Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Trung Quốc có thể kiểm soát Internet toàn cầu kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2016
Vào tháng 11 năm 2014, truyền thông nhà nước China Daily đã dẫn lời của Lý Ngọc Tiêu (Li Yuxiao) – nhà nghiên cứu tại Học viện Không gian mạng Trung Quốc: “Giờ là lúc để Trung Quốc hiện thực hóa trách nhiệm của mình. Nếu Mỹ sẵn sàng từ bỏ việc điều hành của mình đối với lĩnh vực Internet, câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người nắm cây gậy chỉ huy và nó sẽ được quản lý như thế nào?”.
“Đầu tiên, chúng tôi phải thiết lập mục tiêu của mình trong không gian mạng, sau đó suy nghĩ về các chiến lược, trước khi chuyển sang việc cải thiện luật pháp của chúng tôi”, ông nói.
Hiện giờ, ông Lý là người đứng đầu của một cơ quan được tạo ra để buộc các công ty công nghệ phải tuân thủ theo pháp luật của chính quyền Trung Quốc. Những bình luận của ông có liên quan đến một quy trình mà Mỹ đã từng thông báo vào năm 2014 rằng, sẽ từ bỏ quyền kiểm soát đối với mạng Internet bằng cách chấm dứt hợp đồng giữa Bộ Thương mại Mỹ và Hội đồng Internet về Cấp phát Số hiệu và Tên miền (ICANN).
Quy trình này dự kiến sẽ được hoàn tất với hạn chót là ngày 1 tháng 10 năm 2016.
Bộ phận được bàn giao là Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet (IANA), là một cơ quan thuộc ICANN. Cơ quan này quy định đăng ký tên miền cho trang web, xử lý khu vực Hệ Tên Miền (DNS) cấp cao nhất (DNS root zone) để đảm bảo rằng người dùng Internet có thể trực tiếp truy cập vào trang web mà họ định truy cập, đồng thời xử lý các giao thức Internet.
Đặc biệt, tính toàn vẹn của DNS là một điều rất then chốt. Vì nó có thể bị sử dụng cho các vụ tấn công mạng, gửi đến cho người dùng những trang web giả mạo và độc hại. Nó còn là một trong những hệ thống quan trọng nhất bị nhà nước thao túng kiểm duyệt, chặn không cho truy cập đến một trang web nào đó.
Mỹ dự kiến sẽ để cho Internet được vận hành theo một mô hình nhiều người cầm chịch mà không chịu sự giám sát của chính phủ. Từ bỏ sự kiểm soát của ICANN sẽ là bước cuối cùng trong quy trình này. Tuy vậy mô hình mới không có nghĩa là ICANN, hay Internet, sẽ không chịu ảnh hưởng gì của chính phủ, mà chỉ đơn giản là Mỹ sẽ rời khỏi vị trí này.
Theo Chris Mattmann, người đã giúp phát triển giao thức email qua IANA và một số hệ thống Apache rất quan trọng của Internet, thì sự bàn giao của ICANN là một động thái đáng lo ngại.
Mattmann cho biết, với sự thay đổi này, quy trình xác định trang web nào sẽ hiện lên màn hình máy tính của bạn sau khi bạn nhập địa chỉ trang web “sẽ không còn được cầm cương bởi Bộ Thương Mại Mỹ”, và điều này có thể bị thao túng bởi các thế lực nước ngoài để phục vụ đủ loại mục đích, từ kiểm duyệt cho đến tấn công mạng.
Chẳng hạn, nếu chính quyền Trung Quốc phản đối một trang web nào đó đang đăng tải thông tin về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc thì chính quyền Trung Quốc có khả năng gây ảnh hưởng đến IANA và làm cho trang web đó gần như vô hình trên internet.
Hiện đang làm việc tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, Mattman cho biết, ông tin rằng quy trình của ICANN cần phải được xem xét cực kỳ chặt chẽ. Ông cũng đồng thời lưu ý rằng “thậm chí nếu bản thân Internet là phi tập trung và phân tán”, một hệ thống không cấm đoán sẽ bắt đầu sụp đổ nếu không có một cơ quan có thẩm quyền nào đảm bảo rằng nó không bị cấm đoán.
Chế độ Trung Quốc đang có những động thái để lấp vào chỗ trống mà Mỹ sẽ để lại – và hệ thống quản trị Internet mới của Trung Quốc thì hoàn toàn nằm ngoài chức năng và quyền hạn của ICANN.
Hơn 2 năm qua, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã soạn thảo ra một bộ luật độc tài nhằm kiểm soát mọi khía cạnh của Internet. Chế độ Trung Quốc đã thành lập các tổ chức trong nước hoặc thao túng các cơ quan quốc tế để ép Internet phải tuân theo các luật lệ mới này thông qua Liên Hiệp Quốc; thông qua việc thực thi những luật lệ trong nước bao gồm luôn các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc; và thông qua các tổ chức được thành lập để làm việc trực tiếp với các công ty công nghệ lớn ở nước ngoài và rộng hơn là các tổ chức cầm chịch Internet.
Một công cụ đắc lực cho đối ngoại
Ông Lý đã đưa ra lời phát biểu trên tại Hội nghị Internet Thế giới 2014, với chủ đề về “Một thế giới Internet được kết nối, chia sẻ và quản lý bởi tất cả các nước”. Hội nghị này diễn ra tại Ô Trấn, Trung Quốc, đã quy tụ hơn 1.000 công ty Internet từ hơn 100 quốc gia và lãnh thổ. Trong vòng 2 năm, Trung Quốc đã đạt được thành công với mục tiêu quản lý Internet toàn cầu mà Lý đã đề ra.
Hiện nay, Lý đang là Tổng thư ký của Hiệp hội An ninh mạng của Trung Quốc. Hiệp hội này được thành lập vào ngày 25 tháng 3 và được chủ trì bởi Fang Binxing (Phương Tân Hưng), người được coi là cha đẻ của hệ thống kiểm duyệt và giám sát Internet với công cụ Phòng Hỏa Trường Thành (Great Firewall) nổi tiếng tại Trung Quốc. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì hiệp hội này chính là phương tiện để truyền bá hệ thống và luật pháp quản lý Internet của mình cho các nước khác, trong khi vẫn mang vẻ bề ngoài rất tử tế, đó là chiêu bài “an ninh mạng”.
