Cà Kê Dê Ngỗng

Trung Quốc có thực sự mạnh?

Trung Quốc được xem như một nước lớn với dân số hơn 1.3 tỉ, đông nhất và chiếm một phần năm dân số thế giới; trong khi đó với diện tích gần 10 triệu cây số vuông

Trung Quốc được xem như một nước lớn với dân số hơn 1.3 tỉ, đông nhất và chiếm một phần năm dân số thế giới; trong khi đó với diện tích gần 10 triệu cây số vuông, Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Nga và Canada. 

trung-quoc-co-thuc-su-manh

Trung Quốc cũng được coi là một cường quốc cả về quân sự lẫn kinh tế. Về quân sự, với 2.25 triệu quân chính quy, Trung Quốc có một lực lượng quân đội lớn hàng số một (thiện chiến hay không thì khó biết vì quân đội này chưa được thực sự “thử lửa” kể từ cuộc chiến biên giới Trung Việt năm 1979), và là một trong số những quốc gia có sở hữu vũ khí nguyên tử có khả năng điều động ở mọi tầm cỡ.

Về kinh tế, Trung Quốc có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới tính trên tổng sản lượng nội địa (GDP) mỗi năm. Cho đến năm 2015, Trung Quốc là cường quốc kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tỉ lệ tăng trưởng trung bình là 10% trong vòng 30 năm qua. Và vì vậy, có nhiều người đã xem đây như là một phép lạ kinh tế có một không hai. Tuy nhiên, có một điểm khác lạ giữa Trung quốc và những cường quốc kinh tế khác là cho đến nay lãnh vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm phần lớn hơn trong nền kinh tế quốc gia so với lãnh vực tư doanh, và vẫn được hưởng nhiều quyền lợi từ sự bảo kê của ngân hàng nhà nước. Ðây chính là một trong những điểm yếu nhất của kinh tế Trung Quốc, một thứ gót chân Achilles mà nhiều kinh tế gia lo ngại là nếu không được cải tổ sớm thì nó sẽ là chiếc neo làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới này.

trung-quoc-co-thuc-su-manh2
Tổng sản lượng nội địa GDP giảm – nguồn livemint.com

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc có thể sánh ngang bằng với nhiều quốc gia phương Tây khác, nếu không muốn nói là mạnh hơn, nếu chỉ căn cứ vào “lượng” về sự chi tiêu cho lãnh vực quốc phòng của họ. Nhưng nếu so sánh về “chất”, vấn đề này cần phải xem lại, nhất là 2 yếu tố chánh: vũ khí và tinh thần chiến đấu.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), ngân sách dành cho quốc phòng của Bắc Kinh trong mấy năm qua tăng đều mỗi năm, và năm 2016 đạt mức $145 tỉ, chỉ đứng sau Hoa Kỳ với ngân sách quốc phòng là $604.5 tỉ, và cao hơn 1.8 lần so với ngân sách quốc phòng của Nam Hàn và Nhật Bản cộng lại. Ðiều này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, lo ngại và nghi ngờ rằng Trung Quốc đang có những toan tính bành trướng sức mạnh và tham vọng bá chủ quân sự trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hay ít ra là trong khu vực Biển Ðông và Hoa Ðông. Sự nghi ngờ này không hẳn là không có căn cứ nếu nhìn lại mấy năm qua với những hành động như khiêu khích hay gây hấn từ phía Trung Quốc đối với những quốc gia láng giềng của họ.

Tuy nhiên, để hỗ trợ cho ngân sách chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc bắt buộc phải có một nền kinh tế mạnh. Trong bài này, chúng ta hãy thử nhìn sơ qua một vài con số thống kê chính thức đưa ra từ nhà nước Trung Quốc cũng như từ sự nhận định của một số kinh tế gia độc lập để tìm hiểu xem sức mạnh kinh tế thực sự của quốc gia này hiện nay là thế nào.

Mao Trạch Ðông qua đời năm 1976 để lại cho người dân Trung Quốc một nền kinh tế đứng hàng thứ 32 trên thế giới, nhưng trên thực tế, nếu ta lấy con số GDP lúc đó chia đổ đồng cho từng đầu người thì có thể nói đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và nạn đói xảy ra triền miên suốt thời kỳ mấy chục năm cầm quyền của Mao. Hai năm sau đó, lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình, thoát được nạn Cách mạng Văn hoá và sau đó tiêu diệt được nhóm “tứ nhân bang”, lên cầm quyền rồi phát động phong trào cải cách với câu nói nổi tiếng “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột.”

