Tin nóng trong ngày
Trung Quốc lại đơn phương cấm đánh cá ở Biển Đông
Trung Quốc lại đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm tại khu vực Biển Đông mà phía Hà Nội cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn Tân Hoa Xã trích Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nêu rõ lệnh cấm đánh bắt cá bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 kéo dài đến ngày 1 tháng 8 năm nay. Khu vực cấm bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một phần Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scaborough.
Lệnh cấm áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước khác. Trong thời gian có lệnh cấm đánh bắt tại những vùng vừa nêu ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc nói sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ, xử phạt các vụ vi phạm.
Trước tin lệnh cấm đánh bắt tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc áp dụng từ 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 như vừa nêu, ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam có ý kiến:
“Chuyện này cũng như hằng năm thôi. Chúng ta vẫn lặp đi lặp lại đó là việc làm bất hợp pháp của Trung Quốc. Đây là việc làm không phù hợp với luật pháp Việt Nam. Chuyện này chúng ta biết từ lâu rồi. Ông (Trung Quốc) cấm gì thì cấm ở vùng biển của Trung Quốc chứ cấm qua vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là không hợp pháp rồi.
Chuyện này cũng như hằng năm thôi. Chúng ta vẫn lặp đi lặp lại đó là việc làm bất hợp pháp của Trung Quốc. Đây là việc làm không phù hợp với luật pháp Việt Nam.
- Ông Nguyễn Việt Thắng
Từ lâu chúng tôi từng nói (lệnh) đó không có giá trị pháp lý nào đối với ngư dân Việt Nam cả. Đó là khẳng định thứ nhất.
Thứ hai là thế nào người ta cũng có hành vi, vi phạm pháp luật thì chúng tôi cũng có bàn bạc và tổ chức cho bà con ngư dân là theo đoàn, đội đánh bắt trên vùng biển của mình một cách chủ động, đúng pháp luật Việt Nam.
Ngoài việc chủ động cho ngư dân của Hội Nghề cá VN và hội nghề cá các tỉnh thì chúng tôi cũng có yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước phải thường xuyên hiện diện để bảo vệ cho dân Việt Nam: cảnh sát biển, kiểm ngư, đặc biệt là hải quân phải thường xuyên hiện diện để bảo vệ cho bà con ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của mình.”
Một ngư dân đảo Lý Sơn sau một chuyến đi biển về bị lỗ đang chuẩn bị cho chuyến đi tiếp, vào trưa ngày 16 tháng 5 cho biết chưa được thông báo gì về lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông mà phía Trung Quốc đưa ra bắt đầu có hiệu lực. Ngư dân này bày tỏ:
“Thì chịu thôi, đó là số phận của mình; giờ không đi làm thì lấy gì nuôi vợ, nuôi con. Chính quyền đâu có nuôi mình đâu, và đây là nghề của mình thì phải đi làm để nuôi vợ, con.”
Lệnh cấm đánh bắt tại khu vực Biển Đông do Trung Quốc áp đặt hằng năm như vừa nêu bắt đầu từ năm 1999.
Trong thời gian có lệnh cấm như thế, tàu thuyền của ngư dân Việt Nam thường bị bắt, buộc phải nộp phạt. Nhiều trường hợp bị tịch thu hải sản đánh được, ngư cụ, trang thiết bị đi biển. Ngoài ra còn có ngư dân, thuyền trưởng bị bắt phải trả tiền để chuộc mạng.
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc lại đơn phương cấm đánh cá ở Biển Đông
Trung Quốc lại đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm tại khu vực Biển Đông mà phía Hà Nội cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn Tân Hoa Xã trích Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nêu rõ lệnh cấm đánh bắt cá bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 kéo dài đến ngày 1 tháng 8 năm nay. Khu vực cấm bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một phần Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scaborough.
Lệnh cấm áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước khác. Trong thời gian có lệnh cấm đánh bắt tại những vùng vừa nêu ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc nói sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ, xử phạt các vụ vi phạm.
Trước tin lệnh cấm đánh bắt tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc áp dụng từ 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 như vừa nêu, ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam có ý kiến:
“Chuyện này cũng như hằng năm thôi. Chúng ta vẫn lặp đi lặp lại đó là việc làm bất hợp pháp của Trung Quốc. Đây là việc làm không phù hợp với luật pháp Việt Nam. Chuyện này chúng ta biết từ lâu rồi. Ông (Trung Quốc) cấm gì thì cấm ở vùng biển của Trung Quốc chứ cấm qua vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là không hợp pháp rồi.
Chuyện này cũng như hằng năm thôi. Chúng ta vẫn lặp đi lặp lại đó là việc làm bất hợp pháp của Trung Quốc. Đây là việc làm không phù hợp với luật pháp Việt Nam.
- Ông Nguyễn Việt Thắng
Từ lâu chúng tôi từng nói (lệnh) đó không có giá trị pháp lý nào đối với ngư dân Việt Nam cả. Đó là khẳng định thứ nhất.
Thứ hai là thế nào người ta cũng có hành vi, vi phạm pháp luật thì chúng tôi cũng có bàn bạc và tổ chức cho bà con ngư dân là theo đoàn, đội đánh bắt trên vùng biển của mình một cách chủ động, đúng pháp luật Việt Nam.
Ngoài việc chủ động cho ngư dân của Hội Nghề cá VN và hội nghề cá các tỉnh thì chúng tôi cũng có yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước phải thường xuyên hiện diện để bảo vệ cho dân Việt Nam: cảnh sát biển, kiểm ngư, đặc biệt là hải quân phải thường xuyên hiện diện để bảo vệ cho bà con ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của mình.”
Một ngư dân đảo Lý Sơn sau một chuyến đi biển về bị lỗ đang chuẩn bị cho chuyến đi tiếp, vào trưa ngày 16 tháng 5 cho biết chưa được thông báo gì về lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông mà phía Trung Quốc đưa ra bắt đầu có hiệu lực. Ngư dân này bày tỏ:
“Thì chịu thôi, đó là số phận của mình; giờ không đi làm thì lấy gì nuôi vợ, nuôi con. Chính quyền đâu có nuôi mình đâu, và đây là nghề của mình thì phải đi làm để nuôi vợ, con.”
Lệnh cấm đánh bắt tại khu vực Biển Đông do Trung Quốc áp đặt hằng năm như vừa nêu bắt đầu từ năm 1999.
Trong thời gian có lệnh cấm như thế, tàu thuyền của ngư dân Việt Nam thường bị bắt, buộc phải nộp phạt. Nhiều trường hợp bị tịch thu hải sản đánh được, ngư cụ, trang thiết bị đi biển. Ngoài ra còn có ngư dân, thuyền trưởng bị bắt phải trả tiền để chuộc mạng.