Quán Bên Đường
Trung úy Jim Webb
Ngày mùng 10 tháng Bảy 1969, Trung úy TQLC Jim Webb chỉ huy một trung đội thuộc đại đội D, tiểu đoàn 1, trung đoàn 5, sư đoàn 5 TQLC tham gia hành quân cấp đại đội tấn công vào mật khu Việt Cộng.
Người lính tiền sát của trung đội khám phá ra một miệng hầm có vẻ đã bị bỏ hoang từ lâu, nhưng Webb vẫn thận trọng ra lệnh cho binh sĩ bố trí theo thế thủ, trong lúc ông cùng hai binh sĩ tiến đến gần miệng hầm. Từ một bụi cây 3 tên Việt Cộng nhảy ra định tháo chạy; Webb đuổi theo và bắt được một; nhắm súng vào 2 tên còn lại Webb gọi họ đầu hàng.
Bỏ 3 tên tù binh lại trong vị trí của trung đội, ông tiến đến miệng hầm thứ nhì và cũng gọi địch quân trong hầm ra đầu hàng; Việt Cộng ném ra một quả lựu đạn; nằm rạp xuống tránh miểng lựu đạn, nhưng ngay sau tiếng nổ, Webb ném một quả mìn định hướng xuống hầm, giết 2 địch quân, rồi ngay khi khói mìn còn bốc lên nghi ngút từ miệng hầm, ông cùng một binh sĩ xuống hầm lục soát. Webb bị thương trong lúc tấn công miệng hầm thứ ba.
Trung úy Jim Webb nghiêm chỉnh trong lễ phục và thoải mái với chiếc áo thun và cái mũ sắt trên chiến trường Việt Nam
Nghị sĩ Webb ngồi xe bus của Thượng Viện với bà vợ Việt Nam
Ông được tuyên dương công trạng với Anh Dũng Bội Tinh , và Chiến Thương Bội Tinh . Giải ngũ, ông trở lại đại học, 3 năm sau lấy bằng tiến sĩ luật, và nổi tiếng là vị luật sư cãi miễn phí cho cựu chiến binh. Sau đó ông còn làm Tổng trưởng Hải Quân, và đắc cử nghị sĩ đại diện cho bang Virginia tại Thượng Viên Liên Bang. Năm nay 65, ông quyết định không tái ứng cử nữa -một thiệt thòi cho người Việt cả quốc nội lẫn hải ngoại, và cho đảng Dân Chủ Hoa Kỳ.
Mặc dù chỉ còn hơn 3 tháng nữa là dứt nhiệm kỳ, nhưng nghị sĩ Webb vẫn nói lên tiếng nói quả cảm nhất, dứt khoát nhất của Hoa Kỳ đối với tình hình Biển Đông. Hôm 25 tháng Bảy 2012, ông trở lại với chiến trường Việt Nam, cũng trong thái độ oai hùng không kém gì anh trung úy trẻ ngày xưa.
“Trước khi phục vụ tại Thượng Viện,” Webb nói, “tôi có cái vui thích được làm việc và được du lịch tại Đông Á, qua nhiều vai trò -vai người lính TQLC tại Okinawa và tại Việt Nam, vai phóng viên truyền thông, vai viên chức chính phủ, vai quốc khách của nhiều quốc gia, vai điện ảnh viên và vai tư vấn doanh nghiệp.
Việc Hoa Kỳ trở lại quan tâm đến vùng đất này là một thành công lớn trong chính sách đối ngoại, chứng tỏ chúng ta đã ý thức được sự hiện diện của Hoa Kỳ là yếu tố bảo đảm cho tình hình vững vàng của Đông Á.
Vào giữa thế kỷ trước, chúng ta đã chứng kiến hiện tượng Nhật quá mạnh và trở nên hung hãn tại Đông Á. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Nhật tấn công và đánh bại Nga, họ chuyển sang đánh chiếm Triều Tiên, Việt Nam, rồi tấn công Trung Quốc. Cuối cùng chúng ta phải nhập cuộc, tấn công Nhật và tham dự cuộc Thế Chiến Thứ Nhì.
Hoa Kỳ đã đóng vai trò tái tạo an bình cho Đông Á, nhưng ngay sau đó chúng ta phải trở lại với cuộc chiến tranh Triều Tiên, đối phó với cả Bắc Hàn lẫn Trung Cộng, chúng ta còn tham chiến tại Việt Nam, trận chiến tranh mà tôi tham dự.
Những quan sát viên lâu đời tại Đông Á -như Thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba- đều đồng ý sự có mặt của Hoa Kỳ tại đây giúp hệ thống kinh tế địa phương phát triển và giúp canh tân nhiều hệ thống chính trị. Người Đông Á coi chúng ta như một bảo đảm cho tình trạng an bình và vững vàng của họ.
Khó khăn chúng ta đang phải đối diện từ mươi, mười hai năm nay là sự tăng tiến và lớn mạnh của Trung Quốc tại Đông Á. Khó ở chỗ phải tìm ra và áp dụng một chính sách thích hợp với Trung Quốc -vừa khuyến khích sự lớn mạnh của họ, vừa bảo đảm được nền an bình cho Đông Á.
Tình trạng Đông Á không an bình tí nào trong vài năm gần đây. Nhiều cấp lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ cho những va chạm giữa ngư thuyền Việt Nam, Phi Luật Tân, và ngư thuyền Trung Quốc chỉ là những diễn biến nhỏ, ngay cả va chạm tại hải đảo Senkaku cũng không mang tính chất bành trướng lãnh hải.
Nhiều lần, và trong nhiều năm, tôi đã lên tiếng cảnh báo về dã tâm bành trướng lãnh thổ, lãnh hải của nhà cầm quyền Trung Quốc. Việc họ quyết liệt đòi chủ quyền Đài Loan là một điển hình. Không đòi được Đài Loan, không đòi được Senkaku, giờ này Trung Quốc quay sang đòi Hoàng Sa và Trường Sa, những hải đảo Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng đòi chủ quyền. Trong khoảng thời gian 2 năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những va chạm rất gần với tình trạng đối nghịch quân sự.
Hai năm trước bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nói rất rõ là chúng ta không coi những việc xảy ra trên Biển Đông là việc riêng của Á Châu, mà coi tình hình Biển Đông liên quan mật thiết đến quyền lợi của Hoa Kỳ, và đòi hỏi mọi diễn biến trên Biển Đông phải được giải quyết hòa bình trong liên hệ đa phương.
Nhưng trong 2 tháng nay, nhiều diễn biến đang khiến tình hình trở thành nóng bỏng:
Ngày 21 tháng Sáu, Trung Quốc quyết định thành lập cái họ gọi là “thành phố Tam Sa”; chính quyền thành phố này rơi từ trên trời xuống đòi quản trị vùng biển đảo đang tranh chấp với Việt Nam.
Ngày 22 tháng Bảy, Ủy Ban Quân Sự Trung Ương của Trung Quốc tuyên bố việc thành lập hệ thống tiền đồn trên những hải đảo. Bộ chỉ huy tiền đồn sẽ đặt tại Trường Sa, hải đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngày 23 tháng Bảy, Trung Quốc loan tin họ bầu ra 45 viên chức lập pháp để quản trị 1,000 công dân Trung Quốc hiện đang chiếm đóng các hải đảo. Họ còn bầu ra một thị trưởng và một phó thị trưởng, rồi tuyên bố vùng quản lý của thành phố Tam Sa gồm trên 200 đảo nhỏ, và những bãi cát, bãi đá ngầm trên Biển Đông.
Bản tin ngày 27 tháng Bảy của đài RFA cho biết người Tàu post lên YouTube một bản tin của đài truyền hình trung ương Trung Cộng trong đó cho thấy tàu chiến Việt Nam và tàu chiến Trung Cộng đã gần sát nhau đến mức thủy thủ đôi bên có thể chửi nhau.
Mặc dù hải lực và không lực Việt Nam không so sánh được với Trung Cộng, nhưng Trung Cộng cũng không nổ súng. Có thể lính Trung Cộng nhận được lệnh tránh không làm tình hình nghiêm trọng hơn.
Ngày 27 tháng Bảy, Tân Hoa Xã loan báo việc Bắc Kinh chỉ định nhiều sĩ quan đến Tam Sa với trách nhiệm tổ chức hệ thống phòng thủ thành phố tân lập này.
Mặc dù Hoàng Sa -hòn đảo có thành phố Tầu Tam Sa- không nằm trên biển Đông Hải -mặt biển đã từng xẩy ra tranh chấp giữa Trung Cộng và Nhật về đảo Senkaku (Điếu Ngư), nhưng Tổng trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto vẫn lên tiếng nói Tokyo sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ Senkaku.
