Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc: Giá trị nào cho “con ông cháu cha”?
Bài viết của giáo sư Bùi Mẫn Hân (trường Claremont McKenna, bang California) trên trang Project Syndicate phân tích nguyên nhân các đơn vị kinh doanh phương
Bài viết của giáo sư Bùi Mẫn Hân (trường Claremont McKenna, bang California) trên trang Project Syndicate phân tích nguyên nhân các đơn vị kinh doanh phương Tây – từ tập đoàn cho đến trường đại học – ra sức chiêu mộ con em của những quan chức Trung Quốc cao cấp.
Con cháu của các quan chức cấp cao Trung Quốc, những người được nhiều ưu đãi về giáo dục, việc làm và kinh doanh, đang chịu sự giám sát gắt gao chưa từng thấy. Bạc Hi Lai, con trai của một trong Bát đại nguyên lão của Đảng cộng sản Trung Quốc, được xem như một “thái tử Đảng” của chính trường nước này, gần đây đã bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Sức nóng cũng lan đến các cậu ấm cô chiêu bên ngoài đại lục khi cách đây không lâu (cuối tháng 8.2013), chính phủ Mỹ điều tra hoạt động tuyển dụng con cháu một số nhân vật quan trọng ở Trung Quốc của JP Morgan tại Hong Kong.
Những vụ bê bối gần đây khiến con cháu của các quan chức Trung Quốc hứng chịu sự soi mói từ truyền thông và dư luận.
Tuy nhiên, họ lại trở thành “món hàng nóng” được các công ty phương Tây lợi dụng quan hệ để đảm bảo các giao dịch trị giá hàng tỉ đô la.
Dĩ nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng ngân hàng JPMorgan vi phạm Luật chống tham nhũng, hối lộ quan chức nước ngoài của Mỹ (FCPA) khi họ sử dụng con cháu của các quan chức Trung Quốc – những người có tiếng nói trong các công ty ở đại lục, tiếp tục duy trì mối quan hệ với ngân hàng này nhằm đảm bảo các giao dịch chứng khoán của họ.
Những cuộc tuyển dụng thiếu minh bạch bắt nguồn từ các trường đại học và cao đẳng hàng đầu thế giới. Bởi lẽ Trung Quốc không có nhiều trường đại học có thể sánh ngang với hệ thống trường Ivy League, Oxford và Cambrigde, nên nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc thích đưa con cháu họ vào các trường này để có lợi thế cạnh tranh.
Dù có đôi chút mập mờ trong việc tuyển sinh ở các tổ chức giáo dục có tiêu chuẩn sàng lọc cao này (tỉ lệ hồ sơ thành công chỉ khoảng 8%), không phải tất cả các cậu ấm cô chiêu đều đậu nhờ vào thế lực gia đình.
Thế nhưng có một điều đáng chú ý là số “con ông cháu cha” này không hề có mặt trong các chương trình đào tạo tiến sĩ uy tín nhất, nơi mà các giáo sư trực tiếp đứng ra khảo thí và quyết định. Chẳng hạn như trường MIT và Caltech, chả mấy khi thấy bóng dáng của cậu ấm cô chiêu vì ở những nơi này chỉ có tài năng mới thật sự tồn tại.
Trên thực tế, số lượng con cháu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm, hiện đang theo học tại hệ thống trường đại học Ivy League, đã cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình ở xã hội Trung Quốc.
Lấy ví dụ, con trai Bạc Hi Lai từng là sinh viên Học viện Chính sách công Kennedy thuộc Đại học Havard của Mỹ, và đại học Oxford ở Anh, hiện đang tiếp tục học ở trường Luật Columbia.
Rõ ràng các trường đại học và cao đẳng danh tiếng đã xác định Trung Quốc là thị trường hàng đầu cho các quỹ và mạng lưới phát triển cao cấp, xem các cậu ấm cô chiêu như một đầu tư lâu dài. Nuôi dưỡng mối quan hệ với giới chức lãnh đạo Trung Quốc là một hình thức kinh doanh tốt, và con cháu của họ chính là chiếc chìa khóa giúp mở cánh cửa kiếm tiền này.
Phải thấy được rằng sự ưu ái cho các “vương hầu” ở những trường đại học hàng đầu là một mất mát chi phí xã hội lớn, vì chấp nhận hồ sơ của một cậu ấm có trình độ thấp đồng nghĩa với việc loại bỏ hồ sơ của một ứng viên có năng lực cao hơn.
Tệ hơn nữa, sự bất công này sẽ còn kéo dài khi các ngân hàng đầu tư phương Tây và ngân hàng đa quốc gia sử dụng thành tích học tập ưu tú của các cậu ấm cô chiêu để biện hộ cho việc thuê người của mình. Lý do thật sự lại là nuôi hi vọng những vương hầu này có thể nâng đỡ các công ty mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Người trong cuộc thì khẳng định rằng các cậu ấm cô chiêu này được đào tạo tốt và có trình độ cao. Nhưng sự thật là, khẳng định này chỉ dành cho thiểu số, còn đa số thì không. Những người đồng thuận thì cho rằng tình trạng gia đình trị là tình trạng chung.
Ví như con cháu của các chính trị gia Mỹ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng tốt nghiệp từ hệ thống trường đại học Ivy League, và công việc của họ được “bố trí” sẵn ở khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, khó có thể đánh đồng chuyện thuê con ông cháu cha Trung Quốc với kiểu gia đình trị ở Mỹ. Môi trường chính trị xã hội ở hai quốc gia là hoàn toàn khác nhau.
Ở Mỹ, gia đình trị khó có thể giấu diếm khi mà các giám sát công sẽ giúp kiểm tra những hành vi ưu ái trắng trợn nhất. Tiến trình dân chủ, đặc biệt là vai trò của tự do báo chí, đã hạn chế sự ưu tiên dành cho con ông cháu cha.
Ngược lại, ở Trung Quốc, tham nhũng tràn lan, báo chí bị kiểm soát và các quy định bất thành văn đã giúp cho chuyện con ông cháu cha không hề bị giới hạn và thường nằm trong vòng bí mật.
Hiện tại, trước án xử của Bạc Hi Lai và những tranh cãi về việc thuê cậu ấm cô chiêu Trung Quốc của JPMorgan, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức giáo dục phương Tây cần đặt cho mình câu hỏi: “Liệu họ có muốn tiếp tay cho đại lục duy trì quy luật cha truyền con nối này hay không?”
Ngọc Khanh (Theo Project Syndicate)
* Tựa do Một Thế Giới đặt lại
(Một Thế Giới)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc: Giá trị nào cho “con ông cháu cha”?
Bài viết của giáo sư Bùi Mẫn Hân (trường Claremont McKenna, bang California) trên trang Project Syndicate phân tích nguyên nhân các đơn vị kinh doanh phương
Bài viết của giáo sư Bùi Mẫn Hân (trường Claremont McKenna, bang California) trên trang Project Syndicate phân tích nguyên nhân các đơn vị kinh doanh phương Tây – từ tập đoàn cho đến trường đại học – ra sức chiêu mộ con em của những quan chức Trung Quốc cao cấp.
Con cháu của các quan chức cấp cao Trung Quốc, những người được nhiều ưu đãi về giáo dục, việc làm và kinh doanh, đang chịu sự giám sát gắt gao chưa từng thấy. Bạc Hi Lai, con trai của một trong Bát đại nguyên lão của Đảng cộng sản Trung Quốc, được xem như một “thái tử Đảng” của chính trường nước này, gần đây đã bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Sức nóng cũng lan đến các cậu ấm cô chiêu bên ngoài đại lục khi cách đây không lâu (cuối tháng 8.2013), chính phủ Mỹ điều tra hoạt động tuyển dụng con cháu một số nhân vật quan trọng ở Trung Quốc của JP Morgan tại Hong Kong.
Những vụ bê bối gần đây khiến con cháu của các quan chức Trung Quốc hứng chịu sự soi mói từ truyền thông và dư luận.
Tuy nhiên, họ lại trở thành “món hàng nóng” được các công ty phương Tây lợi dụng quan hệ để đảm bảo các giao dịch trị giá hàng tỉ đô la.
Dĩ nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng ngân hàng JPMorgan vi phạm Luật chống tham nhũng, hối lộ quan chức nước ngoài của Mỹ (FCPA) khi họ sử dụng con cháu của các quan chức Trung Quốc – những người có tiếng nói trong các công ty ở đại lục, tiếp tục duy trì mối quan hệ với ngân hàng này nhằm đảm bảo các giao dịch chứng khoán của họ.
