị sát, Văn phòng Trung ương
ĐCSTQ, Văn phòng Quân ủy Trung ương, Cục Cảnh vệ Trung ương sẽ chịu
trách nhiệm đảm bảo an ninh trong toàn hành trình. Ngoài ra, trong
khoảng 4 – 8 tiếng trước khi đến nơi phải thông báo cho Bí thư Đảng ủy
của tỉnh, Phó Bí thư Thường trực, hoặc Đảng ủy Chiến khu trực thuộc.
Phương tiện giao thông di chuyển do Văn phòng Trung ương, Cục Cảnh vệ
Trung ương và Cục Cảnh vệ Bộ Công an bố trí xe chuyên dụng. Ngoài ra,
khi Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đi tuần tra, thị sát, không bố trí
hai Ủy viên đi cùng một chuyên cơ hoặc xe riêng công tác.
Ngày 7/3, trang Bowenpress dẫn lại nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết, việc
bố trí an ninh đối với ông Tập Cận Bình hiện nay được thực hiện nghiêm
ngặt nhất trong tất cả những lãnh đạo tối cao trong lịch sử ĐCSTQ. Thậm
chí trước đây ông Mao Trạch Đông cũng chỉ có một nhóm Cảnh vệ Lục quân,
nhưng hiện nay Cảnh vệ của ông Tập Cận Bình bao gồm Cảnh sát Vũ trang,
Bộ đội Đặc chủng Lục quân, Không quân, Bộ đội Hỏa tiễn, thậm chí có cả
Hải quân.
Có phân tích cho rằng, qua vấn đề này cho thấy nội bộ mâu thuẫn trong ĐCSTQ đang rất nguy hiểm.
Tín hiệu ám chỉ ông Giang Trạch Dân đã rõ ràng
Chính sách chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình luôn là tâm điểm chú ý.
Đầu năm nay, ông Cổ Đình An, tâm phúc của ông Giang Trạch Dân, Phó Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra, hai thân
tín khác của ông Giang Trạch Dân là ông Ngải Bảo Tuấn – Phó Thị trưởng
Thượng Hải và ông Thường Tiểu Binh – Chủ tịch China Unicom, đều lần lượt
ngã ngựa.
Ngoài ra, cuộc chiến trong lĩnh vực truyền thông cũng lên đến đỉnh điểm. Ngày 2/1, trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) Trung Quốc đã tổng hợp và cho đăng 57 tuyên bố của ông Tập Cận Bình, trong đó tuyên bố 51 nói về trong Đảng có người làm “Thái thượng hoàng” muốn giữ quyền uy tuyệt đối, độc chiến thiên hạ… được ông Tập đưa ra trong Hội nghị Toàn thể lần 5 của UBKLTƯ. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo này nhắc đến cụm từ “Thái thượng hoàng”.
Nhiều người đều biết, thời ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, ông Giang Trạch Dân
thường xuyên vào vai “Thái thượng hoàng”. Sau Đại hội 16 ĐCSTQ, ngoài
ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo thì những Ủy viên Thường vụ Bộ Chính
trị còn lại đều là tâm phúc của Giang; ông Giang Trạch Dân còn đề bạt
hai thân tín là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu thao túng quyền lực trong hệ
thống quân đội; quyền lực của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bị vô hiệu
hóa.
Thời gian gần đây, trang mạng của UBKLTƯ thường xuyên đăng tải những bài
viết với những phát biểu mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình: “Vấn đề về chính
trị còn nguy hiểm hơn vấn đề tham nhũng”, “Có những việc về mặt chính
trị là tuyệt đối không được làm, nếu không sẽ phải trả giá”… Truyền
thông ĐCSTQ cũng phối hợp chặt chẽ với UBKLTƯ để tuyên truyền về những
bài viết này…
Nhiều lần xảy ra sự kiện mưu sát
Từ sau Đại hội 18, với việc ông Tập Cận Bình phát động chính sách “đả
hổ” chống tham nhũng, những thông tin liên quan đến âm mưu ám sát ông Lý
Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình thường xuyên được đưa ra. Theo
tin từ Tạp chí Tranh Minh ở Hồng Kông số tháng1/2016, trước khi ông Tập
Cận Bình đi thị sát Tập đoàn quân 13 ở Trùng Khánh, Bộ Chính trị Trung
Quốc đã thông qua “Nghị quyết đặc biệt” do ông Vương Hộ Ninh, Hứa Kỳ
Lượng và Lật Chiến Thư khởi thảo. Đây là kế hoạch về nhóm lãnh đạo tối
cao sẽ lên thay thế tạm quyền nếu có biến động.
