Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với những quốc gia nào?
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khơi lại tham vọng bá chủ thế giới vốn có từ thời xa xưa của nước này. |
Và trên thực tế, ngày nay, Trung Quốc đã tham gia tranh chấp chủ quyền với tất cả các quốc gia láng giềng của mình.
Lẽ tự nhiên là Hoa Kỳ mong muốn được trở thành trung gian hòa giải giúp giải quyết các cuộc tranh chấp trong khu vực này nhưng có vẻ như Bắc Kinh hoàn toàn không đếm xỉa gì đến quan điểm của Hoa Kỳ.
Ông Mao Trạch Đông cho rằng các quốc gia và vùng đất gồm Myanmar, Lào, Bắc Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Bhuttan, Thái Lan, Malaysia, Singapore, các hòn đảo Ryukyu, 300 hòn đảo trên Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải cùng với Kyrgyzstan, Mông Cổ, Đài Loan, Nam Kazakhstan, tỉnh Bahdashan và Transbaikalia của Afghanistan và vùng Viễn Đông cho tới Nam Okhotsk, Nga... là của Trung Quốc đáng lẽ đã không bị mất nếu triều đại nhà Thanh không sụp đổ.
Diện tích của tất cả các vùng trên cộng lại lớn hơn chính diện tích của Trung Quốc hiện nay.
Không phải lúc nào chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng tuyên bố quan điểm trên của ông Mao Trạch Đông trên vũ đài quốc tế nhưng trong nội bộ nước này, tham vọng bá chủ vẫn chưa mất đi mà trên thực tế còn ngày càng lớn mạnh.
Giới chức Trung Quốc chỉ lớn tiếng nói về các vùng đất mà ít nhất là về mặt lí thuyết nước này có thể chiếm lấy từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tokyo vẫn thường tức giận không phải chỉ vì các nhà lãnh đạo Nga đến thăm các hòn đảo Kuril mà còn vì các tàu của Trung Quốc vẫn tự do đi lại ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku mà Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp.
Bắc Kinh thì gọi các hòn đảo này là Điếu Ngư và khẳng định chúng thuộc về chủ quyền quốc gia mình. Còn phía Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II đã chớp thời cơ đề nghị Mỹ trao Senkaku cho mình vì khi đó quần đảo không có người ở này thuộc sở hữu của người Mỹ.
Khu vực biển xung quanh quần đảo này có trữ lượng khí tự nhiên lớn và đối với một Trung Quốc đang phát triển công nghiệp và một Nhật Bản già cỗi thì điều đó có ý nghĩa lớn hơn là bản thân các hòn đảo. Đó là còn chưa kể đến vùng biển quanh quần đảo này có lượng hải sản rất lớn.
Cho đến nay, thỏa thuận duy nhất giữa hai bên là thỏa thuận khai thác chung nguồn dầu khí ở đây. Còn lại, nếu Nhật Bản hành động theo đúng nguyên tắc thì ngư dân Trung Quốc sẽ thường xuyên bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép ở vùng biển này.
Bất kỳ cuộc tranh chấp chủ quyền nào cũng như cách giải quyết tranh chấp đó đều là một tiền lệ nghiêm trọng. Nếu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ với 1 trong số các vùng đất “đã bị mất” nói trên được đáp ứng, thì cỗ máy bành trướng Trung Quốc sẽ không thể nào dừng lại được.
Bất chấp việc Trung Quốc tỏ ra rất hài lòng khi làm đối tác của Nga và luôn ủng hộ Nga tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhưng bên lề các cuộc họp đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc vẫn bóng gió với các đồng nghiệp người Nga của mình rằng: các ông phải hiểu rằng các ông sẽ sớm phải chia sẻ vùng Viễn Đông cho chúng tôi.
Trung Quốc có hơn 1 tỷ người còn Nga với diện tích lãnh thổ bao la lại chỉ có 150 triệu người.
Những xu hướng nhân khẩu học và sau đó là địa chính trị nguy hiểm nói trên có vẻ đáng sợ đối với chính quyền Nga nhưng cho đến nay Mátxcơva vẫn tạm yên lòng vì Bắc Kinh chỉ mới tranh chấp lãnh thổ với Seoul và Tokyo.
Đến nay trên vũ đài quốc tế, Trung Quốc đã vượt lên Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, do đó các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã trở thành vấn đề quan trọng đối với Washington.
Bắc Kinh là "nhân vật" duy nhất trên thế giới sẵn sàng dùng vũ lực để thực hiện tham vọng bành trướng của mình.
Trong suốt 10 năm qua, trong khi Hoa Kỳ mải mê với bong bóng tài chính của mình thì Trung Quốc không chỉ phát triển công nghiệp mà còn đầu tư lớn cho vũ khí khí tài.
Trung Quốc đã triển khai 38 tàu ngầm chạy bằng diesel và năng lượng hạt nhân tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, mua 4 tàu khu trục loại hiện đại của Nga và tự chế tạo hàng chục chiếc và đã lắp đặt mạng lưới tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất nhắm bắn các mục tiêu trên biển.
Trước đây chỉ có một quốc gia làm được điều này là Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cho nên không có gì là ngạc nhiên nếu người Mỹ rất quan tâm đến các cuộc tranh chấp giữa các đồng minh của mình với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại đảo Hải Nam cũng khiến Mỹ lo ngại.
Do eo biển Malacca ở khá gần hòn đảo này, Mỹ lo sợ căn cứ hải quân của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với tuyến đường vận tải hàng hóa chính giữa Mỹ và các đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Các thượng nghị sĩ Mỹ đã đánh tiếng rằng động thái trên của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế thậm chí là “an ninh lương thực” của khu vực.
Cộng đồng quốc tế chắc hiểu rõ sau những lời lẽ đó Mỹ sẽ thường có hành động như thế nào (để bảo vệ tuyến đường hàng hải quan trọng này).
Lê Dung
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với những quốc gia nào?
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khơi lại tham vọng bá chủ thế giới vốn có từ thời xa xưa của nước này. |
Và trên thực tế, ngày nay, Trung Quốc đã tham gia tranh chấp chủ quyền với tất cả các quốc gia láng giềng của mình.
Lẽ tự nhiên là Hoa Kỳ mong muốn được trở thành trung gian hòa giải giúp giải quyết các cuộc tranh chấp trong khu vực này nhưng có vẻ như Bắc Kinh hoàn toàn không đếm xỉa gì đến quan điểm của Hoa Kỳ.
Ông Mao Trạch Đông cho rằng các quốc gia và vùng đất gồm Myanmar, Lào, Bắc Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Bhuttan, Thái Lan, Malaysia, Singapore, các hòn đảo Ryukyu, 300 hòn đảo trên Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải cùng với Kyrgyzstan, Mông Cổ, Đài Loan, Nam Kazakhstan, tỉnh Bahdashan và Transbaikalia của Afghanistan và vùng Viễn Đông cho tới Nam Okhotsk, Nga... là của Trung Quốc đáng lẽ đã không bị mất nếu triều đại nhà Thanh không sụp đổ.
Diện tích của tất cả các vùng trên cộng lại lớn hơn chính diện tích của Trung Quốc hiện nay.
Không phải lúc nào chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng tuyên bố quan điểm trên của ông Mao Trạch Đông trên vũ đài quốc tế nhưng trong nội bộ nước này, tham vọng bá chủ vẫn chưa mất đi mà trên thực tế còn ngày càng lớn mạnh.
Giới chức Trung Quốc chỉ lớn tiếng nói về các vùng đất mà ít nhất là về mặt lí thuyết nước này có thể chiếm lấy từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tokyo vẫn thường tức giận không phải chỉ vì các nhà lãnh đạo Nga đến thăm các hòn đảo Kuril mà còn vì các tàu của Trung Quốc vẫn tự do đi lại ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku mà Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp.
Bắc Kinh thì gọi các hòn đảo này là Điếu Ngư và khẳng định chúng thuộc về chủ quyền quốc gia mình. Còn phía Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II đã chớp thời cơ đề nghị Mỹ trao Senkaku cho mình vì khi đó quần đảo không có người ở này thuộc sở hữu của người Mỹ.
Khu vực biển xung quanh quần đảo này có trữ lượng khí tự nhiên lớn và đối với một Trung Quốc đang phát triển công nghiệp và một Nhật Bản già cỗi thì điều đó có ý nghĩa lớn hơn là bản thân các hòn đảo. Đó là còn chưa kể đến vùng biển quanh quần đảo này có lượng hải sản rất lớn.
Cho đến nay, thỏa thuận duy nhất giữa hai bên là thỏa thuận khai thác chung nguồn dầu khí ở đây. Còn lại, nếu Nhật Bản hành động theo đúng nguyên tắc thì ngư dân Trung Quốc sẽ thường xuyên bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép ở vùng biển này.
Bất kỳ cuộc tranh chấp chủ quyền nào cũng như cách giải quyết tranh chấp đó đều là một tiền lệ nghiêm trọng. Nếu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ với 1 trong số các vùng đất “đã bị mất” nói trên được đáp ứng, thì cỗ máy bành trướng Trung Quốc sẽ không thể nào dừng lại được.
Bất chấp việc Trung Quốc tỏ ra rất hài lòng khi làm đối tác của Nga và luôn ủng hộ Nga tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhưng bên lề các cuộc họp đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc vẫn bóng gió với các đồng nghiệp người Nga của mình rằng: các ông phải hiểu rằng các ông sẽ sớm phải chia sẻ vùng Viễn Đông cho chúng tôi.
Trung Quốc có hơn 1 tỷ người còn Nga với diện tích lãnh thổ bao la lại chỉ có 150 triệu người.
Những xu hướng nhân khẩu học và sau đó là địa chính trị nguy hiểm nói trên có vẻ đáng sợ đối với chính quyền Nga nhưng cho đến nay Mátxcơva vẫn tạm yên lòng vì Bắc Kinh chỉ mới tranh chấp lãnh thổ với Seoul và Tokyo.
Đến nay trên vũ đài quốc tế, Trung Quốc đã vượt lên Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, do đó các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã trở thành vấn đề quan trọng đối với Washington.
Bắc Kinh là "nhân vật" duy nhất trên thế giới sẵn sàng dùng vũ lực để thực hiện tham vọng bành trướng của mình.
Trong suốt 10 năm qua, trong khi Hoa Kỳ mải mê với bong bóng tài chính của mình thì Trung Quốc không chỉ phát triển công nghiệp mà còn đầu tư lớn cho vũ khí khí tài.
Trung Quốc đã triển khai 38 tàu ngầm chạy bằng diesel và năng lượng hạt nhân tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, mua 4 tàu khu trục loại hiện đại của Nga và tự chế tạo hàng chục chiếc và đã lắp đặt mạng lưới tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất nhắm bắn các mục tiêu trên biển.
Trước đây chỉ có một quốc gia làm được điều này là Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cho nên không có gì là ngạc nhiên nếu người Mỹ rất quan tâm đến các cuộc tranh chấp giữa các đồng minh của mình với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại đảo Hải Nam cũng khiến Mỹ lo ngại.
Do eo biển Malacca ở khá gần hòn đảo này, Mỹ lo sợ căn cứ hải quân của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với tuyến đường vận tải hàng hóa chính giữa Mỹ và các đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Các thượng nghị sĩ Mỹ đã đánh tiếng rằng động thái trên của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế thậm chí là “an ninh lương thực” của khu vực.
Cộng đồng quốc tế chắc hiểu rõ sau những lời lẽ đó Mỹ sẽ thường có hành động như thế nào (để bảo vệ tuyến đường hàng hải quan trọng này).
Lê Dung