Cà Kê Dê Ngỗng
Trung-Nhật : Nhập nhằng thù mới hận cũ
Trung-Nhật : Nhập nhằng thù mới hận cũ
Quá khứ hận thù hiện vẫn còn đeo bám Nhật Bản và Trung Quốc. Courrier International quan tâm đến chủ đề này qua bài trích dẫn tờ Quan Sát Kinh Tế Báo tại Bắc Kinh với dòng tựa : «Một…rồi hai mối bất hòa ». Hai mối bất hòa mà tờ báo ám chỉ đó là đảo Senkaku-Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và đền thờ Yasukuni tại Tokyo.
Thủ tướng Shinzo Abe một mặt thì khẳng định muốn nối lại đàm phán về một cơ chế hợp tác hải quân với Trung Quốc, một mặt lại ủng hộ các quan chức chính phủ và các nghị sĩ Nhật đến thăm đền Yasukuni-một địa điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật. Thái độ này của ông Abe bề ngoài có vẽ mâu thuẫn, nhưng tờ báo Trung Quốc thừa nhận rằng sự mâu thuẫn này có lô gích của nó bởi ngôi đền là một phần lịch sử hiện đại của Nhật Bản.
Tờ báo nhắc lại, đền Yasukuni được xây dựng hồi năm 1869. Ngôi đền ra đời trong bối cảnh Nhật Bản được hiện đại hóa ở cái thời mà sử sách gọi là Minh Trị. Sau chiến tranh Trung-Nhật 1895-1896, Nhật hoàng khi đó đã đích thân đến cúng bái tại ngôi đền. Hành động này không chỉ đơn thuần là khấn nguyện cho người đã khuất, mà còn là sự bày tỏ lòng tri ân đối với những người Nhật đã hy sinh cho đất nước.
Dưới thời quân phiệt Nhật Bản, Yasukuni trở thành một biểu tượng cho
Thế nhưng, các đời thủ tướng Nhật đã tiếp nối nhau đích thân đến viếng ngôi đền đến tận năm 1978-cái năm mà ngôi đền tiếp nhận thờ thêm 14 tử sĩ, mà điều đáng chú ý là 14 người này bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh loại nguy hiểm nhất. Năm 1985, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ là ông Yasuhiro Nakasone đích thân đến thăm đền Yasukuni, lập tức Trung Quốc phản đối dữ dội. Rồi đến khi ông Koizumi lên lãnh đạo chính phủ hồi đầu những năm 2000, ông cũng nhiều lần đích thân đến thăm ngôi đền và cũng gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Tháng Tư rồi, nhiều nghị sĩ và một số thành viên chính phủ Nhật lại rầm rộ đến thăm ngôi đền. Thủ tướng Abe tỏ ra ủng hộ họ và cho rằng họ có quyền tự hành động. Lập tức, Trung Quốc có phản ứng dữ dội. Ngày 23/4, một đội tàu thuộc hải quân Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng nước tranh chấp và truy đuổi 80 nhà đấu tranh dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Nhật Bản ra khỏi khu vực. Trong ngày đó, 168 nghị sĩ Nhật Bản đã đến thăm đền Yasukuni-một con số kỷ lục kể từ năm 1989. Đây cũng là lần đầu tiên mà hai mối bất hòa Trung-Nhật đến cùng thời điểm.
Tờ báo Trung Quốc cho rằng, việc đến thăm ngôi đền Yasukuni không chỉ là nguồn gốc gây bất hòa trong quan hệ
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, khó có thể buộc Nhật đóng cửa đền Yasukuni, cũng khó lòng buộc Nhật rút ra khỏi danh sách thờ cúng 14 người nằm trong danh sách tội phạm chiến tranh. Theo tờ báo, giải pháp khả dĩ nhất là các quan chức Nhật Bản đừng nên đến thăm ngôi đền này nữa. Thế nhưng, tờ báo than rằng, thủ tướng Abe lại không có thiện chí và cũng không đủ khả năng để ngăn cản các quan chức chính phủ và các nghị sĩ làm việc đó.
Căng thẳng Trung-Nhật còn vì lợi ích thực tại
Phân tích thêm về chủ đề trên, Courrier International có bài chạy tựa : «Đối đầu ». Tờ báo khẳng định, căng thẳng Trung-Nhật không chỉ là vì hận thù quá khứ mà còn vì lợi ích hiện tại của mỗi nước. Tờ báo nhắc lại, từ năm 1970, quan hệ Trung-Nhật không ngừng dậy sóng chỉ vì hai mối bất hòa liên quan đến đảo Senkake-Điếu Ngư và ngôi đền Yasukuni. Cả hai mối bất hòa này đều có cội nguồn từ những xung đột quân sự giữa hai nước hồi cuối thế kỷ 19.
Ngôi đền Yasukuni thì rõ ràng là một quá khứ hận thù, còn Senkaku-Điếu ngư thì còn có những tầm quan trọng khác mới khiến hai nước căng thẳng như vậy : Tranh giành nguồn tài nguyên năng lượng dưới lòng biển, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, chính sách kích động dân tộc chủ nghĩa để hướng dư luận ra bên ngoài nhằm xoa dịu tình hình trong nước… Riêng đối với Trung Quốc, nước này ngày càng mạnh bạo cũng còn vì muốn khẳng định sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong thực tại của mình. Cuối cùng, Courrier International kết luận : Hai nước chưa phải đang bên bờ vực chiến tranh, nhưng nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì có thể sẽ làm thay đổi cục diện và sẽ dẫn đến chạm trán quân sự.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung-Nhật : Nhập nhằng thù mới hận cũ
Trung-Nhật : Nhập nhằng thù mới hận cũ
Quá khứ hận thù hiện vẫn còn đeo bám Nhật Bản và Trung Quốc. Courrier International quan tâm đến chủ đề này qua bài trích dẫn tờ Quan Sát Kinh Tế Báo tại Bắc Kinh với dòng tựa : «Một…rồi hai mối bất hòa ». Hai mối bất hòa mà tờ báo ám chỉ đó là đảo Senkaku-Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và đền thờ Yasukuni tại Tokyo.
Thủ tướng Shinzo Abe một mặt thì khẳng định muốn nối lại đàm phán về một cơ chế hợp tác hải quân với Trung Quốc, một mặt lại ủng hộ các quan chức chính phủ và các nghị sĩ Nhật đến thăm đền Yasukuni-một địa điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật. Thái độ này của ông Abe bề ngoài có vẽ mâu thuẫn, nhưng tờ báo Trung Quốc thừa nhận rằng sự mâu thuẫn này có lô gích của nó bởi ngôi đền là một phần lịch sử hiện đại của Nhật Bản.
Tờ báo nhắc lại, đền Yasukuni được xây dựng hồi năm 1869. Ngôi đền ra đời trong bối cảnh Nhật Bản được hiện đại hóa ở cái thời mà sử sách gọi là Minh Trị. Sau chiến tranh Trung-Nhật 1895-1896, Nhật hoàng khi đó đã đích thân đến cúng bái tại ngôi đền. Hành động này không chỉ đơn thuần là khấn nguyện cho người đã khuất, mà còn là sự bày tỏ lòng tri ân đối với những người Nhật đã hy sinh cho đất nước.
Dưới thời quân phiệt Nhật Bản, Yasukuni trở thành một biểu tượng cho
Thế nhưng, các đời thủ tướng Nhật đã tiếp nối nhau đích thân đến viếng ngôi đền đến tận năm 1978-cái năm mà ngôi đền tiếp nhận thờ thêm 14 tử sĩ, mà điều đáng chú ý là 14 người này bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh loại nguy hiểm nhất. Năm 1985, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ là ông Yasuhiro Nakasone đích thân đến thăm đền Yasukuni, lập tức Trung Quốc phản đối dữ dội. Rồi đến khi ông Koizumi lên lãnh đạo chính phủ hồi đầu những năm 2000, ông cũng nhiều lần đích thân đến thăm ngôi đền và cũng gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Tháng Tư rồi, nhiều nghị sĩ và một số thành viên chính phủ Nhật lại rầm rộ đến thăm ngôi đền. Thủ tướng Abe tỏ ra ủng hộ họ và cho rằng họ có quyền tự hành động. Lập tức, Trung Quốc có phản ứng dữ dội. Ngày 23/4, một đội tàu thuộc hải quân Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng nước tranh chấp và truy đuổi 80 nhà đấu tranh dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Nhật Bản ra khỏi khu vực. Trong ngày đó, 168 nghị sĩ Nhật Bản đã đến thăm đền Yasukuni-một con số kỷ lục kể từ năm 1989. Đây cũng là lần đầu tiên mà hai mối bất hòa Trung-Nhật đến cùng thời điểm.
Tờ báo Trung Quốc cho rằng, việc đến thăm ngôi đền Yasukuni không chỉ là nguồn gốc gây bất hòa trong quan hệ
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, khó có thể buộc Nhật đóng cửa đền Yasukuni, cũng khó lòng buộc Nhật rút ra khỏi danh sách thờ cúng 14 người nằm trong danh sách tội phạm chiến tranh. Theo tờ báo, giải pháp khả dĩ nhất là các quan chức Nhật Bản đừng nên đến thăm ngôi đền này nữa. Thế nhưng, tờ báo than rằng, thủ tướng Abe lại không có thiện chí và cũng không đủ khả năng để ngăn cản các quan chức chính phủ và các nghị sĩ làm việc đó.
Căng thẳng Trung-Nhật còn vì lợi ích thực tại
Phân tích thêm về chủ đề trên, Courrier International có bài chạy tựa : «Đối đầu ». Tờ báo khẳng định, căng thẳng Trung-Nhật không chỉ là vì hận thù quá khứ mà còn vì lợi ích hiện tại của mỗi nước. Tờ báo nhắc lại, từ năm 1970, quan hệ Trung-Nhật không ngừng dậy sóng chỉ vì hai mối bất hòa liên quan đến đảo Senkake-Điếu Ngư và ngôi đền Yasukuni. Cả hai mối bất hòa này đều có cội nguồn từ những xung đột quân sự giữa hai nước hồi cuối thế kỷ 19.
Ngôi đền Yasukuni thì rõ ràng là một quá khứ hận thù, còn Senkaku-Điếu ngư thì còn có những tầm quan trọng khác mới khiến hai nước căng thẳng như vậy : Tranh giành nguồn tài nguyên năng lượng dưới lòng biển, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, chính sách kích động dân tộc chủ nghĩa để hướng dư luận ra bên ngoài nhằm xoa dịu tình hình trong nước… Riêng đối với Trung Quốc, nước này ngày càng mạnh bạo cũng còn vì muốn khẳng định sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong thực tại của mình. Cuối cùng, Courrier International kết luận : Hai nước chưa phải đang bên bờ vực chiến tranh, nhưng nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì có thể sẽ làm thay đổi cục diện và sẽ dẫn đến chạm trán quân sự.
RFI