Những cuộc tuyển dụng thiếu minh bạch bắt nguồn từ các trường đại học và cao đẳng hàng đầu thế giới. Bởi lẽ Trung Quốc không có nhiều trường đại học có thể sánh ngang với hệ thống trường Ivy League, Oxford và Cambrigde, nên nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc thích đưa con cháu họ vào các trường này để có lợi thế cạnh tranh.
Dù có đôi chút mập mờ trong việc tuyển sinh ở các tổ chức giáo dục có tiêu chuẩn sàng lọc cao này (tỉ lệ hồ sơ thành công chỉ khoảng 8%), không phải tất cả các cậu ấm cô chiêu đều đậu nhờ vào thế lực gia đình.
Thế nhưng có một điều đáng chú ý là số “con ông cháu cha” này không hề có mặt trong các chương trình đào tạo tiến sĩ uy tín nhất, nơi mà các giáo sư trực tiếp đứng ra khảo thí và quyết định. Chẳng hạn như trường MIT và Caltech, chả mấy khi thấy bóng dáng của cậu ấm cô chiêu vì ở những nơi này chỉ có tài năng mới thật sự tồn tại.
Trên thực tế, số lượng con cháu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm, hiện đang theo học tại hệ thống trường đại học Ivy League, đã cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình ở xã hội Trung Quốc.
Lấy ví dụ, con trai Bạc Hi Lai từng là sinh viên Học viện Chính sách công Kennedy thuộc Đại học Havard của Mỹ, và đại học Oxford ở Anh, hiện đang tiếp tục học ở trường Luật Columbia.
Rõ ràng các trường đại học và cao đẳng danh tiếng đã xác định Trung Quốc là thị trường hàng đầu cho các quỹ và mạng lưới phát triển cao cấp, xem các cậu ấm cô chiêu như một đầu tư lâu dài. Nuôi dưỡng mối quan hệ với giới chức lãnh đạo Trung Quốc là một hình thức kinh doanh tốt, và con cháu của họ chính là chiếc chìa khóa giúp mở cánh cửa kiếm tiền này.
Phải thấy được rằng sự ưu ái cho các “vương hầu” ở những trường đại học hàng đầu là một mất mát chi phí xã hội lớn, vì chấp nhận hồ sơ của một cậu ấm có trình độ thấp đồng nghĩa với việc loại bỏ hồ sơ của một ứng viên có năng lực cao hơn.
Tệ hơn nữa, sự bất công này sẽ còn kéo dài khi các ngân hàng đầu tư phương Tây và ngân hàng đa quốc gia sử dụng thành tích học tập ưu tú của các cậu ấm cô chiêu để biện hộ cho việc thuê người của mình. Lý do thật sự lại là nuôi hi vọng những vương hầu này có thể nâng đỡ các công ty mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Người trong cuộc thì khẳng định rằng các cậu ấm cô chiêu này được đào tạo tốt và có trình độ cao. Nhưng sự thật là, khẳng định này chỉ dành cho thiểu số, còn đa số thì không. Những người đồng thuận thì cho rằng tình trạng gia đình trị là tình trạng chung.
Ví như con cháu của các chính trị gia Mỹ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng tốt nghiệp từ hệ thống trường đại học Ivy League, và công việc của họ được “bố trí” sẵn ở khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, khó có thể đánh đồng chuyện thuê con ông cháu cha Trung Quốc với kiểu gia đình trị ở Mỹ. Môi trường chính trị xã hội ở hai quốc gia là hoàn toàn khác nhau.
Ở Mỹ, gia đình trị khó có thể giấu diếm khi mà các giám sát công sẽ giúp kiểm tra những hành vi ưu ái trắng trợn nhất. Tiến trình dân chủ, đặc biệt là vai trò của tự do báo chí, đã hạn chế sự ưu tiên dành cho con ông cháu cha.
Ngược lại, ở Trung Quốc, tham nhũng tràn lan, báo chí bị kiểm soát và các quy định bất thành văn đã giúp cho chuyện con ông cháu cha không hề bị giới hạn và thường nằm trong vòng bí mật.
Hiện tại, trước án xử của Bạc Hi Lai và những tranh cãi về việc thuê cậu ấm cô chiêu Trung Quốc của JPMorgan, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức giáo dục phương Tây cần đặt cho mình câu hỏi: “Liệu họ có muốn tiếp tay cho đại lục duy trì quy luật cha truyền con nối này hay không?”
Ngọc Khanh (Theo Project Syndicate)
* Tựa do Một Thế Giới đặt lại
(Một Thế Giới)