Tin nóng trong ngày
Trung Quốc lại nổ súng ở Trường Sa?
Mặc dù Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, thông tin một tàu chiến Trung Quốc bắn cảnh cáo một tàu đánh cá Philippines ở khu vực gần bãi Đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV)
Mặc dù Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, thông tin một tàu chiến
Trung Quốc bắn cảnh cáo một tàu đánh cá Philippines ở khu vực gần bãi Đá
Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc
chiếm đóng trái phép - PV) chưa được xác minh, nhưng vụ việc cũng đã làm
dấy lên lo ngại trong giới chức quân sự Philippines.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 4/3/2015 bãi Đá Gạc Ma (thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo bất
hợp pháp
Trước đó, báo chí Philippines dẫn lời ông Pasi Abdulfatah, một chủ tàu
đánh cá của Philippines, tố cáo việc khi tàu của ông đang đánh bắt cá ở
gần bãi Đá Gạc Ma hôm 4/6 thì bị một tàu chiến Trung Quốc nổ súng cảnh
cáo. Quá sợ hãi, các ngư dân đã lái tàu rời khỏi khu vực này và di
chuyển đến gần một khu vực do Việt Nam kiểm soát.
Tuy nhiên, chủ tàu cho biết, do thường xuyên bị tàu Trung Quốc đe dọa và
quấy rối nên ngư dân đã quen, nên ít khi báo cáo với cơ quan chức năng
và trong vụ việc này cũng vậy.
Đô đốc Alexander Lopez, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây quân đội Philippines
–đơn vị chủ lực phụ trách khu vực biển Đông mà Manila gọi là biển Tây
Philippines cho hay, do không nhận được báo cáo nào từ ngư dân nên không
thể đưa ra bình luận hay có cơ sở để phản ứng được.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin bày tỏ lo
ngại về vụ việc: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào nhưng nếu
thực sự điều này xảy ra thì đây là một nguyên nhân gây ra lo ngại
nghiêm trọng”.
Khu vực xảy ra sự cố gần bãi Đá Gạc Ma và cũng gần với bãi Đá Vành Khăn –
đều là những bãi đá đã bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và đang
bồi đắp, xây dựng trái phép các cơ sở bị nghi ngờ là phục vụ cho mục
đích quân sự như công sự kiên cố, đường băng, hải đăng đa chức năng… với
quy mô lớn và tốc độ chóng mặt. Điều này khiến các nước láng giềng của
Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế vô cùng quan ngại về khả năng Trung Quốc
sẽ quân sự hóa các đảo nhân tạo mới hình thành, biến các nơi này thành
tiền đồn giúp nước này khống chế phi pháp toàn Biển Đông - nơi mà 5.000
tỉ đôla thương mại tàu thuyền đi qua mỗi năm.
Trước đó, hồi tháng 4/2015, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây quân đội
Philippines cũng đã lên tiếng xác nhận có xảy ra chuyện các tàu chiến
Trung Quốc xua đuổi máy bay tuần tra của Hải quân Philippines chở bệnh
nhân ra khỏi đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa) đi điều trị tại đất
liền. Tuy nhiên, ông Lopez khẳng định không có chuyện tàu Trung Quốc bắn
đạn vào xung quanh máy bay của Philippines như những gì mà một số trang
mạng của nước này đã thông tin.
Linh Phương (theo Năng Lượng Mới)
(Petrotimes)
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc lại nổ súng ở Trường Sa?
Mặc dù Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, thông tin một tàu chiến Trung Quốc bắn cảnh cáo một tàu đánh cá Philippines ở khu vực gần bãi Đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV)
Mặc dù Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, thông tin một tàu chiến
Trung Quốc bắn cảnh cáo một tàu đánh cá Philippines ở khu vực gần bãi Đá
Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc
chiếm đóng trái phép - PV) chưa được xác minh, nhưng vụ việc cũng đã làm
dấy lên lo ngại trong giới chức quân sự Philippines.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 4/3/2015 bãi Đá Gạc Ma (thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo bất
hợp pháp
Trước đó, báo chí Philippines dẫn lời ông Pasi Abdulfatah, một chủ tàu
đánh cá của Philippines, tố cáo việc khi tàu của ông đang đánh bắt cá ở
gần bãi Đá Gạc Ma hôm 4/6 thì bị một tàu chiến Trung Quốc nổ súng cảnh
cáo. Quá sợ hãi, các ngư dân đã lái tàu rời khỏi khu vực này và di
chuyển đến gần một khu vực do Việt Nam kiểm soát.
Tuy nhiên, chủ tàu cho biết, do thường xuyên bị tàu Trung Quốc đe dọa và
quấy rối nên ngư dân đã quen, nên ít khi báo cáo với cơ quan chức năng
và trong vụ việc này cũng vậy.
Đô đốc Alexander Lopez, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây quân đội Philippines
–đơn vị chủ lực phụ trách khu vực biển Đông mà Manila gọi là biển Tây
Philippines cho hay, do không nhận được báo cáo nào từ ngư dân nên không
thể đưa ra bình luận hay có cơ sở để phản ứng được.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin bày tỏ lo
ngại về vụ việc: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào nhưng nếu
thực sự điều này xảy ra thì đây là một nguyên nhân gây ra lo ngại
nghiêm trọng”.
Khu vực xảy ra sự cố gần bãi Đá Gạc Ma và cũng gần với bãi Đá Vành Khăn –
đều là những bãi đá đã bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và đang
bồi đắp, xây dựng trái phép các cơ sở bị nghi ngờ là phục vụ cho mục
đích quân sự như công sự kiên cố, đường băng, hải đăng đa chức năng… với
quy mô lớn và tốc độ chóng mặt. Điều này khiến các nước láng giềng của
Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế vô cùng quan ngại về khả năng Trung Quốc
sẽ quân sự hóa các đảo nhân tạo mới hình thành, biến các nơi này thành
tiền đồn giúp nước này khống chế phi pháp toàn Biển Đông - nơi mà 5.000
tỉ đôla thương mại tàu thuyền đi qua mỗi năm.
Trước đó, hồi tháng 4/2015, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây quân đội
Philippines cũng đã lên tiếng xác nhận có xảy ra chuyện các tàu chiến
Trung Quốc xua đuổi máy bay tuần tra của Hải quân Philippines chở bệnh
nhân ra khỏi đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa) đi điều trị tại đất
liền. Tuy nhiên, ông Lopez khẳng định không có chuyện tàu Trung Quốc bắn
đạn vào xung quanh máy bay của Philippines như những gì mà một số trang
mạng của nước này đã thông tin.
Linh Phương (theo Năng Lượng Mới)
(Petrotimes)