Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc - Ðề tài tranh cử “ăn khách“ tại Mỹ
Cuộc đọ sức năm 2012 giữa Tổng thống Barack Obama đương nhiệm thuộc Đảng Dân chủ với ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng không ra ngoài thông lệ đó, với những lập luận ngày càng gay gắt.
Riêng về Trung Quốc, ông Romney không ngần ngại coi Bắc Kinh là mối đe dọa với nước Mỹ, gây thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã nhắc lại các chỉ trích thường được nghe thấy về Trung Quốc: Vi phạm trắng trợn bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ; hạn chế không cho công ty Mỹ tiếp cận dễ dàng thị trường Trung Quốc; thao túng tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Hiện hai ứng cử viên đang nhận sự ủng hộ ngang nhau.
|
Kết quả thăm dò của Washington Post/ABC cho thấy, hai ứng cử viên của Ðảng Dân chủ và Ðảng Cộng hòa, đương kim Tổng thống Barack Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney ở thời điểm hiện tại đang nhận được sự ủng hộ ngang bằng nhau của cử tri về năng lực xử lý các vấn đề kinh tế, cho dù ông chủ đương nhiệm của Nhà Trắng nhỉnh hơn một chút về tỷ lệ ủng hộ chung. Một chiều hướng có lợi cho nỗ lực tái tranh cử của ông Obama là có tới 48% người ủng hộ ông rất háo hức chờ đợi ngày bỏ phiếu trong khi chỉ có 23% những người ủng hộ ông Romney có tâm trạng này.
|
Trong quá trình vận động tranh cử vừa qua, với tư cách là người đang điều hành đất nước, ông Obama luôn nhấn mạnh đến khía cạnh chính phủ của ông đã rất nhiều lần đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Phe Dân chủ cũng tố cáo ngược lại đối thủ Romney là thủ phạm nhiều vụ di dời cơ sở sản xuất từ Mỹ ra ngoại quốc, trong đó có Trung Quốc làm cho người Mỹ bị mất việc. Theo nhận định của giới quan sát, “bài Trung Quốc” luôn là một đề tài tranh cử ăn khách tại Mỹ cho dù đấy chỉ là một chủ đề nhỏ so với vấn đề mang tính chất quyết định là kinh tế.
Tuy nhiên, nếu trong cuộc vận động tranh cử, các ứng viên đều thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh, thậm chí hứa sẽ có biện pháp mạnh mẽ ngay sau khi đắc cử thì khi trở thành tổng thống, họ đều mềm mỏng trở lại với Trung Quốc vì thực tế bắt buộc.
Phân tích về quan điểm đối với Trung Quốc đã được hai ứng cử viên Obama và Romney nêu ra trong thời gian gần đây, các nhà quan sát ghi nhận ông Romney có phần cứng rắn hơn.
Tuy thế, trên vấn đề chính sách đối với Trung Quốc, đương kim Tổng thống Obama có một lợi thế là đã thể hiện được quan điểm cứng rắn hơn người tiền nhiệm với chính sách quay trở lại châu Á và Đông Nam Á được ông thúc đẩy trong nhiệm kỳ sắp mãn. Đặc biệt về vấn đề vai trò của Trung Quốc ở cuộc bầu cử năm nay, chính quyền Obama có cái lợi là trong mấy năm vừa qua đã rất cứng rắn với Trung Quốc về mặt ngoại giao, nhất là trên vấn đề biển Đông.
Trước đó, chính quyền của ông Bush chú trọng đến Trung Đông nhiều hơn, không quan tâm đến Á Đông và còn trông cậy nơi Trung Quốc để giúp Mỹ chống khủng bố…
Từ khi lên cầm quyền, ông Obama có một chính sách ngược lại, đối đầu với Trung Quốc về mặt ngoại giao, đặc biệt ở châu Á, trong vùng biển Đông. Việc chính quyền Obama tuyên bố sẽ trở lại Thái Bình Dương và sẽ ở lại đó…, tất cả những hành động đó khiến chính quyền Obama có thể nói là họ cứng rắn với Trung Quốc nhiều hơn là những người tiền nhiệm.