Nghị sĩ Webb nói, “tình hình đang vô cùng nguy hiểm, và tôi yêu cầu bộ Ngoại Giao lập tức làm sáng tỏ với Trung Quốc, và báo cáo với quốc hội”.
Một nghị sĩ khác, ông John McCain, đã từng chiến đấu tại Việt Nam như ông Webb, cũng lên tiếng về hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chỉ trích việc Bắc Kinh thành lập “thành phố” Tam Sa, nghị sĩ John McCain nói Bắc Kinh đã có hành động “khiêu khích không cần thiết”; hãng thông tấn AFP dẫn lời ông McCain nói các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa, thành lập căn cứ quân sự Tam Sa,... chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế.
Nói cách khác, luật quốc tế bảo đảm cho mỗi quốc gia ven biển một vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế đang trở thành giấy lộn trước họng hải pháo của Trung Quốc; và nếu phản ứng của thế giới chỉ ầu ơ như tiếng hát ru con của bà mẹ quê, thì Trung Quốc không có lý do gì để tự chế, không tái diễn những động thái “khiêu khích không cần thiết”, nhưng rất quan trọng cho chính sách bành trướng của họ.
McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình bằng hành động dọa dẫm, chèn ép. Ông nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm.
Mặc dù không quyết liệt đòi bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải có thái độ với Trung Quốc, nhưng lời chỉ trích của ông McCain còn trực tiếp hơn lời bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tuyên bố là Hoa Kỳ luôn luôn “quan ngại về các động thái đơn phương như vậy có khả năng áp đặt quyết định trên một vấn đề (...) chỉ có thể được giải quyết bằng thương lượng, đối thoại, và một tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các bên tranh chấp”.
Người Việt Nam cảm ơn nghị sĩ McCain, nhưng hy vọng nhiều vào bài thuyết trình của nghị sĩ Jim Webb đòi hỏi bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải có thái độ đối với Trung Quốc, và phải báo cáo với Quốc Hội Hoa Kỳ những nỗ lực và thành quả về việc này.
Nguyễn đạt Thịnh
Trung úy Jim Webb
Ngày mùng 10 tháng Bảy 1969, Trung úy TQLC Jim Webb chỉ huy một trung đội thuộc đại đội D, tiểu đoàn 1, trung đoàn 5, sư đoàn 5 TQLC tham gia hành quân cấp đại đội tấn công vào mật khu Việt Cộng.
Người lính tiền sát của trung đội khám phá ra một miệng hầm có vẻ đã bị bỏ hoang từ lâu, nhưng Webb vẫn thận trọng ra lệnh cho binh sĩ bố trí theo thế thủ, trong lúc ông cùng hai binh sĩ tiến đến gần miệng hầm. Từ một bụi cây 3 tên Việt Cộng nhảy ra định tháo chạy; Webb đuổi theo và bắt được một; nhắm súng vào 2 tên còn lại Webb gọi họ đầu hàng.
Bỏ 3 tên tù binh lại trong vị trí của trung đội, ông tiến đến miệng hầm thứ nhì và cũng gọi địch quân trong hầm ra đầu hàng; Việt Cộng ném ra một quả lựu đạn; nằm rạp xuống tránh miểng lựu đạn, nhưng ngay sau tiếng nổ, Webb ném một quả mìn định hướng xuống hầm, giết 2 địch quân, rồi ngay khi khói mìn còn bốc lên nghi ngút từ miệng hầm, ông cùng một binh sĩ xuống hầm lục soát. Webb bị thương trong lúc tấn công miệng hầm thứ ba.
Trung úy Jim Webb nghiêm chỉnh trong lễ phục và thoải mái với chiếc áo thun và cái mũ sắt trên chiến trường Việt Nam
Nghị sĩ Webb ngồi xe bus của Thượng Viện với bà vợ Việt Nam
Ông được tuyên dương công trạng với Anh Dũng Bội Tinh , và Chiến Thương Bội Tinh . Giải ngũ, ông trở lại đại học, 3 năm sau lấy bằng tiến sĩ luật, và nổi tiếng là vị luật sư cãi miễn phí cho cựu chiến binh. Sau đó ông còn làm Tổng trưởng Hải Quân, và đắc cử nghị sĩ đại diện cho bang Virginia tại Thượng Viên Liên Bang. Năm nay 65, ông quyết định không tái ứng cử nữa -một thiệt thòi cho người Việt cả quốc nội lẫn hải ngoại, và cho đảng Dân Chủ Hoa Kỳ.
Mặc dù chỉ còn hơn 3 tháng nữa là dứt nhiệm kỳ, nhưng nghị sĩ Webb vẫn nói lên tiếng nói quả cảm nhất, dứt khoát nhất của Hoa Kỳ đối với tình hình Biển Đông. Hôm 25 tháng Bảy 2012, ông trở lại với chiến trường Việt Nam, cũng trong thái độ oai hùng không kém gì anh trung úy trẻ ngày xưa.
“Trước khi phục vụ tại Thượng Viện,” Webb nói, “tôi có cái vui thích được làm việc và được du lịch tại Đông Á, qua nhiều vai trò -vai người lính TQLC tại Okinawa và tại Việt Nam, vai phóng viên truyền thông, vai viên chức chính phủ, vai quốc khách của nhiều quốc gia, vai điện ảnh viên và vai tư vấn doanh nghiệp.
Việc Hoa Kỳ trở lại quan tâm đến vùng đất này là một thành công lớn trong chính sách đối ngoại, chứng tỏ chúng ta đã ý thức được sự hiện diện của Hoa Kỳ là yếu tố bảo đảm cho tình hình vững vàng của Đông Á.
Vào giữa thế kỷ trước, chúng ta đã chứng kiến hiện tượng Nhật quá mạnh và trở nên hung hãn tại Đông Á. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Nhật tấn công và đánh bại Nga, họ chuyển sang đánh chiếm Triều Tiên, Việt Nam, rồi tấn công Trung Quốc. Cuối cùng chúng ta phải nhập cuộc, tấn công Nhật và tham dự cuộc Thế Chiến Thứ Nhì.
Hoa Kỳ đã đóng vai trò tái tạo an bình cho Đông Á, nhưng ngay sau đó chúng ta phải trở lại với cuộc chiến tranh Triều Tiên, đối phó với cả Bắc Hàn lẫn Trung Cộng, chúng ta còn tham chiến tại Việt Nam, trận chiến tranh mà tôi tham dự.
Những quan sát viên lâu đời tại Đông Á -như Thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba- đều đồng ý sự có mặt của Hoa Kỳ tại đây giúp hệ thống kinh tế địa phương phát triển và giúp canh tân nhiều hệ thống chính trị. Người Đông Á coi chúng ta như một bảo đảm cho tình trạng an bình và vững vàng của họ.
Khó khăn chúng ta đang phải đối diện từ mươi, mười hai năm nay là sự tăng tiến và lớn mạnh của Trung Quốc tại Đông Á. Khó ở chỗ phải tìm ra và áp dụng một chính sách thích hợp với Trung Quốc -vừa khuyến khích sự lớn mạnh của họ, vừa bảo đảm được nền an bình cho Đông Á.
Tình trạng Đông Á không an bình tí nào trong vài năm gần đây. Nhiều cấp lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ cho những va chạm giữa ngư thuyền Việt Nam, Phi Luật Tân, và ngư thuyền Trung Quốc chỉ là những diễn biến nhỏ, ngay cả va chạm tại hải đảo Senkaku cũng không mang tính chất bành trướng lãnh hải.
Nhiều lần, và trong nhiều năm, tôi đã lên tiếng cảnh báo về dã tâm bành trướng lãnh thổ, lãnh hải của nhà cầm quyền Trung Quốc. Việc họ quyết liệt đòi chủ quyền Đài Loan là một điển hình. Không đòi được Đài Loan, không đòi được Senkaku, giờ này Trung Quốc quay sang đòi Hoàng Sa và Trường Sa, những hải đảo Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng đòi chủ quyền. Trong khoảng thời gian 2 năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những va chạm rất gần với tình trạng đối nghịch quân sự.
Hai năm trước bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nói rất rõ là chúng ta không coi những việc xảy ra trên Biển Đông là việc riêng của Á Châu, mà coi tình hình Biển Đông liên quan mật thiết đến quyền lợi của Hoa Kỳ, và đòi hỏi mọi diễn biến trên Biển Đông phải được giải quyết hòa bình trong liên hệ đa phương.
Nhưng trong 2 tháng nay, nhiều diễn biến đang khiến tình hình trở thành nóng bỏng:
Ngày 21 tháng Sáu, Trung Quốc quyết định thành lập cái họ gọi là “thành phố Tam Sa”; chính quyền thành phố này rơi từ trên trời xuống đòi quản trị vùng biển đảo đang tranh chấp với Việt Nam.
Ngày 22 tháng Bảy, Ủy Ban Quân Sự Trung Ương của Trung Quốc tuyên bố việc thành lập hệ thống tiền đồn trên những hải đảo. Bộ chỉ huy tiền đồn sẽ đặt tại Trường Sa, hải đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngày 23 tháng Bảy, Trung Quốc loan tin họ bầu ra 45 viên chức lập pháp để quản trị 1,000 công dân Trung Quốc hiện đang chiếm đóng các hải đảo. Họ còn bầu ra một thị trưởng và một phó thị trưởng, rồi tuyên bố vùng quản lý của thành phố Tam Sa gồm trên 200 đảo nhỏ, và những bãi cát, bãi đá ngầm trên Biển Đông.
Bản tin ngày 27 tháng Bảy của đài RFA cho biết người Tàu post lên YouTube một bản tin của đài truyền hình trung ương Trung Cộng trong đó cho thấy tàu chiến Việt Nam và tàu chiến Trung Cộng đã gần sát nhau đến mức thủy thủ đôi bên có thể chửi nhau.
Mặc dù hải lực và không lực Việt Nam không so sánh được với Trung Cộng, nhưng Trung Cộng cũng không nổ súng. Có thể lính Trung Cộng nhận được lệnh tránh không làm tình hình nghiêm trọng hơn.
Ngày 27 tháng Bảy, Tân Hoa Xã loan báo việc Bắc Kinh chỉ định nhiều sĩ quan đến Tam Sa với trách nhiệm tổ chức hệ thống phòng thủ thành phố tân lập này.
Mặc dù Hoàng Sa -hòn đảo có thành phố Tầu Tam Sa- không nằm trên biển Đông Hải -mặt biển đã từng xẩy ra tranh chấp giữa Trung Cộng và Nhật về đảo Senkaku (Điếu Ngư), nhưng Tổng trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto vẫn lên tiếng nói Tokyo sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ Senkaku.
Nghị sĩ Webb nói, “tình hình đang vô cùng nguy hiểm, và tôi yêu cầu bộ Ngoại Giao lập tức làm sáng tỏ với Trung Quốc, và báo cáo với quốc hội”.
Một nghị sĩ khác, ông John McCain, đã từng chiến đấu tại Việt Nam như ông Webb, cũng lên tiếng về hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chỉ trích việc Bắc Kinh thành lập “thành phố” Tam Sa, nghị sĩ John McCain nói Bắc Kinh đã có hành động “khiêu khích không cần thiết”; hãng thông tấn AFP dẫn lời ông McCain nói các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa, thành lập căn cứ quân sự Tam Sa,... chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế.
Nói cách khác, luật quốc tế bảo đảm cho mỗi quốc gia ven biển một vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế đang trở thành giấy lộn trước họng hải pháo của Trung Quốc; và nếu phản ứng của thế giới chỉ ầu ơ như tiếng hát ru con của bà mẹ quê, thì Trung Quốc không có lý do gì để tự chế, không tái diễn những động thái “khiêu khích không cần thiết”, nhưng rất quan trọng cho chính sách bành trướng của họ.
McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình bằng hành động dọa dẫm, chèn ép. Ông nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm.
Mặc dù không quyết liệt đòi bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải có thái độ với Trung Quốc, nhưng lời chỉ trích của ông McCain còn trực tiếp hơn lời bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tuyên bố là Hoa Kỳ luôn luôn “quan ngại về các động thái đơn phương như vậy có khả năng áp đặt quyết định trên một vấn đề (...) chỉ có thể được giải quyết bằng thương lượng, đối thoại, và một tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các bên tranh chấp”.
Người Việt Nam cảm ơn nghị sĩ McCain, nhưng hy vọng nhiều vào bài thuyết trình của nghị sĩ Jim Webb đòi hỏi bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải có thái độ đối với Trung Quốc, và phải báo cáo với Quốc Hội Hoa Kỳ những nỗ lực và thành quả về việc này.
Nguyễn đạt Thịnh