Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?
Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"
(BBC)
Việt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long |
Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ
chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"
Hội thảo diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố nhà máy thủy điện Cảnh
Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt
Nam".
'Ban ơn' cho hạ nguồn
Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung Quốc như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn.
Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực
Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA), cho biết: "Khi nhìn lại mực nước
sông Mekong từ tháng Một đến tháng Tư trong năm 2014, 2015. Lúc nào dòng
chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung Quốc thông báo sẽ
xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm
này năm nay. Vậy có gì khác biệt?"
"Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu nước và xâm nhập mặn ở sông
Mekong đã xảy ra từ vài năm trước. Vậy tại sao Trung Quốc lại nói hành
động của mình như là ban ơn trong khi tình trạng hiện giờ không khác gì
với vài năm trước."
Ông Montree cũng nói với BBC Tiếng Việt việc xả nước với vận tốc này chỉ
có thể khiến "khoảng 20% lượng nước được xả có lẽ sẽ đến được Đồng bằng
Sông Cửu Long".
'Công cụ chính trị'?
Trả lời câu hỏi về Hội nghị hợp tác Lan Thương - Mekong đang diễn ra tại
Trung Quốc, liệu các quốc gia như Thái hay Việt Nam có thể thể hiện
tiếng nói của mình không, ông Montree nhận định: "Hội nghị đó chủ yếu là
về hợp tác kinh tế. Vấn đề về sông Mekong sẽ không được thảo luận
nhiều."
"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.
Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông
Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng
nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong
mùa khô."
Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho
BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả
trong mùa khô.
"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít
vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước
đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong
mùa khô."
Trước đó, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khang
nói: "Trung Quốc quyết định vượt qua khó khăn riêng để hỗ trợ khẩn cấp
dòng chảy."
Ông gọi việc xả nước này là vì "Trung Quốc và năm quốc gia dọc dòng sông
Mekong là láng giềng thân thiết và sự hỗ trợ như thế này là tự nhiên".
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?
Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"
Việt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long |
Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ
chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"
Hội thảo diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố nhà máy thủy điện Cảnh
Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt
Nam".
'Ban ơn' cho hạ nguồn
Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung Quốc như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn.
Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực
Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA), cho biết: "Khi nhìn lại mực nước
sông Mekong từ tháng Một đến tháng Tư trong năm 2014, 2015. Lúc nào dòng
chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung Quốc thông báo sẽ
xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm
này năm nay. Vậy có gì khác biệt?"
"Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu nước và xâm nhập mặn ở sông
Mekong đã xảy ra từ vài năm trước. Vậy tại sao Trung Quốc lại nói hành
động của mình như là ban ơn trong khi tình trạng hiện giờ không khác gì
với vài năm trước."
Ông Montree cũng nói với BBC Tiếng Việt việc xả nước với vận tốc này chỉ
có thể khiến "khoảng 20% lượng nước được xả có lẽ sẽ đến được Đồng bằng
Sông Cửu Long".
'Công cụ chính trị'?
Trả lời câu hỏi về Hội nghị hợp tác Lan Thương - Mekong đang diễn ra tại
Trung Quốc, liệu các quốc gia như Thái hay Việt Nam có thể thể hiện
tiếng nói của mình không, ông Montree nhận định: "Hội nghị đó chủ yếu là
về hợp tác kinh tế. Vấn đề về sông Mekong sẽ không được thảo luận
nhiều."
"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.
Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông
Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng
nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong
mùa khô."
Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho
BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả
trong mùa khô.
"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít
vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước
đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong
mùa khô."
Trước đó, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khang
nói: "Trung Quốc quyết định vượt qua khó khăn riêng để hỗ trợ khẩn cấp
dòng chảy."
Ông gọi việc xả nước này là vì "Trung Quốc và năm quốc gia dọc dòng sông
Mekong là láng giềng thân thiết và sự hỗ trợ như thế này là tự nhiên".
(BBC)