Một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, Hiệp hội có thể bắt đầu tiến hành các cuộc thảo luận quốc tế ở “mức độ cao cấp hơn”, với “những hiệp hội công nghiệp quốc tế, hàn lâm và nghiên cứu” thuộc hệ thống toàn cầu sẽ kiểm soát Internet theo mô hình nhiều người cầm chịch.
Hiệp hội được đăng ký như là một tổ chức phi lợi nhuận cấp quốc gia. Nhưng dựa theo báo cáo này, thì nó đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Tiểu ban An ninh mạng và Thông tin, chủ trì bởi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và “chịu trách nhiệm định hướng và thực thi an toàn thông tin, cùng các chính sách và luật lệ Internet”.
Báo cáo này cũng cho biết rằng, ngoài các nhiệm vụ khác, thì Hiệp hội An ninh mạng của Trung Quốc phải tập trung vào việc “giám sát những ý kiến của dư luận để giúp kiểm soát thông tin và tuyên truyền”, đồng thời “bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc theo hướng toàn cầu hóa, và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu cho các công ty công nghệ thông tin của Trung Quốc”.
Ông Xia Yiyang – Giám đốc cấp cao về nghiên cứu và chính sách tại Tổ chức Luật Nhân quyền cho rằng, còn có nhiều tầng ý nghĩa hơn nữa khi ĐCSTQ tuyên bố “bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc theo hướng toàn cầu hóa”.
Ông nói: “Trong ngôn ngữ của ĐCSTQ, đây là một cách để giúp cho ĐCSTQ giữ được quyền lực bằng mọi giá”, và ông bổ sung: “Họ có một định nghĩa rất rõ ràng về cái gọi là ‘lợi ích cốt lõi’”.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày vào 18 tháng 12 năm 2015, trên trang web của Hội nghị Internet Thế giới, Lý Ngọc Tiêu nhấn mạnh rằng, bởi vì Trung Quốc là nước có số người sử dụng mạng nhiều nhất thế giới, nên Trung Quốc có quyền “đưa ra các quy tắc quốc tế về quản trị không gian mạng”.
Ông khẳng định: “Việc thành lập các quy tắc chỉ là một sự khởi đầu”.
Tác động đến các công ty nước ngoài
Chính quyền Trung Quốc cũng đã bắt đầu kêu gọi các công ty, bao gồm tập đoàn Microsoft, tập đoàn Intel, Cisco và IBM gia nhập vào Ủy ban Công nghệ 260 mà Trung Quốc mới thành lập.
Ủy ban này đã làm việc với các công ty nước ngoài để thực thi pháp luật của ĐCSTQ. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, nó đang mời các công ty này ra tay giúp đỡ chính quyền Trung Quốc soạn thảo các quy tắc có liên quan đến các vấn đề như mã hóa, dữ liệu lớn (big data) và an ninh mạng, và xác định các công nghệ nào nên được “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được” bởi ĐCSTQ.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, cụm từ “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được” đã được đưa vào Luật An ninh Quốc gia của chính quyền Trung Quốc. Quỹ Công nghệ Thông tin và Đổi mới có trụ sở tại Washington đã mô tả những yêu cầu của Luật này là “một phần của một nỗ lực chiến lược” với mục đích “cuối cùng hất cẳng các công ty công nghệ nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như tại nhiều thị trường trên thế giới”.
Theo đài BBC, luật này cho phép ĐCSTQ có được những bước đi “hoàn toàn cần thiết” để bảo vệ bản thân mình. Đài BBC cũng lưu ý rằng nhiều công ty công nghệ nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc “lo sợ rằng luật mới này sẽ buộc họ phải giao nộp thông tin nhạy cảm cho nhà cầm quyền”.
Chẳng hạn như, Trung Quốc đã rất nhiều lần cố ép các công ty công nghệ nước ngoài phải bàn giao mã nguồn trong phần mềm của họ. Vào năm 2015, hãng Apple không đồng ý, nhưng hãng IBM thì đồng ý – và [Trung Quốc] cũng đã yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp khóa mã hóa.
Trang web tin tức công nghệ TechDirt suy đoán rằng, ĐCSTQ có thể vận dụng luật này để một lần nữa yêu cầu các công ty nước ngoài phải cài đặt cửa hậu trong các sản phẩm công nghệ của họ.
Nếu các công ty này đáp ứng những yêu cầu của ĐCSTQ, thì họ đã tự làm phương hại đến an ninh của chính họ cũng như của người dùng Internet trong và ngoài nước Trung Quốc. Còn nếu như không đáp ứng, thì những công ty này sẽ bị cấm gia nhập vào thị trường Trung Quốc.
Gây ảnh hưởng lên Liên Hiệp Quốc
Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU – Chi nhánh của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về các vấn đề viễn thông) về mặt kỹ thuật chỉ quản lý việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Nhưng tại một cuộc họp vào năm 2012, nhiều quốc gia đã đồng ý để ITU có một vai trò trong việc quản lý Internet. Trong khi đó, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình để nắm quyền kiểm soát ITU.
Vào năm 2012, ITU đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi tổ chức một hội nghị kín ở Dubai, gọi là Hội nghị Thế giới về Viễn thông Quốc tế, để viết lại các quy tắc chi phối Internet toàn cầu.
Mặc dù đây là hội nghị kín, nhưng rất nhiều tài liệu từ các cuộc họp đã bị rò rỉ trên mạng. Và nội dung của những tài liệu này đã bị các trang web tin tức về công nghệ chỉ trích nặng nề. Một luật lệ đã được ITU thông qua “có thể giúp cho các chính phủ và các công ty có khả năng phân tích tất cả các hoạt động của một người dùng Internet, bao gồm cả email, giao dịch ngân hàng, và các cuộc gọi thoại, mà không có những biện pháp bảo vệ sự riêng tư một cách thích đáng”, dựa theo nội dung của chương trình ITU Y.2770 đã bị Trung tâm Dân chủ và Công nghệ vạch rõ chi tiết.
Mỹ đã thẳng thừng rời khỏi cuộc họp diễn ra vào năm 2012. Đồng thời, những quốc gia khác như Anh, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Úc, và nhiều nước khác cũng đã từ chối ký vào hiệp định gây tranh cãi này. Tuy nhiên, bất chấp các nước khác có đồng ý hay không, thì hiệp định này cuối cùng cũng được thông qua, cấp cho ITU một mức độ quản lý Internet mà trước đây nó chưa bao giờ có được.
Các quốc gia từ chối ký vào hiệp định thì không bị lệ thuộc vào những nội dung này. Thay vào đó, họ vẫn duy trì các thỏa thuận của hiệp định mà ITU đã ký vào năm 1988, nghĩa là không bao gồm bất kỳ yếu tố nào thể hiện rằng ITU có quyền chi phối Internet.
Tuy nhiên, ITU vẫn tuyên bố là hiệp định mới này đã đạt được sự thành công, bởi vì ITU cho rằng các thành viên còn lại của nó đã nhận ra vai trò mới của mình. Vào ngày 14 tháng 12 năm 2012, ITU đã đưa ra lời tuyên bố khẳng định rằng “các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới đều đồng ý một hiệp ước toàn cầu mới sẽ giúp mở đường cho một thế giới siêu kết nối”.
Đến tháng 10 năm 2014, ITU đã bầu ông Houlin Zhao người Trung Quốc làm Tổng Thư ký.
Trước đó, Zhao đã tuyên bố rằng kiểm duyệt là quan điểm chủ quan. Vào tháng 10 năm 2014 tờ The New American cho biết, khi được hỏi về “sự kiểm duyệt rộng khắp, nhắm mục tiêu vào những nhóm bất đồng quan điểm, bất đồng chính kiến, và những ai không cùng ý tưởng với nền chuyên chính Cộng sản Trung Quốc”, thì ông Zhao đã lảng tránh và trả lời như sau: “Một vài hình thức kiểm duyệt có lẽ là chẳng có gì lạ ở các nước khác”.
Quyết định gây tranh cãi [của Mỹ]
Thượng Nghị sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas là người tiên phong kháng cự việc [Mỹ] chuyển giao quyền kiểm soát ICANN. Nhiều quan chức chính phủ Mỹ, các tổ chức và chuyên gia đã rung hồi chuông cảnh báo rằng, một nhà nước độc tài có thể cố thực thi y hệt như những gì mà Trung Quốc đang làm.
Trong một phiên điều trần của Thượng viện diễn ra vào ngày 14 tháng 9 liên quan đến vấn đề này, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley của tiểu bang Iowa, với một bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn, cho biết, có quá nhiều câu hỏi quan trọng về quá trình chuyển đổi hiện vẫn chưa được trả lời. Chẳng hạn như “việc này có trái với hiến pháp về chuyển giao tài sản của chính phủ Mỹ hay không, việc chuyển giao sẽ ảnh hưởng đến nhân quyền và các vấn đề tự do ngôn luận như thế nào, những tên miền TLD được Mỹ kiểm soát như .gov và .mil có thể bị tổn hại hay không”.
“Nếu việc ‘cho không Internet’ này tiếp diễn, thì chắc chắn một điều rằng, các chế độ độc tài sẽ không ngừng cố gắng áp dụng kiểm soát gắt gao hơn. Và chúng ta không biết mọi thứ sẽ diễn biến như thế nào về lâu về dài”, ông Grassley nói.
Vào ngày 8 tháng 6, ông Cruz cùng với Thượng Nghị sĩ Duffy của tiểu bang Wisconsin đã trình một dự luật, gọi là Đạo luật Bảo vệ Tự do Internet nhằm ngăn chặn việc Mỹ chuyển giao quyền kiểm soát ICANN, cũng như để đảm bảo rằng Mỹ vẫn giữ được quyền sở hữu duy nhất đối với các tên miền .gov và .mil.
Philip Zimmermann cũng đã chia sẻ những mối bận tâm tương tự như trên. Ông là người đã tạo ra tiêu chuẩn mã hóa PGP, là trưởng bộ phận khoa học và đồng sáng lập ra công ty Silent Circle – một công ty chuyên về bảo mật truyền thông.
Zimmerman cho rằng, Mỹ cần phải duy trì một quyền hạn nào đó đối với Internet, nếu không thì “chúng ta sẽ bị kiểm soát bởi một cơ quan quốc tế, mà cơ quan này có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các nước thành viên nổi tiếng về tình trạng áp bức”.
“Internet có bổn phận là phải giúp cho những người yếu đuối được lên tiếng. Nếu Trung Quốc kiểm soát tên miền riêng của họ ngay tại đất nước của họ, thì họ sẽ dễ dàng đàn áp những tổ chức đối lập”, ông nói.
Ông Barney Warf – Giáo sư Địa lý tại Đại học Kansas đã công bố những nghiên cứu về quản trị và sự tự do của hệ thống Internet trên toàn cầu, cho biết rằng, Trung Quốc là một “chế độ tàn bạo, phát xít, và áp bức, đã tìm đủ mọi cách đàn áp nhân quyền”.
Ông Warf nói rằng, chỉ cần nghĩ đến việc ĐCSTQ có thể thực thi luật pháp của nó lên Internet toàn cầu thì đã rất đáng sợ.
Ông cho biết, Mỹ có sự quản trị không chính thức đối với Internet nhưng không hề đặt ra bất kỳ sự kiểm soát chặt chẽ nào, và điều này đã cho phép sự sáng tạo được phát triển. Ông cho biết việc quản lý thiếu nghiêm ngặt đã tạo điều kiện cho mọi người được phép “thử nghiệm và mắc những sai lầm”. Ông còn cho biết “Tôi nghĩ rằng Internet đã phát triển mạnh vì không có quyền lực trung ương nào kiểm soát nó”.
Những bộ luật dành riêng cho Internet
Dù Mỹ tuyên bố từ bỏ quyền kiểm soát ICANN, nhưng xét về mặt kỹ thuật, họ vẫn sẽ duy trì giám sát ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, việc giám sát này sẽ bị ràng buộc cùng với đó là 171 thành viên khác và 35 quan sát viên trong Ủy ban Cố vấn Chính phủ của ICANN.
Trang web của Ủy ban này đưa tin rằng, trong những thành viên của Ủy ban có ITU, cùng với “tất cả các cơ quan của Liên Hợp Quốc với lợi ích trực tiếp trong quản lý Internet toàn cầu”.
Trong một công văn trình lên Ủy ban Tư pháp của Thượng viện vào ngày 14 tháng 9, Jonathan Zuck – Chủ tịch Hiệp hội Ứng dụng Điện thoại đã trình bày rằng, Ủy ban này sẽ cố vấn cho ICANN về mối quan tâm của chính phủ “liên quan đến pháp luật và các thỏa thuận quốc tế dựa trên sự đồng thuận”. Trong trường hợp 171 thành viên của Ủy ban Cố vấn thật sự đưa ra một khuyến nghị cho ICANN dựa vào sự đồng thuận, thì ông Zuck chứng minh rằng ICANN có thể từ chối với 60% số phiếu của hội đồng quản trị ICANN.
Trong khi cấu trúc pháp lý của Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ không để cho Mỹ có khả năng gây ảnh hưởng đến chính sách của ICANN, thì các quan chức của Trung Quốc đã bộc lộ rất lộ liễu những ý định thúc đẩy áp dụng luật của ĐCSTQ lên Internet. Nỗ lực này thể hiện rất rõ trong Hội nghị Internet Thế giới năm 2014, ngay sau khi Mỹ đưa ra thông báo là họ sẽ nhượng quyền quản lý Internet.
Tại thời điểm đó, truyền thông nhà nước China Daily đưa tin rằng “Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đang sử dụng nền tảng này để quảng bá chiến lược và quy tắc của riêng mình cho các nước trên thế giới, [đây là] một sứ mệnh mà cường quốc công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, và là một quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất, cho rằng rất quan trọng và cấp bách”.
Tiếp theo, China Daily lại dẫn lời của Shen Yi – một giáo sư chuyên về an ninh máy tính tại Đại học Phục Đán, nhấn mạnh thêm rằng “Bây giờ Trung Quốc đã có quyền đưa ra các quy tắc quốc tế về quản trị không gian mạng, và sử dụng chiến lược cũng như các quy tắc của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên thế giới”.
Truyền thông nhà nước China Daily tóm tắt những nhận xét của Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng “Trung Quốc đang xem xét việc thiết lập các quy tắc của riêng mình trong không gian mạng”, và rằng ĐCSTQ muốn tạo ra một “bộ quy tắc chung” cho Internet.
Tháng 7 năm 2015, ĐCSTQ đã thông qua Luật An ninh Quốc gia như đã đề cập ở trên, trong đó yêu cầu các ngành công nghệ nên “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được”.
Cũng trong tháng 7 năm 2015, ĐCSTQ đã đưa ra một dự thảo Luật An ninh Mạng. Hãng thông tấn Reuters đã đưa tin rằng, luật này yêu cầu các nhà khai thác mạng phải “chấp nhận sự giám sát của chính phủ và công chúng”. Và nó cũng nhắc lại những yêu cầu rằng, tất cả các dữ liệu cá nhân của các công dân Trung Quốc và “những dữ liệu kinh doanh quan trọng” cần phải được lưu trữ trong nước – đây chính là một yếu tố cho thấy thêm rằng, rất nhiều những loại dữ liệu khác sẽ bị nhà cầm quyền giám sát.
Reuters nhấn mạnh rằng, bộ luật này đã gây ra những tranh cãi tại Mỹ và Châu Âu, vì nó ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài. Hãng thông tấn này cũng lưu ý rằng, nó làm tăng thêm sức mạnh của ĐCSTQ trong việc “truy cập và ngăn chặn sự phát tán các hồ sơ thông tin cá nhân mà luật pháp Trung Quốc cho là bất hợp pháp”. Đồng thời, điều này đã gây ra mối quan ngại từ các chính phủ, các công ty đa quốc gia, và các nhà hoạt động nhân quyền, vì ĐCSTQ đã “giải thích luật lệ theo cái cách mà nó tự cho là phù hợp”.
Tháng 12 năm 2015, ĐCSTQ đã thông qua Luật Chống Khủng bố, thông qua đó, cho phép nhà chức trách Trung Quốc giải mã thông tin để ngăn chặn “khủng bố”, và giám sát các hệ thống với lý do ngăn chặn sự lan truyền của những thông tin mà theo ĐCSTQ định nghĩa là có thể được sử dụng cho chủ nghĩa khủng bố hay “chủ nghĩa cực đoan”.
Có một danh sách rất dài miêu tả những bộ luật và các quy định tương tự. Vào tháng 2 năm 2016, ĐCSTQ đã ban hành những quy định về xuất bản trực tuyến; đến tháng 3 năm 2016 đã soạn thảo xong những quy định khi đăng ký tên miền. ĐCSTQ đã ban hành các danh sách thu mua của nhà nước để hạn chế các nhà cung cấp nước ngoài và vẫn chưa quyết định bộ luật về quy chế mã hóa.
Các công ty công nghệ hoạt động tại Trung Quốc đang bị yêu cầu phải chuyển giao việc độc quyền công nghệ của họ. Điều này gây nguy hiểm cho công việc kinh doanh và khiến cho khách hàng của họ sẽ không hài lòng về tính bảo mật. Trong khi đó, thông qua Ủy ban Công nghệ 260, nhiều công ty công nghệ lớn đang vận động cả thế giới nên vận dụng theo pháp luật và các quy định của chính quyền Trung Quốc. Riêng ITU – dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc, đang mong muốn mọi quốc gia đều có quyền được tìm kiếm tất cả lưu lượng trên Internet.
Do đó, Trung Quốc đang tìm mọi cách để thực hiện tốt lời hứa của Lý Ngọc Tiêu rằng, Trung Quốc sẽ “hiện thực hoá trách nhiệm của mình” khi Mỹ bàn giao quyền kiểm soát [IANA].
Đính chính: Những nội dung trước đây của bài viết này đã thể hiện không chính xác những tên miền được đề cập trong Luật Bảo vệ Tự do Internet, đó là tên miền .gov và.mil. Bài viết cũng đã liệt kê không chính xác ngày ông Houlin Zhao nắm giữ vị trí mới. Ông được bầu làm Tổng thư ký ITU vào ngày 23 tháng 10 năm 2014 và nhậm chức vào ngày 01 tháng 1 năm 2015. Thời báo Epoch Times thành thật xin lỗi quý bạn đọc.
http://vietdaikynguyen.com/v3/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Trung Quốc có thể kiểm soát Internet toàn cầu kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2016
Vào tháng 11 năm 2014, truyền thông nhà nước China Daily đã dẫn lời của Lý Ngọc Tiêu (Li Yuxiao) – nhà nghiên cứu tại Học viện Không gian mạng Trung Quốc: “Giờ là lúc để Trung Quốc hiện thực hóa trách nhiệm của mình. Nếu Mỹ sẵn sàng từ bỏ việc điều hành của mình đối với lĩnh vực Internet, câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người nắm cây gậy chỉ huy và nó sẽ được quản lý như thế nào?”.
“Đầu tiên, chúng tôi phải thiết lập mục tiêu của mình trong không gian mạng, sau đó suy nghĩ về các chiến lược, trước khi chuyển sang việc cải thiện luật pháp của chúng tôi”, ông nói.
Hiện giờ, ông Lý là người đứng đầu của một cơ quan được tạo ra để buộc các công ty công nghệ phải tuân thủ theo pháp luật của chính quyền Trung Quốc. Những bình luận của ông có liên quan đến một quy trình mà Mỹ đã từng thông báo vào năm 2014 rằng, sẽ từ bỏ quyền kiểm soát đối với mạng Internet bằng cách chấm dứt hợp đồng giữa Bộ Thương mại Mỹ và Hội đồng Internet về Cấp phát Số hiệu và Tên miền (ICANN).
Quy trình này dự kiến sẽ được hoàn tất với hạn chót là ngày 1 tháng 10 năm 2016.
Bộ phận được bàn giao là Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet (IANA), là một cơ quan thuộc ICANN. Cơ quan này quy định đăng ký tên miền cho trang web, xử lý khu vực Hệ Tên Miền (DNS) cấp cao nhất (DNS root zone) để đảm bảo rằng người dùng Internet có thể trực tiếp truy cập vào trang web mà họ định truy cập, đồng thời xử lý các giao thức Internet.
Đặc biệt, tính toàn vẹn của DNS là một điều rất then chốt. Vì nó có thể bị sử dụng cho các vụ tấn công mạng, gửi đến cho người dùng những trang web giả mạo và độc hại. Nó còn là một trong những hệ thống quan trọng nhất bị nhà nước thao túng kiểm duyệt, chặn không cho truy cập đến một trang web nào đó.
Mỹ dự kiến sẽ để cho Internet được vận hành theo một mô hình nhiều người cầm chịch mà không chịu sự giám sát của chính phủ. Từ bỏ sự kiểm soát của ICANN sẽ là bước cuối cùng trong quy trình này. Tuy vậy mô hình mới không có nghĩa là ICANN, hay Internet, sẽ không chịu ảnh hưởng gì của chính phủ, mà chỉ đơn giản là Mỹ sẽ rời khỏi vị trí này.
Theo Chris Mattmann, người đã giúp phát triển giao thức email qua IANA và một số hệ thống Apache rất quan trọng của Internet, thì sự bàn giao của ICANN là một động thái đáng lo ngại.
Mattmann cho biết, với sự thay đổi này, quy trình xác định trang web nào sẽ hiện lên màn hình máy tính của bạn sau khi bạn nhập địa chỉ trang web “sẽ không còn được cầm cương bởi Bộ Thương Mại Mỹ”, và điều này có thể bị thao túng bởi các thế lực nước ngoài để phục vụ đủ loại mục đích, từ kiểm duyệt cho đến tấn công mạng.
Chẳng hạn, nếu chính quyền Trung Quốc phản đối một trang web nào đó đang đăng tải thông tin về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc thì chính quyền Trung Quốc có khả năng gây ảnh hưởng đến IANA và làm cho trang web đó gần như vô hình trên internet.
Hiện đang làm việc tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, Mattman cho biết, ông tin rằng quy trình của ICANN cần phải được xem xét cực kỳ chặt chẽ. Ông cũng đồng thời lưu ý rằng “thậm chí nếu bản thân Internet là phi tập trung và phân tán”, một hệ thống không cấm đoán sẽ bắt đầu sụp đổ nếu không có một cơ quan có thẩm quyền nào đảm bảo rằng nó không bị cấm đoán.
Chế độ Trung Quốc đang có những động thái để lấp vào chỗ trống mà Mỹ sẽ để lại – và hệ thống quản trị Internet mới của Trung Quốc thì hoàn toàn nằm ngoài chức năng và quyền hạn của ICANN.
Hơn 2 năm qua, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã soạn thảo ra một bộ luật độc tài nhằm kiểm soát mọi khía cạnh của Internet. Chế độ Trung Quốc đã thành lập các tổ chức trong nước hoặc thao túng các cơ quan quốc tế để ép Internet phải tuân theo các luật lệ mới này thông qua Liên Hiệp Quốc; thông qua việc thực thi những luật lệ trong nước bao gồm luôn các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc; và thông qua các tổ chức được thành lập để làm việc trực tiếp với các công ty công nghệ lớn ở nước ngoài và rộng hơn là các tổ chức cầm chịch Internet.
Một công cụ đắc lực cho đối ngoại
Ông Lý đã đưa ra lời phát biểu trên tại Hội nghị Internet Thế giới 2014, với chủ đề về “Một thế giới Internet được kết nối, chia sẻ và quản lý bởi tất cả các nước”. Hội nghị này diễn ra tại Ô Trấn, Trung Quốc, đã quy tụ hơn 1.000 công ty Internet từ hơn 100 quốc gia và lãnh thổ. Trong vòng 2 năm, Trung Quốc đã đạt được thành công với mục tiêu quản lý Internet toàn cầu mà Lý đã đề ra.
Hiện nay, Lý đang là Tổng thư ký của Hiệp hội An ninh mạng của Trung Quốc. Hiệp hội này được thành lập vào ngày 25 tháng 3 và được chủ trì bởi Fang Binxing (Phương Tân Hưng), người được coi là cha đẻ của hệ thống kiểm duyệt và giám sát Internet với công cụ Phòng Hỏa Trường Thành (Great Firewall) nổi tiếng tại Trung Quốc. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì hiệp hội này chính là phương tiện để truyền bá hệ thống và luật pháp quản lý Internet của mình cho các nước khác, trong khi vẫn mang vẻ bề ngoài rất tử tế, đó là chiêu bài “an ninh mạng”.
Một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, Hiệp hội có thể bắt đầu tiến hành các cuộc thảo luận quốc tế ở “mức độ cao cấp hơn”, với “những hiệp hội công nghiệp quốc tế, hàn lâm và nghiên cứu” thuộc hệ thống toàn cầu sẽ kiểm soát Internet theo mô hình nhiều người cầm chịch.
Hiệp hội được đăng ký như là một tổ chức phi lợi nhuận cấp quốc gia. Nhưng dựa theo báo cáo này, thì nó đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Tiểu ban An ninh mạng và Thông tin, chủ trì bởi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và “chịu trách nhiệm định hướng và thực thi an toàn thông tin, cùng các chính sách và luật lệ Internet”.
Báo cáo này cũng cho biết rằng, ngoài các nhiệm vụ khác, thì Hiệp hội An ninh mạng của Trung Quốc phải tập trung vào việc “giám sát những ý kiến của dư luận để giúp kiểm soát thông tin và tuyên truyền”, đồng thời “bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc theo hướng toàn cầu hóa, và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu cho các công ty công nghệ thông tin của Trung Quốc”.
Ông Xia Yiyang – Giám đốc cấp cao về nghiên cứu và chính sách tại Tổ chức Luật Nhân quyền cho rằng, còn có nhiều tầng ý nghĩa hơn nữa khi ĐCSTQ tuyên bố “bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc theo hướng toàn cầu hóa”.
Ông nói: “Trong ngôn ngữ của ĐCSTQ, đây là một cách để giúp cho ĐCSTQ giữ được quyền lực bằng mọi giá”, và ông bổ sung: “Họ có một định nghĩa rất rõ ràng về cái gọi là ‘lợi ích cốt lõi’”.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày vào 18 tháng 12 năm 2015, trên trang web của Hội nghị Internet Thế giới, Lý Ngọc Tiêu nhấn mạnh rằng, bởi vì Trung Quốc là nước có số người sử dụng mạng nhiều nhất thế giới, nên Trung Quốc có quyền “đưa ra các quy tắc quốc tế về quản trị không gian mạng”.
Ông khẳng định: “Việc thành lập các quy tắc chỉ là một sự khởi đầu”.
Tác động đến các công ty nước ngoài
Chính quyền Trung Quốc cũng đã bắt đầu kêu gọi các công ty, bao gồm tập đoàn Microsoft, tập đoàn Intel, Cisco và IBM gia nhập vào Ủy ban Công nghệ 260 mà Trung Quốc mới thành lập.
Ủy ban này đã làm việc với các công ty nước ngoài để thực thi pháp luật của ĐCSTQ. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, nó đang mời các công ty này ra tay giúp đỡ chính quyền Trung Quốc soạn thảo các quy tắc có liên quan đến các vấn đề như mã hóa, dữ liệu lớn (big data) và an ninh mạng, và xác định các công nghệ nào nên được “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được” bởi ĐCSTQ.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, cụm từ “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được” đã được đưa vào Luật An ninh Quốc gia của chính quyền Trung Quốc. Quỹ Công nghệ Thông tin và Đổi mới có trụ sở tại Washington đã mô tả những yêu cầu của Luật này là “một phần của một nỗ lực chiến lược” với mục đích “cuối cùng hất cẳng các công ty công nghệ nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như tại nhiều thị trường trên thế giới”.
Theo đài BBC, luật này cho phép ĐCSTQ có được những bước đi “hoàn toàn cần thiết” để bảo vệ bản thân mình. Đài BBC cũng lưu ý rằng nhiều công ty công nghệ nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc “lo sợ rằng luật mới này sẽ buộc họ phải giao nộp thông tin nhạy cảm cho nhà cầm quyền”.
Chẳng hạn như, Trung Quốc đã rất nhiều lần cố ép các công ty công nghệ nước ngoài phải bàn giao mã nguồn trong phần mềm của họ. Vào năm 2015, hãng Apple không đồng ý, nhưng hãng IBM thì đồng ý – và [Trung Quốc] cũng đã yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp khóa mã hóa.
Trang web tin tức công nghệ TechDirt suy đoán rằng, ĐCSTQ có thể vận dụng luật này để một lần nữa yêu cầu các công ty nước ngoài phải cài đặt cửa hậu trong các sản phẩm công nghệ của họ.
Nếu các công ty này đáp ứng những yêu cầu của ĐCSTQ, thì họ đã tự làm phương hại đến an ninh của chính họ cũng như của người dùng Internet trong và ngoài nước Trung Quốc. Còn nếu như không đáp ứng, thì những công ty này sẽ bị cấm gia nhập vào thị trường Trung Quốc.
Gây ảnh hưởng lên Liên Hiệp Quốc
Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU – Chi nhánh của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về các vấn đề viễn thông) về mặt kỹ thuật chỉ quản lý việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Nhưng tại một cuộc họp vào năm 2012, nhiều quốc gia đã đồng ý để ITU có một vai trò trong việc quản lý Internet. Trong khi đó, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình để nắm quyền kiểm soát ITU.
Vào năm 2012, ITU đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi tổ chức một hội nghị kín ở Dubai, gọi là Hội nghị Thế giới về Viễn thông Quốc tế, để viết lại các quy tắc chi phối Internet toàn cầu.
Mặc dù đây là hội nghị kín, nhưng rất nhiều tài liệu từ các cuộc họp đã bị rò rỉ trên mạng. Và nội dung của những tài liệu này đã bị các trang web tin tức về công nghệ chỉ trích nặng nề. Một luật lệ đã được ITU thông qua “có thể giúp cho các chính phủ và các công ty có khả năng phân tích tất cả các hoạt động của một người dùng Internet, bao gồm cả email, giao dịch ngân hàng, và các cuộc gọi thoại, mà không có những biện pháp bảo vệ sự riêng tư một cách thích đáng”, dựa theo nội dung của chương trình ITU Y.2770 đã bị Trung tâm Dân chủ và Công nghệ vạch rõ chi tiết.
Mỹ đã thẳng thừng rời khỏi cuộc họp diễn ra vào năm 2012. Đồng thời, những quốc gia khác như Anh, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Úc, và nhiều nước khác cũng đã từ chối ký vào hiệp định gây tranh cãi này. Tuy nhiên, bất chấp các nước khác có đồng ý hay không, thì hiệp định này cuối cùng cũng được thông qua, cấp cho ITU một mức độ quản lý Internet mà trước đây nó chưa bao giờ có được.
Các quốc gia từ chối ký vào hiệp định thì không bị lệ thuộc vào những nội dung này. Thay vào đó, họ vẫn duy trì các thỏa thuận của hiệp định mà ITU đã ký vào năm 1988, nghĩa là không bao gồm bất kỳ yếu tố nào thể hiện rằng ITU có quyền chi phối Internet.
Tuy nhiên, ITU vẫn tuyên bố là hiệp định mới này đã đạt được sự thành công, bởi vì ITU cho rằng các thành viên còn lại của nó đã nhận ra vai trò mới của mình. Vào ngày 14 tháng 12 năm 2012, ITU đã đưa ra lời tuyên bố khẳng định rằng “các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới đều đồng ý một hiệp ước toàn cầu mới sẽ giúp mở đường cho một thế giới siêu kết nối”.
Đến tháng 10 năm 2014, ITU đã bầu ông Houlin Zhao người Trung Quốc làm Tổng Thư ký.
Trước đó, Zhao đã tuyên bố rằng kiểm duyệt là quan điểm chủ quan. Vào tháng 10 năm 2014 tờ The New American cho biết, khi được hỏi về “sự kiểm duyệt rộng khắp, nhắm mục tiêu vào những nhóm bất đồng quan điểm, bất đồng chính kiến, và những ai không cùng ý tưởng với nền chuyên chính Cộng sản Trung Quốc”, thì ông Zhao đã lảng tránh và trả lời như sau: “Một vài hình thức kiểm duyệt có lẽ là chẳng có gì lạ ở các nước khác”.
Quyết định gây tranh cãi [của Mỹ]
Thượng Nghị sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas là người tiên phong kháng cự việc [Mỹ] chuyển giao quyền kiểm soát ICANN. Nhiều quan chức chính phủ Mỹ, các tổ chức và chuyên gia đã rung hồi chuông cảnh báo rằng, một nhà nước độc tài có thể cố thực thi y hệt như những gì mà Trung Quốc đang làm.
Trong một phiên điều trần của Thượng viện diễn ra vào ngày 14 tháng 9 liên quan đến vấn đề này, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley của tiểu bang Iowa, với một bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn, cho biết, có quá nhiều câu hỏi quan trọng về quá trình chuyển đổi hiện vẫn chưa được trả lời. Chẳng hạn như “việc này có trái với hiến pháp về chuyển giao tài sản của chính phủ Mỹ hay không, việc chuyển giao sẽ ảnh hưởng đến nhân quyền và các vấn đề tự do ngôn luận như thế nào, những tên miền TLD được Mỹ kiểm soát như .gov và .mil có thể bị tổn hại hay không”.
“Nếu việc ‘cho không Internet’ này tiếp diễn, thì chắc chắn một điều rằng, các chế độ độc tài sẽ không ngừng cố gắng áp dụng kiểm soát gắt gao hơn. Và chúng ta không biết mọi thứ sẽ diễn biến như thế nào về lâu về dài”, ông Grassley nói.
Vào ngày 8 tháng 6, ông Cruz cùng với Thượng Nghị sĩ Duffy của tiểu bang Wisconsin đã trình một dự luật, gọi là Đạo luật Bảo vệ Tự do Internet nhằm ngăn chặn việc Mỹ chuyển giao quyền kiểm soát ICANN, cũng như để đảm bảo rằng Mỹ vẫn giữ được quyền sở hữu duy nhất đối với các tên miền .gov và .mil.
Philip Zimmermann cũng đã chia sẻ những mối bận tâm tương tự như trên. Ông là người đã tạo ra tiêu chuẩn mã hóa PGP, là trưởng bộ phận khoa học và đồng sáng lập ra công ty Silent Circle – một công ty chuyên về bảo mật truyền thông.
Zimmerman cho rằng, Mỹ cần phải duy trì một quyền hạn nào đó đối với Internet, nếu không thì “chúng ta sẽ bị kiểm soát bởi một cơ quan quốc tế, mà cơ quan này có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các nước thành viên nổi tiếng về tình trạng áp bức”.
“Internet có bổn phận là phải giúp cho những người yếu đuối được lên tiếng. Nếu Trung Quốc kiểm soát tên miền riêng của họ ngay tại đất nước của họ, thì họ sẽ dễ dàng đàn áp những tổ chức đối lập”, ông nói.
Ông Barney Warf – Giáo sư Địa lý tại Đại học Kansas đã công bố những nghiên cứu về quản trị và sự tự do của hệ thống Internet trên toàn cầu, cho biết rằng, Trung Quốc là một “chế độ tàn bạo, phát xít, và áp bức, đã tìm đủ mọi cách đàn áp nhân quyền”.
Ông Warf nói rằng, chỉ cần nghĩ đến việc ĐCSTQ có thể thực thi luật pháp của nó lên Internet toàn cầu thì đã rất đáng sợ.
Ông cho biết, Mỹ có sự quản trị không chính thức đối với Internet nhưng không hề đặt ra bất kỳ sự kiểm soát chặt chẽ nào, và điều này đã cho phép sự sáng tạo được phát triển. Ông cho biết việc quản lý thiếu nghiêm ngặt đã tạo điều kiện cho mọi người được phép “thử nghiệm và mắc những sai lầm”. Ông còn cho biết “Tôi nghĩ rằng Internet đã phát triển mạnh vì không có quyền lực trung ương nào kiểm soát nó”.
Những bộ luật dành riêng cho Internet
Dù Mỹ tuyên bố từ bỏ quyền kiểm soát ICANN, nhưng xét về mặt kỹ thuật, họ vẫn sẽ duy trì giám sát ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, việc giám sát này sẽ bị ràng buộc cùng với đó là 171 thành viên khác và 35 quan sát viên trong Ủy ban Cố vấn Chính phủ của ICANN.
Trang web của Ủy ban này đưa tin rằng, trong những thành viên của Ủy ban có ITU, cùng với “tất cả các cơ quan của Liên Hợp Quốc với lợi ích trực tiếp trong quản lý Internet toàn cầu”.