Trong cuộc cải tổ của Ðặng, tất cả mọi hoạt động kinh tế được đặt dưới sự chỉ đạo của chính quyền cộng sản theo định hướng “chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Hoa.”

Cái gọi là “đặc tính Trung Hoa” đó là, dưới sự lãnh đạo của Ðặng và vẫn được tiếp tục duy trì cho đến nay, Trung Quốc cho tách rời kinh tế ra khỏi chính trị, cho phép chuyển nền kinh tế chỉ huy sang thành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mọi hoạt động chính trị vẫn phải đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của đảng cộng sản Trung Quốc, hay nói nôm na thì người dân Trung Quốc có thể no ấm hơn phần nào nhưng sẽ không được hưởng những quyền tự do cá nhân căn bản nhất. Một ví dụ điển hình là chính quyền cộng sản Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và cho đến nay, sau gần ba mươi năm, những danh từ như “Thiên An Môn” hay “dân chủ” vẫn còn là những từ “nhạy cảm” trong xã hội Trung Quốc.

Theo các số liệu chính thức từ Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2016, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu kinh tế thế giới với tổng sản lượng nội địa GDP là $18,562 tỉ, Trung Quốc đứng thứ nhì với GDP là $11,392 tỉ, và Nhật Bản thứ ba với GDP $4,730 tỉ.

trung-quoc-co-thuc-su-manh1
Kinh tế tăng chậm và nợ cao – nguồn Zero Hedge

Cũng năm 2016 vừa qua, theo con số thống kê chính thức từ nhà nước, nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới này phát triển 6.7%, chậm hơn so với năm 2015 trước đó là 6.9%, là mức phát triển chậm nhất trong hơn 25 năm qua và năm 2017 sẽ còn chậm hơn nữa. Mặc dù con số thống kê chính thức trên tương đối thấp so với tỉ lệ phát triển của những năm trước đây, nhưng theo một số kinh tế gia độc lập, những con số này vẫn đáng ngờ, ít ra là kể từ năm 2011 đến nay.

Trong một điện tín ngoại giao được tiết lộ qua trang mạng WikiLeaks, Thủ tướng Lý Khắc Cường, khi còn là bí thư của tỉnh Liêu Ninh, đã từng nói với đại sứ Hoa Kỳ lúc đó rằng những thống kê kinh tế chính thức chỉ là những con số ‘nguỵ tạo’ và “do đó không đáng tin’, và thước đo kinh tế gọi là đáng tin thì chỉ nên dựa vào ba yếu tố: sự tiêu thụ điện, số lượng kiện hàng được vận chuyển và việc giải ngân các món vay nợ. Từ đó người ta gọi đây là “chỉ số Lý Khắc Cường” (Keqiang Index hay KI Index).

Vậy, nếu tính theo chỉ số KI Index, tỉ lệ phát triển của Trung Quốc không phải là 6.7% mà là dưới mức 5%. Ðó là chưa kể tới một yếu tố quan trọng khác nữa: đó là mấy năm qua, nhà nước Trung Quốc đã đổ tiền vào việc xây dựng bừa bãi hạ tầng cơ sở chỉ với mục đích là đánh lừa để nâng tỉ lệ tăng trưởng kinh tế lên một mức khả quan hơn.

Tiền vay mượn của các công ty quốc doanh để xây nhà, cầu, đường quá dư thừa mà nhà thì không bán được và hàng hoá sản xuất ứ đọng không tiêu thụ hết thì những món vay mượn đó trở thành nợ xấu không thanh toán được, đến một ngày nào đó những bong bóng nợ này bị vỡ và sẽ đánh quỵ nền kinh tế Trung Quốc.

Nếu đưa tất cả những yếu tố này vào trong bài toán kinh tế, nhiều kinh tế gia cho rằng nền kinh tế thực sự của Trung Quốc trong 5 năm qua không có phát triển, và nếu có thì có lẽ chỉ dưới 1%.

