Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc xả nước cứu ai?
“Người Trung Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam và Thái Lan cần nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể làm, Nhật Bản và Hoa Kỳ
Như lời của ông Hà Lượng Lượng, Trung Quốc đã đem cả việc xả nước Mê Kông gán vào chuyện Biển Đông, quan hệ Việt - Trung và dùng nó để kích động, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác.
Nguyễn Phúc
(VNTB) - “Người Trung
Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam và Thái Lan cần
nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể làm, Nhật Bản và
Hoa Kỳ càng không thể nào làm được. Do đó tôi nghĩ, sự kiện này sẽ là gợi ý cho
một bộ phận người dân Việt Nam”. (Hà Lượng Lượng, một nhà bình luận thời sự của
đài Phượng Hoàng)
Xả
nước theo bước chân kinh lý
Ngày
15-3, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu “kinh lý” về đồng bằng sông Cửu
Long để “triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ở các tỉnh và Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng”. Đến đầu giờ chiều hôm đó, khi ông làm việc với cán
bộ chủ chốt tỉnh Long An, thì báo chí Việt Nam dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã, cho
biết Trung Quốc bắt đầu xả đập thủy điện.
Trưa
hôm sau, lúc ông Tổng bí thư “thị sát” Gò Công, Tiền Giang, thì Tân Hoa Xã phát
bản tin rằng bên hành lang kỳ họp Lưỡng Hội, ông Trần Lôi - Bộ trưởng Bộ Thủy
lợi Trung Quốc nói với cánh báo chí, truyền hình: “Trung Quốc và Việt Nam vừa
là đồng chí, vừa là anh em, lại là láng giềng hữu hảo liền sông liền núi. Do đó
chúng tôi đã trao đổi với Bộ Ngoại giao, bắt đầu từ hôm qua chúng tôi quyết
định tăng lưu lượng xả nước trên đập Cảnh Hồng lên 2000 mét khối trên giây mỗi
ngày xuống hạ du”.
Hà Lượng Lượng, một nhà bình luận thời sự của đài Phượng
Hoàng trụ sở đóng tại Hồng Kông, trong bài bình luận về chuyện xả nước này, có
đoạn: “Người Trung Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam
và Thái Lan cần nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể
làm, Nhật Bản và Hoa Kỳ càng không thể nào làm được. Do đó tôi nghĩ, sự kiện
này sẽ là gợi ý cho một bộ phận người dân Việt Nam”.
Bao
giờ nước “của Trung Quốc” về đồng bằng?
Lượng
nước này sẽ về tới đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau khoảng 2-3 tuần nữa, ông
Trần Đức Cường, phó Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, tại
cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông Cường nói rằng phía
Trung Quốc chỉ cho biết sẽ xả nước hồ chứa đập Cảnh Hồng từ 15-3 đến 10-4 với
lưu lượng xả trung bình khoảng 2.000 m3/s theo yêu cầu từ phía Việt Nam để cứu
hạn cho khu vực hạ lưu sông Mekong. Tuy nhiên, họ không nói rõ, lưu lượng này
là xả liên tục trong 25 ngày trên hay xả gián đoạn.
Trước
câu hỏi nếu như Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng với lưu lượng xả như tuyên
bố thì bao nhiêu phần trăm nước sẽ về được tới ĐBSCL, khi trong tình hình hiện
nay các quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia cũng đang trong tình trạng khô hạn?.
Ông Cường cho hay, theo tính toán sơ bộ của Ủy ban Sông Mekong thì lượng nước
về tới ĐBSCL đạt khoảng 27-54%. “Lượng nước này có thể giải quyết được phần nào
vấn đề khô hạn ở hạ lưu. Còn khả năng đẩy lùi xâm nhập mặn phải phụ thuộc vào
diễn biến triều. Nếu đỉnh triều tiếp tục lên cao thì việc giải quyết mặn rất
khó”, ông Cường cho biết thêm.
Tuy
nhiên, trao đổi với báo chí, ông Lê Anh Tuấn, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, nói rằng: “Tôi không biết tính toán của Ủy
ban sông Mekong dựa trên số liệu và phương pháp nào, nhưng khả năng nước về tới
ĐBSCL sẽ không đáng kể”. Ông Tuấn cho rằng, hiện nay, tình hình khô hạn đang
diễn ra trên toàn bộ các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong, bao gồm Thái Lan,
Lào, Campuchia. Do đó, khi nước chảy qua lãnh thổ các quốc gia này, không thể
nào ngăn cản nông dân của họ lấy nước vào đồng ruộng để cứu hạn. “Kể cả khi
nước còn thừa thì các vùng trũng, dòng nhánh, khu đất ngập nước dọc lưu
vực sông Mekong sẽ tiếp tục gom nước. Do đó, nước về tới ĐBSCL là không
đáng kể”, ông Tuấn khẳng định.
Bên
cạnh đó, ông Tuấn lưu ý rằng nếu như xả gián đoạn thì lượng nước xả xuống hạ
lưu là không đáng kể. Ông Tuấn cũng cho rằng nếu như Trung Cộng xả với lưu
lượng đã tuyên bố thì chỉ trong vòng 30 giờ, đập Cảnh Hồng với dung tính khoảng
249 triệu m3 sẽ cạn hoàn toàn nước.
Trung
Quốc sẽ còn tiếp tục mặc cả
Một
vấn đề khác mà ông Tuấn lo lắng chính là sau 10-4 thì Trung Quốc có tiếp tục xả
nước cứu hạn cho hạ lưu nữa hay không? Bởi lẽ, theo ông Tuấn, hiện nay, khi
nghe có tin nước sẽ về, nhiều hộ nông dân trồng lúa ven biển đã bắt đầu xuống
giống, gieo mạ để chờ nước từ thượng nguồn về sẽ cấy. “Nếu như nông dân xuống
mạ gieo cấy mà sau 10-4 cho tới khi mùa mưa bắt đầu khoảng cuối tháng 5, mà
theo dự báo năm nay có thể muộn hơn, không có nước thì cực kỳ rất nguy hiểm”,
ông Tuấn lo lắng.
Lo
lắng tiếp theo là tình trạng mặn giữa mùa có thể giảm vì thủy điện xả, nhưng
đến mặn cuối mùa thì lại cực kỳ nghiêm trọng khi Trung Quốc trữ nước và xâm
nhập mặn ở ĐBSCL có thể kéo đến tháng 6 - 7.
Tình
trạng hạn hán ở ĐBSCL hiện nay là hậu quả, hệ lụy của thảm họa kép, bao gồm
hiện tượng El Nino và các đập thủy điện bắm nát dòng Mê Kông mà Trung Quốc có
trách nhiệm trong đó. Động thái Trung Quốc xả thêm nước xuống hạ nguồn Mê Kông
để giảm bớt hậu quả tình trạng hạn hán do El Nino và đập thủy điện gây ra là
điều đáng hoan nghênh. Nhưng xin lưu ý, đó chính là trách nhiệm của Trung Quốc
chứ không phải cái Bắc Kinh đem ra mặc cả với các nước.
Như lời của ông Hà Lượng Lượng, Trung Quốc đã đem cả việc xả nước Mê Kông gán vào chuyện Biển Đông, quan hệ Việt - Trung và dùng nó để kích động, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc xả nước cứu ai?
“Người Trung Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam và Thái Lan cần nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể làm, Nhật Bản và Hoa Kỳ
Nguyễn Phúc
(VNTB) - “Người Trung
Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam và Thái Lan cần
nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể làm, Nhật Bản và
Hoa Kỳ càng không thể nào làm được. Do đó tôi nghĩ, sự kiện này sẽ là gợi ý cho
một bộ phận người dân Việt Nam”. (Hà Lượng Lượng, một nhà bình luận thời sự của
đài Phượng Hoàng)
Xả
nước theo bước chân kinh lý
Ngày
15-3, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu “kinh lý” về đồng bằng sông Cửu
Long để “triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ở các tỉnh và Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng”. Đến đầu giờ chiều hôm đó, khi ông làm việc với cán
bộ chủ chốt tỉnh Long An, thì báo chí Việt Nam dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã, cho
biết Trung Quốc bắt đầu xả đập thủy điện.
Trưa
hôm sau, lúc ông Tổng bí thư “thị sát” Gò Công, Tiền Giang, thì Tân Hoa Xã phát
bản tin rằng bên hành lang kỳ họp Lưỡng Hội, ông Trần Lôi - Bộ trưởng Bộ Thủy
lợi Trung Quốc nói với cánh báo chí, truyền hình: “Trung Quốc và Việt Nam vừa
là đồng chí, vừa là anh em, lại là láng giềng hữu hảo liền sông liền núi. Do đó
chúng tôi đã trao đổi với Bộ Ngoại giao, bắt đầu từ hôm qua chúng tôi quyết
định tăng lưu lượng xả nước trên đập Cảnh Hồng lên 2000 mét khối trên giây mỗi
ngày xuống hạ du”.
Hà Lượng Lượng, một nhà bình luận thời sự của đài Phượng
Hoàng trụ sở đóng tại Hồng Kông, trong bài bình luận về chuyện xả nước này, có
đoạn: “Người Trung Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam
và Thái Lan cần nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể
làm, Nhật Bản và Hoa Kỳ càng không thể nào làm được. Do đó tôi nghĩ, sự kiện
này sẽ là gợi ý cho một bộ phận người dân Việt Nam”.
Bao
giờ nước “của Trung Quốc” về đồng bằng?
Lượng
nước này sẽ về tới đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau khoảng 2-3 tuần nữa, ông
Trần Đức Cường, phó Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, tại
cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông Cường nói rằng phía
Trung Quốc chỉ cho biết sẽ xả nước hồ chứa đập Cảnh Hồng từ 15-3 đến 10-4 với
lưu lượng xả trung bình khoảng 2.000 m3/s theo yêu cầu từ phía Việt Nam để cứu
hạn cho khu vực hạ lưu sông Mekong. Tuy nhiên, họ không nói rõ, lưu lượng này
là xả liên tục trong 25 ngày trên hay xả gián đoạn.
Trước
câu hỏi nếu như Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng với lưu lượng xả như tuyên
bố thì bao nhiêu phần trăm nước sẽ về được tới ĐBSCL, khi trong tình hình hiện
nay các quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia cũng đang trong tình trạng khô hạn?.
Ông Cường cho hay, theo tính toán sơ bộ của Ủy ban Sông Mekong thì lượng nước
về tới ĐBSCL đạt khoảng 27-54%. “Lượng nước này có thể giải quyết được phần nào
vấn đề khô hạn ở hạ lưu. Còn khả năng đẩy lùi xâm nhập mặn phải phụ thuộc vào
diễn biến triều. Nếu đỉnh triều tiếp tục lên cao thì việc giải quyết mặn rất
khó”, ông Cường cho biết thêm.
Tuy
nhiên, trao đổi với báo chí, ông Lê Anh Tuấn, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, nói rằng: “Tôi không biết tính toán của Ủy
ban sông Mekong dựa trên số liệu và phương pháp nào, nhưng khả năng nước về tới
ĐBSCL sẽ không đáng kể”. Ông Tuấn cho rằng, hiện nay, tình hình khô hạn đang
diễn ra trên toàn bộ các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong, bao gồm Thái Lan,
Lào, Campuchia. Do đó, khi nước chảy qua lãnh thổ các quốc gia này, không thể
nào ngăn cản nông dân của họ lấy nước vào đồng ruộng để cứu hạn. “Kể cả khi
nước còn thừa thì các vùng trũng, dòng nhánh, khu đất ngập nước dọc lưu
vực sông Mekong sẽ tiếp tục gom nước. Do đó, nước về tới ĐBSCL là không
đáng kể”, ông Tuấn khẳng định.
Bên
cạnh đó, ông Tuấn lưu ý rằng nếu như xả gián đoạn thì lượng nước xả xuống hạ
lưu là không đáng kể. Ông Tuấn cũng cho rằng nếu như Trung Cộng xả với lưu
lượng đã tuyên bố thì chỉ trong vòng 30 giờ, đập Cảnh Hồng với dung tính khoảng
249 triệu m3 sẽ cạn hoàn toàn nước.
Trung
Quốc sẽ còn tiếp tục mặc cả
Một
vấn đề khác mà ông Tuấn lo lắng chính là sau 10-4 thì Trung Quốc có tiếp tục xả
nước cứu hạn cho hạ lưu nữa hay không? Bởi lẽ, theo ông Tuấn, hiện nay, khi
nghe có tin nước sẽ về, nhiều hộ nông dân trồng lúa ven biển đã bắt đầu xuống
giống, gieo mạ để chờ nước từ thượng nguồn về sẽ cấy. “Nếu như nông dân xuống
mạ gieo cấy mà sau 10-4 cho tới khi mùa mưa bắt đầu khoảng cuối tháng 5, mà
theo dự báo năm nay có thể muộn hơn, không có nước thì cực kỳ rất nguy hiểm”,
ông Tuấn lo lắng.
Lo
lắng tiếp theo là tình trạng mặn giữa mùa có thể giảm vì thủy điện xả, nhưng
đến mặn cuối mùa thì lại cực kỳ nghiêm trọng khi Trung Quốc trữ nước và xâm
nhập mặn ở ĐBSCL có thể kéo đến tháng 6 - 7.
Tình
trạng hạn hán ở ĐBSCL hiện nay là hậu quả, hệ lụy của thảm họa kép, bao gồm
hiện tượng El Nino và các đập thủy điện bắm nát dòng Mê Kông mà Trung Quốc có
trách nhiệm trong đó. Động thái Trung Quốc xả thêm nước xuống hạ nguồn Mê Kông
để giảm bớt hậu quả tình trạng hạn hán do El Nino và đập thủy điện gây ra là
điều đáng hoan nghênh. Nhưng xin lưu ý, đó chính là trách nhiệm của Trung Quốc
chứ không phải cái Bắc Kinh đem ra mặc cả với các nước.
Như lời của ông Hà Lượng Lượng, Trung Quốc đã đem cả việc xả nước Mê Kông gán vào chuyện Biển Đông, quan hệ Việt - Trung và dùng nó để kích động, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác.