Văn Học & Nghệ Thuật

Trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn

Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm

733820_481728231895206_756205495_n

Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm

(My Li-TTVH) Những thứ họ mang, tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Mỹ Tim O’Brien, đang bị phê phán về vài chỗ ngôn từ bị cho là quá tục tĩu. Theo phản ánh, truyện Làm thế nào để kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh có câu “Con mặt l** ngu đ** bao giờ trả lời” ở trang 95, những từ “l…”, đ…” bị cho là quá tục trong văn viết tiếng Việt.
My Li phỏng vấn Trần Tiễn Cao Đăng, dịch giả của bản dịch đang gây tranh cãi này.
Lược đi các chữ tục là một việc làm đạo đức giả
* Thưa anh, phản ánh trên mạng về việc cuốn sách Những thứ họ mang của tác giả Tim O’Brien có ngôn từ tục tĩu là đúng hay sai?

Đúng là có từ tục tĩu. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là tại sao.
* Vậy hãy nói về nguyên nhân?
Để trả lời, tôi xin trích dẫn một số đoạn văn trong truyện Làm thế nào để kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh:
“Một câu chuyện chân thực về chiến tranh chẳng bao giờ dạy đời. Nó không hướng dẫn, không xiển dương đức hạnh, không đưa ra những mẫu mực hay hành vi đúng đắn của con người, không kiềm chế con người đừng làm những việc con người vẫn luôn làm. Nếu một câu chuyện trông có mùi dạy đời, đừng tin nó. Nếu đến cuối một câu chuyện về chiến tranh mà bạn cảm thấy tinh thần mình thăng hoa, hay nếu bạn cảm thấy có một chút gì công chính được cứu vãn khỏi sự tàn hại lớn, ấy là bạn đã bị biến thành nạn nhân của một sự dối trá khủng khiếp và cũ rích. Chẳng cái gì là công chính hết. Làm gì có đức hạnh. Vì vậy, quy tắc đầu tiên là bạn chỉ có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh bằng cách trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn. (…)
Bạn có thể kể một chuyện chân thực về chiến tranh nếu nó làm bạn lúng túng. Nếu bạn không cần sự tục tằn, bạn không cần sự thực; nếu bạn không cần sự thực, hãy dè chừng xem bạn đang bỏ phiếu cho ai. Cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn”.
Nếu đọc kỹ đoạn này (ngay sau cái câu đang gây tranh cãi ở trên) đọc và suy nghĩ kỹ, ta sẽ hiểu tại sao chúng ta cần phải dịch như thế. Vì tác phẩm cần như thế.
Có những chữ ấy, những chữ tục tằn ấy, thì truyện Những thứ họ mang mới thực sự là “Những thứ họ mang”. Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm. Lương tâm nghề nghiệp không cho tôi làm thế. Đó không phải “văn viết”, đó là ngôn ngữ của thực tại, cái thực tại chiến tranh khủng khiếp đó.
* Trong tác phẩm có khoảng bao nhiêu câu như thế?
Tôi không thể nhớ cụ thể. Có lẽ mươi câu. Những câu đối thoại. Chẳng hạn những tiếng chửi: “motherf**ker”, “con mặt l**” xuất hiện không dưới 3 lần.
Tác phẩm chân thực “tận đáy” về chiến tranh
* Thực ra, những từ lóng, tục đó không hiếm trong các tác phẩm văn học Mỹ nói riêng và tiếng Anh nói chung, anh nghĩ sao khi dịch sang tiếng Việt?