Trong tác phẩm “Ðế quốc Giả dối” (Empire of Lies), tác giả Guy Sorman, từng sống và nghiên cứu nhiều năm tại Trung Quốc, nhận định rằng sự thành công của Trung Quốc, một phần nào đó, chỉ là ảo ảnh. Quả thật hiện nay có khoảng 200 triệu dân Trung Quốc, nhờ may mắn được làm việc trong một thị trường toàn cầu mở rộng nên được hưởng thụ một cuộc sống trung lưu khá giả. Tuy nhiên, còn lại một tỉ khác, phần đông là giới công nhân và nông dân, lại là những người dân nghèo và bị bóc lột sức lao động nhiều nhất trên thế giới. Bị chèn ép lâu ngày sẽ đưa tới bất mãn, đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi những vụ bạo động giữa nông dân và các giới chức của đảng cộng sản Trung Quốc vẫn thường xuyên xảy ra nhưng bị hệ thống truyền thông nhà nước ém nhẹm. Sự thật của cái gọi “phép lạ kinh tế Trung Quốc” là nó hiện đang bị ung thối ngay từ bên trong.

trung-quoc-co-thuc-su-manh3
Kinh tế Trung Quốc suy yếu – Hình minh họa nguồn YouTube

Một thực tế phũ phàng khác là tổng sản lượng trên mỗi đầu người (GDP per capita) tại Trung Quốc hiện nay vẫn còn quá thấp, xếp hạng thứ 90 trên thế giới, chỉ trên nước Namibia (châu Phi) và dưới St. Vincents and the Grenadines (Caribbean), và hơn một phần tư dân số sống với dưới $2 mỗi ngày. Hơn 100 triệu dân vẫn còn ở dưới mức nghèo được ấn định là $1.25 một ngày. Tỉ lệ nợ-trên-GDP hiện đang ở mức trên 200% và mô hình đầu tư cố định đang có dấu hiệu hết hơi. Dân số ngày càng lão hoá và như vậy, năng suất lao động trong tương lai sẽ gặp nhiều vấn đề.

Ðưa ra những con số kinh tế thực tế đó để thấy rằng dù có được báo chí phương tây thổi phồng thế nào, Trung Quốc vẫn chưa xứng đáng là một cường quốc kinh tế khi phần đông dân chúng còn sống nghèo khổ.

Vũ Hiến

( báo Trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc có thực sự mạnh?

Trung Quốc được xem như một nước lớn với dân số hơn 1.3 tỉ, đông nhất và chiếm một phần năm dân số thế giới; trong khi đó với diện tích gần 10 triệu cây số vuông

Trung Quốc được xem như một nước lớn với dân số hơn 1.3 tỉ, đông nhất và chiếm một phần năm dân số thế giới; trong khi đó với diện tích gần 10 triệu cây số vuông, Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Nga và Canada. 

trung-quoc-co-thuc-su-manh

Trung Quốc cũng được coi là một cường quốc cả về quân sự lẫn kinh tế. Về quân sự, với 2.25 triệu quân chính quy, Trung Quốc có một lực lượng quân đội lớn hàng số một (thiện chiến hay không thì khó biết vì quân đội này chưa được thực sự “thử lửa” kể từ cuộc chiến biên giới Trung Việt năm 1979), và là một trong số những quốc gia có sở hữu vũ khí nguyên tử có khả năng điều động ở mọi tầm cỡ.

Về kinh tế, Trung Quốc có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới tính trên tổng sản lượng nội địa (GDP) mỗi năm. Cho đến năm 2015, Trung Quốc là cường quốc kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tỉ lệ tăng trưởng trung bình là 10% trong vòng 30 năm qua. Và vì vậy, có nhiều người đã xem đây như là một phép lạ kinh tế có một không hai. Tuy nhiên, có một điểm khác lạ giữa Trung quốc và những cường quốc kinh tế khác là cho đến nay lãnh vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm phần lớn hơn trong nền kinh tế quốc gia so với lãnh vực tư doanh, và vẫn được hưởng nhiều quyền lợi từ sự bảo kê của ngân hàng nhà nước. Ðây chính là một trong những điểm yếu nhất của kinh tế Trung Quốc, một thứ gót chân Achilles mà nhiều kinh tế gia lo ngại là nếu không được cải tổ sớm thì nó sẽ là chiếc neo làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới này.