Vào tháng 12/2003, Nhật báo Đông Phương ở Hồng Kông đưa tin, kể từ sau
Hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng 8/2012 đến nay, ông Chu Vĩnh Khang đã ít
nhất hai lần ám sát ông Tập Cận Bình: một lần đặt bom hẹn giờ trong hội
nghị Bắc Đới Hà, một lần dùng kim độc khi ông Tập Cận Bình đi khám sức
khỏe ở bệnh viên 301. Do tình thế nguy cấp, có lần nhà lãnh đạo này phải
di cư vào Trung tâm Chỉ huy Quân sự Tây Sơn để phòng bất trắc.
Từ khi ông Tập Cận Bình chống tham nhũng đến nay, hàng trăm quan to cấp
Bộ và Tỉnh đã ngã ngựa. Phe phái bị thanh trừng dĩ nhiên không thể
khoanh tay ngồi nhìn, thông tin tiết lộ có ít nhất 6 lần ông Tập Cận
Bình bị hành thích ngay tại Bắc Kinh. Việc điều tra sau đó cho thấy đều
do người trong nội bộ thuê hung thủ gây án.
Ngoài ra, trong năm 2015, ông Vương Kỳ Sơn cũng nhiều lần bị ám sát hụt.
– Vào dịp đón năm mới năm 2015, ông Vương Kỳ Sơn đã nhận được thiệp chúc mừng có tẩm độc Potassium cyanide.
– Đầu tháng 3/2015, trên hành trình ông Vương Kỳ Sơn đến Thiên Tân điều
tra thì chiếc thứ 3 trong đoàn xe bất ngờ bốc cháy, tuy nhiên vì khi đó
ông Vương Kỳ Sơn ngồi trên chiếc xe thứ 2 nên không có vấn đề gì.
– Sau “lưỡng hội” của ĐCSTQ vào tháng 3/2015, khi ông Vương Kỳ Sơn chuẩn
bị lên đường theo lộ trình công tác xuất phát từ Trường Xuân – Cát Lâm,
bộ phận phụ trách an toàn kỹ thuật đã thông báo nhiều xe bị lỏng ốc vít
bánh xe, nguyên nhân là do có kẻ đã cố tình gây ra.
– Tháng 3/2015, trong chuyến thị sát của ông Vương Kỳ Sơn tại tỉnh Hà
Nam cũng đã xảy ra sự cố mưu sát. Vào 4 giờ ngày 28/3, khu phòng khách
của tỉnh nơi ông Vương Kỳ Sơn ngủ lại bất ngờ mất điện, sau khi khởi
động máy phát điện dự phòng, đến 5:10 phút lại tiếp tục bị mất điện,
cùng thời gian có 3 chiếc xe chuyên dụng của bộ phận cảnh vệ hộ tống bị
phát nổ. Cơ quan cảnh vệ Trung Nam Hải gọi đây là sự kiện ám sát 328.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Nam Hải thắt chặt an ninh vì ông Tập Cận Bình bị ám sát nhiều lần
Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc ông Tập Cận Bình phát động chính sách “đả hổ” chống tham nhũng, phe cánh nhà lãnh đạo này đã nhiều lần bị ám sát (Ảnh: Getty Images).
Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc ông Tập Cận Bình
phát động chính sách “đả hổ” chống tham nhũng, phe cánh nhà lãnh đạo
này đã nhiều lần bị ám sát (Ảnh: Getty Images).
