Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc và làn sóng “gom đất” khắp thế giới
Theo tờ báo trên, Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) của Trung Quốc và KSG Agro - một Cty nông nghiệp của Ukraina - đã ký kết thỏa thuận cho thuê ban đầu là 100.000ha đất ở vùng Dnipropetrovsk, phía đông Ukraina. Diện tích thuê có thể tăng lên đến 3 triệu hécta trong thỏa thuận được cho là có giá trị 2,6 tỉ USD/năm.
Số đất này chủ yếu sẽ được sử dụng để trồng trọt và nuôi lợn. Theo thỏa thuận giữa XPCC và KSG Agro, hoa màu và lợn được nuôi trồng ở Dnipropetrovsk sẽ được bán với giá ưu đãi cho hai Cty lương thực quốc doanh của Trung Quốc. Trong một bài báo tháng trước, tờ Kiev Post của Ukraina đã gọi thỏa thuận này là khoản “đầu tư nước ngoài chưa từng có” trong ngành nông nghiệp Ukraina.
Thỏa thuận được ký kết sau khi Ukraina dỡ bỏ luật cấm người nước ngoài mua đất của nước này vào năm ngoái. Trong một phần thỏa thuận, ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ cho Ukraina khoản vay phát triển nông nghiệp trị giá 3 tỉ USD.
Ukraina sẽ nhận hạt giống, thiết bị, được xây một nhà máy phân bón và một nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. XPCC cũng hứa sẽ xây dựng một đường cao tốc ở Khu tự trị Crimea của Ukraina và một cây cầu bắc qua eo biển Kerch, vốn là một trung tâm công nghiệp và vận tải quan trọng.
Tuy nhiên, thực hư của thỏa thuận trên vẫn chưa được rõ ràng khi ngày 24.9, Công ty KSG Agro ra tuyên bố nói rằng họ chỉ làm việc với đối tác Trung Quốc trong một dự án lắp đặt hệ thống tưới nước trên diện tích 3 triệu hécta. “KSG Agro không có ý định hoặc có quyền bán đất cho nước ngoài, kể cả Trung Quốc” - tuyên bố trên website của KSG Agro viết.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraina Sergey Arbuzov khẳng định Ukraina quan tâm đến việc thu hút đầu tư mới từ Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, song ông không nhắc gì đến nông nghiệp. Hôm 23.9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Ukraina cũng tuyên bố Trung Quốc và Ukraina sẽ trở thành đối tác chiến lược.
Làn sóng “ôm đất” khắp thế giới
Mặc dù Trung Quốc chiếm 1/5 dân số và tiêu thụ 1/5 sản lượng lương thực thế giới, song nước này chỉ sở hữu 9% diện tích đất canh tác. Chính vì vậy, Trung Quốc đang tăng tốc đầu tư canh tác ở nước ngoài nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực cho 1,4 tỉ dân trong tương lai. Tờ Kiev Post cho biết, Trung Quốc đã có hơn 2 triệu hécta đất nông nghiệp ở nước ngoài.
Các công ty Trung Quốc đã thuê 234.000ha đất trồng đậu tương, ngô và bông ở Argentina với giá 1,2 tỉ USD, đồng thời đồng ý trả 375 triệu USD khác để thuê đất trồng đậu tương ở Brazil. Năm nay, Trung Quốc cũng vừa mua trang trại trồng bông lớn nhất của Australia.
Một số nhà phân tích lo ngại rằng, thỏa thuận giữa Ukraina và Trung Quốc sẽ mở đường cho Trung Quốc dần dần tiếp quản toàn bộ đất canh tác của Ukraina. Ngoài ra, bất kỳ một thỏa thuận kiểu “gom đất” nào cũng có thể rất nhạy cảm về mặt chính trị. Năm 2009, Madagascar đã buộc phải hủy một kế hoạch nhằm cho thuê 1,2 triệu hécta đất cho Hàn Quốc do làn sóng biểu tình phản đối “chủ nghĩa thực dân mới”.
Những lo ngại tương tự về an ninh lương thực trong nước đã khiến Chính phủ Philippines từ chối một thỏa thuận đầu tư của Trung Quốc, trong khi Mozambique phản đối sự xuất hiện của nông dân Trung Quốc khiến người dân địa phương phải di dời.
Ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước vùng Vịnh và các tập đoàn ở Tây Âu cũng bắt đầu “gom đất” - đặc biệt tại Châu Phi, sau khi giá lương thực toàn cầu tăng vọt vào năm 2008.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Ukraina để thuê 3 triệu hécta đất, tương đương với 5% tổng diện tích đất của nước này trong vòng 50 năm. Nếu thỏa thuận được thực hiện, Ukraina sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp lớn nhất của Trung Quốc ở nước ngoài.
http://laodong.com.vn/the-gioi/trung-quoc-va-lan-song-gom-dat-khap-the-gioi/139834.bld
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc và làn sóng “gom đất” khắp thế giới
Theo tờ báo trên, Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) của Trung Quốc và KSG Agro - một Cty nông nghiệp của Ukraina - đã ký kết thỏa thuận cho thuê ban đầu là 100.000ha đất ở vùng Dnipropetrovsk, phía đông Ukraina. Diện tích thuê có thể tăng lên đến 3 triệu hécta trong thỏa thuận được cho là có giá trị 2,6 tỉ USD/năm.
