Kinh Đời
Trước bầu cử Tổng thống Mỹ: Thân tín Tập Cận Bình lặng lẽ sang Washington có mục đích gì?
Quan chức Mỹ gọi đây là "cuộc đối thoại ngoại giao cuối cùng" trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Ngày 1/11, ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ phụ trách vấn đề ngoại giao của Trung Quốc đã có buổi tiếp xúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice tại New York.
Tờ AP (Mỹ) dẫn lời quan chức ngoại giao cho biết, đây được coi là cơ hội đối thoại ngoại giao cuối cùng giữa Mỹ và Trung Quốc trước khi Tổng thống Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2017.
Giới quan sát cho rằng, do thông tin chuyến đi không được thông báo rộng rãi và vào đúng thời điểm quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nên dư luận đặc biệt quan tâm tới mục đích của chính phủ Trung Quốc.
"Cuộc đối thoại ngoại giao cuối cùng"
Trước đó, đêm 30/10, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) được cấp lệnh điều tra mở rộng các email liên quan đến bà Clinton trong số hàng nghìn thư điện tử mới được hé lộ. Đây là sự kiện gây sốc khi chỉ còn hơn một tuần đến ngày bầu cử (8/11).
Tuy nhiên, theo thông tin từ các cuộc thăm dò, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton vẫn dẫn trước đối thủ Donald Trump dù khoảng cách thu hẹp hơn so với các cuộc thăm dò trước khi FBI công bố bằng chứng mới có thể liên quan đến bê bối email cá nhân.
Tất nhiên, bất luận bà Clinton hay ông Trump giành chiến thắng thì nhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama cũng bước vào giai đoạn cuối.
Giới phân tích nhận định rằng, qua chuyến đi của Dương Khiết Trì, Bắc Kinh muốn nắm rõ kế hoạch của Washington trước khi ông Obama kết thúc nhiệm kỳ để đảm bảo lợi ích của Trung Quốc không bị tổn hại.
Đặc biệt trước tình hình hiện nay như sự bất ổn định trong vấn đề bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang hay sự thay đổi trong chiến lược Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương càng khiến Bắc Kinh lo lắng về những chính sách, chính trị của Washington trong thời gian tới.
Than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Triều Tiên. (Ảnh: Internet)
Sứ mệnh đặc biệt của "Dương Hổ"
Đáng chú ý, sau chuyến đi này của Dương Khiết Trì, cả Washington và Bắc Kinh đều chỉ tiết lộ số lượng ít thông tin liên quan.
Ngày 2/11, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo, hai bên đồng ý tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao các cấp và cấp cao, mở rộng hợp tác, kiểm soát bất đồng, thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ tiếp tục phát triển ổn định.
Một số ý kiến cho rằng, phát biểu này thực chất không liên quan đến mục đích chuyến đi của Dương. Bởi vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề cốt lõi trong quan hệ Trung - Mỹ. Thái độ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng luôn không nhận được sự ủng hộ từ Washington.
Trái lại, nước Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc nhập khẩu than đá của Triều Tiên thời gian gần đây chính là hình thức ngầm tài trợ cho chính quyền Kim Jong Un phát triển vũ khí hạt nhân.
Gần đây, một quan chức cấp cao Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc khi nhập khẩu than đá từ Triều Tiên. Trước đó, vào tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh đã đồng ý tạm dừng nhập khẩu than đá từ Bình Nhưỡng.
Quan chức này cho biết, nhu cầu nhập khẩu than đá từ Triều Tiên của Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng, năm ngoái tổng kim ngạch nhập khẩu than đá từ Triều Tiên của Trung Quốc đạt 1 tỷ USD.
Đa chiều (Mỹ) dần nguồn Reuters (Anh) cho biết, Bắc Kinh hiện lo ngại lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ và hình thành làn sóng người tị nạn ở biên giới Trung-Triều.
Hơn nữa, Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Hàn Quốc cần chịu trách nhiệm về sự leo thang căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên.
Theo Đa chiều, những tháng gần đây, một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục cảnh báo tính phức tạp trong quan hệ Trung-Triều.
Ví như, một doanh nghiệp ở Liêu Ninh, Trung Quốc bị Mỹ - Hàn cáo buộc đã hỗ trợ cho kế hoạch phát triển vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Hiện tại, giám đốc doanh nghiệp này - vốn là đại biểu trong Hội nhân dân tỉnh Liêu Ninh đã bị bãi miễn tư cách đại biểu do liên quan đến tham nhũng. Đồng thời, Sở công an Liêu Ninh cũng đang tiến hành điều tra hoạt động của doanh nghiệp này do nghi ngờ phạm tội kinh tế nghiêm trọng.
Hay như ngày 2/11, website Bộ thương mại Trung Quốc thông báo, chính phủ nước này đã viện trợ không hoàn lại 20 triệu nhân dân tệ nhằm giúp Triều Tiên khắc phục khó khăn sau trận lũ lụt lớn xảy ra ở khu Đông Bắc.
Giới quan sát cho biết, Dương Khiết Trì có thành tích khá nổi bật trong lịch sử quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung, thậm chí ông này còn được cựu Tổng thống George W. Bush gọi là "Tiger Yang" (tức Dương Hổ).
Do
đó, Chủ tịch Tập Cận Bình phái Dương Khiết Trì sang Mỹ trong thời khắc
quan trọng này chứng tỏ, Bắc Kinh hy vọng Dương có đủ khả năng "đưa quan
hệ Trung - Mỹ thuận lợi vượt qua giai đoạn cho đến khi tân Tổng thống
Mỹ chính thức lên nắm quyền".
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Trước bầu cử Tổng thống Mỹ: Thân tín Tập Cận Bình lặng lẽ sang Washington có mục đích gì?
Quan chức Mỹ gọi đây là "cuộc đối thoại ngoại giao cuối cùng" trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Ngày 1/11, ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ phụ trách vấn đề ngoại giao của Trung Quốc đã có buổi tiếp xúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice tại New York.
Tờ AP (Mỹ) dẫn lời quan chức ngoại giao cho biết, đây được coi là cơ hội đối thoại ngoại giao cuối cùng giữa Mỹ và Trung Quốc trước khi Tổng thống Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2017.
Giới quan sát cho rằng, do thông tin chuyến đi không được thông báo rộng rãi và vào đúng thời điểm quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nên dư luận đặc biệt quan tâm tới mục đích của chính phủ Trung Quốc.
"Cuộc đối thoại ngoại giao cuối cùng"
Trước đó, đêm 30/10, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) được cấp lệnh điều tra mở rộng các email liên quan đến bà Clinton trong số hàng nghìn thư điện tử mới được hé lộ. Đây là sự kiện gây sốc khi chỉ còn hơn một tuần đến ngày bầu cử (8/11).
Tuy nhiên, theo thông tin từ các cuộc thăm dò, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton vẫn dẫn trước đối thủ Donald Trump dù khoảng cách thu hẹp hơn so với các cuộc thăm dò trước khi FBI công bố bằng chứng mới có thể liên quan đến bê bối email cá nhân.
Tất nhiên, bất luận bà Clinton hay ông Trump giành chiến thắng thì nhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama cũng bước vào giai đoạn cuối.
Giới phân tích nhận định rằng, qua chuyến đi của Dương Khiết Trì, Bắc Kinh muốn nắm rõ kế hoạch của Washington trước khi ông Obama kết thúc nhiệm kỳ để đảm bảo lợi ích của Trung Quốc không bị tổn hại.
Đặc biệt trước tình hình hiện nay như sự bất ổn định trong vấn đề bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang hay sự thay đổi trong chiến lược Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương càng khiến Bắc Kinh lo lắng về những chính sách, chính trị của Washington trong thời gian tới.
Than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Triều Tiên. (Ảnh: Internet)
Sứ mệnh đặc biệt của "Dương Hổ"
Đáng chú ý, sau chuyến đi này của Dương Khiết Trì, cả Washington và Bắc Kinh đều chỉ tiết lộ số lượng ít thông tin liên quan.
Ngày 2/11, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo, hai bên đồng ý tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao các cấp và cấp cao, mở rộng hợp tác, kiểm soát bất đồng, thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ tiếp tục phát triển ổn định.
Một số ý kiến cho rằng, phát biểu này thực chất không liên quan đến mục đích chuyến đi của Dương. Bởi vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là một trong những vấn đề cốt lõi trong quan hệ Trung - Mỹ. Thái độ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng luôn không nhận được sự ủng hộ từ Washington.
Trái lại, nước Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc nhập khẩu than đá của Triều Tiên thời gian gần đây chính là hình thức ngầm tài trợ cho chính quyền Kim Jong Un phát triển vũ khí hạt nhân.
Gần đây, một quan chức cấp cao Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc khi nhập khẩu than đá từ Triều Tiên. Trước đó, vào tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh đã đồng ý tạm dừng nhập khẩu than đá từ Bình Nhưỡng.
Quan chức này cho biết, nhu cầu nhập khẩu than đá từ Triều Tiên của Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng, năm ngoái tổng kim ngạch nhập khẩu than đá từ Triều Tiên của Trung Quốc đạt 1 tỷ USD.
Đa chiều (Mỹ) dần nguồn Reuters (Anh) cho biết, Bắc Kinh hiện lo ngại lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ và hình thành làn sóng người tị nạn ở biên giới Trung-Triều.
Hơn nữa, Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Hàn Quốc cần chịu trách nhiệm về sự leo thang căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên.
Theo Đa chiều, những tháng gần đây, một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục cảnh báo tính phức tạp trong quan hệ Trung-Triều.
Ví như, một doanh nghiệp ở Liêu Ninh, Trung Quốc bị Mỹ - Hàn cáo buộc đã hỗ trợ cho kế hoạch phát triển vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Hiện tại, giám đốc doanh nghiệp này - vốn là đại biểu trong Hội nhân dân tỉnh Liêu Ninh đã bị bãi miễn tư cách đại biểu do liên quan đến tham nhũng. Đồng thời, Sở công an Liêu Ninh cũng đang tiến hành điều tra hoạt động của doanh nghiệp này do nghi ngờ phạm tội kinh tế nghiêm trọng.
Hay như ngày 2/11, website Bộ thương mại Trung Quốc thông báo, chính phủ nước này đã viện trợ không hoàn lại 20 triệu nhân dân tệ nhằm giúp Triều Tiên khắc phục khó khăn sau trận lũ lụt lớn xảy ra ở khu Đông Bắc.
Giới quan sát cho biết, Dương Khiết Trì có thành tích khá nổi bật trong lịch sử quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung, thậm chí ông này còn được cựu Tổng thống George W. Bush gọi là "Tiger Yang" (tức Dương Hổ).
Do
đó, Chủ tịch Tập Cận Bình phái Dương Khiết Trì sang Mỹ trong thời khắc
quan trọng này chứng tỏ, Bắc Kinh hy vọng Dương có đủ khả năng "đưa quan
hệ Trung - Mỹ thuận lợi vượt qua giai đoạn cho đến khi tân Tổng thống
Mỹ chính thức lên nắm quyền".
theo Trí Thức Trẻ