Xe cán chó
Trung Quốc trơ tráo nhận xằng "món quà đặc biệt" của Sukhoi
Tờ China News và các trang mạng quốc phòng khác của Trung Quốc đã nhanh chóng đăng tải lại bộ ảnh lịch này. Mặc dù website của Sukhoi không hề đăng tải thông tin gì khác ngoài bộ ảnh lịch nhưng các trang mạng Trung Quốc đã tự nhận rằng đây là bộ ảnh lịch đặc biệt chào mừng năm con ngựa mà Sukhoi dành cho thị trường Trung Quốc, để tri ân một khách hàng lớn như Trung Quốc.
Theo China News, trong vòng hơn 20 năm qua, Sukhoi đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhiều loại máy bay, đồng thời giúp nước này xây dựng dây chuyền của dòng máy bay J-11 mà nhờ đó, Trung Quốc đã phát triển ra nhiều dòng máy bay khác. China News cho biết hiện nay, tập đoàn Sukhoi đang mong muốn bán các loại máy bay như Su-35, Su-34 và máy bay tàng hình thế hệ 5 T-50 cho Trung Quốc, mặc dù lâu nay các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc chủ động tìm cách thuyết phục Nga để mua được Su-35, thậm chí còn có tin Sukhoi bị ép bán Su-35 cho Trung Quốc.
Lô Su-27 đầu tiên được Trung Quốc đặt mua vào năm 1991 gồm 20 chiếc Su-27SK 1 chỗ ngồi và 4 chiếc Su-27UBK 2 chỗ ngồi do nhà máy KnAAPO chế tạo, những chiếc Su-27 này khác biệt so với Su-27 của thị trường nội địa Nga ở thiết bị nhận diện địch-ta (IFF), hệ thống điện tử và sử dụng mẫu radar xuất khẩu N001E. Đến năm 1995, Nga tiếp tục chuyển giao lô Su-27 thứ 2 theo đơn đặt hàng trị giá 1,5 tỷ USD cho phía Trung Quốc, gồm 16 Su-27SK và 6 Su-27UBK cùng vũ khí và thiết bị thay thế, nâng con số Su-27 trong biên chế không quân Trung Quốc lúc đó lên 46 chiếc.
Bên cạnh việc nhập khẩu Su-27, Trung Quốc lúc đó cực kỳ mong muốn được phía Nga chuyển giao công nghệ cũng như dây chuyền thiết bị để lắp ráp và sản xuất một phần thiết bị của Su-27 ở Trung Quốc. Sau một thời gian dài đàm phán, vào ngày 6-12-1996, Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD nhằm sản xuất 200 máy bay Su-27 tại nhà máy hàng không Thẩm Dương. Theo như thỏa thuận giữa 2 bên, ban đầu Trung Quốc sẽ nhập toàn bộ linh kiện cũng như thiết bị cấu thành từ nhà máy KnAAPO và lắp ráp hoàn chỉnh Su-27 ở nhà máy Thẩm Dương. Bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ được tham gia sản xuất các thiết bị đó ngay trong nước để chế tạo Su-27, Nga chỉ cung cấp các thiết bị quan trọng nhất như: động cơ, thiết bị buồng lái và vũ khí.
Toàn bộ các tài liệu về Su-27 đã được Nga chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1997. Và vào ngày 15-12-1998, chiếc J-11 đầu tiên (phiên bản Trung Quốc của Su-27SK) đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên. Liên tục sau đó, những chiếc J-11 đã được đưa vào biên chế không quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, do việc gia tăng số lượng J-11 nên không quân Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng máy bay huấn luyện cho phi công J-11. Vì vậy, năm 1999, Trung Quốc tiếp tục đặt mua 28 máy bay Su-27UBK 2 chỗ ngồi từ nhà máy Irkutsk của Nga và việc giao hàng hoàn tất từ năm 2000-2002.
Tính đến năm 2004, KnAAPO đã chuyển giao cho Trung Quốc linh kiện và thiết bị để lắp ráp 105 máy bay Su-27SK, đưa con số Su-27 trong biên chế không quân Trung Quốc lên 180 chiếc (bao gồm Su-27SK và Su-27UBK).
