Tin nóng trong ngày
Trung Quốc ‘đe dọa’ Mỹ
Bắc Kinh hôm qua, 25/10, tuyên bố sẽ hành động nếu Hoa Kỳ gây tổn hại tới các quyền lợi an ninh cũng như chủ quyền của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng như vậy tại buổi
họp báo thường kỳ, gần một tuần sau khi tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực
quần đảo Hoàng Sa hiện do Bắc Kinh kiểm soát.
Khi được hỏi rằng việc Mỹ triển khai tàu chiến từ Hạm đội 3 của hải quân
nước này từ San Diego tới biển Đông, thay vì từ Hạm đội 7 ở Nhật Bản
tới biển Đông như trước có làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển tranh
chấp này hay không, ông Lục Khảng trả lời: “Hoa Kỳ có thể tự ra quyết
định liên quan tới việc đánh giá môi trường an ninh và cách sử dụng tiền
thuế của người dân”.
Người phát ngôn này nói thêm: “Tuy nhiên, nếu Mỹ làm bất kỳ điều gì gây tổn hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương thì Trung Quốc phải nêu rõ sự phản đối của mình”.
Ông Lục được trích lời nói trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25/10: “Nếu động thái của Mỹ đặt chủ quyền và quyền lợi an ninh của Trung Quốc vào thế nguy hiểm, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ có hành động đáp trả cần thiết”.
Theo Reuters, trước đó, chỉ huy hải quân Mỹ Gary Ross nói rằng hoạt động của tàu khu trục USS Decatur được tiến hành “thường lệ, đúng luật và không có tàu hộ vệ cũng như không vấp phải sự cố nào”.
Ông Ross nói rằng chiến hạm trên đi ngang qua giữa hai hòn đảo thuộc Hoàng Sa nhưng không trong phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo.
Thời gian qua, hải quân Mỹ đã thực hiện bốn chuyến thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc rầm rộ lấp biển xây đảo nhân tạo, nhất là tại quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, Việt Nam hôm 24/10 có phản ứng về việc tàu khu trục Hoa Kỳ USS Decatur tới khu vực lân cận Hoàng Sa, kêu gọi các quốc gia “đóng góp mang tính xây dựng và tích cực”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Là quốc gia ven Biển Đông và quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng việc các quốc gia thực hiện các quyền tại biển Đông phù hợp với quy định của Công ước, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia cần phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Trong thông cáo ngắn trên trang web, phát ngôn viên Bình nói tiếp: “Việt Nam nhấn mạnh tất cả các quốc gia cần có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc ‘đe dọa’ Mỹ
Bắc Kinh hôm qua, 25/10, tuyên bố sẽ hành động nếu Hoa Kỳ gây tổn hại tới các quyền lợi an ninh cũng như chủ quyền của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng như vậy tại buổi
họp báo thường kỳ, gần một tuần sau khi tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực
quần đảo Hoàng Sa hiện do Bắc Kinh kiểm soát.
Khi được hỏi rằng việc Mỹ triển khai tàu chiến từ Hạm đội 3 của hải quân
nước này từ San Diego tới biển Đông, thay vì từ Hạm đội 7 ở Nhật Bản
tới biển Đông như trước có làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển tranh
chấp này hay không, ông Lục Khảng trả lời: “Hoa Kỳ có thể tự ra quyết
định liên quan tới việc đánh giá môi trường an ninh và cách sử dụng tiền
thuế của người dân”.
Người phát ngôn này nói thêm: “Tuy nhiên, nếu Mỹ làm bất kỳ điều gì gây tổn hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương thì Trung Quốc phải nêu rõ sự phản đối của mình”.
Ông Lục được trích lời nói trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25/10: “Nếu động thái của Mỹ đặt chủ quyền và quyền lợi an ninh của Trung Quốc vào thế nguy hiểm, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ có hành động đáp trả cần thiết”.
Theo Reuters, trước đó, chỉ huy hải quân Mỹ Gary Ross nói rằng hoạt động của tàu khu trục USS Decatur được tiến hành “thường lệ, đúng luật và không có tàu hộ vệ cũng như không vấp phải sự cố nào”.
Ông Ross nói rằng chiến hạm trên đi ngang qua giữa hai hòn đảo thuộc Hoàng Sa nhưng không trong phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo.
Thời gian qua, hải quân Mỹ đã thực hiện bốn chuyến thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc rầm rộ lấp biển xây đảo nhân tạo, nhất là tại quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, Việt Nam hôm 24/10 có phản ứng về việc tàu khu trục Hoa Kỳ USS Decatur tới khu vực lân cận Hoàng Sa, kêu gọi các quốc gia “đóng góp mang tính xây dựng và tích cực”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Là quốc gia ven Biển Đông và quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng việc các quốc gia thực hiện các quyền tại biển Đông phù hợp với quy định của Công ước, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia cần phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Trong thông cáo ngắn trên trang web, phát ngôn viên Bình nói tiếp: “Việt Nam nhấn mạnh tất cả các quốc gia cần có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
VOA