trung-quoc-co-thuc-su-manh2
Tổng sản lượng nội địa GDP giảm – nguồn livemint.com

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc có thể sánh ngang bằng với nhiều quốc gia phương Tây khác, nếu không muốn nói là mạnh hơn, nếu chỉ căn cứ vào “lượng” về sự chi tiêu cho lãnh vực quốc phòng của họ. Nhưng nếu so sánh về “chất”, vấn đề này cần phải xem lại, nhất là 2 yếu tố chánh: vũ khí và tinh thần chiến đấu.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), ngân sách dành cho quốc phòng của Bắc Kinh trong mấy năm qua tăng đều mỗi năm, và năm 2016 đạt mức $145 tỉ, chỉ đứng sau Hoa Kỳ với ngân sách quốc phòng là $604.5 tỉ, và cao hơn 1.8 lần so với ngân sách quốc phòng của Nam Hàn và Nhật Bản cộng lại. Ðiều này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, lo ngại và nghi ngờ rằng Trung Quốc đang có những toan tính bành trướng sức mạnh và tham vọng bá chủ quân sự trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hay ít ra là trong khu vực Biển Ðông và Hoa Ðông. Sự nghi ngờ này không hẳn là không có căn cứ nếu nhìn lại mấy năm qua với những hành động như khiêu khích hay gây hấn từ phía Trung Quốc đối với những quốc gia láng giềng của họ.

Tuy nhiên, để hỗ trợ cho ngân sách chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc bắt buộc phải có một nền kinh tế mạnh. Trong bài này, chúng ta hãy thử nhìn sơ qua một vài con số thống kê chính thức đưa ra từ nhà nước Trung Quốc cũng như từ sự nhận định của một số kinh tế gia độc lập để tìm hiểu xem sức mạnh kinh tế thực sự của quốc gia này hiện nay là thế nào.

Mao Trạch Ðông qua đời năm 1976 để lại cho người dân Trung Quốc một nền kinh tế đứng hàng thứ 32 trên thế giới, nhưng trên thực tế, nếu ta lấy con số GDP lúc đó chia đổ đồng cho từng đầu người thì có thể nói đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và nạn đói xảy ra triền miên suốt thời kỳ mấy chục năm cầm quyền của Mao. Hai năm sau đó, lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình, thoát được nạn Cách mạng Văn hoá và sau đó tiêu diệt được nhóm “tứ nhân bang”, lên cầm quyền rồi phát động phong trào cải cách với câu nói nổi tiếng “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột.”

Trong cuộc cải tổ của Ðặng, tất cả mọi hoạt động kinh tế được đặt dưới sự chỉ đạo của chính quyền cộng sản theo định hướng “chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Hoa.”

Cái gọi là “đặc tính Trung Hoa” đó là, dưới sự lãnh đạo của Ðặng và vẫn được tiếp tục duy trì cho đến nay, Trung Quốc cho tách rời kinh tế ra khỏi chính trị, cho phép chuyển nền kinh tế chỉ huy sang thành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mọi hoạt động chính trị vẫn phải đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của đảng cộng sản Trung Quốc, hay nói nôm na thì người dân Trung Quốc có thể no ấm hơn phần nào nhưng sẽ không được hưởng những quyền tự do cá nhân căn bản nhất. Một ví dụ điển hình là chính quyền cộng sản Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy của sinh viên học sinh tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và cho đến nay, sau gần ba mươi năm, những danh từ như “Thiên An Môn” hay “dân chủ” vẫn còn là những từ “nhạy cảm” trong xã hội Trung Quốc.

Theo các số liệu chính thức từ Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2016, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu kinh tế thế giới với tổng sản lượng nội địa GDP là $18,562 tỉ, Trung Quốc đứng thứ nhì với GDP là $11,392 tỉ, và Nhật Bản thứ ba với GDP $4,730 tỉ.

trung-quoc-co-thuc-su-manh1
Kinh tế tăng chậm và nợ cao – nguồn Zero Hedge

Cũng năm 2016 vừa qua, theo con số thống kê chính thức từ nhà nước, nền kinh tế đứng hàng thứ nhì thế giới này phát triển 6.7%, chậm hơn so với năm 2015 trước đó là 6.9%, là mức phát triển chậm nhất trong hơn 25 năm qua và năm 2017 sẽ còn chậm hơn nữa. Mặc dù con số thống kê chính thức trên tương đối thấp so với tỉ lệ phát triển của những năm trước đây, nhưng theo một số kinh tế gia độc lập, những con số này vẫn đáng ngờ, ít ra là kể từ năm 2011 đến nay.