Sau khi làm chủ được dây chuyền Su-27SK, Trung Quốc tiếp tục đặt ra yêu cầu với phía Nga về việc cung cấp một loại máy bay mạnh mẽ hơn, có thể được trang bị các loại tên lửa đánh đất, bom chính xác và khả năng không chiến ưu việt hơn cũng như có thể trang bị tên lửa không đối không RVV-AE. Chiếc máy bay này đồng thời cũng phải được trang bị thiết bị buồng lái hiện đại hơn, sử dụng màn hình hiển thị đa năng LCD cùng radar mạnh mẽ hơn. KnAAPO đã phát triển mẫu Su-30MKK đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc. Vào năm 1999, phía Nga đã đồng ý với yêu cầu đặt mua 38 Su-30MKK của Trung Quốc với nhà máy KnAAPO. Đến năm 2002, hải quân Trung Quốc đặt mua 24 chiếc Su-30MK2 là phiên bản chuyên đánh biển của Su-30MKK.
Về dây chuyền J-11 ở nhà máy Thẩm Dương, năm 2004, viện cớ phía Nga không chịu chuyển giao công nghệ động cơ cũng như hệ thống điện tử và những chiếc J-11 sản xuất không thể tích hợp với vũ khí do Trung Quốc sản xuất, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố ngừng hợp tác với nhà máy KnAAPO và tự sản xuất phiên bản J-11B cho riêng mình, đây được coi như "quả đắng" với Sukhoi vì tưởng như một hợp đồng "ngon ăn" đã biến thành động lực cho công nghiệp hàng không Trung Quốc. Từ dây chuyền J-11, hiện nay Trung Quốc đã chế tạo được nhiều mẫu máy bay dựa trên nền tảng Su-27 như J-11B, J-11BS, J-15, J-16.
Sắp tới nếu Trung Quốc tiếp tục được sở hữu những mẫu máy bay hiện đại hơn của Sukhoi như Su-35, Su-34, T-50 thì chưa biết công nghiệp hàng không của họ sẽ phát triển đến mức độ nào? Và rằng người Nga nói chung và Sukhoi nói riêng có rút được bài học gì từ thương vụ J-11 hay không?
Một số hình ảnh về bộ lịch năm ngựa của Sukhoi:
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Trung Quốc trơ tráo nhận xằng "món quà đặc biệt" của Sukhoi
Tờ China News và các trang mạng quốc phòng khác của Trung Quốc đã nhanh chóng đăng tải lại bộ ảnh lịch này. Mặc dù website của Sukhoi không hề đăng tải thông tin gì khác ngoài bộ ảnh lịch nhưng các trang mạng Trung Quốc đã tự nhận rằng đây là bộ ảnh lịch đặc biệt chào mừng năm con ngựa mà Sukhoi dành cho thị trường Trung Quốc, để tri ân một khách hàng lớn như Trung Quốc.
Theo China News, trong vòng hơn 20 năm qua, Sukhoi đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhiều loại máy bay, đồng thời giúp nước này xây dựng dây chuyền của dòng máy bay J-11 mà nhờ đó, Trung Quốc đã phát triển ra nhiều dòng máy bay khác. China News cho biết hiện nay, tập đoàn Sukhoi đang mong muốn bán các loại máy bay như Su-35, Su-34 và máy bay tàng hình thế hệ 5 T-50 cho Trung Quốc, mặc dù lâu nay các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc chủ động tìm cách thuyết phục Nga để mua được Su-35, thậm chí còn có tin Sukhoi bị ép bán Su-35 cho Trung Quốc.
Lô Su-27 đầu tiên được Trung Quốc đặt mua vào năm 1991 gồm 20 chiếc Su-27SK 1 chỗ ngồi và 4 chiếc Su-27UBK 2 chỗ ngồi do nhà máy KnAAPO chế tạo, những chiếc Su-27 này khác biệt so với Su-27 của thị trường nội địa Nga ở thiết bị nhận diện địch-ta (IFF), hệ thống điện tử và sử dụng mẫu radar xuất khẩu N001E. Đến năm 1995, Nga tiếp tục chuyển giao lô Su-27 thứ 2 theo đơn đặt hàng trị giá 1,5 tỷ USD cho phía Trung Quốc, gồm 16 Su-27SK và 6 Su-27UBK cùng vũ khí và thiết bị thay thế, nâng con số Su-27 trong biên chế không quân Trung Quốc lúc đó lên 46 chiếc.
Bên cạnh việc nhập khẩu Su-27, Trung Quốc lúc đó cực kỳ mong muốn được phía Nga chuyển giao công nghệ cũng như dây chuyền thiết bị để lắp ráp và sản xuất một phần thiết bị của Su-27 ở Trung Quốc. Sau một thời gian dài đàm phán, vào ngày 6-12-1996, Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD nhằm sản xuất 200 máy bay Su-27 tại nhà máy hàng không Thẩm Dương. Theo như thỏa thuận giữa 2 bên, ban đầu Trung Quốc sẽ nhập toàn bộ linh kiện cũng như thiết bị cấu thành từ nhà máy KnAAPO và lắp ráp hoàn chỉnh Su-27 ở nhà máy Thẩm Dương. Bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ được tham gia sản xuất các thiết bị đó ngay trong nước để chế tạo Su-27, Nga chỉ cung cấp các thiết bị quan trọng nhất như: động cơ, thiết bị buồng lái và vũ khí.
Toàn bộ các tài liệu về Su-27 đã được Nga chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1997. Và vào ngày 15-12-1998, chiếc J-11 đầu tiên (phiên bản Trung Quốc của Su-27SK) đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên. Liên tục sau đó, những chiếc J-11 đã được đưa vào biên chế không quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, do việc gia tăng số lượng J-11 nên không quân Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng máy bay huấn luyện cho phi công J-11. Vì vậy, năm 1999, Trung Quốc tiếp tục đặt mua 28 máy bay Su-27UBK 2 chỗ ngồi từ nhà máy Irkutsk của Nga và việc giao hàng hoàn tất từ năm 2000-2002.
Tính đến năm 2004, KnAAPO đã chuyển giao cho Trung Quốc linh kiện và thiết bị để lắp ráp 105 máy bay Su-27SK, đưa con số Su-27 trong biên chế không quân Trung Quốc lên 180 chiếc (bao gồm Su-27SK và Su-27UBK).
Sau khi làm chủ được dây chuyền Su-27SK, Trung Quốc tiếp tục đặt ra yêu cầu với phía Nga về việc cung cấp một loại máy bay mạnh mẽ hơn, có thể được trang bị các loại tên lửa đánh đất, bom chính xác và khả năng không chiến ưu việt hơn cũng như có thể trang bị tên lửa không đối không RVV-AE. Chiếc máy bay này đồng thời cũng phải được trang bị thiết bị buồng lái hiện đại hơn, sử dụng màn hình hiển thị đa năng LCD cùng radar mạnh mẽ hơn. KnAAPO đã phát triển mẫu Su-30MKK đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc. Vào năm 1999, phía Nga đã đồng ý với yêu cầu đặt mua 38 Su-30MKK của Trung Quốc với nhà máy KnAAPO. Đến năm 2002, hải quân Trung Quốc đặt mua 24 chiếc Su-30MK2 là phiên bản chuyên đánh biển của Su-30MKK.
Về dây chuyền J-11 ở nhà máy Thẩm Dương, năm 2004, viện cớ phía Nga không chịu chuyển giao công nghệ động cơ cũng như hệ thống điện tử và những chiếc J-11 sản xuất không thể tích hợp với vũ khí do Trung Quốc sản xuất, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố ngừng hợp tác với nhà máy KnAAPO và tự sản xuất phiên bản J-11B cho riêng mình, đây được coi như "quả đắng" với Sukhoi vì tưởng như một hợp đồng "ngon ăn" đã biến thành động lực cho công nghiệp hàng không Trung Quốc. Từ dây chuyền J-11, hiện nay Trung Quốc đã chế tạo được nhiều mẫu máy bay dựa trên nền tảng Su-27 như J-11B, J-11BS, J-15, J-16.
Sắp tới nếu Trung Quốc tiếp tục được sở hữu những mẫu máy bay hiện đại hơn của Sukhoi như Su-35, Su-34, T-50 thì chưa biết công nghiệp hàng không của họ sẽ phát triển đến mức độ nào? Và rằng người Nga nói chung và Sukhoi nói riêng có rút được bài học gì từ thương vụ J-11 hay không?
Một số hình ảnh về bộ lịch năm ngựa của Sukhoi: