Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trung Quốc phá hủy Học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới
Việc phá dỡ bắt đầu từ 8h sáng 20/7, từ những kiến trúc không nằm trong hồ sơ nhà ở được cho phép của chính phủ, một nhà sư thường trú giấu tên cho biết.
Larung Gar hiện là học viện Phật giáo đẹp và lớn nhất thế giớiNgười này cho hay, ban lãnh đạo học viện kêu gọi tăng ni không phản đối hay cản trở việc phá dỡ của chính quyền.
“Chúng tôi không biết bao nhiêu ngôi nhà bị phá dỡ cũng như chúng tôi không được phép đến đó“, nguồn tin nói với RFA. “Tăng ni chúng tôi đang lo lắng nhưng chúng tôi không thể làm được gì“.
Theo kế hoạch ban đầu, đến 25/7 công việc phá dỡ mới bắt đầu từ các khu nhà của Chư Ni, đã có 9 khu bị đánh dấu phá bỏ, và sẽ kết thúc vào tháng 9/2017.
Trước đó ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại học viện này. Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Trong khi nơi đây hiện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, còn tạm trú có tới 40.000 người, nhưng chính quyền chỉ cho phép dân số 5.000 người.
Ngày 16/6, Học viện đóng cửa không đón du khách. Larung Gar thường nhộn nhịp vào dịp hè khi người hành hương đến từ khắp Trung Quốc và Tây Tạng ghé thăm, ông nói.
Học viện Phật giáo Larung Gar còn được biết đến với tên gọi học viện Phật giáo Serthar, đây là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, tính tới thời điểm hiện nay.
Người Tây Tạng kêu gọi Phật Tử khắp nơi ký đơn thỉnh nguyện gởi Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nation Human Rights Council), nhờ can thiệp vào quyết định giảm dân số của chính quyền Trung Quốc.
Thông điệp của họ: “Xin hãy ký đơn thỉnh nguyện này. Chúng tôi biết Trung Quốc không quan tâm đến thế giới nghĩ gì và sẽ làm mọi thứ để hủy hoại Tây Tạng. Nhưng hãy ký và chia sẻ đơn thỉnh nguyện này để lan rộng những hành động xấu xa và phá hoại của chính quyền Trung Quốc tới thế giới“.
Học viện Phật giáo Larung Gar, còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, nằm trong thung lũng Larung ở độ cao 4.000 m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km.
Học viện do đức Lạt ma Jigme Phuntsok, một nhân vật có ảnh hưởng trong Phật giáo Nyingma (một phái lớn của Phật giáo Tây Tạng) thành lập vào năm 1980 tại thung lũng Larung khi nơi này chỉ là vùng đất hoang vu, hoàn toàn không có người ở. Dù ở giữa vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, và trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn và có ảnh hưởng nhất thế giới. Hiện học viện Larung Gar có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Khuôn viên của Larung Gar vô cùng rộng lớn, với những ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống độc đáo trải khắp một vùng thung lũng và sườn núi bao quanh. Giữa khu vực của các tăng sư và các ni sư có một bức tường khổng lồ ngăn cách. Khi gia nhập cộng đồng tôn giáo này, các tăng, ni không được phép ra khỏi khu vực được chỉ định của họ, ngoại trừ hội trường chung.
Nơi đây từng là biểu tượng và niềm tự hào của những người theo tôn giáo này. Tuy nhiên, ngày 20/7, chính quyền Trung Quốc bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phần lớn các trung tâm nghiên cứu Phật giáo và khu nhà ở của Học viện Phật Giáo Larung Gar, nằm trong thung lũng Larung.
Trên thực tế, kế hoạch phá dỡ là vào ngày 25/7 nhưng chính phủ Trung Quốc lại thực hiện sớm hơn 5 ngày. Theo một số nguồn tin, ý định của chính quyền là giảm số lượng tăng ni tại đây từ 40.000 xuống khoảng 5.000 và xóa sổ Học viện chính. Việc này vấp phải sử phản đối của tăng ni đang tu tập nơi đây cũng như hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
Theo lofficiel.vn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trung Quốc phá hủy Học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới
Việc phá dỡ bắt đầu từ 8h sáng 20/7, từ những kiến trúc không nằm trong hồ sơ nhà ở được cho phép của chính phủ, một nhà sư thường trú giấu tên cho biết.
Larung Gar hiện là học viện Phật giáo đẹp và lớn nhất thế giớiNgười này cho hay, ban lãnh đạo học viện kêu gọi tăng ni không phản đối hay cản trở việc phá dỡ của chính quyền.
“Chúng tôi không biết bao nhiêu ngôi nhà bị phá dỡ cũng như chúng tôi không được phép đến đó“, nguồn tin nói với RFA. “Tăng ni chúng tôi đang lo lắng nhưng chúng tôi không thể làm được gì“.
Theo kế hoạch ban đầu, đến 25/7 công việc phá dỡ mới bắt đầu từ các khu nhà của Chư Ni, đã có 9 khu bị đánh dấu phá bỏ, và sẽ kết thúc vào tháng 9/2017.
Trước đó ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại học viện này. Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Trong khi nơi đây hiện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, còn tạm trú có tới 40.000 người, nhưng chính quyền chỉ cho phép dân số 5.000 người.
Ngày 16/6, Học viện đóng cửa không đón du khách. Larung Gar thường nhộn nhịp vào dịp hè khi người hành hương đến từ khắp Trung Quốc và Tây Tạng ghé thăm, ông nói.
Học viện Phật giáo Larung Gar còn được biết đến với tên gọi học viện Phật giáo Serthar, đây là một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, tính tới thời điểm hiện nay.
Người Tây Tạng kêu gọi Phật Tử khắp nơi ký đơn thỉnh nguyện gởi Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nation Human Rights Council), nhờ can thiệp vào quyết định giảm dân số của chính quyền Trung Quốc.
Thông điệp của họ: “Xin hãy ký đơn thỉnh nguyện này. Chúng tôi biết Trung Quốc không quan tâm đến thế giới nghĩ gì và sẽ làm mọi thứ để hủy hoại Tây Tạng. Nhưng hãy ký và chia sẻ đơn thỉnh nguyện này để lan rộng những hành động xấu xa và phá hoại của chính quyền Trung Quốc tới thế giới“.
Học viện Phật giáo Larung Gar, còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, nằm trong thung lũng Larung ở độ cao 4.000 m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km.
Học viện do đức Lạt ma Jigme Phuntsok, một nhân vật có ảnh hưởng trong Phật giáo Nyingma (một phái lớn của Phật giáo Tây Tạng) thành lập vào năm 1980 tại thung lũng Larung khi nơi này chỉ là vùng đất hoang vu, hoàn toàn không có người ở. Dù ở giữa vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, và trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn và có ảnh hưởng nhất thế giới. Hiện học viện Larung Gar có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Khuôn viên của Larung Gar vô cùng rộng lớn, với những ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống độc đáo trải khắp một vùng thung lũng và sườn núi bao quanh. Giữa khu vực của các tăng sư và các ni sư có một bức tường khổng lồ ngăn cách. Khi gia nhập cộng đồng tôn giáo này, các tăng, ni không được phép ra khỏi khu vực được chỉ định của họ, ngoại trừ hội trường chung.
Nơi đây từng là biểu tượng và niềm tự hào của những người theo tôn giáo này. Tuy nhiên, ngày 20/7, chính quyền Trung Quốc bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phần lớn các trung tâm nghiên cứu Phật giáo và khu nhà ở của Học viện Phật Giáo Larung Gar, nằm trong thung lũng Larung.
Trên thực tế, kế hoạch phá dỡ là vào ngày 25/7 nhưng chính phủ Trung Quốc lại thực hiện sớm hơn 5 ngày. Theo một số nguồn tin, ý định của chính quyền là giảm số lượng tăng ni tại đây từ 40.000 xuống khoảng 5.000 và xóa sổ Học viện chính. Việc này vấp phải sử phản đối của tăng ni đang tu tập nơi đây cũng như hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới.
Theo lofficiel.vn