Trong một điện tín ngoại giao được tiết lộ qua trang mạng WikiLeaks, Thủ tướng Lý Khắc Cường, khi còn là bí thư của tỉnh Liêu Ninh, đã từng nói với đại sứ Hoa Kỳ lúc đó rằng những thống kê kinh tế chính thức chỉ là những con số ‘nguỵ tạo’ và “do đó không đáng tin’, và thước đo kinh tế gọi là đáng tin thì chỉ nên dựa vào ba yếu tố: sự tiêu thụ điện, số lượng kiện hàng được vận chuyển và việc giải ngân các món vay nợ. Từ đó người ta gọi đây là “chỉ số Lý Khắc Cường” (Keqiang Index hay KI Index).

Vậy, nếu tính theo chỉ số KI Index, tỉ lệ phát triển của Trung Quốc không phải là 6.7% mà là dưới mức 5%. Ðó là chưa kể tới một yếu tố quan trọng khác nữa: đó là mấy năm qua, nhà nước Trung Quốc đã đổ tiền vào việc xây dựng bừa bãi hạ tầng cơ sở chỉ với mục đích là đánh lừa để nâng tỉ lệ tăng trưởng kinh tế lên một mức khả quan hơn.

Tiền vay mượn của các công ty quốc doanh để xây nhà, cầu, đường quá dư thừa mà nhà thì không bán được và hàng hoá sản xuất ứ đọng không tiêu thụ hết thì những món vay mượn đó trở thành nợ xấu không thanh toán được, đến một ngày nào đó những bong bóng nợ này bị vỡ và sẽ đánh quỵ nền kinh tế Trung Quốc.

Nếu đưa tất cả những yếu tố này vào trong bài toán kinh tế, nhiều kinh tế gia cho rằng nền kinh tế thực sự của Trung Quốc trong 5 năm qua không có phát triển, và nếu có thì có lẽ chỉ dưới 1%.

Trong tác phẩm “Ðế quốc Giả dối” (Empire of Lies), tác giả Guy Sorman, từng sống và nghiên cứu nhiều năm tại Trung Quốc, nhận định rằng sự thành công của Trung Quốc, một phần nào đó, chỉ là ảo ảnh. Quả thật hiện nay có khoảng 200 triệu dân Trung Quốc, nhờ may mắn được làm việc trong một thị trường toàn cầu mở rộng nên được hưởng thụ một cuộc sống trung lưu khá giả. Tuy nhiên, còn lại một tỉ khác, phần đông là giới công nhân và nông dân, lại là những người dân nghèo và bị bóc lột sức lao động nhiều nhất trên thế giới. Bị chèn ép lâu ngày sẽ đưa tới bất mãn, đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi những vụ bạo động giữa nông dân và các giới chức của đảng cộng sản Trung Quốc vẫn thường xuyên xảy ra nhưng bị hệ thống truyền thông nhà nước ém nhẹm. Sự thật của cái gọi “phép lạ kinh tế Trung Quốc” là nó hiện đang bị ung thối ngay từ bên trong.

trung-quoc-co-thuc-su-manh3
Kinh tế Trung Quốc suy yếu – Hình minh họa nguồn YouTube

Một thực tế phũ phàng khác là tổng sản lượng trên mỗi đầu người (GDP per capita) tại Trung Quốc hiện nay vẫn còn quá thấp, xếp hạng thứ 90 trên thế giới, chỉ trên nước Namibia (châu Phi) và dưới St. Vincents and the Grenadines (Caribbean), và hơn một phần tư dân số sống với dưới $2 mỗi ngày. Hơn 100 triệu dân vẫn còn ở dưới mức nghèo được ấn định là $1.25 một ngày. Tỉ lệ nợ-trên-GDP hiện đang ở mức trên 200% và mô hình đầu tư cố định đang có dấu hiệu hết hơi. Dân số ngày càng lão hoá và như vậy, năng suất lao động trong tương lai sẽ gặp nhiều vấn đề.

Ðưa ra những con số kinh tế thực tế đó để thấy rằng dù có được báo chí phương tây thổi phồng thế nào, Trung Quốc vẫn chưa xứng đáng là một cường quốc kinh tế khi phần đông dân chúng còn sống nghèo khổ.

Vũ Hiến

( báo Trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm