Cà Kê Dê Ngỗng
Trung cộng giúp Campuchia bằng cầu… không móng!
Theo báo The Phnom Penh Post (Campuchia) số ra ngày 8.1, một trận lũ lụt lớn hồi tháng 11.2014 dẫn đến sạt lở bờ sông dưới chân cầu Prek Tamak ở huyện Muk Kampol (tỉnh Kandal) bắt qua sông Mekong, lộ ra phần chân cầu được cho là không có móng, khiến người dân hết sức lo ngại khi đi qua cây cầu này. Cầu Prek Tamak còn được gọi là cầu hữu nghị Campuchia – Trung Quốc.
Anh Buon Sokhorn, một người dân tỉnh Prey Veng thường xuyên đi qua cây cầu này, cho biết rất nhiều người dân địa phương lo ngại cầu sẽ sập.
“Tôi có thể thấy rõ dưới trụ cầu không hề có móng mà chỉ có một lớp bêtông. Phần đất bên dưới đã bị nước cuốn trôi. Chúng tôi lo ngại lở đất có thể khiến cầu sập, gây tai nạn cho người đi đường” – Phnom Penh Post dẫn lời anh Buon Sokhorn bày tỏ sự lo lắng. Chiếc cầu này là sản phẩm của Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải, trị giá 43,5 triệu USD.
Tập đoàn này xây cây cầu bằng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc từ tháng 6-2007 và khánh thành đưa vào sử dụng tháng 1-2011. Truyền thông Campuchia tìm cách liên hệ với đại diện Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải nhưng không thành công.
Trong khi đó Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố “không biết gì” về những vấn đề của cây cầu từng được ca ngợi là sẽ thúc đẩy nền kinh tế Campuchia.
Người dân địa phương đã tiến hành một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook, bày tỏ quan ngại về sự xói mòn và tình trạng sạt lở đất bờ sông ở chân cầu có thể khiến nó bị sập.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung cộng giúp Campuchia bằng cầu… không móng!
Theo báo The Phnom Penh Post (Campuchia) số ra ngày 8.1, một trận lũ lụt lớn hồi tháng 11.2014 dẫn đến sạt lở bờ sông dưới chân cầu Prek Tamak ở huyện Muk Kampol (tỉnh Kandal) bắt qua sông Mekong, lộ ra phần chân cầu được cho là không có móng, khiến người dân hết sức lo ngại khi đi qua cây cầu này. Cầu Prek Tamak còn được gọi là cầu hữu nghị Campuchia – Trung Quốc.
Anh Buon Sokhorn, một người dân tỉnh Prey Veng thường xuyên đi qua cây cầu này, cho biết rất nhiều người dân địa phương lo ngại cầu sẽ sập.
“Tôi có thể thấy rõ dưới trụ cầu không hề có móng mà chỉ có một lớp bêtông. Phần đất bên dưới đã bị nước cuốn trôi. Chúng tôi lo ngại lở đất có thể khiến cầu sập, gây tai nạn cho người đi đường” – Phnom Penh Post dẫn lời anh Buon Sokhorn bày tỏ sự lo lắng. Chiếc cầu này là sản phẩm của Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải, trị giá 43,5 triệu USD.
Tập đoàn này xây cây cầu bằng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc từ tháng 6-2007 và khánh thành đưa vào sử dụng tháng 1-2011. Truyền thông Campuchia tìm cách liên hệ với đại diện Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải nhưng không thành công.
Trong khi đó Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố “không biết gì” về những vấn đề của cây cầu từng được ca ngợi là sẽ thúc đẩy nền kinh tế Campuchia.
Người dân địa phương đã tiến hành một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook, bày tỏ quan ngại về sự xói mòn và tình trạng sạt lở đất bờ sông ở chân cầu có thể khiến nó bị sập.