Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc: Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin
2016-03-18
Trung Quốc, đất nước rộng lớn với nhiều loại tín ngưỡng tồn tại từ nhiều ngàn năm, nay đã bước vào giai đoạn gây xáo động nhân tâm chưa từng có: những chiến dịch đàn áp và suy đồi hóa các tôn giáo đang diễn ra từng ngày.
Hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ
Từ đầu năm 2016 đến nay, các chiến dịch đập phá nhà thờ Công giáo, hạ các thánh giá, thậm chí là bắt bớ các linh mục và chức sắc tôn giáo bùng phát đã gây ra mối lo ngại không chỉ ở Trung Quốc. Đây là những cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn nhất, kể từ sau cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông. Cho đến nay đã có hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ, nhân danh việc giữ “an toàn cho chốn công cộng”. Tài liệu tố cáo của tổ chức China Aid, một thành viên của Release International loan đi cho biết.
Phật giáo, một trong những tôn giáo được coi là lâu đời nhất ở Trung Quốc cũng không tránh khỏi kiếp nạn này. Theo ước tính của PEW, tổ chức thăm dò dư luận độc lập có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết thì hiện Trung Quốc có khoảng 245 triệu Phật tử, tức chiếm 18% dân số, đó là chưa kể 21% dân số không theo tôn giáo nhưng có khuynh hướng tín ngưỡng như người theo đạo Phật. Số lượng đông đảo tín đồ Phật giáo, cùng với mật độ cao đền chùa trên đất nước Trung Quốc khiến chính sách kiểm soát của chính quyền đối với Phật giáo tỏ ra mềm dẻo nhưng thâm sâu hơn.
Trong cuộc Cách mạng văn hoá, trong số 6.843 di tích văn hoá Phật giáo được biết đến tại Bắc Kinh, có đến gần 5.000 điểm bị tàn phá. Nửa triệu cổ vật bị tàn phá hoặc lấy cắp. Các sư, ni bị bắt, bị tra tấn và kinh sách bị đốt không kể xiết. Sau thời kỳ cầm quyền của Mao Trạch Đông, chính quyền Trung Quốc quay lại ve vuốt Phật giáo, cho trùng tu và xây dựng nhiều đền chùa nhưng lại kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết.
“Người Trung Quốc bây giờ giàu có hơn, nhưng khẩn thiết cần một một đời sống tinh thần”, Yan Lu, một người từng nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin phát biểu trên tờ Time như vậy. Nhà nghiên cứu 27 tuổi này đột nhiên từ bỏ vị trí dễ dàng thành đạt của mình để về làm ni sư ở một ngôi chùa nhỏ ở Changxing, một ngôi làng nhỏ gần Bắc Kinh.
Các sư trụ trì ở các đền chùa ở Trung Quốc hôm nay phải rất khôn khéo để tận dụng sự vui lòng của chính quyền, nhằm đạt được giấy phép hoạt động tôn giáo chính thức mới có thể tồn tại yên lành. Hàng ngàn điểm thờ phượng ở Trung Quốc được áp dụng một chính sách lấp lửng là không bị sách nhiễu nhưng không có giấy phép, nên họ luôn bị treo trong tình trạng sợ hãi và luôn phải vâng lời chính quyền địa phương. Việc bắt bẻ về chuyện đổi vị trí một viên đá lâu năm, di chuyển một cái lư hương trong sân chùa… luôn có thể biến thành thảm hoạ theo ý các quan chức phụ trách tôn giáo. Hàng ngàn các ngôi đền Hồi giáo và nhà thờ Công giáo bị hủy bỏ lâu nay, cũng do vướng vào vấn nạn ấy.
Điều quan trọng là, thiếu giấy phép hoạt động sẽ không thể quyên góp tiền bạc để trùng tu chùa khi cần thiết hoặc duy trì sinh hoạt của tăng ni. Một số nơi thì rất khó khăn, nhưng một số khác thì tận dụng lợi thế của mình và trở thành những ngôi chùa giàu có, tổ chức quyên góp hợp pháp qua các ngày lễ và các dự án. Phật giáo ở Trung Quốc cũng bị chia rẽ và suy đồi từ đó: một phía muốn bám vào chính quyền, một phía thì muốn độc lập với tín ngưỡng của mình.
Các ngôi chùa “hợp pháp”
Đối với nhiều Phật tử, việc hành hương và thờ cúng ở các ngôi chùa “hợp pháp” khiến họ cũng an tâm hơn. Nhưng với ni Yan Lu, trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay rất cần phải tách bạch giữa tôn giáo và chính quyền. “Chính phủ đang dùng ý thức hệ để cai trị, giống như cách mà các triều đình ngày xưa vẫn lợi dụng Phật giáo để cai trị”, ni Yan Lu nói, “nhưng tôi nghĩ khi một tôn giáo quá gần gũi với chính quyền sẽ không tốt. Tôi nghĩ tôn giáo nên tách khỏi chính quyền”.
Phật giáo hôm nay tại Trung Quốc đang bị biến thành một cơ hội kinh doanh lớn và tiềm năng. Thậm chí, chính phủ đã vui vẻ ủng hộ việc khuếch trương hơn nữa Hội chợ Quốc tế các Vật phẩm Phật giáo lần 2 (2nd China International Buddhist Items and Supplies Expo) tại Bắc Kinh vào tháng 12 vừa rồi, cho thấy thị trường vật chất đang lớn mạnh vượt trội, so với các giá trị tinh thần.
Một trong những ví dụ dễ thấy là sự phát triển rầm rộ của đền Longquan, nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Mỗi cuối tuần, từng đoàn hàng trăm tín đồ kéo về đây để nghe thuyết pháp và tham gia các lớp hướng dẫn thiền. Để hấp dẫn người đến, đền Longquan cho dựng các robot được lập trình tự động trả lời các vấn đề về Phật giáo, hoặc quảng bá các robot cắt sợi mì chay, nằm trong nhà hàng kế bên chùa. Khẩu hiệu được trương lên ở đền này là “Yêu nước, Yêu Phật” (Love our country, love Buddhism), một loại khẩu hiệu dễ làm hài lòng chính quyền.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lo ngại về tương lai tinh thần của mình. Chẳng hạn như ông Sheng Hui, là đại biểu Quốc hội và là Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, vẫn thôi thúc chính quyền Trung ương làm rõ về quyền tín ngưỡng bằng luật. Ông Sheng Hui nói rằng “những người có quyền đã lấy đi tài sản hữu hình và vô hình của đền chùa”.
Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác, có vẻ như vẫn đang tồn tại ở Trung Quốc, nhưng mặt khác nó lại ngấm ngầm là điều cấm kỵ. Tháng rồi, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại nhắc lại việc cấm mọi đảng viên khi về hưu, không được tham gia bất kỳ tín ngưỡng nào. Hiến pháp của Trung Quốc dù vẫn khẳng định về quyền tự do tín ngưỡng, nhưng tự do đó không đơn giản là yên lành mà có được.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc: Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin
2016-03-18
Trung Quốc, đất nước rộng lớn với nhiều loại tín ngưỡng tồn tại từ nhiều ngàn năm, nay đã bước vào giai đoạn gây xáo động nhân tâm chưa từng có: những chiến dịch đàn áp và suy đồi hóa các tôn giáo đang diễn ra từng ngày.
Hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ
Từ đầu năm 2016 đến nay, các chiến dịch đập phá nhà thờ Công giáo, hạ các thánh giá, thậm chí là bắt bớ các linh mục và chức sắc tôn giáo bùng phát đã gây ra mối lo ngại không chỉ ở Trung Quốc. Đây là những cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn nhất, kể từ sau cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông. Cho đến nay đã có hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ, nhân danh việc giữ “an toàn cho chốn công cộng”. Tài liệu tố cáo của tổ chức China Aid, một thành viên của Release International loan đi cho biết.
Phật giáo, một trong những tôn giáo được coi là lâu đời nhất ở Trung Quốc cũng không tránh khỏi kiếp nạn này. Theo ước tính của PEW, tổ chức thăm dò dư luận độc lập có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết thì hiện Trung Quốc có khoảng 245 triệu Phật tử, tức chiếm 18% dân số, đó là chưa kể 21% dân số không theo tôn giáo nhưng có khuynh hướng tín ngưỡng như người theo đạo Phật. Số lượng đông đảo tín đồ Phật giáo, cùng với mật độ cao đền chùa trên đất nước Trung Quốc khiến chính sách kiểm soát của chính quyền đối với Phật giáo tỏ ra mềm dẻo nhưng thâm sâu hơn.
Trong cuộc Cách mạng văn hoá, trong số 6.843 di tích văn hoá Phật giáo được biết đến tại Bắc Kinh, có đến gần 5.000 điểm bị tàn phá. Nửa triệu cổ vật bị tàn phá hoặc lấy cắp. Các sư, ni bị bắt, bị tra tấn và kinh sách bị đốt không kể xiết. Sau thời kỳ cầm quyền của Mao Trạch Đông, chính quyền Trung Quốc quay lại ve vuốt Phật giáo, cho trùng tu và xây dựng nhiều đền chùa nhưng lại kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết.
“Người Trung Quốc bây giờ giàu có hơn, nhưng khẩn thiết cần một một đời sống tinh thần”, Yan Lu, một người từng nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin phát biểu trên tờ Time như vậy. Nhà nghiên cứu 27 tuổi này đột nhiên từ bỏ vị trí dễ dàng thành đạt của mình để về làm ni sư ở một ngôi chùa nhỏ ở Changxing, một ngôi làng nhỏ gần Bắc Kinh.
Các sư trụ trì ở các đền chùa ở Trung Quốc hôm nay phải rất khôn khéo để tận dụng sự vui lòng của chính quyền, nhằm đạt được giấy phép hoạt động tôn giáo chính thức mới có thể tồn tại yên lành. Hàng ngàn điểm thờ phượng ở Trung Quốc được áp dụng một chính sách lấp lửng là không bị sách nhiễu nhưng không có giấy phép, nên họ luôn bị treo trong tình trạng sợ hãi và luôn phải vâng lời chính quyền địa phương. Việc bắt bẻ về chuyện đổi vị trí một viên đá lâu năm, di chuyển một cái lư hương trong sân chùa… luôn có thể biến thành thảm hoạ theo ý các quan chức phụ trách tôn giáo. Hàng ngàn các ngôi đền Hồi giáo và nhà thờ Công giáo bị hủy bỏ lâu nay, cũng do vướng vào vấn nạn ấy.
Điều quan trọng là, thiếu giấy phép hoạt động sẽ không thể quyên góp tiền bạc để trùng tu chùa khi cần thiết hoặc duy trì sinh hoạt của tăng ni. Một số nơi thì rất khó khăn, nhưng một số khác thì tận dụng lợi thế của mình và trở thành những ngôi chùa giàu có, tổ chức quyên góp hợp pháp qua các ngày lễ và các dự án. Phật giáo ở Trung Quốc cũng bị chia rẽ và suy đồi từ đó: một phía muốn bám vào chính quyền, một phía thì muốn độc lập với tín ngưỡng của mình.
Các ngôi chùa “hợp pháp”
Đối với nhiều Phật tử, việc hành hương và thờ cúng ở các ngôi chùa “hợp pháp” khiến họ cũng an tâm hơn. Nhưng với ni Yan Lu, trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay rất cần phải tách bạch giữa tôn giáo và chính quyền. “Chính phủ đang dùng ý thức hệ để cai trị, giống như cách mà các triều đình ngày xưa vẫn lợi dụng Phật giáo để cai trị”, ni Yan Lu nói, “nhưng tôi nghĩ khi một tôn giáo quá gần gũi với chính quyền sẽ không tốt. Tôi nghĩ tôn giáo nên tách khỏi chính quyền”.
Phật giáo hôm nay tại Trung Quốc đang bị biến thành một cơ hội kinh doanh lớn và tiềm năng. Thậm chí, chính phủ đã vui vẻ ủng hộ việc khuếch trương hơn nữa Hội chợ Quốc tế các Vật phẩm Phật giáo lần 2 (2nd China International Buddhist Items and Supplies Expo) tại Bắc Kinh vào tháng 12 vừa rồi, cho thấy thị trường vật chất đang lớn mạnh vượt trội, so với các giá trị tinh thần.
Một trong những ví dụ dễ thấy là sự phát triển rầm rộ của đền Longquan, nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Mỗi cuối tuần, từng đoàn hàng trăm tín đồ kéo về đây để nghe thuyết pháp và tham gia các lớp hướng dẫn thiền. Để hấp dẫn người đến, đền Longquan cho dựng các robot được lập trình tự động trả lời các vấn đề về Phật giáo, hoặc quảng bá các robot cắt sợi mì chay, nằm trong nhà hàng kế bên chùa. Khẩu hiệu được trương lên ở đền này là “Yêu nước, Yêu Phật” (Love our country, love Buddhism), một loại khẩu hiệu dễ làm hài lòng chính quyền.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lo ngại về tương lai tinh thần của mình. Chẳng hạn như ông Sheng Hui, là đại biểu Quốc hội và là Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, vẫn thôi thúc chính quyền Trung ương làm rõ về quyền tín ngưỡng bằng luật. Ông Sheng Hui nói rằng “những người có quyền đã lấy đi tài sản hữu hình và vô hình của đền chùa”.
Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác, có vẻ như vẫn đang tồn tại ở Trung Quốc, nhưng mặt khác nó lại ngấm ngầm là điều cấm kỵ. Tháng rồi, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại nhắc lại việc cấm mọi đảng viên khi về hưu, không được tham gia bất kỳ tín ngưỡng nào. Hiến pháp của Trung Quốc dù vẫn khẳng định về quyền tự do tín ngưỡng, nhưng tự do đó không đơn giản là yên lành mà có được.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.