Nhân Vật

Trưởng Nữ Cuả Vua Duy Tân

Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân.
Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân. Cuộc đời của bà, dù muốn dù không, mang dấu ấn của vua Duy Tân.
Một ngày đầu thu, lá vàng bắt đầu rơi, dọc đường các hàng cây đổi màu từ xanh sang úa vàng rồi đỏ thẫm, tiết trời thay đổi từ lạnh (9°) cho đến dễ chịu (19°). Trong cơn mưa tầm tã, tôi lên đường đi thăm công chúa Suzy theo lời “kêu gọi” của bà, tại vùng Vendée cách Paris (Pháp) 500 cây số. Bà bảo tôi gọi thế cho thân mật, cũng như đến thăm bà cho đỡ buồn. Tên của bà, cũng như hoàn cảnh của bà là cả một sự rắc rối lịch sử. Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân. Cuộc đời của bà, dù muốn dù không, mang dấu ấn của vua Duy Tân. Bà sinh ngày 6-9-1929, năm nay 88 tuổi, tại SaintDenis đảo Ile de la Réunion, nơi vua Duy Tân bị Pháp đày từ năm 1916, lúc vua mới 16 tuổi.
Lúc sinh ra đời, bà mang họ mẹ là Antier. Cho đến khi vua Duy Tân tử nạn máy bay. Sau cuộc gặp gỡ với tướng De Gaulle vào ngày 14-12-1945, trên đường từ Paris trở về đảo Ile de la Réunion để thăm gia đình vào dịp Giáng sinh, máy bay rớt xuống làng Bossako, thuộc vùng M’Baiki, La Lobaye, trên lãnh thổ Oubangui-Chari (ở Trung Phi), vào ngày 26-12-1945. Ngày 22-7-1946 tòa án Saint Denis nhìn nhận những người con này là con đẻ của vua Duy Tân, và cho phép được mang họ cha. Nhưng vì không thông hiểu phép tắc đặt tên trong triều đình nhà Nguyễn nên trong sổ hộ tịch Pháp chỉ ghi tên vua Duy Tân là Hoàng tử VINH-SAN, chức vị là Hoàng tử An Nam, cho phép các con vua Duy Tân mang họ Vinh-San, lại không kèm theo chức tước, khiến cho bà và các em không được mang chức vị công chúa và hoàng tử nhà Nguyễn.
Bà buồn bã nói: “Năm tôi lên tám, một hôm cha hỏi tôi rằng “Con có muốn được cha nhìn nhận không?”. Với sự ngây thơ của một đứa trẻ con, tôi đâu biết phải trả lời cha tôi như thế nào?! Bây giờ hối tiếc thì đã muộn”.
Trong thời gian ở đảo, vua Duy Tân lần lượt có 3 người vợ không hôn thú là các bà Anne-Marie Viale, bà Fernande Antier và bà Ernestine Yvette Maillot, khiến cho tất cả các con đều mang họ mẹ. Phong tục “nạp phi” của triều đình nhà Nguyễn là lễ cưới của các vua, sau đó các bà vợ được tấn phong Đệ nhất giai phi (Hoàng quí phi), Đệ nhị giai phi... Hoàng quí phi lúc bấy giờ của vua Duy Tân là bà Mai Thị Vàng, con gái quan phụ đạo Mai Khắc Đôn.
Sau khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại, quan Thái Phiên, Trần Cao Vân và nhiều người nữa bị Pháp xử tử hình, vua Duy Tân khẳng khái nhận cầm đầu cuộc khởi loạn, được quan đại thần Hồ Đắc Trung cứu khỏi tử hình, nhưng bị truất phế và đi đày biệt xứ cùng với cha là vua Thành Thái.
Bà Suzy kể rằng: “Gia đình cha mẹ tôi sống thanh bạch. Con cái không được hưởng quyền lợi gì. Cha tôi luôn từ chối những hậu đãi của người Pháp. Chúng tôi không sống trong lâu đài, nhà chỉ là nhà thuê”.