Số đất này chủ yếu sẽ được sử dụng để trồng trọt và nuôi lợn. Theo thỏa thuận giữa XPCC và KSG Agro, hoa màu và lợn được nuôi trồng ở Dnipropetrovsk sẽ được bán với giá ưu đãi cho hai Cty lương thực quốc doanh của Trung Quốc. Trong một bài báo tháng trước, tờ Kiev Post của Ukraina đã gọi thỏa thuận này là khoản “đầu tư nước ngoài chưa từng có” trong ngành nông nghiệp Ukraina.
Thỏa thuận được ký kết sau khi Ukraina dỡ bỏ luật cấm người nước ngoài mua đất của nước này vào năm ngoái. Trong một phần thỏa thuận, ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ cho Ukraina khoản vay phát triển nông nghiệp trị giá 3 tỉ USD.
Ukraina sẽ nhận hạt giống, thiết bị, được xây một nhà máy phân bón và một nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. XPCC cũng hứa sẽ xây dựng một đường cao tốc ở Khu tự trị Crimea của Ukraina và một cây cầu bắc qua eo biển Kerch, vốn là một trung tâm công nghiệp và vận tải quan trọng.
Tuy nhiên, thực hư của thỏa thuận trên vẫn chưa được rõ ràng khi ngày 24.9, Công ty KSG Agro ra tuyên bố nói rằng họ chỉ làm việc với đối tác Trung Quốc trong một dự án lắp đặt hệ thống tưới nước trên diện tích 3 triệu hécta. “KSG Agro không có ý định hoặc có quyền bán đất cho nước ngoài, kể cả Trung Quốc” - tuyên bố trên website của KSG Agro viết.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraina Sergey Arbuzov khẳng định Ukraina quan tâm đến việc thu hút đầu tư mới từ Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, song ông không nhắc gì đến nông nghiệp. Hôm 23.9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thực phẩm Ukraina cũng tuyên bố Trung Quốc và Ukraina sẽ trở thành đối tác chiến lược.
Làn sóng “ôm đất” khắp thế giới
Mặc dù Trung Quốc chiếm 1/5 dân số và tiêu thụ 1/5 sản lượng lương thực thế giới, song nước này chỉ sở hữu 9% diện tích đất canh tác. Chính vì vậy, Trung Quốc đang tăng tốc đầu tư canh tác ở nước ngoài nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực cho 1,4 tỉ dân trong tương lai. Tờ Kiev Post cho biết, Trung Quốc đã có hơn 2 triệu hécta đất nông nghiệp ở nước ngoài.
Các công ty Trung Quốc đã thuê 234.000ha đất trồng đậu tương, ngô và bông ở Argentina với giá 1,2 tỉ USD, đồng thời đồng ý trả 375 triệu USD khác để thuê đất trồng đậu tương ở Brazil. Năm nay, Trung Quốc cũng vừa mua trang trại trồng bông lớn nhất của Australia.
Một số nhà phân tích lo ngại rằng, thỏa thuận giữa Ukraina và Trung Quốc sẽ mở đường cho Trung Quốc dần dần tiếp quản toàn bộ đất canh tác của Ukraina. Ngoài ra, bất kỳ một thỏa thuận kiểu “gom đất” nào cũng có thể rất nhạy cảm về mặt chính trị. Năm 2009, Madagascar đã buộc phải hủy một kế hoạch nhằm cho thuê 1,2 triệu hécta đất cho Hàn Quốc do làn sóng biểu tình phản đối “chủ nghĩa thực dân mới”.
Những lo ngại tương tự về an ninh lương thực trong nước đã khiến Chính phủ Philippines từ chối một thỏa thuận đầu tư của Trung Quốc, trong khi Mozambique phản đối sự xuất hiện của nông dân Trung Quốc khiến người dân địa phương phải di dời.
Ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước vùng Vịnh và các tập đoàn ở Tây Âu cũng bắt đầu “gom đất” - đặc biệt tại Châu Phi, sau khi giá lương thực toàn cầu tăng vọt vào năm 2008.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Ukraina để thuê 3 triệu hécta đất, tương đương với 5% tổng diện tích đất của nước này trong vòng 50 năm. Nếu thỏa thuận được thực hiện, Ukraina sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp lớn nhất của Trung Quốc ở nước ngoài.
http://laodong.com.vn/the-gioi/trung-quoc-va-lan-song-gom-dat-khap-the-gioi/139834.bld