Xe cán chó
"Trung Quốc háu ăn, Pháp bất cẩn”
Nếu ở Bắc Kinh, không ai lo ngại một cuộc “xâm chiếm” của Pháp, thì các hoạt động thu mua của Trung Quốc tại Pháp lại khiến cho nhiều nhà bình luận ở Paris bực tức.
Trong bài “Trung Quốc háu ăn, Pháp bất cẩn”, nguyệt san Le Monde Diplomatique (Pháp) số tháng 10/2016 đã cho rằng người Pháp nên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” vì lẽ việc để cho các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các công ty của Pháp chỉ có thể xảy ra khi thiếu vắng một chính sách đầy tham vọng. Bài phân tích của Martine Bulard mở đầu bằng một nhận xét đáng lo ngại: “Vốn rất kín đáo trong một thời gian dài trước đây, người Trung Quốc đã tiến vào thương trường Pháp một cách vừa lộ liễu, vừa gây tranh cãi.
Theo thống kê chính thức, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Pháp chỉ chiếm 2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Pháp, thua xa Nhật Bản (6%) và Mỹ, nước chiếm 1/4 lượng FDI tại Pháp.
Bước đi gây tranh cãi của Trung Quốc tại Pháp
Trong bài “Trung Quốc háu ăn, Pháp bất cẩn”, nguyệt san Le Monde Diplomatique (Pháp) số tháng 10/2016 đã cho rằng người Pháp nên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” vì lẽ việc để cho các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các công ty của Pháp chỉ có thể xảy ra khi thiếu vắng một chính sách đầy tham vọng. Bài phân tích của Martine Bulard mở đầu bằng một nhận xét đáng lo ngại: “Vốn rất kín đáo trong một thời gian dài trước đây, người Trung Quốc đã tiến vào thương trường Pháp một cách vừa lộ liễu, vừa gây tranh cãi.
Tập đoàn Symbiose của Trung Quốc đã mua 49,99% cổ phần sân bay Toulouse-Blagnac, Pháp. |
Trong
vòng vài tháng, họ đã chiếm sân bay lớn Toulouse-Blagnac ở miền Nam,
các doanh nghiệp du lịch tên tuổi như Club Med và Pierre et Vacances, hệ
thống khách sạn Campanile và Kyriad, câu lạc bộ bóng đá FC Sochaux,
hãng thiết kế thời trang Sonia Rikyel, hãng quần áo Sandro Maje và
Claudie Pierlot, chưa kể đến 1.700 ha đất nông nghiệp ở tỉnh Indre...”.
Báo
Le Monde Diplomatique ghi nhận: Chỉ riêng trong năm 2015, trị giá các
tài sản công nghiệp rơi vào tay người Trung Quốc đã lên đến 3,2 tỷ USD
(gần 2,9 tỷ euro), tăng gấp đôi so với năm 2013. Theo nguyệt san Pháp
này, dĩ nhiên là thái độ thèm muốn con gà trống Gaulois của chú rồng
châu Á là điều không thể chối cãi. Nhưng trong thực tế, lượng vốn đầu tư
của Trung Quốc vào Pháp vẫn còn rất khiêm tốn.
Theo thống kê chính thức, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Pháp chỉ chiếm 2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Pháp, thua xa Nhật Bản (6%) và Mỹ, nước chiếm 1/4 lượng FDI tại Pháp.
Nếu
ai ai cũng bất bình trước việc hãng du lịch Club Med nổi tiếng rơi vào
tay Trung Quốc, thì hầu như chẳng có ai xúc động trước việc tập đoàn
Alstom bị tập đoàn điện máy Mỹ General Electric thu mua và đang bị chủ
Mỹ cắt ra thành từng mảnh để chỉ lấy một phần công nghệ hạt nhân tiên
tiến của Pháp.
Tuy
nhiên, Le Monde Diplomatique vẫn cho rằng tham vọng của Trung Quốc là
không thể coi nhẹ, dẫn chứng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trên
toàn cầu đã tăng gấp 40 lần, lên tới 128 tỷ USD vào năm 2016 (thậm chí
lên tới 249 tỷ USD nếu gộp thêm vốn từ Hong Kong). Trung Quốc đã trở
thành nhà đầu tư lớn thứ hai của thế giới, chỉ sau Mỹ (337 tỷ USD).
Điểm
đến đầu tiên của vốn Trung Quốc ở phương Tây vẫn là nước Mỹ, song châu
Âu hiện đang trở thành đối tượng thu mua ưa thích của Trung Quốc, chủ
yếu là Anh, Pháp và Đức, bộ ba đứng đầu từ năm 2010 đến nay, cho dù đặc
biệt trong năm 2015, Italy đã chen vào vị trí thứ hai sau vụ tập đoàn
công nghiệp hóa học ChemChina của Trung Quốc mua lại hãng sản xuất lốp
xe hơi khổng lồ Pirelli.
Tiến
trình xuất ngoại của vốn Trung Quốc, theo nguyệt san Pháp đã chuyển qua
3 giai đoan: Từ việc thu mua các công ty sản xuất nguyên liệu, nhà nước
và doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sang thâu tóm các thương hiệu và
hiện đang tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao.
Thoạt
đầu Bắc Kinh đã ào ạt tiến công vào châu Phi, thu mua các công ty trong
lĩnh vực cung ứng hàng hóa đầu vào, đặc biệt là năng lượng và quặng mỏ,
để bảo đảm nguồn cung ứng cho nền công nghiệp Trung Quốc, thế nhưng
chẳng bao lâu sau đó, Trung Quốc chuyển sự chú ý sang phương Tây, đúng
theo chủ trương “quốc tế hóa các doanh nghiệp Trung Quốc” được đưa lên
hàng ưu tiên quốc gia.
Riêng
về trường hợp của Pháp, Le Monde Diplomatique ghi nhận các động cơ
chính đã thúc đẩy giới đầu tư Trung Quốc nhẩy vào thu mua doanh nghiệp
Pháp: Thứ nhất là để giành thêm thị phần bằng cách sở hữu nguyên một
mạng lưới phân phối, thâu tóm thương hiệu nổi tiếng, công nghệ hay một
kỹ năng quản lý mà Trung Quốc không có. Thứ hai là để sử dụng một lực
lượng lao động có tay nghề rất cao và một chế độ trừ thuế cho các hoạt
động nghiên cứu dành cho tất cả các doanh nghiệp ở Pháp.
Động
cơ thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng được nhiều người thấy rõ nhất.
Biết rõ thói quen chuộng hàng hiệu và hàng ngoại của người Trung Quốc,
đặc biệt là của tầng lớp khá giả ngày càng đông đảo, giới đầu tư Trung
Quốc đã vung tiền mua lại các thương hiệu hàng may mặc cao cấp như
Cerutti, Sonia Rykiel, Maje… mỹ phẩm Marionnaud và các thương hiệu rượu
vang nổi tiếng.
Một chiếc Airbus A380 được bán cho Trung Quốc đang cất cánh từ sân bay Toulouse-Blagnac hồi tháng 10/2014. Nguồn: Reuter |
Thực
phẩm Pháp rất được chú ý, đặc biệt là sữa bột, vốn chỉ cần được đóng
dấu “made in France” là có thể bán với giá cắt cổ tại Trung Quốc. Tuy
nhiên, theo Le Monde Diplomatique, chính các vụ thu mua các tập đoàn hay
công ty công nghiệp mới đặc biệt đáng chú ý vì chúng chiếm đến 43,2%
nguồn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Pháp, cho dù các thương vụ này
hiếm khi làm dấy lên các tiếng chuông báo động trong giới truyền thông.
Đà
tiến công của các nhà đầu tư Trung Quốc thể hiện rõ nhất trong ngành
năng lượng: Quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc CIC đã mua 30% cổ phần của
tập đoàn khí đốt GDF Suez (đã đổi tên thành Engie), giúp Trung Quốc có
được công nghệ sản xuất khí đốt hóa lỏng; tập đoàn Trung Quốc PetroChina
mua lại nhà máy lọc dầu ở Lavera; Yên Tài Đài Hải, một tập đoàn năng
lượng hạt nhân dân sự hàng đầu của Trung Quốc thâu tóm hai công ty của
Pháp trong lĩnh vực hạt nhân là Manoir Industries và ITC.
Đó
là chưa nói đến sự hợp tác “kỳ lạ” giữa tập đoàn điện lực Pháp EDF với
hai công ty Trung Quốc trong việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân EPR
tại Hinkley Point, ở Anh.
Trung
Quốc thường ra tay thâu tóm một cách có chọn lọc các tập đoàn Pháp khi
các doanh nghiệp này gặp khó khăn. Vấn đề được Le Monde Diplomatique nêu
bật là vì thiếu tầm nhìn công nghiệp dài hạn, Pháp đã để cho tài sản
công nghiệp và công nghệ của mình rơi vào tay Trung Quốc. Còn đối với
Bắc Kinh, việc họ vung tiền thâu tóm các công ty phương Tây là rất dễ
hiểu vì điều đó cho phép Trung Quốc sở hữu công nghệ tiên tiến nhanh hơn
so với tự nghiên cứu.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
"Trung Quốc háu ăn, Pháp bất cẩn”
Nếu ở Bắc Kinh, không ai lo ngại một cuộc “xâm chiếm” của Pháp, thì các hoạt động thu mua của Trung Quốc tại Pháp lại khiến cho nhiều nhà bình luận ở Paris bực tức.
Bước đi gây tranh cãi của Trung Quốc tại Pháp
Trong bài “Trung Quốc háu ăn, Pháp bất cẩn”, nguyệt san Le Monde Diplomatique (Pháp) số tháng 10/2016 đã cho rằng người Pháp nên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” vì lẽ việc để cho các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các công ty của Pháp chỉ có thể xảy ra khi thiếu vắng một chính sách đầy tham vọng. Bài phân tích của Martine Bulard mở đầu bằng một nhận xét đáng lo ngại: “Vốn rất kín đáo trong một thời gian dài trước đây, người Trung Quốc đã tiến vào thương trường Pháp một cách vừa lộ liễu, vừa gây tranh cãi.
Tập đoàn Symbiose của Trung Quốc đã mua 49,99% cổ phần sân bay Toulouse-Blagnac, Pháp. |
Trong
vòng vài tháng, họ đã chiếm sân bay lớn Toulouse-Blagnac ở miền Nam,
các doanh nghiệp du lịch tên tuổi như Club Med và Pierre et Vacances, hệ
thống khách sạn Campanile và Kyriad, câu lạc bộ bóng đá FC Sochaux,
hãng thiết kế thời trang Sonia Rikyel, hãng quần áo Sandro Maje và
Claudie Pierlot, chưa kể đến 1.700 ha đất nông nghiệp ở tỉnh Indre...”.
Báo
Le Monde Diplomatique ghi nhận: Chỉ riêng trong năm 2015, trị giá các
tài sản công nghiệp rơi vào tay người Trung Quốc đã lên đến 3,2 tỷ USD
(gần 2,9 tỷ euro), tăng gấp đôi so với năm 2013. Theo nguyệt san Pháp
này, dĩ nhiên là thái độ thèm muốn con gà trống Gaulois của chú rồng
châu Á là điều không thể chối cãi. Nhưng trong thực tế, lượng vốn đầu tư
của Trung Quốc vào Pháp vẫn còn rất khiêm tốn.
Theo thống kê chính thức, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Pháp chỉ chiếm 2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Pháp, thua xa Nhật Bản (6%) và Mỹ, nước chiếm 1/4 lượng FDI tại Pháp.
Nếu
ai ai cũng bất bình trước việc hãng du lịch Club Med nổi tiếng rơi vào
tay Trung Quốc, thì hầu như chẳng có ai xúc động trước việc tập đoàn
Alstom bị tập đoàn điện máy Mỹ General Electric thu mua và đang bị chủ
Mỹ cắt ra thành từng mảnh để chỉ lấy một phần công nghệ hạt nhân tiên
tiến của Pháp.
Tuy
nhiên, Le Monde Diplomatique vẫn cho rằng tham vọng của Trung Quốc là
không thể coi nhẹ, dẫn chứng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trên
toàn cầu đã tăng gấp 40 lần, lên tới 128 tỷ USD vào năm 2016 (thậm chí
lên tới 249 tỷ USD nếu gộp thêm vốn từ Hong Kong). Trung Quốc đã trở
thành nhà đầu tư lớn thứ hai của thế giới, chỉ sau Mỹ (337 tỷ USD).
Điểm
đến đầu tiên của vốn Trung Quốc ở phương Tây vẫn là nước Mỹ, song châu
Âu hiện đang trở thành đối tượng thu mua ưa thích của Trung Quốc, chủ
yếu là Anh, Pháp và Đức, bộ ba đứng đầu từ năm 2010 đến nay, cho dù đặc
biệt trong năm 2015, Italy đã chen vào vị trí thứ hai sau vụ tập đoàn
công nghiệp hóa học ChemChina của Trung Quốc mua lại hãng sản xuất lốp
xe hơi khổng lồ Pirelli.
Tiến
trình xuất ngoại của vốn Trung Quốc, theo nguyệt san Pháp đã chuyển qua
3 giai đoan: Từ việc thu mua các công ty sản xuất nguyên liệu, nhà nước
và doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sang thâu tóm các thương hiệu và
hiện đang tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao.
Thoạt
đầu Bắc Kinh đã ào ạt tiến công vào châu Phi, thu mua các công ty trong
lĩnh vực cung ứng hàng hóa đầu vào, đặc biệt là năng lượng và quặng mỏ,
để bảo đảm nguồn cung ứng cho nền công nghiệp Trung Quốc, thế nhưng
chẳng bao lâu sau đó, Trung Quốc chuyển sự chú ý sang phương Tây, đúng
theo chủ trương “quốc tế hóa các doanh nghiệp Trung Quốc” được đưa lên
hàng ưu tiên quốc gia.
Riêng
về trường hợp của Pháp, Le Monde Diplomatique ghi nhận các động cơ
chính đã thúc đẩy giới đầu tư Trung Quốc nhẩy vào thu mua doanh nghiệp
Pháp: Thứ nhất là để giành thêm thị phần bằng cách sở hữu nguyên một
mạng lưới phân phối, thâu tóm thương hiệu nổi tiếng, công nghệ hay một
kỹ năng quản lý mà Trung Quốc không có. Thứ hai là để sử dụng một lực
lượng lao động có tay nghề rất cao và một chế độ trừ thuế cho các hoạt
động nghiên cứu dành cho tất cả các doanh nghiệp ở Pháp.
Động
cơ thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng được nhiều người thấy rõ nhất.
Biết rõ thói quen chuộng hàng hiệu và hàng ngoại của người Trung Quốc,
đặc biệt là của tầng lớp khá giả ngày càng đông đảo, giới đầu tư Trung
Quốc đã vung tiền mua lại các thương hiệu hàng may mặc cao cấp như
Cerutti, Sonia Rykiel, Maje… mỹ phẩm Marionnaud và các thương hiệu rượu
vang nổi tiếng.
Một chiếc Airbus A380 được bán cho Trung Quốc đang cất cánh từ sân bay Toulouse-Blagnac hồi tháng 10/2014. Nguồn: Reuter |
Thực
phẩm Pháp rất được chú ý, đặc biệt là sữa bột, vốn chỉ cần được đóng
dấu “made in France” là có thể bán với giá cắt cổ tại Trung Quốc. Tuy
nhiên, theo Le Monde Diplomatique, chính các vụ thu mua các tập đoàn hay
công ty công nghiệp mới đặc biệt đáng chú ý vì chúng chiếm đến 43,2%
nguồn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Pháp, cho dù các thương vụ này
hiếm khi làm dấy lên các tiếng chuông báo động trong giới truyền thông.
Đà
tiến công của các nhà đầu tư Trung Quốc thể hiện rõ nhất trong ngành
năng lượng: Quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc CIC đã mua 30% cổ phần của
tập đoàn khí đốt GDF Suez (đã đổi tên thành Engie), giúp Trung Quốc có
được công nghệ sản xuất khí đốt hóa lỏng; tập đoàn Trung Quốc PetroChina
mua lại nhà máy lọc dầu ở Lavera; Yên Tài Đài Hải, một tập đoàn năng
lượng hạt nhân dân sự hàng đầu của Trung Quốc thâu tóm hai công ty của
Pháp trong lĩnh vực hạt nhân là Manoir Industries và ITC.
Đó
là chưa nói đến sự hợp tác “kỳ lạ” giữa tập đoàn điện lực Pháp EDF với
hai công ty Trung Quốc trong việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân EPR
tại Hinkley Point, ở Anh.
Trung
Quốc thường ra tay thâu tóm một cách có chọn lọc các tập đoàn Pháp khi
các doanh nghiệp này gặp khó khăn. Vấn đề được Le Monde Diplomatique nêu
bật là vì thiếu tầm nhìn công nghiệp dài hạn, Pháp đã để cho tài sản
công nghiệp và công nghệ của mình rơi vào tay Trung Quốc. Còn đối với
Bắc Kinh, việc họ vung tiền thâu tóm các công ty phương Tây là rất dễ
hiểu vì điều đó cho phép Trung Quốc sở hữu công nghệ tiên tiến nhanh hơn
so với tự nghiên cứu.