Cách đây đúng 100 năm, ngày 3-11-1916, chiếc tàu Pháp mang tên “Guadiana” đem hai vua Thành Thái và Duy Tân cùng với người thân đến đảo la Réunion đi đày. Khác với sự đối đãi dành cho vua Hàm Nghi đi đày ở Alger (Algérie) vào năm 1889 cho đến khi qua đời ở Alger năm 1944, vua Hàm Nghi được xã hội Algérie và người Pháp trọng vọng, tuy ngài cũng bị hạ xuống thành Hoàng tử An Nam, như Thành Thái và Duy Tân. Vua Hàm Nghi sống trong biệt thự, lâu đài, cưới con gái của ông chánh án tòa thượng thẩm Alger là bà Marcelle Laloe làm Chánh phi, các con của vua đều mang tước vị hoàng tử, công chúa, cuộc sống sung túc, đầy đủ, đem lại cho vua Hàm Nghi nhiều cảm hứng vẽ tranh, điêu khắc. Mỗi năm vua Hàm Nghi được Pháp cấp dưỡng 80.000 quan, trong khi vua Thành Thái chỉ được 30.000, còn vua Duy Tân nhận được 12.000 quan Pháp.
Cùng đi đày với vua Duy Tân có mẹ là bà Nguyễn Thị Định, em gái là công chúa Lương Nhàn (Mệ Cưỡi) 10 tuổi và bà Hoàng quí phi Mai Thị Vàng. Nhưng bà Mai Thị Vàng không chịu nổi cuộc sống xa quê hương, khí hậu của đảo (theo Hồ sơ Duy Tân, Hoàng Trọng Thược). Nhà vua xin cho bà, mẹ và em gái hồi hương, chỉ sau mấy tháng, cả ba bà về Huế. Vua Duy Tân ở lại một mình trên đảo, cách ly với cha là vua Thành Thái. Vua Thành Thái sống biệt lập với hai bà vợ và các con, nhất quyết cự tuyệt mọi quan hệ với người Pháp, mặc dù trên quan điểm chính trị, hai cha con Thành Thái - Duy Tân đều cắt tóc ngắn theo phương Tây, cổ vũ truyền bá chữ quốc ngữ, vua Thành Thái là người đã ký đạo dụ cho giảng dạy chữ quốc ngữ ở các trường học.
Vua Duy Tân, khi ở Huế đã được giáo dục bằng chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, tiếp tục học hết bậc trung học ở trường Leconte de Lisle trên đảo, thi đậu bằng Tú tài Pháp và tiếp tục theo học về Hiến pháp luật và Dân luật.
Nhưng để đương đầu với nghịch cảnh, vua Duy Tân trở thành chuyên viên vô tuyến điện, mở một cửa hàng sửa chữa, buôn bán dụng cụ vô tuyến điện, điện thoại, radio...
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Pháp Wateblet, vua Duy Tân nói: “Bị đày đến đảo Réunion khi mới 17 tuổi, tôi rất bỡ ngỡ, lạc lõng, không hạp thủy thổ nên sốt hoài, đã ba lần tôi bị chứng tiểu tiện ra máu, nhưng lần lần rồi cũng qua khỏi. Người dân bản xứ đối với tôi rất tốt. Phong cảnh của Réunion đẹp tuyệt, tôi đã đi thăm nhiều thắng cảnh. Nhưng tất cả các thứ ấy không thể nào làm cho tôi quên được quê hương Việt Nam của tôi” (trích Thái Văn Kiểm).
Bà Suzy thở dài: “Cha tôi có quan hệ với những luật sư, thi sĩ, quan lại hành chính Pháp. Raoul Nativel, một nhà thơ, là bạn của cha tôi. Mỗi buổi chiều cha tôi đều dành để tiếp khách... Tôi thích nhất là cha tôi đàn vĩ cầm cho một mình nghe. Lúc cha tôi chết, tôi được 16 tuổi... Giáng sinh năm ấy chờ mãi không thấy cha tôi về, mãi sau mới nhận được tin dữ. Gia đình không còn thu nhập của cha tôi cấp dưỡng. Tôi phải bỏ học ngay, tìm việc làm. Gia đình rất túng quẫn”.
Bà Fernande Antier, khi gặp vua Duy Tân thì mới có 14 tuổi (năm 1927). Trong khoảng 18 năm chung sống với vua Duy Tân bà hạ sinh tổng cộng 8 người con: Thérèse, Solange, André, Ginette, Suzy, Georges, Claude và Roger, nhưng chỉ còn sống 4 người con, mà Suzy là trưởng nữ.
Bà Suzy kể tiếp: Vua Thành Thái đặt tên Việt cho ba người con trai, không đặt tên cho tôi, nhưng tôi lấy tên Việt Nam là Nguyễn Phúc Lương Bình, vì tôi thích cười, thích hòa bình, hòa hợp. Bây giờ, hoàn cảnh đã làm cho mỗi người một nơi, cha tôi an nghỉ ở Huế, mẹ tôi được chôn cất ở Ruffec (Pháp). Lần thứ nhất tôi về Việt Nam là lần đưa hài cốt cha tôi về Huế. Sau đó, tôi có về Việt Nam bốn lần nữa, đi thăm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế, thăm mộ cha tôi, ngôi mộ đã phủ rêu... Tôi yêu Việt Nam, muốn về thăm lần nữa, nhưng không thể đi được nữa rồi, tuổi đã lớn, các con tôi không cho đi xa. Cha tôi đã trở về Huế, trở về với lịch sử Việt Nam…”.
Sau khi người em gái cùng cha khác mẹ là Marie Gisele Andree Vinh San qua đời năm 2011 vì đất sụp lở trên đảo Réunion, bà Suzy là người con gái ruột của vua Duy Tân duy nhất còn sống. Tôi thấy bà và các con bà sinh ra đều có nét rất rõ của vua Duy Tân, nét Việt Nam, như một nửa của vua Duy Tân vẫn còn sống. Sau buổi trò chuyện, cuối cùng bà Suzy hỏi tôi về cách luộc gà của người Việt Nam, bà ở một mình, vẫn tự nấu ăn lấy mỗi chiều, và thổ lộ món yêu thích nhất của bà là nem chua Huế.

VS chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trưởng Nữ Cuả Vua Duy Tân

Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân.
Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân. Cuộc đời của bà, dù muốn dù không, mang dấu ấn của vua Duy Tân.
Một ngày đầu thu, lá vàng bắt đầu rơi, dọc đường các hàng cây đổi màu từ xanh sang úa vàng rồi đỏ thẫm, tiết trời thay đổi từ lạnh (9°) cho đến dễ chịu (19°). Trong cơn mưa tầm tã, tôi lên đường đi thăm công chúa Suzy theo lời “kêu gọi” của bà, tại vùng Vendée cách Paris (Pháp) 500 cây số. Bà bảo tôi gọi thế cho thân mật, cũng như đến thăm bà cho đỡ buồn. Tên của bà, cũng như hoàn cảnh của bà là cả một sự rắc rối lịch sử. Bà là một trong số ít ỏi công chúa triều Nguyễn còn sống, và là trưởng nữ của vua Duy Tân. Cuộc đời của bà, dù muốn dù không, mang dấu ấn của vua Duy Tân. Bà sinh ngày 6-9-1929, năm nay 88 tuổi, tại SaintDenis đảo Ile de la Réunion, nơi vua Duy Tân bị Pháp đày từ năm 1916, lúc vua mới 16 tuổi.
Lúc sinh ra đời, bà mang họ mẹ là Antier. Cho đến khi vua Duy Tân tử nạn máy bay. Sau cuộc gặp gỡ với tướng De Gaulle vào ngày 14-12-1945, trên đường từ Paris trở về đảo Ile de la Réunion để thăm gia đình vào dịp Giáng sinh, máy bay rớt xuống làng Bossako, thuộc vùng M’Baiki, La Lobaye, trên lãnh thổ Oubangui-Chari (ở Trung Phi), vào ngày 26-12-1945. Ngày 22-7-1946 tòa án Saint Denis nhìn nhận những người con này là con đẻ của vua Duy Tân, và cho phép được mang họ cha. Nhưng vì không thông hiểu phép tắc đặt tên trong triều đình nhà Nguyễn nên trong sổ hộ tịch Pháp chỉ ghi tên vua Duy Tân là Hoàng tử VINH-SAN, chức vị là Hoàng tử An Nam, cho phép các con vua Duy Tân mang họ Vinh-San, lại không kèm theo chức tước, khiến cho bà và các em không được mang chức vị công chúa và hoàng tử nhà Nguyễn.
Bà buồn bã nói: “Năm tôi lên tám, một hôm cha hỏi tôi rằng “Con có muốn được cha nhìn nhận không?”. Với sự ngây thơ của một đứa trẻ con, tôi đâu biết phải trả lời cha tôi như thế nào?! Bây giờ hối tiếc thì đã muộn”.
Trong thời gian ở đảo, vua Duy Tân lần lượt có 3 người vợ không hôn thú là các bà Anne-Marie Viale, bà Fernande Antier và bà Ernestine Yvette Maillot, khiến cho tất cả các con đều mang họ mẹ. Phong tục “nạp phi” của triều đình nhà Nguyễn là lễ cưới của các vua, sau đó các bà vợ được tấn phong Đệ nhất giai phi (Hoàng quí phi), Đệ nhị giai phi... Hoàng quí phi lúc bấy giờ của vua Duy Tân là bà Mai Thị Vàng, con gái quan phụ đạo Mai Khắc Đôn.
Sau khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại, quan Thái Phiên, Trần Cao Vân và nhiều người nữa bị Pháp xử tử hình, vua Duy Tân khẳng khái nhận cầm đầu cuộc khởi loạn, được quan đại thần Hồ Đắc Trung cứu khỏi tử hình, nhưng bị truất phế và đi đày biệt xứ cùng với cha là vua Thành Thái.
Bà Suzy kể rằng: “Gia đình cha mẹ tôi sống thanh bạch. Con cái không được hưởng quyền lợi gì. Cha tôi luôn từ chối những hậu đãi của người Pháp. Chúng tôi không sống trong lâu đài, nhà chỉ là nhà thuê”.
Cách đây đúng 100 năm, ngày 3-11-1916, chiếc tàu Pháp mang tên “Guadiana” đem hai vua Thành Thái và Duy Tân cùng với người thân đến đảo la Réunion đi đày. Khác với sự đối đãi dành cho vua Hàm Nghi đi đày ở Alger (Algérie) vào năm 1889 cho đến khi qua đời ở Alger năm 1944, vua Hàm Nghi được xã hội Algérie và người Pháp trọng vọng, tuy ngài cũng bị hạ xuống thành Hoàng tử An Nam, như Thành Thái và Duy Tân. Vua Hàm Nghi sống trong biệt thự, lâu đài, cưới con gái của ông chánh án tòa thượng thẩm Alger là bà Marcelle Laloe làm Chánh phi, các con của vua đều mang tước vị hoàng tử, công chúa, cuộc sống sung túc, đầy đủ, đem lại cho vua Hàm Nghi nhiều cảm hứng vẽ tranh, điêu khắc. Mỗi năm vua Hàm Nghi được Pháp cấp dưỡng 80.000 quan, trong khi vua Thành Thái chỉ được 30.000, còn vua Duy Tân nhận được 12.000 quan Pháp.
Cùng đi đày với vua Duy Tân có mẹ là bà Nguyễn Thị Định, em gái là công chúa Lương Nhàn (Mệ Cưỡi) 10 tuổi và bà Hoàng quí phi Mai Thị Vàng. Nhưng bà Mai Thị Vàng không chịu nổi cuộc sống xa quê hương, khí hậu của đảo (theo Hồ sơ Duy Tân, Hoàng Trọng Thược). Nhà vua xin cho bà, mẹ và em gái hồi hương, chỉ sau mấy tháng, cả ba bà về Huế. Vua Duy Tân ở lại một mình trên đảo, cách ly với cha là vua Thành Thái. Vua Thành Thái sống biệt lập với hai bà vợ và các con, nhất quyết cự tuyệt mọi quan hệ với người Pháp, mặc dù trên quan điểm chính trị, hai cha con Thành Thái - Duy Tân đều cắt tóc ngắn theo phương Tây, cổ vũ truyền bá chữ quốc ngữ, vua Thành Thái là người đã ký đạo dụ cho giảng dạy chữ quốc ngữ ở các trường học.