Kể từ sau Đại hội 18, những thông tin liên quan đến âm mưu ám sát ông Lý
Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình thường xuyên được đưa ra. Gần
đây theo thông tin từ truyền thông Hồng Kông, để đảm bảo an toàn cho
giới lãnh đạo, chính quyền ĐCSTQ đã có phải có một số quy định mới đối
với các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Tăng cường an ninh cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ
Theo thông tin từ Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số tháng 3/2016, để
tăng cường an toàn trong quá trình công tác, giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ
đương nhiệm đã phải điều chỉnh một số quy tắc về an ninh. Những quy tắc
này có liên quan đến đội ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ các Ủy viên Thường vụ
Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Theo quy định, trong quá trình công tác thị sát, Văn phòng Trung ương
ĐCSTQ, Văn phòng Quân ủy Trung ương, Cục Cảnh vệ Trung ương sẽ chịu
trách nhiệm đảm bảo an ninh trong toàn hành trình. Ngoài ra, trong
khoảng 4 – 8 tiếng trước khi đến nơi phải thông báo cho Bí thư Đảng ủy
của tỉnh, Phó Bí thư Thường trực, hoặc Đảng ủy Chiến khu trực thuộc.
Phương tiện giao thông di chuyển do Văn phòng Trung ương, Cục Cảnh vệ
Trung ương và Cục Cảnh vệ Bộ Công an bố trí xe chuyên dụng. Ngoài ra,
khi Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đi tuần tra, thị sát, không bố trí
hai Ủy viên đi cùng một chuyên cơ hoặc xe riêng công tác.
Ngày 7/3, trang Bowenpress dẫn lại nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết, việc
bố trí an ninh đối với ông Tập Cận Bình hiện nay được thực hiện nghiêm
ngặt nhất trong tất cả những lãnh đạo tối cao trong lịch sử ĐCSTQ. Thậm
chí trước đây ông Mao Trạch Đông cũng chỉ có một nhóm Cảnh vệ Lục quân,
nhưng hiện nay Cảnh vệ của ông Tập Cận Bình bao gồm Cảnh sát Vũ trang,
Bộ đội Đặc chủng Lục quân, Không quân, Bộ đội Hỏa tiễn, thậm chí có cả
Hải quân.
Có phân tích cho rằng, qua vấn đề này cho thấy nội bộ mâu thuẫn trong ĐCSTQ đang rất nguy hiểm.
Tín hiệu ám chỉ ông Giang Trạch Dân đã rõ ràng
Chính sách chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình luôn là tâm điểm chú ý.
Đầu năm nay, ông Cổ Đình An, tâm phúc của ông Giang Trạch Dân, Phó Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra, hai thân
tín khác của ông Giang Trạch Dân là ông Ngải Bảo Tuấn – Phó Thị trưởng
Thượng Hải và ông Thường Tiểu Binh – Chủ tịch China Unicom, đều lần lượt
ngã ngựa.
Ngoài ra, cuộc chiến trong lĩnh vực truyền thông cũng lên đến đỉnh điểm. Ngày 2/1, trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) Trung Quốc đã tổng hợp và cho đăng 57 tuyên bố của ông Tập Cận Bình, trong đó tuyên bố 51 nói về trong Đảng có người làm “Thái thượng hoàng” muốn giữ quyền uy tuyệt đối, độc chiến thiên hạ… được ông Tập đưa ra trong Hội nghị Toàn thể lần 5 của UBKLTƯ. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo này nhắc đến cụm từ “Thái thượng hoàng”.
Nhiều người đều biết, thời ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, ông Giang Trạch Dân
thường xuyên vào vai “Thái thượng hoàng”. Sau Đại hội 16 ĐCSTQ, ngoài
ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo thì những Ủy viên Thường vụ Bộ Chính
trị còn lại đều là tâm phúc của Giang; ông Giang Trạch Dân còn đề bạt
hai thân tín là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu thao túng quyền lực trong hệ
thống quân đội; quyền lực của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bị vô hiệu
hóa.
Thời gian gần đây, trang mạng của UBKLTƯ thường xuyên đăng tải những bài
viết với những phát biểu mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình: “Vấn đề về chính
trị còn nguy hiểm hơn vấn đề tham nhũng”, “Có những việc về mặt chính
trị là tuyệt đối không được làm, nếu không sẽ phải trả giá”… Truyền
thông ĐCSTQ cũng phối hợp chặt chẽ với UBKLTƯ để tuyên truyền về những
bài viết này…
Nhiều lần xảy ra sự kiện mưu sát
Từ sau Đại hội 18, với việc ông Tập Cận Bình phát động chính sách “đả
hổ” chống tham nhũng, những thông tin liên quan đến âm mưu ám sát ông Lý
Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình thường xuyên được đưa ra. Theo
tin từ Tạp chí Tranh Minh ở Hồng Kông số tháng1/2016, trước khi ông Tập
Cận Bình đi thị sát Tập đoàn quân 13 ở Trùng Khánh, Bộ Chính trị Trung
Quốc đã thông qua “Nghị quyết đặc biệt” do ông Vương Hộ Ninh, Hứa Kỳ
Lượng và Lật Chiến Thư khởi thảo. Đây là kế hoạch về nhóm lãnh đạo tối
cao sẽ lên thay thế tạm quyền nếu có biến động.
Vào tháng 12/2003, Nhật báo Đông Phương ở Hồng Kông đưa tin, kể từ sau
Hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng 8/2012 đến nay, ông Chu Vĩnh Khang đã ít
nhất hai lần ám sát ông Tập Cận Bình: một lần đặt bom hẹn giờ trong hội
nghị Bắc Đới Hà, một lần dùng kim độc khi ông Tập Cận Bình đi khám sức
khỏe ở bệnh viên 301. Do tình thế nguy cấp, có lần nhà lãnh đạo này phải
di cư vào Trung tâm Chỉ huy Quân sự Tây Sơn để phòng bất trắc.
Từ khi ông Tập Cận Bình chống tham nhũng đến nay, hàng trăm quan to cấp
Bộ và Tỉnh đã ngã ngựa. Phe phái bị thanh trừng dĩ nhiên không thể
khoanh tay ngồi nhìn, thông tin tiết lộ có ít nhất 6 lần ông Tập Cận
Bình bị hành thích ngay tại Bắc Kinh. Việc điều tra sau đó cho thấy đều
do người trong nội bộ thuê hung thủ gây án.
Ngoài ra, trong năm 2015, ông Vương Kỳ Sơn cũng nhiều lần bị ám sát hụt.
– Vào dịp đón năm mới năm 2015, ông Vương Kỳ Sơn đã nhận được thiệp chúc mừng có tẩm độc Potassium cyanide.
– Đầu tháng 3/2015, trên hành trình ông Vương Kỳ Sơn đến Thiên Tân điều
tra thì chiếc thứ 3 trong đoàn xe bất ngờ bốc cháy, tuy nhiên vì khi đó
ông Vương Kỳ Sơn ngồi trên chiếc xe thứ 2 nên không có vấn đề gì.
– Sau “lưỡng hội” của ĐCSTQ vào tháng 3/2015, khi ông Vương Kỳ Sơn chuẩn
bị lên đường theo lộ trình công tác xuất phát từ Trường Xuân – Cát Lâm,
bộ phận phụ trách an toàn kỹ thuật đã thông báo nhiều xe bị lỏng ốc vít
bánh xe, nguyên nhân là do có kẻ đã cố tình gây ra.
– Tháng 3/2015, trong chuyến thị sát của ông Vương Kỳ Sơn tại tỉnh Hà
Nam cũng đã xảy ra sự cố mưu sát. Vào 4 giờ ngày 28/3, khu phòng khách
của tỉnh nơi ông Vương Kỳ Sơn ngủ lại bất ngờ mất điện, sau khi khởi
động máy phát điện dự phòng, đến 5:10 phút lại tiếp tục bị mất điện,
cùng thời gian có 3 chiếc xe chuyên dụng của bộ phận cảnh vệ hộ tống bị
phát nổ. Cơ quan cảnh vệ Trung Nam Hải gọi đây là sự kiện ám sát 328.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên)