Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc Phục Hưng Và phục binh Trung Quốc_ Nguyễ Xuân Nghĩa
Đúng năm năm trước, vào Tháng Ba năm 2008, một tổ hợp đầu tư Hoa Kỳ nghiêng đổ, đó là công ty Bear Sterns, được thành lập từ năm 1923, 90 năm về trước.
Và phục binh Trung Quốc
* Công xưởng của thế giới: Hắc khách của đội 61398, thuộc Tổng tham, Tam bộ, Nhị cục! *
Đúng năm năm trước, vào Tháng Ba năm 2008, một tổ hợp đầu tư Hoa Kỳ nghiêng đổ, đó là công ty Bear Sterns, được thành lập từ năm 1923, 90 năm về trước. Biến cố tưởng như nhỏ nhoi đó bật tia lửa báo hiệu một vụ cháy rừng. Cùng thời điểm ấy, dân Tây Tạng ở khắp nơi tổ chức biểu tình tưởng niệm biến cố 17 Tháng Ba năm 1959, khi thủ đô Lhasa của họ bị Hồng quân Trung Quốc chiếm đóng và vị quốc trưởng là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong qua Ấn Độ. Không chỉ biểu tình phản đối ách thống trị của Trung Quốc, dân Tây Tạng và những người tranh đấu cho nhân quyền còn "dàn chào" ngọn đuốc Thế vận đang biểu diễn vòng quanh thế giới trước khi châm lửa cho Thế vận hội Bắc Kinh...
Tia lửa Bear Sterns châm ngòi cho vụ khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ, bùng nổ khi tổ hợp Lehman Brothers sụp đổ ngày 15 Tháng Chín. Còn tia lửa Tây Tạng bị Trung Quốc dập tắt mà vẫn âm ỉ lan xa, với hàng trăm người Tây Tạng cả tăng lẫn tục đã tự thiêu từ hai năm qua.
Trước sự thờ ơ của thế giới.
Chỉ vì tám giờ tám phút tối ngày tám tháng tám năm lẻ tám, Thế vận hội Bắc Kinh huy hoàng khai mạc trong một vận động trường hiện đại có cái dạng của một ổ chim. Thế vận hội hạ màn 18 ngày sau, lại còn vĩ đại hơn lễ khai mạc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu với sự xuất hiện của Trung Quốc, một nước đã đoạt nhiều huy chương hơn Hoa Kỳ và đang trên đà bắt kịp kinh tế Mỹ về sản lượng....
Rồi ba tuần sau khi Thế vận Bắc Kinh chấm dứt, ngày 15 tháng 9 năm 2008, tổ hợp đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản, kéo theo hàng loạt cơ sở tài chánh khác trong một vụ khủng hoảng hy hữu. Năm đó, Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử và bầu lại Tổng thống. Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ trong cơn hốt hoảng của cả nước mở ra một chu kỳ bao cấp với biện pháp chống đỡ cổ điển là tăng chi để kích cầu: nước Mỹ bị bội chi nặng và mắc nợ còn nặng hơn xưa. Giờ này, tuần này, Hoa Kỳ chưa ra khỏi tranh luận về gánh nợ và cái ách bội chi.
Phải chăng sự sụp đổ của Bear Sterns, rồi Lehman Brothers, AIG, Fannie Mae và Freddie Mac, v.v... đánh dấu ngày tàn của nước Mỹ? Vào cùng thời điểm ấy, Trung Quốc phục hưng sau hai thế kỷ bại liệt, là con bệnh của Đông Á. Chúng ta đã trải qua năm năm hỗn mang như vậy,
Tuần qua, Hoa Kỳ cũng báo động rằng cả trăm doanh nghiệp cao kỹ lẫn các cơ quan liên bang, kể cả bộ Quốc phòng, đã bị "hắc khách" tấn công!
Hắc khách là những tay tin tặc hacker đã xâm nhập vào nội tình của địch và còn lên tới đầu não để vừa ăn cắp vừa phá hoại bằng những phản trình tinh vi. Y như các thích khách được thấy trong bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, bọn hắc khách có bản lĩnh nhất cũng xuất phát từ Trung Quốc.
Theo cơ quan tư nhân chuyên nghiên cứu về an ninh tín học là Mandiant, một điểm xuất phát của hắc khách Trung Quốc là "Tổng tham Tam bộ Nhị cục". Diễn ra bạch văn là phòng nhì của ban ba, bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng! Một bộ phận chủ lực về hắc khách của cơ quan bí hiểm này là Đơn vị 61398 ("61398 Bộ đội") nằm trong một cao ốc trên đường Đại đồng ở Thượng Hải.
Khi ngẫm lại thì năm năm qua - khi Hoa Kỳ cùng các nước công nghiệp tiên tiến và dân chủ của Tây phương, kể cả Nhật Bản, còn ngụp lặn trong muôn vàn khó khăn - cũng là lúc Trung Quốc bung ra bốn phương và khẳng định thế mạnh về mọi mặt, kinh tế, ngoại giao và quân sự! Còn trời đất gì nữa?
Mà không phải sao?
Bắc Kinh hiện là chủ đầu tư, nguồn viện trợ lẫn trung tâm đổi chác quyền lợi với các nước Á Châu, Phi Châu và Trung Nam Mỹ, rồi còn xâm nhập vào các thị trường tiên tiến, mắc nợ và khát tiền của Tây phương.
Bắc Kinh đã cho các nước nghèo vay tiền còn nhiều hơn Ngân hàng Thế giới. Rồi xây hải cảng, xa lộ, ống dẫn dầu và khí đốt cho các nước bán khoáng sản và năng lượng. Bắc Kinh tung ra một lực lượng "dân công", những kẻ tha phương cầu thực để kiếm sống, vào khai thác nông trại, đồn điền, hầm mỏ và thương xá của các nước để thu về nguyên nhiên vật liệu và hàng ngày thả ra hàng triệu sản phẩm "chế tạo tại Trung Quốc" với giá rẻ mạt. Lực lượng dân công đó có sự yểm trợ về tín dụng và ngoại giao của một tam đầu chế là nhà nước, ngân hàng và xí nghiệp quốc doanh.
Bắc Kinh còn tiếp vận cho các chế độ hung đồ đang bị thế giới cấm vận, mà không hề có loại điều kiện mang tính chất "xen lấn nội bộ" như nhân quyền, dân chủ, môi sinh hay phổ biến võ khí tàn sát....
Nếu nhìn theo giác độ an ninh, Bắc Kinh đang nối một xâu chuỗi từ Đông Á qua Ấn Độ dương đến Hồng hải để lập ra thế liên hoành kết hợp các đồng minh. Mục tiêu là giải quyết nhu cầu vận chuyển mà khỏi bị chặn ở "nan đề Malacca" là các eo biển Malacca, Lombok và Makassar trên vùng biển Đông Nam Á hiện vẫn do Hoa Kỳ kiểm soát. Nhu cầu ấy sẽ khai thông và phát triển những tỉnh bị khóa trong lục địa, từ Tứ Xuyên đến Vân Nam. Mục tiêu kia là đánh một vòng đai quân cảng cho phép hạm đội Trung Quốc sử dụng để khống chế được Vịnh Bengale, Ấn Độ dương và biển Á Rập, và nối kết với miền Tây biển Thái Bình.
Hai chục năm trước, sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người Mỹ lạc quan vội nói đến "lịch sử cáo chung" và sự thắng thế của tư bản chủ nghĩa. Rồi cả thế giới ca tụng "đồng thuận Washington", những tôn chỉ có giá trị nhất cho phát triển như kỷ cương ngân sách, cải tổ công chi và thuế vụ cho thông thoáng đơn giản, như quy luật tự do của thị trường trong việc ấn định lãi suất và ngoại thương, hoặc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để xoá dần chế độ công hữu bằng quyền tư hữu, v.v... Chính quyền Bill Clinton của Hoa Kỳ còn kết hợp chân lý "đồng thuận Washington" với các tiêu chuẩn tiến bộ hơn về chính trị là nhân quyền và dân chủ.
Ngày nay, Hoa Kỳ đã thủ tiêu sự đồng thuận cao quý đó bằng chuyện bội chi và tăng thuế chẳng thua kém gì các nước Âu Châu bao cấp. Trong khi Trung Quốc lại đưa ra nguyên tắc khác để mời chào các nước đang phát triển. Đó là "đồng thuận Bắc Kinh" – hoàn toàn trái ngược qua vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước và cực kỳ vô đạo khi gạt chuyện dân chủ hay nhân quyền vào đống rác.
Nhờ vậy, Bắc Kinh có một xâu chuỗi các nước không đồng chí thì cũng là đồng mình hay thân chủ, khách hàng. Cuba, Venezuela, Iran và thậm chí Bắc Hàn đều ngả về Đông trước sự hậm hực mà bất lực của các nước dân chủ Tây phương!
Kết quả là năm năm sau, Trung Quốc đã toả sáng, có thêm bằng hữu ở xa, kể cả các nước độc tài và tham ô của Phi Châu và Nam Mỹ. Trong khi các nước ở gần hơn và dân chủ hơn, như 10 quốc gia Đông Nam Á trong hiệp hội ASEAN, thì rơi vào thế lưỡng nan. Xứ nào cũng muốn làm ăn với Trung Quốc cho sự thịnh vượng kinh tế, nhưng lại e ngại mối nguy xâm lược và khuynh đảo của Bắc Kinh. Họ nhìn vào Hoa Kỳ như một thế lực đối trọng có thể bảo vệ cho an ninh. Nhưng lại e ngại sự bất nhất của lãnh đạo Mỹ, khi Hoa Kỳ chưa ra khỏi những xoay vần nội bộ về chuyện công chi thu.
Thời sự quốc tế và các nhà bình luận thập phương đều đang nói đến tình huống lạ thường này.
Nhưng ít ai nêu câu hỏi là Trung Quốc sẽ tồn tại được bao lâu khi mà ánh sáng chói lòa đang toả ra ngoài lại che giấu những mảng u ám ở bên trong? Hỏi cách khác, chế độ có thể bóc lột người dân đến cỡ nào để làm cho nước mạnh mà dân vẫn nghèo! Kỳ trước, cột báo này đã nói đến thành phần trung lưu của Trung Quốc. Họ ở đâu, đang làm gì?
Loại câu hỏi ấy mới thật sự là vấn đề đáng chú ý vì như thơ Nguyễn Chí Thiện, "trong bóng đêm đã phục sẵn một mặt trời". Đó là phản ứng nổi loạn của người dân, là mối lo động loạn xã hội đang nằm trong xương tủy của Thiên triều ngất ngưởng trên đỉnh.
Tin tức chuyên đề về kinh tế thì cứ ngợi ca đức sáng của doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu mở thêm mắt bên kia thì may ra ta mới thấy ra chiều sâu. Thăm thẳm...
Nguyễn Xuân Nghĩa
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/02/trung-quoc-phuc-hung.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc Phục Hưng Và phục binh Trung Quốc_ Nguyễ Xuân Nghĩa
Đúng năm năm trước, vào Tháng Ba năm 2008, một tổ hợp đầu tư Hoa Kỳ nghiêng đổ, đó là công ty Bear Sterns, được thành lập từ năm 1923, 90 năm về trước.
Và phục binh Trung Quốc
* Công xưởng của thế giới: Hắc khách của đội 61398, thuộc Tổng tham, Tam bộ, Nhị cục! *
Đúng năm năm trước, vào Tháng Ba năm 2008, một tổ hợp đầu tư Hoa Kỳ nghiêng đổ, đó là công ty Bear Sterns, được thành lập từ năm 1923, 90 năm về trước. Biến cố tưởng như nhỏ nhoi đó bật tia lửa báo hiệu một vụ cháy rừng. Cùng thời điểm ấy, dân Tây Tạng ở khắp nơi tổ chức biểu tình tưởng niệm biến cố 17 Tháng Ba năm 1959, khi thủ đô Lhasa của họ bị Hồng quân Trung Quốc chiếm đóng và vị quốc trưởng là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong qua Ấn Độ. Không chỉ biểu tình phản đối ách thống trị của Trung Quốc, dân Tây Tạng và những người tranh đấu cho nhân quyền còn "dàn chào" ngọn đuốc Thế vận đang biểu diễn vòng quanh thế giới trước khi châm lửa cho Thế vận hội Bắc Kinh...
Tia lửa Bear Sterns châm ngòi cho vụ khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ, bùng nổ khi tổ hợp Lehman Brothers sụp đổ ngày 15 Tháng Chín. Còn tia lửa Tây Tạng bị Trung Quốc dập tắt mà vẫn âm ỉ lan xa, với hàng trăm người Tây Tạng cả tăng lẫn tục đã tự thiêu từ hai năm qua.
Trước sự thờ ơ của thế giới.
Chỉ vì tám giờ tám phút tối ngày tám tháng tám năm lẻ tám, Thế vận hội Bắc Kinh huy hoàng khai mạc trong một vận động trường hiện đại có cái dạng của một ổ chim. Thế vận hội hạ màn 18 ngày sau, lại còn vĩ đại hơn lễ khai mạc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu với sự xuất hiện của Trung Quốc, một nước đã đoạt nhiều huy chương hơn Hoa Kỳ và đang trên đà bắt kịp kinh tế Mỹ về sản lượng....
Rồi ba tuần sau khi Thế vận Bắc Kinh chấm dứt, ngày 15 tháng 9 năm 2008, tổ hợp đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản, kéo theo hàng loạt cơ sở tài chánh khác trong một vụ khủng hoảng hy hữu. Năm đó, Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử và bầu lại Tổng thống. Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ trong cơn hốt hoảng của cả nước mở ra một chu kỳ bao cấp với biện pháp chống đỡ cổ điển là tăng chi để kích cầu: nước Mỹ bị bội chi nặng và mắc nợ còn nặng hơn xưa. Giờ này, tuần này, Hoa Kỳ chưa ra khỏi tranh luận về gánh nợ và cái ách bội chi.
Phải chăng sự sụp đổ của Bear Sterns, rồi Lehman Brothers, AIG, Fannie Mae và Freddie Mac, v.v... đánh dấu ngày tàn của nước Mỹ? Vào cùng thời điểm ấy, Trung Quốc phục hưng sau hai thế kỷ bại liệt, là con bệnh của Đông Á. Chúng ta đã trải qua năm năm hỗn mang như vậy,
Tuần qua, Hoa Kỳ cũng báo động rằng cả trăm doanh nghiệp cao kỹ lẫn các cơ quan liên bang, kể cả bộ Quốc phòng, đã bị "hắc khách" tấn công!
Hắc khách là những tay tin tặc hacker đã xâm nhập vào nội tình của địch và còn lên tới đầu não để vừa ăn cắp vừa phá hoại bằng những phản trình tinh vi. Y như các thích khách được thấy trong bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, bọn hắc khách có bản lĩnh nhất cũng xuất phát từ Trung Quốc.
Theo cơ quan tư nhân chuyên nghiên cứu về an ninh tín học là Mandiant, một điểm xuất phát của hắc khách Trung Quốc là "Tổng tham Tam bộ Nhị cục". Diễn ra bạch văn là phòng nhì của ban ba, bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng! Một bộ phận chủ lực về hắc khách của cơ quan bí hiểm này là Đơn vị 61398 ("61398 Bộ đội") nằm trong một cao ốc trên đường Đại đồng ở Thượng Hải.
Khi ngẫm lại thì năm năm qua - khi Hoa Kỳ cùng các nước công nghiệp tiên tiến và dân chủ của Tây phương, kể cả Nhật Bản, còn ngụp lặn trong muôn vàn khó khăn - cũng là lúc Trung Quốc bung ra bốn phương và khẳng định thế mạnh về mọi mặt, kinh tế, ngoại giao và quân sự! Còn trời đất gì nữa?
Mà không phải sao?
Bắc Kinh hiện là chủ đầu tư, nguồn viện trợ lẫn trung tâm đổi chác quyền lợi với các nước Á Châu, Phi Châu và Trung Nam Mỹ, rồi còn xâm nhập vào các thị trường tiên tiến, mắc nợ và khát tiền của Tây phương.
Bắc Kinh đã cho các nước nghèo vay tiền còn nhiều hơn Ngân hàng Thế giới. Rồi xây hải cảng, xa lộ, ống dẫn dầu và khí đốt cho các nước bán khoáng sản và năng lượng. Bắc Kinh tung ra một lực lượng "dân công", những kẻ tha phương cầu thực để kiếm sống, vào khai thác nông trại, đồn điền, hầm mỏ và thương xá của các nước để thu về nguyên nhiên vật liệu và hàng ngày thả ra hàng triệu sản phẩm "chế tạo tại Trung Quốc" với giá rẻ mạt. Lực lượng dân công đó có sự yểm trợ về tín dụng và ngoại giao của một tam đầu chế là nhà nước, ngân hàng và xí nghiệp quốc doanh.
Bắc Kinh còn tiếp vận cho các chế độ hung đồ đang bị thế giới cấm vận, mà không hề có loại điều kiện mang tính chất "xen lấn nội bộ" như nhân quyền, dân chủ, môi sinh hay phổ biến võ khí tàn sát....
Nếu nhìn theo giác độ an ninh, Bắc Kinh đang nối một xâu chuỗi từ Đông Á qua Ấn Độ dương đến Hồng hải để lập ra thế liên hoành kết hợp các đồng minh. Mục tiêu là giải quyết nhu cầu vận chuyển mà khỏi bị chặn ở "nan đề Malacca" là các eo biển Malacca, Lombok và Makassar trên vùng biển Đông Nam Á hiện vẫn do Hoa Kỳ kiểm soát. Nhu cầu ấy sẽ khai thông và phát triển những tỉnh bị khóa trong lục địa, từ Tứ Xuyên đến Vân Nam. Mục tiêu kia là đánh một vòng đai quân cảng cho phép hạm đội Trung Quốc sử dụng để khống chế được Vịnh Bengale, Ấn Độ dương và biển Á Rập, và nối kết với miền Tây biển Thái Bình.
Hai chục năm trước, sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người Mỹ lạc quan vội nói đến "lịch sử cáo chung" và sự thắng thế của tư bản chủ nghĩa. Rồi cả thế giới ca tụng "đồng thuận Washington", những tôn chỉ có giá trị nhất cho phát triển như kỷ cương ngân sách, cải tổ công chi và thuế vụ cho thông thoáng đơn giản, như quy luật tự do của thị trường trong việc ấn định lãi suất và ngoại thương, hoặc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước để xoá dần chế độ công hữu bằng quyền tư hữu, v.v... Chính quyền Bill Clinton của Hoa Kỳ còn kết hợp chân lý "đồng thuận Washington" với các tiêu chuẩn tiến bộ hơn về chính trị là nhân quyền và dân chủ.
Ngày nay, Hoa Kỳ đã thủ tiêu sự đồng thuận cao quý đó bằng chuyện bội chi và tăng thuế chẳng thua kém gì các nước Âu Châu bao cấp. Trong khi Trung Quốc lại đưa ra nguyên tắc khác để mời chào các nước đang phát triển. Đó là "đồng thuận Bắc Kinh" – hoàn toàn trái ngược qua vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước và cực kỳ vô đạo khi gạt chuyện dân chủ hay nhân quyền vào đống rác.
Nhờ vậy, Bắc Kinh có một xâu chuỗi các nước không đồng chí thì cũng là đồng mình hay thân chủ, khách hàng. Cuba, Venezuela, Iran và thậm chí Bắc Hàn đều ngả về Đông trước sự hậm hực mà bất lực của các nước dân chủ Tây phương!
Kết quả là năm năm sau, Trung Quốc đã toả sáng, có thêm bằng hữu ở xa, kể cả các nước độc tài và tham ô của Phi Châu và Nam Mỹ. Trong khi các nước ở gần hơn và dân chủ hơn, như 10 quốc gia Đông Nam Á trong hiệp hội ASEAN, thì rơi vào thế lưỡng nan. Xứ nào cũng muốn làm ăn với Trung Quốc cho sự thịnh vượng kinh tế, nhưng lại e ngại mối nguy xâm lược và khuynh đảo của Bắc Kinh. Họ nhìn vào Hoa Kỳ như một thế lực đối trọng có thể bảo vệ cho an ninh. Nhưng lại e ngại sự bất nhất của lãnh đạo Mỹ, khi Hoa Kỳ chưa ra khỏi những xoay vần nội bộ về chuyện công chi thu.
Thời sự quốc tế và các nhà bình luận thập phương đều đang nói đến tình huống lạ thường này.
Nhưng ít ai nêu câu hỏi là Trung Quốc sẽ tồn tại được bao lâu khi mà ánh sáng chói lòa đang toả ra ngoài lại che giấu những mảng u ám ở bên trong? Hỏi cách khác, chế độ có thể bóc lột người dân đến cỡ nào để làm cho nước mạnh mà dân vẫn nghèo! Kỳ trước, cột báo này đã nói đến thành phần trung lưu của Trung Quốc. Họ ở đâu, đang làm gì?
Loại câu hỏi ấy mới thật sự là vấn đề đáng chú ý vì như thơ Nguyễn Chí Thiện, "trong bóng đêm đã phục sẵn một mặt trời". Đó là phản ứng nổi loạn của người dân, là mối lo động loạn xã hội đang nằm trong xương tủy của Thiên triều ngất ngưởng trên đỉnh.
Tin tức chuyên đề về kinh tế thì cứ ngợi ca đức sáng của doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu mở thêm mắt bên kia thì may ra ta mới thấy ra chiều sâu. Thăm thẳm...
Nguyễn Xuân Nghĩa
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/02/trung-quoc-phuc-hung.html