Trong một công văn trình lên Ủy ban Tư pháp của Thượng viện vào ngày 14 tháng 9, Jonathan Zuck – Chủ tịch Hiệp hội Ứng dụng Điện thoại đã trình bày rằng, Ủy ban này sẽ cố vấn cho ICANN về mối quan tâm của chính phủ “liên quan đến pháp luật và các thỏa thuận quốc tế dựa trên sự đồng thuận”. Trong trường hợp 171 thành viên của Ủy ban Cố vấn thật sự đưa ra một khuyến nghị cho ICANN dựa vào sự đồng thuận, thì ông Zuck chứng minh rằng ICANN có thể từ chối với 60% số phiếu của hội đồng quản trị ICANN.
Trong khi cấu trúc pháp lý của Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ không để cho Mỹ có khả năng gây ảnh hưởng đến chính sách của ICANN, thì các quan chức của Trung Quốc đã bộc lộ rất lộ liễu những ý định thúc đẩy áp dụng luật của ĐCSTQ lên Internet. Nỗ lực này thể hiện rất rõ trong Hội nghị Internet Thế giới năm 2014, ngay sau khi Mỹ đưa ra thông báo là họ sẽ nhượng quyền quản lý Internet.
Tại thời điểm đó, truyền thông nhà nước China Daily đưa tin rằng “Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đang sử dụng nền tảng này để quảng bá chiến lược và quy tắc của riêng mình cho các nước trên thế giới, [đây là] một sứ mệnh mà cường quốc công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, và là một quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất, cho rằng rất quan trọng và cấp bách”.
Tiếp theo, China Daily lại dẫn lời của Shen Yi – một giáo sư chuyên về an ninh máy tính tại Đại học Phục Đán, nhấn mạnh thêm rằng “Bây giờ Trung Quốc đã có quyền đưa ra các quy tắc quốc tế về quản trị không gian mạng, và sử dụng chiến lược cũng như các quy tắc của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên thế giới”.
Truyền thông nhà nước China Daily tóm tắt những nhận xét của Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng “Trung Quốc đang xem xét việc thiết lập các quy tắc của riêng mình trong không gian mạng”, và rằng ĐCSTQ muốn tạo ra một “bộ quy tắc chung” cho Internet.
Tháng 7 năm 2015, ĐCSTQ đã thông qua Luật An ninh Quốc gia như đã đề cập ở trên, trong đó yêu cầu các ngành công nghệ nên “đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được”.
Cũng trong tháng 7 năm 2015, ĐCSTQ đã đưa ra một dự thảo Luật An ninh Mạng. Hãng thông tấn Reuters đã đưa tin rằng, luật này yêu cầu các nhà khai thác mạng phải “chấp nhận sự giám sát của chính phủ và công chúng”. Và nó cũng nhắc lại những yêu cầu rằng, tất cả các dữ liệu cá nhân của các công dân Trung Quốc và “những dữ liệu kinh doanh quan trọng” cần phải được lưu trữ trong nước – đây chính là một yếu tố cho thấy thêm rằng, rất nhiều những loại dữ liệu khác sẽ bị nhà cầm quyền giám sát.
Reuters nhấn mạnh rằng, bộ luật này đã gây ra những tranh cãi tại Mỹ và Châu Âu, vì nó ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài. Hãng thông tấn này cũng lưu ý rằng, nó làm tăng thêm sức mạnh của ĐCSTQ trong việc “truy cập và ngăn chặn sự phát tán các hồ sơ thông tin cá nhân mà luật pháp Trung Quốc cho là bất hợp pháp”. Đồng thời, điều này đã gây ra mối quan ngại từ các chính phủ, các công ty đa quốc gia, và các nhà hoạt động nhân quyền, vì ĐCSTQ đã “giải thích luật lệ theo cái cách mà nó tự cho là phù hợp”.
Tháng 12 năm 2015, ĐCSTQ đã thông qua Luật Chống Khủng bố, thông qua đó, cho phép nhà chức trách Trung Quốc giải mã thông tin để ngăn chặn “khủng bố”, và giám sát các hệ thống với lý do ngăn chặn sự lan truyền của những thông tin mà theo ĐCSTQ định nghĩa là có thể được sử dụng cho chủ nghĩa khủng bố hay “chủ nghĩa cực đoan”.
Có một danh sách rất dài miêu tả những bộ luật và các quy định tương tự. Vào tháng 2 năm 2016, ĐCSTQ đã ban hành những quy định về xuất bản trực tuyến; đến tháng 3 năm 2016 đã soạn thảo xong những quy định khi đăng ký tên miền. ĐCSTQ đã ban hành các danh sách thu mua của nhà nước để hạn chế các nhà cung cấp nước ngoài và vẫn chưa quyết định bộ luật về quy chế mã hóa.
Các công ty công nghệ hoạt động tại Trung Quốc đang bị yêu cầu phải chuyển giao việc độc quyền công nghệ của họ. Điều này gây nguy hiểm cho công việc kinh doanh và khiến cho khách hàng của họ sẽ không hài lòng về tính bảo mật. Trong khi đó, thông qua Ủy ban Công nghệ 260, nhiều công ty công nghệ lớn đang vận động cả thế giới nên vận dụng theo pháp luật và các quy định của chính quyền Trung Quốc. Riêng ITU – dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc, đang mong muốn mọi quốc gia đều có quyền được tìm kiếm tất cả lưu lượng trên Internet.
Do đó, Trung Quốc đang tìm mọi cách để thực hiện tốt lời hứa của Lý Ngọc Tiêu rằng, Trung Quốc sẽ “hiện thực hoá trách nhiệm của mình” khi Mỹ bàn giao quyền kiểm soát [IANA].
Đính chính: Những nội dung trước đây của bài viết này đã thể hiện không chính xác những tên miền được đề cập trong Luật Bảo vệ Tự do Internet, đó là tên miền .gov và.mil. Bài viết cũng đã liệt kê không chính xác ngày ông Houlin Zhao nắm giữ vị trí mới. Ông được bầu làm Tổng thư ký ITU vào ngày 23 tháng 10 năm 2014 và nhậm chức vào ngày 01 tháng 1 năm 2015. Thời báo Epoch Times thành thật xin lỗi quý bạn đọc.
http://vietdaikynguyen.com/v3/