Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc dùng nước làm vũ khí chính trị kiềm tỏa láng giềng
Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ ngày 16/3 bình luận trên Nikkei Asian Review, hoạt động bành trướng của Trung Quố
Bằng việc kiểm soát "vòi nước", Trung Quốc đang tạo ra sức
mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng
như Trung Á.
Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New
Delhi, Ấn Độ ngày 16/3 bình luận trên Nikkei Asian Review, hoạt
động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đang gây chú ý
đáng kể bởi những tác động tiêu cực của nó đến trật tự hàng
hải toàn cầu.
Tuy nhiên, hoạt động ồ ạt xây dựng các đập nước trên những
dòng sông quốc tế phát tích từ Tây Tạng và Tân Cương để chiếm
dụng tài nguyên nước quốc tế của Trung Quốc lâu nay đã không thu
hút được mức độ chú ý cần thiết, tương ứng của dư luận. Mặc
dù bóng ma của một cuộc chiến tranh nguồn nước đang thập thò,
ngấp nghé khu vực.
Kiểm soát nguồn nước là vũ khí chính trị kiềm tỏa, sai khiến láng giềng
Đập thủy điện Tạng Mộc mà Trung Quốc xây dựng ở Tây Tạng đang đe dọa an ninh nguồn nước của Ấn Độ.
Hầu hết các dòng sông lớn ở châu Á bắt nguồn từ cao nguyên Tây
Tạng được "sáp nhập" vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngay sau
khi thành lập năm 1949. Một khu vực khác - Tân Cương, cũng là nơi
phát tích của sông Irtysh và Ili chảy đến Kazakhstan và Nga.
Tuy nhiên cho đến nay Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ hiệp ước
nào chia sẻ nguồn nước với các quốc gia nằm ở hạ lưu các con
sông bắt đầu từ 2 vùng cao nguyên này. Trung Quốc từ chối khái
niệm chia sẻ nguồn nước.
Phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney cho người viết hiểu rõ hơn
về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục
Khảng hôm 15/3: "Người dân sống dọc theo sông Mekong - Lan Thương đều
được nuôi dưỡng bởi cùng một dòng sông. Đương nhiên là bạn bè cần giúp
đỡ nhau khi cần thiết".
Trung Quốc nói rằng họ bắt đầu xả nước từ con đập Cảnh Hồng
ở tỉnh Vân Nam từ 15/3 đến 10/4 để giúp các nước hạ du sông Mê
Kông như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khắc phục
tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Ông Lục Khảng khẳng định, tình hình hạn hán trong khu vực hiện
nay là do thiên tai chứ không phải con người. Nói cách khác, 6
đập Trung Quốc đã xây và 14 đập dự kiến sắp xây để chặn dòng
Mê Kông là vô can.
Ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ ngày 16/3 được
báo Dân Việt dẫn lời cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả
nước từ đập Cảnh Hồng với lưu lượng 2.300 mét khối / giây, xả
liên tục theo ngày.
Nhưng thực tế hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng có dung tích hoạt
động tối đa 249 triệu mét khối nước. Nếu xả theo yêu cầu của
Việt Nam là tối thiểu 2300 mét khối / giây thì chỉ sau 30 giờ
là cạn hồ.
Mặt khác, sống Mê Kông chạy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia
với hàng ngàn km dọc đường là những cánh đồng hạn cháy thì
dù có xả nước, về được vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng
chẳng đáng là bao.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục
trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng được đài VOA
Tiếng Việt ngày 16/3 dẫn lời cho biết:
“Nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng về tới vùng đồng bằng sông Cửu Long
thời gian rất dài, trên nửa tháng. Cho nên chúng tôi cũng đang chờ đợi.
Chúng tôi cũng không đề nghị họ phải xả liên tục. Chúng tôi chỉ đề nghị
họ xả 3 đợt thôi.
Như vậy, nếu họ xả được trong vòng 7, 8 ngày cũng là quý đối với hạ
lưu sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long rồi. Nếu có dòng nước đẩy mạnh,
chúng tôi sẽ cùng các địa phương tìm các giải pháp lấy nước, trữ nước
để phục vụ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Giáo sư Brahma Chellaney nhận định, bằng việc xây dựng một cách
lặng lẽ và mờ ám các đập nước lớn sát biên giới trên các
dòng sông xuyên quốc gia, Bắc Kinh đang tạo ra một thứ vũ khí
chính trị, một tình thế không thể đảo ngược với các nước
láng giềng nằm ở hạ du các con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, Tân
Cương.
