Tin nóng trong ngày
Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông
Việt Nam và Ấn Độ đã ký thỏa thuận mở rộng hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến công du Việt Nam 4 ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 16/9 nêu rõ Bắc Kinh không phản đối các thỏa thuận chính đáng và hợp pháp giữa Việt Nam với một nước thứ ba, nhưng sẽ không ủng hộ các thỏa thuận đó nếu chúng liên quan đến các vùng biển do Trung Quốc quản lý hay các dự án hợp tác không được nhà nước Trung Quốc chấp thuận.
Ông Hồng nhấn mạnh đây là quan điểm của Bắc Kinh về thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với bất kỳ nước nào, chứ không riêng gì với Ấn Độ.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh cáo các dự án hợp tác dầu khí của Việt Nam với Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, sự phản đối của Bắc Kinh không là trở ngại cho thỏa thuận vừa ký giữa hai nước Việt-Ấn, theo nhận định của một chuyên gia hàng đầu về vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia nói với VOA Việt ngữ:
“Ấn Độ dốc toàn tâm lực vào thỏa thuận này và sẽ không thoái lui vì sức ép của Trung Quốc.”
Năm 2011, Bắc Kinh từng tuyên bố rằng các dự án thăm dò dầu khí của công ty ONGC Videsh ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và xâm phạm chủ quyền Bắc Kinh, nhưng công ty Ấn Ðộ đã phớt lờ các khuyến cáo này.
Đáp câu hỏi liệu Trung Quốc có sẽ để cho Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục làm ngơ trước phản ứng của Bắc Kinh như thế nữa chăng, nhà nghiên cứu Thayer cho biết:
“Trung Quốc khó có thể làm gì khác hơn trừ phi họ muốn dùng tới sự đe dọa bằng võ lực và cố tìm cách quấy nhiễu các hoạt động của dự án thăm dò này, vốn có thể dẫn tới một cuộc xung đột mới. Chừng nào mà Bắc Kinh còn duy trì các tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên 90% diện tích Biển Đông thì chừng đó họ phải tiếp tục lên tiếng phản đối các thỏa thuận như thế này. Vì nếu im tiếng thì nghĩa là họ mặc nhiên chấp nhận việc đó. Cho nên, chúng ta nên hiểu rằng đây là trò chơi ngoại giao pháp lý mà Trung Quốc phải duy trì vì sự nhất quán, họ phải phản đối bất kỳ động thái nào lọt vào phạm vi bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn của họ. Liệu Trung Quốc sẽ có hành động gì cụ thể sau dự án Việt-Ấn lần này hay không? Có nhiều phần chắc là không, vì lần trước, khi công ty ONGC quyết định tiếp tục dự án dầu khí với Việt Nam, Bắc Kinh đã không có biện pháp gì ngoài lời phản đối.”
Tuy khó có thể gây áp lực với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh đã chứng tỏ không ngần ngại tạo sức ép về mọi mặt từ ngoại giao đến kinh tế hay chính trị với nước láng giềng nhỏ bé Việt Nam trong các tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông.
Việt Nam có thể phải đối mặt với những áp lực thêm nữa từ Bắc Kinh với dự án mở rộng hợp tác dầu khí cùng Ấn Độ lần này hay không? Giáo sư Thayer cho rằng:
“Đặc sứ Việt Nam Lê Hồng Anh vừa trở về sau chuyến đi Bắc Kinh hầu xoa dịu căng thẳng song phương và hàn gắn mối quan hệ rạn nứt. Dù Trung Quốc có thể trở mặt 180 độ và làm trầm trọng thêm căng thẳng với Việt Nam, nhưng điều đó không giúp giải quyết mối quan tâm của Bắc Kinh vì Ấn Độ sẽ vẫn hiện diện trên thực địa ngoài Biển Đông. Hơn nữa, việc Bắc Kinh căng thẳng thêm với Hà Nội sẽ càng khiến cho tinh thần thoát Trung tại Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ và càng đẩy Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ. Đây là một bàn cờ phức tạp. Theo tôi, tuy Trung Quốc có thể tạo thêm áp lực với Việt Nam, nhưng tại thời điểm này thì tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ chọn phương sách đó vì hai nước Việt-Trung đang tìm cách dần khôi phục lại một phần lòng tin đã đánh mất sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động ở vùng biển Việt Nam nhận chủ quyền.”
Chưa rõ vị trí cụ thể của hai giếng dầu mà Việt-Ấn vừa ký kết, nhưng thỏa thuận này nhằm củng cố hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng và mở đường cho sự cộng tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.
Trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ lần này, đôi bên cũng nhất trí về quyền tự do hàng hải và đồng ý hợp tác bảo đảm an toàn hàng hải và an ninh cho các thủy lộ tại các vùng biển quốc tế.
Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ vào Việt Nam từ 1988 với giấy phép khai thác lô 06.1.
Đến năm 2006, công ty được Việt Nam cho phép hoạt động ở hai lô 127 và 128.
Sau đó, Ấn Độ đã rút ra khỏi lô 127 vì không có trữ lượng tiềm tàng và hiện vẫn còn hoạt động ở lô 128.
Trước khi lên đường rời khỏi Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ tuyên bố mức độ hợp tác Việt-Ấn là không giới hạn.
Việt Nam và Ấn Độ đã ký thỏa thuận mở rộng hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến công du Việt Nam 4 ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. |
Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam
với Ấn Độ cho phép Ấn Đô khai thác thêm 2 giếng dầu ở Biển Đông nếu 2
địa điểm này nằm trong khu vực Bắc Kinh quản lý hoặc không được sự chấp
thuận của nhà nước Trung Quốc.
Trong chuyến thăm 4 ngày kết thúc hôm nay (17/9) của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam, Hà Nội và New Delhi đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực thiết yếu và chiến lược như quốc phòng, hàng không, và khai thác dầu khí.
Trong số này có hợp đồng giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam về việc thăm dò thêm 2 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Trong chuyến thăm 4 ngày kết thúc hôm nay (17/9) của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam, Hà Nội và New Delhi đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực thiết yếu và chiến lược như quốc phòng, hàng không, và khai thác dầu khí.
Trong số này có hợp đồng giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam về việc thăm dò thêm 2 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Liệu Trung Quốc sẽ có hành động gì cụ thể sau dự án Việt-Ấn lần này hay không? Có nhiều phần chắc là không, vì lần trước, khi công ty ONGC quyết định tiếp tục dự án dầu khí với Việt Nam, Bắc Kinh đã không có biện pháp gì ngoài lời phản đối.
Giáo sư Carl Thayer.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 16/9 nêu rõ Bắc Kinh không phản đối các thỏa thuận chính đáng và hợp pháp giữa Việt Nam với một nước thứ ba, nhưng sẽ không ủng hộ các thỏa thuận đó nếu chúng liên quan đến các vùng biển do Trung Quốc quản lý hay các dự án hợp tác không được nhà nước Trung Quốc chấp thuận.
Ông Hồng nhấn mạnh đây là quan điểm của Bắc Kinh về thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với bất kỳ nước nào, chứ không riêng gì với Ấn Độ.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh cáo các dự án hợp tác dầu khí của Việt Nam với Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, sự phản đối của Bắc Kinh không là trở ngại cho thỏa thuận vừa ký giữa hai nước Việt-Ấn, theo nhận định của một chuyên gia hàng đầu về vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia nói với VOA Việt ngữ:
“Ấn Độ dốc toàn tâm lực vào thỏa thuận này và sẽ không thoái lui vì sức ép của Trung Quốc.”
Năm 2011, Bắc Kinh từng tuyên bố rằng các dự án thăm dò dầu khí của công ty ONGC Videsh ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và xâm phạm chủ quyền Bắc Kinh, nhưng công ty Ấn Ðộ đã phớt lờ các khuyến cáo này.
Đáp câu hỏi liệu Trung Quốc có sẽ để cho Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục làm ngơ trước phản ứng của Bắc Kinh như thế nữa chăng, nhà nghiên cứu Thayer cho biết:
“Trung Quốc khó có thể làm gì khác hơn trừ phi họ muốn dùng tới sự đe dọa bằng võ lực và cố tìm cách quấy nhiễu các hoạt động của dự án thăm dò này, vốn có thể dẫn tới một cuộc xung đột mới. Chừng nào mà Bắc Kinh còn duy trì các tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên 90% diện tích Biển Đông thì chừng đó họ phải tiếp tục lên tiếng phản đối các thỏa thuận như thế này. Vì nếu im tiếng thì nghĩa là họ mặc nhiên chấp nhận việc đó. Cho nên, chúng ta nên hiểu rằng đây là trò chơi ngoại giao pháp lý mà Trung Quốc phải duy trì vì sự nhất quán, họ phải phản đối bất kỳ động thái nào lọt vào phạm vi bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn của họ. Liệu Trung Quốc sẽ có hành động gì cụ thể sau dự án Việt-Ấn lần này hay không? Có nhiều phần chắc là không, vì lần trước, khi công ty ONGC quyết định tiếp tục dự án dầu khí với Việt Nam, Bắc Kinh đã không có biện pháp gì ngoài lời phản đối.”
Trung Quốc có thể tạo thêm áp lực với Việt Nam, nhưng tại thời điểm này thì tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ chọn phương sách đó vì hai nước Việt-Trung đang tìm cách khôi phục lại một phần lòng tin đã đánh mất sau vụ giàn khoan 981.
Giáo sư Thayer.