Ngôn ngữ tục tằn là một thực tế xã hội. Và trong bối cảnh chiến tranh, nó lại càng là thực tế. Lính tráng, khi họ ăn nói với nhau, họ có giữ gìn để không nói tục hay không? Đây là những câu thoại mà lính tráng nói với nhau, chứ không phải những lời họ nói với mẹ hoặc với con họ.
Tôi biết điều này có thể gây dị ứng với một số người. Nhưng tôi nghĩ, những ai dị ứng thì đơn giản là không đọc nữa. Có lẽ cuốn sách cần có một dòng khuyến cáo “Không nên đọc đối với những ai dị ứng với ngôn từ tục” chăng? Tuy nhiên, nếu vì vài từ tục đó mà quy kết bằng những ngôn từ nặng nề, tôi nghĩ đó là một xu hướng nguy hiểm, có hại cho tự do văn chương.
Tại sao anh chọn dịch tác phẩm này?
- Tôi không chủ động chọn, mà Công ty Nhã Nam mời tôi dịch. Nhưng khi đã bắt đầu dịch, tôi thấy vui vì mình đã quyết định đúng. Đó là cuốn sách rất hay, mạnh mẽ, sâu thẳm, chạm đến tận cật ruột anh.
Viết về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nhưng tác giả đã vượt qua được chủ đề cụ thể, làm toát lên được một vấn đề lớn hơn, phổ quát hơn, đó là: con người đối diện với chiến tranh. Khi ở trong chiến tranh, anh sẽ đổi khác như thế nào. Anh sẽ nghĩ những gì mà xưa kia anh không nghĩ, sẽ làm những gì mà xưa kia anh không làm.
Và ông suy tư về chuyện người ta cần phải kể như thế nào một câu chuyện chân thực, thật sự là chân thực, chân thực “tận đáy” về chiến tranh. Có thể nói không ngoa rằng Những thứ họ mang là “vế đối” về phía Mỹ cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, và hai vế hoàn toàn cân xứng với nhau, đều hay, mãnh liệt, khốc liệt, sâu thẳm như nhau.
Nếu chỉ vì dăm chữ “c…”, “l…” mà bạn vứt bỏ cả cuốn sách thì đó là điều đáng tiếc cho cá nhân bạn. Nhưng nếu chỉ vì dăm chữ đó mà bạn làm mọi cách để cho không ai khác được đọc cuốn sách thì đó là điều đáng buồn và thậm chí là thảm hại đối với cả một cộng đồng.
Cho nên trong việc này tôi không thể không bày tỏ lòng biết ơn đối với biên tập viên nhà xuất bản vì anh/chị đó đã để nguyên những chữ ấy.
Sợ “thói học phiệt” trong tranh luận
* Anh nghĩ sao khi tác phẩm xuất bản từ năm 2011, đến nay bất ngờ “được” độc giả biết đến theo cách này?
- Đó là điều đáng tiếc. Lẽ ra cuốn sách phải được nhiều người quan tâm hơn từ lâu. Chứ không phải quan tâm hơn từ một sự kiện như thế này.
Mặt khác, tôi cho rằng phần lớn những người lớn tiếng bảo rằng những từ tục kia “không bao giờ xuất hiện trên sách báo”, bản thân họ chưa biết hết điều họ nói. Chẳng hạn, hai câu thơ của ông đồ Nguyễn Thiện Kế về cảnh hộ đê, hay những câu thơ Nguyễn Huy Thiệp trích trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu hoặc trong kịch bản chèo Vong bướm…
Các từ kiểu đó xuất hiện nhiều hơn là những người đó tưởng và làm cho mọi người tưởng theo khi nghe họ nói.
* Thời gian qua anh có tham gia các cuộc tranh cãi liên quan đến dịch thuật, gồm: Lolita, Đoàn hộ nhẫn và nay là Những thứ họ mang, anh có cảm tưởng gì?
Cá nhân tôi, với tư cách người dịch, cũng như giới làm sách nói chung, luôn luôn trân trọng những ý kiến, phê bình dựa trên tinh thần xây dựng, cởi mở, cầu tiến, tương kính. Đáng tiếc, không phải phản hồi nào cũng như vậy.
Điều đáng sợ nhất là thói học phiệt đang có vẻ ngày càng lấn át mọi diễn đàn. Học phiệt là khăng khăng tự cho mình đúng, không còn dành cửa nào cho sự đối thoại đích thực.

http://daotuanddk.wordpress.com/2013/04/21/trung-thanh-tuyet-doi-voi-cai-ac-va-voi-su-tuc-tan/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn

Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm

733820_481728231895206_756205495_n

Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm

(My Li-TTVH) Những thứ họ mang, tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Mỹ Tim O’Brien, đang bị phê phán về vài chỗ ngôn từ bị cho là quá tục tĩu. Theo phản ánh, truyện Làm thế nào để kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh có câu “Con mặt l** ngu đ** bao giờ trả lời” ở trang 95, những từ “l…”, đ…” bị cho là quá tục trong văn viết tiếng Việt.
My Li phỏng vấn Trần Tiễn Cao Đăng, dịch giả của bản dịch đang gây tranh cãi này.
Lược đi các chữ tục là một việc làm đạo đức giả
* Thưa anh, phản ánh trên mạng về việc cuốn sách Những thứ họ mang của tác giả Tim O’Brien có ngôn từ tục tĩu là đúng hay sai?

Đúng là có từ tục tĩu. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là tại sao.
* Vậy hãy nói về nguyên nhân?
Để trả lời, tôi xin trích dẫn một số đoạn văn trong truyện Làm thế nào để kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh:
“Một câu chuyện chân thực về chiến tranh chẳng bao giờ dạy đời. Nó không hướng dẫn, không xiển dương đức hạnh, không đưa ra những mẫu mực hay hành vi đúng đắn của con người, không kiềm chế con người đừng làm những việc con người vẫn luôn làm. Nếu một câu chuyện trông có mùi dạy đời, đừng tin nó. Nếu đến cuối một câu chuyện về chiến tranh mà bạn cảm thấy tinh thần mình thăng hoa, hay nếu bạn cảm thấy có một chút gì công chính được cứu vãn khỏi sự tàn hại lớn, ấy là bạn đã bị biến thành nạn nhân của một sự dối trá khủng khiếp và cũ rích. Chẳng cái gì là công chính hết. Làm gì có đức hạnh. Vì vậy, quy tắc đầu tiên là bạn chỉ có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh bằng cách trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn. (…)
Bạn có thể kể một chuyện chân thực về chiến tranh nếu nó làm bạn lúng túng. Nếu bạn không cần sự tục tằn, bạn không cần sự thực; nếu bạn không cần sự thực, hãy dè chừng xem bạn đang bỏ phiếu cho ai. Cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn”.
Nếu đọc kỹ đoạn này (ngay sau cái câu đang gây tranh cãi ở trên) đọc và suy nghĩ kỹ, ta sẽ hiểu tại sao chúng ta cần phải dịch như thế. Vì tác phẩm cần như thế.
Có những chữ ấy, những chữ tục tằn ấy, thì truyện Những thứ họ mang mới thực sự là “Những thứ họ mang”. Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm. Lương tâm nghề nghiệp không cho tôi làm thế. Đó không phải “văn viết”, đó là ngôn ngữ của thực tại, cái thực tại chiến tranh khủng khiếp đó.
* Trong tác phẩm có khoảng bao nhiêu câu như thế?
Tôi không thể nhớ cụ thể. Có lẽ mươi câu. Những câu đối thoại. Chẳng hạn những tiếng chửi: “motherf**ker”, “con mặt l**” xuất hiện không dưới 3 lần.
Tác phẩm chân thực “tận đáy” về chiến tranh
* Thực ra, những từ lóng, tục đó không hiếm trong các tác phẩm văn học Mỹ nói riêng và tiếng Anh nói chung, anh nghĩ sao khi dịch sang tiếng Việt?

Ngôn ngữ tục tằn là một thực tế xã hội. Và trong bối cảnh chiến tranh, nó lại càng là thực tế. Lính tráng, khi họ ăn nói với nhau, họ có giữ gìn để không nói tục hay không? Đây là những câu thoại mà lính tráng nói với nhau, chứ không phải những lời họ nói với mẹ hoặc với con họ.
Tôi biết điều này có thể gây dị ứng với một số người. Nhưng tôi nghĩ, những ai dị ứng thì đơn giản là không đọc nữa. Có lẽ cuốn sách cần có một dòng khuyến cáo “Không nên đọc đối với những ai dị ứng với ngôn từ tục” chăng? Tuy nhiên, nếu vì vài từ tục đó mà quy kết bằng những ngôn từ nặng nề, tôi nghĩ đó là một xu hướng nguy hiểm, có hại cho tự do văn chương.
Tại sao anh chọn dịch tác phẩm này?
- Tôi không chủ động chọn, mà Công ty Nhã Nam mời tôi dịch. Nhưng khi đã bắt đầu dịch, tôi thấy vui vì mình đã quyết định đúng. Đó là cuốn sách rất hay, mạnh mẽ, sâu thẳm, chạm đến tận cật ruột anh.
Viết về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nhưng tác giả đã vượt qua được chủ đề cụ thể, làm toát lên được một vấn đề lớn hơn, phổ quát hơn, đó là: con người đối diện với chiến tranh. Khi ở trong chiến tranh, anh sẽ đổi khác như thế nào. Anh sẽ nghĩ những gì mà xưa kia anh không nghĩ, sẽ làm những gì mà xưa kia anh không làm.
Và ông suy tư về chuyện người ta cần phải kể như thế nào một câu chuyện chân thực, thật sự là chân thực, chân thực “tận đáy” về chiến tranh. Có thể nói không ngoa rằng Những thứ họ mang là “vế đối” về phía Mỹ cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, và hai vế hoàn toàn cân xứng với nhau, đều hay, mãnh liệt, khốc liệt, sâu thẳm như nhau.
Nếu chỉ vì dăm chữ “c…”, “l…” mà bạn vứt bỏ cả cuốn sách thì đó là điều đáng tiếc cho cá nhân bạn. Nhưng nếu chỉ vì dăm chữ đó mà bạn làm mọi cách để cho không ai khác được đọc cuốn sách thì đó là điều đáng buồn và thậm chí là thảm hại đối với cả một cộng đồng.
Cho nên trong việc này tôi không thể không bày tỏ lòng biết ơn đối với biên tập viên nhà xuất bản vì anh/chị đó đã để nguyên những chữ ấy.
Sợ “thói học phiệt” trong tranh luận
* Anh nghĩ sao khi tác phẩm xuất bản từ năm 2011, đến nay bất ngờ “được” độc giả biết đến theo cách này?
- Đó là điều đáng tiếc. Lẽ ra cuốn sách phải được nhiều người quan tâm hơn từ lâu. Chứ không phải quan tâm hơn từ một sự kiện như thế này.
Mặt khác, tôi cho rằng phần lớn những người lớn tiếng bảo rằng những từ tục kia “không bao giờ xuất hiện trên sách báo”, bản thân họ chưa biết hết điều họ nói. Chẳng hạn, hai câu thơ của ông đồ Nguyễn Thiện Kế về cảnh hộ đê, hay những câu thơ Nguyễn Huy Thiệp trích trong tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu hoặc trong kịch bản chèo Vong bướm…
Các từ kiểu đó xuất hiện nhiều hơn là những người đó tưởng và làm cho mọi người tưởng theo khi nghe họ nói.
* Thời gian qua anh có tham gia các cuộc tranh cãi liên quan đến dịch thuật, gồm: Lolita, Đoàn hộ nhẫn và nay là Những thứ họ mang, anh có cảm tưởng gì?
Cá nhân tôi, với tư cách người dịch, cũng như giới làm sách nói chung, luôn luôn trân trọng những ý kiến, phê bình dựa trên tinh thần xây dựng, cởi mở, cầu tiến, tương kính. Đáng tiếc, không phải phản hồi nào cũng như vậy.
Điều đáng sợ nhất là thói học phiệt đang có vẻ ngày càng lấn át mọi diễn đàn. Học phiệt là khăng khăng tự cho mình đúng, không còn dành cửa nào cho sự đối thoại đích thực.

http://daotuanddk.wordpress.com/2013/04/21/trung-thanh-tuyet-doi-voi-cai-ac-va-voi-su-tuc-tan/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm