Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc bên bờ khủng hoảng tài chính
Những năm qua, với tốc độ tăng trưởng được đánh giá là “thần tốc”, kinh tế Trung Quốc nhanh chóng vươn lên là nền kinh tế hàng đầu thế giới và hiện chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Các sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc với khoảng 1,4 tỉ dân cũng được biết đến là thị trường tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ hàng đầu thế giới… Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến các thị trường khác vì thế cũng vô cùng lớn. Và mọi sự biến động của nền kinh tế Trung Quốc đều tạo lên những tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Vậy nên khoảng 2 – 3 năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, thậm chí, theo những dữ liệu được công bố thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã đưa ra những nhận định rất bi quan về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc.
Trả lời trên Epoch Times, Evan Lorenz đề cập có vẻ như là bong bóng đầu tư quá mức của Trung Quốc đang bắt đầu gây ra những hậu quả xấu đối với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới vào lúc này.
Và để khẳng định điều này, Evan Lorenz đưa số liệu Trung Quốc có một nền kinh tế với qui mô xấp xỉ 10 ngàn tỉ USD; hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có qui mô khoảng hơn 29 ngản tỉ USD. Đồng thời dẫn lời nhà đồng sáng lập công ty phân tích JCapital Research Anne Stevenson-Yang sau khi xem xét số lượng các khoản vay và trái phiếu, những khoản phải được gia hạn hoặc đảo nợ rằng: Các ngân hàng đang đảo nợ cho các khoản vay có vấn đề, thay vì thực sự xóa bỏ chúng. Vì thế, số liệu trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng trông rất đẹp, nhưng vấn đề này chỉ là đã bị chuyển cho tương lai. Điều đó sẽ có nghĩa là nợ xấu so với GDP là khoảng 68% và lần cuối mà Trung Quốc có bong bóng đầu tư quá mức là vào cuối năm 1999.
Nhưng theo những dữ liệu Evan Lorenz đưa ra thì vào năm 1999, nợ xấu của Trung Quốc được ước tính bằng 33% GDP. Như vậy, vấn đề nợ xấu của Trung Quốc đang phải đối diện đã gấp 2 lần so với năm 1999. Nhưng nếu như năm 1999, Trung Quốc đã có nhiều giải pháp để giải quyết nợ xấu và cũng chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); mở cửa nền kinh tế nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài... như cho phép các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác đến đầu tư thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mua lại cổ phần và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng trong nước thì nay, Trung Quốc không còn có một WTO nữa để có thể tham gia, nền kinh tế của Trung Quốc đã được mở cho đầu tư nước ngoài, và hệ thống ngân hàng của Trung Quốc là lớn hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Quy mô ngân hàng của Trung Quốc cũng được xác định là quá lớn (khoảng 40% GDP toàn cầu) và đây là điều cũng không có tiền lệ. Tài sản các ngân hàng của Mỹ, đạt đỉnh điểm vào năm 1985, chiếm khoảng 33% GDP. Còn các ngân hàng của Nhật Bản, khi đồng Yên tăng mạnh trong những năm đầu 90 thì tổng tài sản cũng chỉ đạt đỉnh ở mức 27% GDP. Trong khi đó, những năm 1991, khi nhìn vào hệ thống ngân hàng của Nhật bản thì hầu như không có khả năng thanh toán. Nhưng họ cũng không xóa nợ và trong 20 năm tiếp theo, đó nền kinh tế Nhật Bản không có tăng trưởng thực sự.
Một giả định đã được đặt ra rằng, để giải quyết vấn đề nợ xấu, Trung Quốc cần phải đạt mức tăng trưởng kinh tế gấp đôi, tức vào khoảng 20% trong 6 tới 7 năm tới. Và theo Evan Lorenz thì đây là mức tăng trưởng kể cả những người lạc quan nhất cũng không thể nghĩ tới.
Trong khi đó, dân số có độ tuổi lao động của Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2015 (theo Ngân hàng Thế giới). Và lượng lao động này cũng sẽ bắt đầu giảm đi cùng với thời điểm mà nợ ở Trung Quốc đang ở mức khổng lồ như hiện nay.
“Bạn có rất nhiều khoản nợ mà bạn không có khă năng thanh toán, nó được gắn liền với rất nhiều tài sản mà không thể thực sự trả nợ, vì thế tăng trưởng sẽ chậm lại. Ngày hôm nay, Trung Quốc có một lượng lớn các nghĩa vụ tài chính mà nền kinh tế thật sự không thể thanh toán nổi. Khi nợ tăng trưởng ở một tốc độ nhanh hơn nhiều so với GDP danh nghĩa trong một số năm, điều đó là không bền vững và cuối cùng nó sẽ kết thúc. Có vẻ như Trung Quốc đã không còn khả năng trả các khoản nợ của mình liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của Trung Quốc. Vấn đề hiện nay là Trung Quốc sẽ xử lý như thế nào trong tương lai”- Evan Lorenz nêu vấn đề.
Thách thức đặt ra với nền kinh tế Trung Quốc là vậy và để giải quyết vấn đề này cũng là điều không hề đơn giản. Bởi theo phân tích của Evan Lorenz, để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng nợ rất lớn. Mà điều này sẽ làm tăng các khoản nợ không hiệu quả gắn liền với nhiều hơn nữa các sản phẩm không có hiệu quả.
Hải Anh
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc bên bờ khủng hoảng tài chính
Những năm qua, với tốc độ tăng trưởng được đánh giá là “thần tốc”, kinh tế Trung Quốc nhanh chóng vươn lên là nền kinh tế hàng đầu thế giới và hiện chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Các sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc với khoảng 1,4 tỉ dân cũng được biết đến là thị trường tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ hàng đầu thế giới… Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến các thị trường khác vì thế cũng vô cùng lớn. Và mọi sự biến động của nền kinh tế Trung Quốc đều tạo lên những tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Vậy nên khoảng 2 – 3 năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, thậm chí, theo những dữ liệu được công bố thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã đưa ra những nhận định rất bi quan về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc.
Trả lời trên Epoch Times, Evan Lorenz đề cập có vẻ như là bong bóng đầu tư quá mức của Trung Quốc đang bắt đầu gây ra những hậu quả xấu đối với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới vào lúc này.
Và để khẳng định điều này, Evan Lorenz đưa số liệu Trung Quốc có một nền kinh tế với qui mô xấp xỉ 10 ngàn tỉ USD; hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có qui mô khoảng hơn 29 ngản tỉ USD. Đồng thời dẫn lời nhà đồng sáng lập công ty phân tích JCapital Research Anne Stevenson-Yang sau khi xem xét số lượng các khoản vay và trái phiếu, những khoản phải được gia hạn hoặc đảo nợ rằng: Các ngân hàng đang đảo nợ cho các khoản vay có vấn đề, thay vì thực sự xóa bỏ chúng. Vì thế, số liệu trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng trông rất đẹp, nhưng vấn đề này chỉ là đã bị chuyển cho tương lai. Điều đó sẽ có nghĩa là nợ xấu so với GDP là khoảng 68% và lần cuối mà Trung Quốc có bong bóng đầu tư quá mức là vào cuối năm 1999.
Nhưng theo những dữ liệu Evan Lorenz đưa ra thì vào năm 1999, nợ xấu của Trung Quốc được ước tính bằng 33% GDP. Như vậy, vấn đề nợ xấu của Trung Quốc đang phải đối diện đã gấp 2 lần so với năm 1999. Nhưng nếu như năm 1999, Trung Quốc đã có nhiều giải pháp để giải quyết nợ xấu và cũng chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); mở cửa nền kinh tế nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài... như cho phép các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác đến đầu tư thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mua lại cổ phần và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng trong nước thì nay, Trung Quốc không còn có một WTO nữa để có thể tham gia, nền kinh tế của Trung Quốc đã được mở cho đầu tư nước ngoài, và hệ thống ngân hàng của Trung Quốc là lớn hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Quy mô ngân hàng của Trung Quốc cũng được xác định là quá lớn (khoảng 40% GDP toàn cầu) và đây là điều cũng không có tiền lệ. Tài sản các ngân hàng của Mỹ, đạt đỉnh điểm vào năm 1985, chiếm khoảng 33% GDP. Còn các ngân hàng của Nhật Bản, khi đồng Yên tăng mạnh trong những năm đầu 90 thì tổng tài sản cũng chỉ đạt đỉnh ở mức 27% GDP. Trong khi đó, những năm 1991, khi nhìn vào hệ thống ngân hàng của Nhật bản thì hầu như không có khả năng thanh toán. Nhưng họ cũng không xóa nợ và trong 20 năm tiếp theo, đó nền kinh tế Nhật Bản không có tăng trưởng thực sự.
Một giả định đã được đặt ra rằng, để giải quyết vấn đề nợ xấu, Trung Quốc cần phải đạt mức tăng trưởng kinh tế gấp đôi, tức vào khoảng 20% trong 6 tới 7 năm tới. Và theo Evan Lorenz thì đây là mức tăng trưởng kể cả những người lạc quan nhất cũng không thể nghĩ tới.
Trong khi đó, dân số có độ tuổi lao động của Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2015 (theo Ngân hàng Thế giới). Và lượng lao động này cũng sẽ bắt đầu giảm đi cùng với thời điểm mà nợ ở Trung Quốc đang ở mức khổng lồ như hiện nay.
“Bạn có rất nhiều khoản nợ mà bạn không có khă năng thanh toán, nó được gắn liền với rất nhiều tài sản mà không thể thực sự trả nợ, vì thế tăng trưởng sẽ chậm lại. Ngày hôm nay, Trung Quốc có một lượng lớn các nghĩa vụ tài chính mà nền kinh tế thật sự không thể thanh toán nổi. Khi nợ tăng trưởng ở một tốc độ nhanh hơn nhiều so với GDP danh nghĩa trong một số năm, điều đó là không bền vững và cuối cùng nó sẽ kết thúc. Có vẻ như Trung Quốc đã không còn khả năng trả các khoản nợ của mình liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của Trung Quốc. Vấn đề hiện nay là Trung Quốc sẽ xử lý như thế nào trong tương lai”- Evan Lorenz nêu vấn đề.
Thách thức đặt ra với nền kinh tế Trung Quốc là vậy và để giải quyết vấn đề này cũng là điều không hề đơn giản. Bởi theo phân tích của Evan Lorenz, để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng nợ rất lớn. Mà điều này sẽ làm tăng các khoản nợ không hiệu quả gắn liền với nhiều hơn nữa các sản phẩm không có hiệu quả.
Hải Anh
MM chuyển