Việc kiểm soát "vòi nước" cung cấp nước ngọt cho các quốc gia
láng giềng đã trở thành một đòn bẩy, một thứ công cụ, vũ
khí chính trị để Trung Quốc gây tác động, ảnh hưởng đến hành
vi của các quốc gia này, bao gồm cả việc ngăn chặn các nước
thách thức các lợi ích ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu
vực.
Bằng việc kiểm soát "vòi nước", Trung Quốc đang tạo ra sức
mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng
như Trung Á. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc làm
này chỉ còn biết kêu gọi Trung Quốc hợp tác cùng khai thác
nguồn nước. Thậm chí có quốc gia còn phải "thận trọng" khi
nhắc đến các vấn đề lên án việc làm sai trái của Trung Quốc.
Băm nát các dòng sông quốc tế, các nước "thân thiện" với Trung Quốc cũng nằm trong vòng kiềm tỏa
Trên hệ thống sông Mê Kông - dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết
mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang
có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.
Đập Cảnh Hồng chặn dòng Mê Kông.
Bắc Kinh đã thay đổi trọng tâm xây dựng hệ thống đập thủy điện
từ những con sông nội địa sang những dòng sông xuyên quốc gia,
tập trung ở khu vực biên giới với các nước.
Sau khi đã xây dựng bão hòa các con đập ở vùng đồng bằng phía
Bắc Trung Quốc, trung tâm Hoa Hạ, ngày nay địa bàn trọng điểm
xây dựng hệ thống đập thủy điện được Trung Quốc di dời sang khu
cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, nơi khởi phát của hàng loạt dòng
sông lớn xuyên quốc gia.
Hầu hết các đập nước lớn ở châu Á là của Trung Quốc. Bắc
Kinh tự hào có hơn một nửa trong số 50 ngàn con đập lớn nhất
thế giới. Sự bùng nổ các đập thủy điện ở Trung Quốc vẫn chưa
có dấu hiệu dừng lại. Ngược lại, Trung Quốc đang tập trung xây
dựng các đập nước sát biên giới với các nước láng giềng.
Quốc gia có dân số thứ 2 thế giới xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ
cũng đang phải chịu cảnh bị Trung Quốc "khóa vòi" cung cấp
nước ngọt trên các dòng sông.
Đập Tạng Mộc mà Trung Quốc xây ở Tây Tạng trên con sông
Brahmaputra chảy sang Ấn Độ với chi phí 1,6 tỉ USD đang chạy đua
với thời gian để hoàn thành, trong khi một loạt đập bổ sung
trên sông Yarlung Tsangpo cao nhất thế giới đang diễn ra.
Tình hình thiếu nước ngọt ở Ấn Độ tồi tệ hơn nhiều so với
Trung Quốc, nguồn nước tái tạo nội bộ của Trung Quốc khoảng
2813 tỉ mét khối mỗi năm, nhiều gấp đôi Ấn Độ. Đã vậy, Bắc
Kinh vẫn đang tiếp tục chặn dòng, đắp đập ngăn sông.
Mối quan tâm của các nước hạ nguồn các dòng sông quốc tế bắt
nguồn từ Tây Tạng và Tân Cương về việc Bắc Kinh đang tìm cách
biến nước thành vũ khí chính trị ngày càng gia tăng. Bắc Kinh
không thèm đếm xỉa đến lợi ích của các quốc gia được xem là
thân thiện với họ, từ Kazakhstan cho đến Thái Lan, Campuchia.
Nông dân Thái Lan cũng đang trở thành nạn nhân của thảm họa
kép - El Nino và đập thủy điện Trung Quốc. Ảnh: Japan Times.
Để mang lại lợi ích kinh tế xã hội lâu dài và đối phó với
hạn hán hay mất cân bằng nguồn nước, một con sông có thể được
ngăn đập một cách hợp lý với tính toán chu đáo đến môi trường
sinh thái của cả dòng sông, Giáo sư Brahma Chellaney bình luận.
Nhưng những gì Trung Quốc đang làm là đắp đập và đắp đập, ngăn
sông và ngăn sông, chặn dòng và chặn dòng, khiến các dòng sông
xuyên quốc gia như Mê Kông hay Salween nhìn từ bản đồ giống như
một chuỗi hạt, mỗi hạt là một đập thủy điện.
Những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước
và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng phù sa màu mỡ xuống hạ
nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu nông dân, ngư dân
sinh sống nhờ vào những dòng sông này (trong đó có nông dân
Đồng bằng sông Cửu Long).
Các vùng đồng bằng châu thổ ở châu Á đang bị tổn thương nặng
nề bởi biến đổi khí hậu và đe dọa bởi nước biển dâng, nay
càng khát cháy bởi các đập thủy điện mà Trung Quốc và một
số quốc gia ở thượng nguồn, trung du các dòng sông quốc tế đang
đua nhau xây dựng, theo Giáo sư Brahma Chellaney.
Hãy tự cứu lấy mình thay vì trông chờ, hy vọng vào Trung Quốc
Giáo sư Brahma Chellaney tin rằng, châu Á cần nỗ lực cùng nhau
kêu gọi Trung Quốc vào bàn đàm phán, thể chế hóa việc quản
lý sử dụng nguồn nước ngọt trên các dòng sông quốc tế. Nếu
không có Trung Quốc trên bàn đàm phán, việc hợp tác bảo vệ
nguồn nước và hệ sinh thái trên các dòng sông quan trọng ở châu
Á là điều không thể.
Người viết cho rằng phân tích và đề xuất của Giáo sư Brahma
Chellaney là hợp lý, cần thiết về lâu dài nhưng phải làm ngay
và nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, kết hợp chặt chẽ các công
cụ ngoại giao - chính trị - pháp lý và đoàn kết chặt chẽ
giữa các nước bị ảnh hưởng.
Nhưng từ nay đến khi các giải pháp này phát huy hiệu quả, chưa
biết sẽ kéo dài trong bao lâu bởi sự khác biệt về lợi ích
ngay giữa chính các quốc gia cùng chung một dòng sông. Trong lúc
đó Việt Nam nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, không thể chỉ trông
chờ vào giải pháp trung - dài hạn này.
Thiết nghĩ, các giải pháp tự cứu lấy mình trước khủng hoảng
kép do thiên tai hạn hán bởi El Nino gây ra, hay do "nhân họa" bởi
hệ thống đập thủy điện mà Trung Quốc và một số nước tạo ra
là cấp bách và quan trọng hơn cả, Việt Nam chúng ta phải tự
tìm cách cứu mình trước.
Nếu theo phân tích của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nêu
trên, việc trông chờ Trung Quốc "xả nước cứu hạn" cho Đồng bằng
sông Cửu Long dường như có phần ảo tưởng. Đó là chưa nói tới
khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí nước để mặc cả, đánh
đổi với các nước như phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney.
Người viết thiết nghĩ, chống lại El Nino, hạn hán, xâm nhập
mặn hay thiên tai nói chung là điều quá sức con người và không
thiết thực, thay vào đó cần học cách thích nghi và sống chung
với nó.
Hãy học hỏi người Israel trong việc sử dụng nguồn nước ngọt
như thế nào để tối ưu hóa hiệu quả để phát triển nông nghiệp
bền vững, học tập tinh thần người Nhật Bản sống hài hòa với
thiên nhiên, tồn tại và phát triển giữa thiên tai khắc nghiệt.
Điều đầu tiên phải thay đổi là tư duy, sau đó mới đến giải pháp.
Khi xâm nhập mặn và hạn hán đã bao phủ Đồng bằng sông Cửu
Long, trồng lúa nước là điều không thể thì cần nghĩ ngay đến
việc khai thác cây trồng, vật nuôi khác chịu hạn và chịu mặn
thày vì loay hoay tìm cách "chống hạn, chống mặn" như hiện nay.
Tư duy ấy đã giúp chính phủ Thái Lan hình thành chính sách
nông nghiệp mới, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cách đây đã
cả chục năm và đang áp dụng với nhiều bài học có giá trị,
thiết nghĩ Việt Nam chúng ta nên tham khảo, điều này được tác
giả Ngọc Việt phân tích trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Hồng Thủy
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc dùng nước làm vũ khí chính trị kiềm tỏa láng giềng
Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ ngày 16/3 bình luận trên Nikkei Asian Review, hoạt động bành trướng của Trung Quố
Bằng việc kiểm soát "vòi nước", Trung Quốc đang tạo ra sức
mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng
như Trung Á.
Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New
Delhi, Ấn Độ ngày 16/3 bình luận trên Nikkei Asian Review, hoạt
động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đang gây chú ý
đáng kể bởi những tác động tiêu cực của nó đến trật tự hàng
hải toàn cầu.
Tuy nhiên, hoạt động ồ ạt xây dựng các đập nước trên những
dòng sông quốc tế phát tích từ Tây Tạng và Tân Cương để chiếm
dụng tài nguyên nước quốc tế của Trung Quốc lâu nay đã không thu
hút được mức độ chú ý cần thiết, tương ứng của dư luận. Mặc
dù bóng ma của một cuộc chiến tranh nguồn nước đang thập thò,
ngấp nghé khu vực.
Kiểm soát nguồn nước là vũ khí chính trị kiềm tỏa, sai khiến láng giềng
Đập thủy điện Tạng Mộc mà Trung Quốc xây dựng ở Tây Tạng đang đe dọa an ninh nguồn nước của Ấn Độ.
Hầu hết các dòng sông lớn ở châu Á bắt nguồn từ cao nguyên Tây
Tạng được "sáp nhập" vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngay sau
khi thành lập năm 1949. Một khu vực khác - Tân Cương, cũng là nơi
phát tích của sông Irtysh và Ili chảy đến Kazakhstan và Nga.
Tuy nhiên cho đến nay Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ hiệp ước
nào chia sẻ nguồn nước với các quốc gia nằm ở hạ lưu các con
sông bắt đầu từ 2 vùng cao nguyên này. Trung Quốc từ chối khái
niệm chia sẻ nguồn nước.
Phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney cho người viết hiểu rõ hơn
về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục
Khảng hôm 15/3: "Người dân sống dọc theo sông Mekong - Lan Thương đều
được nuôi dưỡng bởi cùng một dòng sông. Đương nhiên là bạn bè cần giúp
đỡ nhau khi cần thiết".
Trung Quốc nói rằng họ bắt đầu xả nước từ con đập Cảnh Hồng
ở tỉnh Vân Nam từ 15/3 đến 10/4 để giúp các nước hạ du sông Mê
Kông như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khắc phục
tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Ông Lục Khảng khẳng định, tình hình hạn hán trong khu vực hiện
nay là do thiên tai chứ không phải con người. Nói cách khác, 6
đập Trung Quốc đã xây và 14 đập dự kiến sắp xây để chặn dòng
Mê Kông là vô can.
Ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ ngày 16/3 được
báo Dân Việt dẫn lời cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả
nước từ đập Cảnh Hồng với lưu lượng 2.300 mét khối / giây, xả
liên tục theo ngày.
Nhưng thực tế hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng có dung tích hoạt
động tối đa 249 triệu mét khối nước. Nếu xả theo yêu cầu của
Việt Nam là tối thiểu 2300 mét khối / giây thì chỉ sau 30 giờ
là cạn hồ.
Mặt khác, sống Mê Kông chạy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia
với hàng ngàn km dọc đường là những cánh đồng hạn cháy thì
dù có xả nước, về được vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng
chẳng đáng là bao.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục
trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng được đài VOA
Tiếng Việt ngày 16/3 dẫn lời cho biết:
“Nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng về tới vùng đồng bằng sông Cửu Long
thời gian rất dài, trên nửa tháng. Cho nên chúng tôi cũng đang chờ đợi.
Chúng tôi cũng không đề nghị họ phải xả liên tục. Chúng tôi chỉ đề nghị
họ xả 3 đợt thôi.
Như vậy, nếu họ xả được trong vòng 7, 8 ngày cũng là quý đối với hạ
lưu sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long rồi. Nếu có dòng nước đẩy mạnh,
chúng tôi sẽ cùng các địa phương tìm các giải pháp lấy nước, trữ nước
để phục vụ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Giáo sư Brahma Chellaney nhận định, bằng việc xây dựng một cách
lặng lẽ và mờ ám các đập nước lớn sát biên giới trên các
dòng sông xuyên quốc gia, Bắc Kinh đang tạo ra một thứ vũ khí
chính trị, một tình thế không thể đảo ngược với các nước
láng giềng nằm ở hạ du các con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, Tân
Cương.
Việc kiểm soát "vòi nước" cung cấp nước ngọt cho các quốc gia
láng giềng đã trở thành một đòn bẩy, một thứ công cụ, vũ
khí chính trị để Trung Quốc gây tác động, ảnh hưởng đến hành
vi của các quốc gia này, bao gồm cả việc ngăn chặn các nước
thách thức các lợi ích ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu
vực.
Bằng việc kiểm soát "vòi nước", Trung Quốc đang tạo ra sức
mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng
như Trung Á. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc làm
này chỉ còn biết kêu gọi Trung Quốc hợp tác cùng khai thác
nguồn nước. Thậm chí có quốc gia còn phải "thận trọng" khi
nhắc đến các vấn đề lên án việc làm sai trái của Trung Quốc.
Băm nát các dòng sông quốc tế, các nước "thân thiện" với Trung Quốc cũng nằm trong vòng kiềm tỏa
Trên hệ thống sông Mê Kông - dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết
mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang
có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.
Đập Cảnh Hồng chặn dòng Mê Kông.
Bắc Kinh đã thay đổi trọng tâm xây dựng hệ thống đập thủy điện
từ những con sông nội địa sang những dòng sông xuyên quốc gia,
tập trung ở khu vực biên giới với các nước.
Sau khi đã xây dựng bão hòa các con đập ở vùng đồng bằng phía
Bắc Trung Quốc, trung tâm Hoa Hạ, ngày nay địa bàn trọng điểm
xây dựng hệ thống đập thủy điện được Trung Quốc di dời sang khu
cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, nơi khởi phát của hàng loạt dòng
sông lớn xuyên quốc gia.
Hầu hết các đập nước lớn ở châu Á là của Trung Quốc. Bắc
Kinh tự hào có hơn một nửa trong số 50 ngàn con đập lớn nhất
thế giới. Sự bùng nổ các đập thủy điện ở Trung Quốc vẫn chưa
có dấu hiệu dừng lại. Ngược lại, Trung Quốc đang tập trung xây
dựng các đập nước sát biên giới với các nước láng giềng.
Quốc gia có dân số thứ 2 thế giới xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ
cũng đang phải chịu cảnh bị Trung Quốc "khóa vòi" cung cấp
nước ngọt trên các dòng sông.
Đập Tạng Mộc mà Trung Quốc xây ở Tây Tạng trên con sông
Brahmaputra chảy sang Ấn Độ với chi phí 1,6 tỉ USD đang chạy đua
với thời gian để hoàn thành, trong khi một loạt đập bổ sung
trên sông Yarlung Tsangpo cao nhất thế giới đang diễn ra.
Tình hình thiếu nước ngọt ở Ấn Độ tồi tệ hơn nhiều so với
Trung Quốc, nguồn nước tái tạo nội bộ của Trung Quốc khoảng
2813 tỉ mét khối mỗi năm, nhiều gấp đôi Ấn Độ. Đã vậy, Bắc
Kinh vẫn đang tiếp tục chặn dòng, đắp đập ngăn sông.
Mối quan tâm của các nước hạ nguồn các dòng sông quốc tế bắt
nguồn từ Tây Tạng và Tân Cương về việc Bắc Kinh đang tìm cách
biến nước thành vũ khí chính trị ngày càng gia tăng. Bắc Kinh
không thèm đếm xỉa đến lợi ích của các quốc gia được xem là
thân thiện với họ, từ Kazakhstan cho đến Thái Lan, Campuchia.
Nông dân Thái Lan cũng đang trở thành nạn nhân của thảm họa
kép - El Nino và đập thủy điện Trung Quốc. Ảnh: Japan Times.
Để mang lại lợi ích kinh tế xã hội lâu dài và đối phó với
hạn hán hay mất cân bằng nguồn nước, một con sông có thể được
ngăn đập một cách hợp lý với tính toán chu đáo đến môi trường
sinh thái của cả dòng sông, Giáo sư Brahma Chellaney bình luận.
Nhưng những gì Trung Quốc đang làm là đắp đập và đắp đập, ngăn
sông và ngăn sông, chặn dòng và chặn dòng, khiến các dòng sông
xuyên quốc gia như Mê Kông hay Salween nhìn từ bản đồ giống như
một chuỗi hạt, mỗi hạt là một đập thủy điện.
Những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước
và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng phù sa màu mỡ xuống hạ
nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu nông dân, ngư dân
sinh sống nhờ vào những dòng sông này (trong đó có nông dân
Đồng bằng sông Cửu Long).
Các vùng đồng bằng châu thổ ở châu Á đang bị tổn thương nặng
nề bởi biến đổi khí hậu và đe dọa bởi nước biển dâng, nay
càng khát cháy bởi các đập thủy điện mà Trung Quốc và một
số quốc gia ở thượng nguồn, trung du các dòng sông quốc tế đang
đua nhau xây dựng, theo Giáo sư Brahma Chellaney.
Hãy tự cứu lấy mình thay vì trông chờ, hy vọng vào Trung Quốc
Giáo sư Brahma Chellaney tin rằng, châu Á cần nỗ lực cùng nhau
kêu gọi Trung Quốc vào bàn đàm phán, thể chế hóa việc quản
lý sử dụng nguồn nước ngọt trên các dòng sông quốc tế. Nếu
không có Trung Quốc trên bàn đàm phán, việc hợp tác bảo vệ
nguồn nước và hệ sinh thái trên các dòng sông quan trọng ở châu
Á là điều không thể.
Người viết cho rằng phân tích và đề xuất của Giáo sư Brahma
Chellaney là hợp lý, cần thiết về lâu dài nhưng phải làm ngay
và nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, kết hợp chặt chẽ các công
cụ ngoại giao - chính trị - pháp lý và đoàn kết chặt chẽ
giữa các nước bị ảnh hưởng.
Nhưng từ nay đến khi các giải pháp này phát huy hiệu quả, chưa
biết sẽ kéo dài trong bao lâu bởi sự khác biệt về lợi ích
ngay giữa chính các quốc gia cùng chung một dòng sông. Trong lúc
đó Việt Nam nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, không thể chỉ trông
chờ vào giải pháp trung - dài hạn này.
Thiết nghĩ, các giải pháp tự cứu lấy mình trước khủng hoảng
kép do thiên tai hạn hán bởi El Nino gây ra, hay do "nhân họa" bởi
hệ thống đập thủy điện mà Trung Quốc và một số nước tạo ra
là cấp bách và quan trọng hơn cả, Việt Nam chúng ta phải tự
tìm cách cứu mình trước.
Nếu theo phân tích của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nêu
trên, việc trông chờ Trung Quốc "xả nước cứu hạn" cho Đồng bằng
sông Cửu Long dường như có phần ảo tưởng. Đó là chưa nói tới
khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí nước để mặc cả, đánh
đổi với các nước như phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney.
Người viết thiết nghĩ, chống lại El Nino, hạn hán, xâm nhập
mặn hay thiên tai nói chung là điều quá sức con người và không
thiết thực, thay vào đó cần học cách thích nghi và sống chung
với nó.
Hãy học hỏi người Israel trong việc sử dụng nguồn nước ngọt
như thế nào để tối ưu hóa hiệu quả để phát triển nông nghiệp
bền vững, học tập tinh thần người Nhật Bản sống hài hòa với
thiên nhiên, tồn tại và phát triển giữa thiên tai khắc nghiệt.
Điều đầu tiên phải thay đổi là tư duy, sau đó mới đến giải pháp.
Khi xâm nhập mặn và hạn hán đã bao phủ Đồng bằng sông Cửu
Long, trồng lúa nước là điều không thể thì cần nghĩ ngay đến
việc khai thác cây trồng, vật nuôi khác chịu hạn và chịu mặn
thày vì loay hoay tìm cách "chống hạn, chống mặn" như hiện nay.
Tư duy ấy đã giúp chính phủ Thái Lan hình thành chính sách
nông nghiệp mới, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cách đây đã
cả chục năm và đang áp dụng với nhiều bài học có giá trị,
thiết nghĩ Việt Nam chúng ta nên tham khảo, điều này được tác
giả Ngọc Việt phân tích trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Hồng Thủy