Tuy khó có thể gây áp lực với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh đã chứng tỏ không ngần ngại tạo sức ép về mọi mặt từ ngoại giao đến kinh tế hay chính trị với nước láng giềng nhỏ bé Việt Nam trong các tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông.
Việt Nam có thể phải đối mặt với những áp lực thêm nữa từ Bắc Kinh với dự án mở rộng hợp tác dầu khí cùng Ấn Độ lần này hay không? Giáo sư Thayer cho rằng:
“Đặc sứ Việt Nam Lê Hồng Anh vừa trở về sau chuyến đi Bắc Kinh hầu xoa dịu căng thẳng song phương và hàn gắn mối quan hệ rạn nứt. Dù Trung Quốc có thể trở mặt 180 độ và làm trầm trọng thêm căng thẳng với Việt Nam, nhưng điều đó không giúp giải quyết mối quan tâm của Bắc Kinh vì Ấn Độ sẽ vẫn hiện diện trên thực địa ngoài Biển Đông. Hơn nữa, việc Bắc Kinh căng thẳng thêm với Hà Nội sẽ càng khiến cho tinh thần thoát Trung tại Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ và càng đẩy Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ. Đây là một bàn cờ phức tạp. Theo tôi, tuy Trung Quốc có thể tạo thêm áp lực với Việt Nam, nhưng tại thời điểm này thì tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ chọn phương sách đó vì hai nước Việt-Trung đang tìm cách dần khôi phục lại một phần lòng tin đã đánh mất sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động ở vùng biển Việt Nam nhận chủ quyền.”
Chưa rõ vị trí cụ thể của hai giếng dầu mà Việt-Ấn vừa ký kết, nhưng thỏa thuận này nhằm củng cố hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng và mở đường cho sự cộng tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.
Trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ lần này, đôi bên cũng nhất trí về quyền tự do hàng hải và đồng ý hợp tác bảo đảm an toàn hàng hải và an ninh cho các thủy lộ tại các vùng biển quốc tế.
Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ vào Việt Nam từ 1988 với giấy phép khai thác lô 06.1.
Đến năm 2006, công ty được Việt Nam cho phép hoạt động ở hai lô 127 và 128.
Sau đó, Ấn Độ đã rút ra khỏi lô 127 vì không có trữ lượng tiềm tàng và hiện vẫn còn hoạt động ở lô 128.
Trước khi lên đường rời khỏi Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ tuyên bố mức độ hợp tác Việt-Ấn là không giới hạn.
Trà Mi
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc phản đối thỏa thuận dầu khí Việt-Ấn ở Biển Đông
Việt Nam và Ấn Độ đã ký thỏa thuận mở rộng hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến công du Việt Nam 4 ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Việt Nam và Ấn Độ đã ký thỏa thuận mở rộng hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí ở Biển Đông nhân chuyến công du Việt Nam 4 ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. |
Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam
với Ấn Độ cho phép Ấn Đô khai thác thêm 2 giếng dầu ở Biển Đông nếu 2
địa điểm này nằm trong khu vực Bắc Kinh quản lý hoặc không được sự chấp
thuận của nhà nước Trung Quốc.
Trong chuyến thăm 4 ngày kết thúc hôm nay (17/9) của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam, Hà Nội và New Delhi đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực thiết yếu và chiến lược như quốc phòng, hàng không, và khai thác dầu khí.
Trong số này có hợp đồng giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam về việc thăm dò thêm 2 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Trong chuyến thăm 4 ngày kết thúc hôm nay (17/9) của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam, Hà Nội và New Delhi đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong các lĩnh vực thiết yếu và chiến lược như quốc phòng, hàng không, và khai thác dầu khí.
Trong số này có hợp đồng giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam về việc thăm dò thêm 2 lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Liệu Trung Quốc sẽ có hành động gì cụ thể sau dự án Việt-Ấn lần này hay không? Có nhiều phần chắc là không, vì lần trước, khi công ty ONGC quyết định tiếp tục dự án dầu khí với Việt Nam, Bắc Kinh đã không có biện pháp gì ngoài lời phản đối.
Giáo sư Carl Thayer.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 16/9 nêu rõ Bắc Kinh không phản đối các thỏa thuận chính đáng và hợp pháp giữa Việt Nam với một nước thứ ba, nhưng sẽ không ủng hộ các thỏa thuận đó nếu chúng liên quan đến các vùng biển do Trung Quốc quản lý hay các dự án hợp tác không được nhà nước Trung Quốc chấp thuận.
Ông Hồng nhấn mạnh đây là quan điểm của Bắc Kinh về thỏa thuận hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với bất kỳ nước nào, chứ không riêng gì với Ấn Độ.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh cáo các dự án hợp tác dầu khí của Việt Nam với Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, sự phản đối của Bắc Kinh không là trở ngại cho thỏa thuận vừa ký giữa hai nước Việt-Ấn, theo nhận định của một chuyên gia hàng đầu về vấn đề Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia nói với VOA Việt ngữ:
“Ấn Độ dốc toàn tâm lực vào thỏa thuận này và sẽ không thoái lui vì sức ép của Trung Quốc.”
Năm 2011, Bắc Kinh từng tuyên bố rằng các dự án thăm dò dầu khí của công ty ONGC Videsh ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và xâm phạm chủ quyền Bắc Kinh, nhưng công ty Ấn Ðộ đã phớt lờ các khuyến cáo này.
Đáp câu hỏi liệu Trung Quốc có sẽ để cho Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục làm ngơ trước phản ứng của Bắc Kinh như thế nữa chăng, nhà nghiên cứu Thayer cho biết:
“Trung Quốc khó có thể làm gì khác hơn trừ phi họ muốn dùng tới sự đe dọa bằng võ lực và cố tìm cách quấy nhiễu các hoạt động của dự án thăm dò này, vốn có thể dẫn tới một cuộc xung đột mới. Chừng nào mà Bắc Kinh còn duy trì các tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên 90% diện tích Biển Đông thì chừng đó họ phải tiếp tục lên tiếng phản đối các thỏa thuận như thế này. Vì nếu im tiếng thì nghĩa là họ mặc nhiên chấp nhận việc đó. Cho nên, chúng ta nên hiểu rằng đây là trò chơi ngoại giao pháp lý mà Trung Quốc phải duy trì vì sự nhất quán, họ phải phản đối bất kỳ động thái nào lọt vào phạm vi bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn của họ. Liệu Trung Quốc sẽ có hành động gì cụ thể sau dự án Việt-Ấn lần này hay không? Có nhiều phần chắc là không, vì lần trước, khi công ty ONGC quyết định tiếp tục dự án dầu khí với Việt Nam, Bắc Kinh đã không có biện pháp gì ngoài lời phản đối.”
Trung Quốc có thể tạo thêm áp lực với Việt Nam, nhưng tại thời điểm này thì tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ chọn phương sách đó vì hai nước Việt-Trung đang tìm cách khôi phục lại một phần lòng tin đã đánh mất sau vụ giàn khoan 981.
Giáo sư Thayer.
Tuy khó có thể gây áp lực với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh đã chứng tỏ không ngần ngại tạo sức ép về mọi mặt từ ngoại giao đến kinh tế hay chính trị với nước láng giềng nhỏ bé Việt Nam trong các tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông.
Việt Nam có thể phải đối mặt với những áp lực thêm nữa từ Bắc Kinh với dự án mở rộng hợp tác dầu khí cùng Ấn Độ lần này hay không? Giáo sư Thayer cho rằng:
“Đặc sứ Việt Nam Lê Hồng Anh vừa trở về sau chuyến đi Bắc Kinh hầu xoa dịu căng thẳng song phương và hàn gắn mối quan hệ rạn nứt. Dù Trung Quốc có thể trở mặt 180 độ và làm trầm trọng thêm căng thẳng với Việt Nam, nhưng điều đó không giúp giải quyết mối quan tâm của Bắc Kinh vì Ấn Độ sẽ vẫn hiện diện trên thực địa ngoài Biển Đông. Hơn nữa, việc Bắc Kinh căng thẳng thêm với Hà Nội sẽ càng khiến cho tinh thần thoát Trung tại Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ và càng đẩy Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ. Đây là một bàn cờ phức tạp. Theo tôi, tuy Trung Quốc có thể tạo thêm áp lực với Việt Nam, nhưng tại thời điểm này thì tôi không nghĩ Bắc Kinh sẽ chọn phương sách đó vì hai nước Việt-Trung đang tìm cách dần khôi phục lại một phần lòng tin đã đánh mất sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động ở vùng biển Việt Nam nhận chủ quyền.”
Chưa rõ vị trí cụ thể của hai giếng dầu mà Việt-Ấn vừa ký kết, nhưng thỏa thuận này nhằm củng cố hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng và mở đường cho sự cộng tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.
Trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ lần này, đôi bên cũng nhất trí về quyền tự do hàng hải và đồng ý hợp tác bảo đảm an toàn hàng hải và an ninh cho các thủy lộ tại các vùng biển quốc tế.
Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ vào Việt Nam từ 1988 với giấy phép khai thác lô 06.1.
Đến năm 2006, công ty được Việt Nam cho phép hoạt động ở hai lô 127 và 128.
Sau đó, Ấn Độ đã rút ra khỏi lô 127 vì không có trữ lượng tiềm tàng và hiện vẫn còn hoạt động ở lô 128.
Trước khi lên đường rời khỏi Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ tuyên bố mức độ hợp tác Việt-Ấn là không giới hạn.
Trà Mi
(VOA)