Song Minh (Theo AFP, CNN, Gallup)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc - Ðề tài tranh cử “ăn khách“ tại Mỹ
Cuộc đọ sức năm 2012 giữa Tổng thống Barack Obama đương nhiệm thuộc Đảng Dân chủ với ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng không ra ngoài thông lệ đó, với những lập luận ngày càng gay gắt.
Riêng về Trung Quốc, ông Romney không ngần ngại coi Bắc Kinh là mối đe dọa với nước Mỹ, gây thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã nhắc lại các chỉ trích thường được nghe thấy về Trung Quốc: Vi phạm trắng trợn bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ; hạn chế không cho công ty Mỹ tiếp cận dễ dàng thị trường Trung Quốc; thao túng tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Hiện hai ứng cử viên đang nhận sự ủng hộ ngang nhau.
|
Kết quả thăm dò của Washington Post/ABC cho thấy, hai ứng cử viên của Ðảng Dân chủ và Ðảng Cộng hòa, đương kim Tổng thống Barack Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney ở thời điểm hiện tại đang nhận được sự ủng hộ ngang bằng nhau của cử tri về năng lực xử lý các vấn đề kinh tế, cho dù ông chủ đương nhiệm của Nhà Trắng nhỉnh hơn một chút về tỷ lệ ủng hộ chung. Một chiều hướng có lợi cho nỗ lực tái tranh cử của ông Obama là có tới 48% người ủng hộ ông rất háo hức chờ đợi ngày bỏ phiếu trong khi chỉ có 23% những người ủng hộ ông Romney có tâm trạng này.
|
Trong quá trình vận động tranh cử vừa qua, với tư cách là người đang điều hành đất nước, ông Obama luôn nhấn mạnh đến khía cạnh chính phủ của ông đã rất nhiều lần đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Phe Dân chủ cũng tố cáo ngược lại đối thủ Romney là thủ phạm nhiều vụ di dời cơ sở sản xuất từ Mỹ ra ngoại quốc, trong đó có Trung Quốc làm cho người Mỹ bị mất việc. Theo nhận định của giới quan sát, “bài Trung Quốc” luôn là một đề tài tranh cử ăn khách tại Mỹ cho dù đấy chỉ là một chủ đề nhỏ so với vấn đề mang tính chất quyết định là kinh tế.
Tuy nhiên, nếu trong cuộc vận động tranh cử, các ứng viên đều thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh, thậm chí hứa sẽ có biện pháp mạnh mẽ ngay sau khi đắc cử thì khi trở thành tổng thống, họ đều mềm mỏng trở lại với Trung Quốc vì thực tế bắt buộc.
Phân tích về quan điểm đối với Trung Quốc đã được hai ứng cử viên Obama và Romney nêu ra trong thời gian gần đây, các nhà quan sát ghi nhận ông Romney có phần cứng rắn hơn.
Tuy thế, trên vấn đề chính sách đối với Trung Quốc, đương kim Tổng thống Obama có một lợi thế là đã thể hiện được quan điểm cứng rắn hơn người tiền nhiệm với chính sách quay trở lại châu Á và Đông Nam Á được ông thúc đẩy trong nhiệm kỳ sắp mãn. Đặc biệt về vấn đề vai trò của Trung Quốc ở cuộc bầu cử năm nay, chính quyền Obama có cái lợi là trong mấy năm vừa qua đã rất cứng rắn với Trung Quốc về mặt ngoại giao, nhất là trên vấn đề biển Đông.
Trước đó, chính quyền của ông Bush chú trọng đến Trung Đông nhiều hơn, không quan tâm đến Á Đông và còn trông cậy nơi Trung Quốc để giúp Mỹ chống khủng bố…
Từ khi lên cầm quyền, ông Obama có một chính sách ngược lại, đối đầu với Trung Quốc về mặt ngoại giao, đặc biệt ở châu Á, trong vùng biển Đông. Việc chính quyền Obama tuyên bố sẽ trở lại Thái Bình Dương và sẽ ở lại đó…, tất cả những hành động đó khiến chính quyền Obama có thể nói là họ cứng rắn với Trung Quốc nhiều hơn là những người tiền nhiệm.
Song Minh (Theo AFP, CNN, Gallup)