Vua Duy Tân, khi ở Huế đã được giáo dục bằng chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, tiếp tục học hết bậc trung học ở trường Leconte de Lisle trên đảo, thi đậu bằng Tú tài Pháp và tiếp tục theo học về Hiến pháp luật và Dân luật.
Nhưng để đương đầu với nghịch cảnh, vua Duy Tân trở thành chuyên viên vô tuyến điện, mở một cửa hàng sửa chữa, buôn bán dụng cụ vô tuyến điện, điện thoại, radio...
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Pháp Wateblet, vua Duy Tân nói: “Bị đày đến đảo Réunion khi mới 17 tuổi, tôi rất bỡ ngỡ, lạc lõng, không hạp thủy thổ nên sốt hoài, đã ba lần tôi bị chứng tiểu tiện ra máu, nhưng lần lần rồi cũng qua khỏi. Người dân bản xứ đối với tôi rất tốt. Phong cảnh của Réunion đẹp tuyệt, tôi đã đi thăm nhiều thắng cảnh. Nhưng tất cả các thứ ấy không thể nào làm cho tôi quên được quê hương Việt Nam của tôi” (trích Thái Văn Kiểm).
Bà Suzy thở dài: “Cha tôi có quan hệ với những luật sư, thi sĩ, quan lại hành chính Pháp. Raoul Nativel, một nhà thơ, là bạn của cha tôi. Mỗi buổi chiều cha tôi đều dành để tiếp khách... Tôi thích nhất là cha tôi đàn vĩ cầm cho một mình nghe. Lúc cha tôi chết, tôi được 16 tuổi... Giáng sinh năm ấy chờ mãi không thấy cha tôi về, mãi sau mới nhận được tin dữ. Gia đình không còn thu nhập của cha tôi cấp dưỡng. Tôi phải bỏ học ngay, tìm việc làm. Gia đình rất túng quẫn”.
Bà Fernande Antier, khi gặp vua Duy Tân thì mới có 14 tuổi (năm 1927). Trong khoảng 18 năm chung sống với vua Duy Tân bà hạ sinh tổng cộng 8 người con: Thérèse, Solange, André, Ginette, Suzy, Georges, Claude và Roger, nhưng chỉ còn sống 4 người con, mà Suzy là trưởng nữ.
Bà Suzy kể tiếp: Vua Thành Thái đặt tên Việt cho ba người con trai, không đặt tên cho tôi, nhưng tôi lấy tên Việt Nam là Nguyễn Phúc Lương Bình, vì tôi thích cười, thích hòa bình, hòa hợp. Bây giờ, hoàn cảnh đã làm cho mỗi người một nơi, cha tôi an nghỉ ở Huế, mẹ tôi được chôn cất ở Ruffec (Pháp). Lần thứ nhất tôi về Việt Nam là lần đưa hài cốt cha tôi về Huế. Sau đó, tôi có về Việt Nam bốn lần nữa, đi thăm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế, thăm mộ cha tôi, ngôi mộ đã phủ rêu... Tôi yêu Việt Nam, muốn về thăm lần nữa, nhưng không thể đi được nữa rồi, tuổi đã lớn, các con tôi không cho đi xa. Cha tôi đã trở về Huế, trở về với lịch sử Việt Nam…”.
Sau khi người em gái cùng cha khác mẹ là Marie Gisele Andree Vinh San qua đời năm 2011 vì đất sụp lở trên đảo Réunion, bà Suzy là người con gái ruột của vua Duy Tân duy nhất còn sống. Tôi thấy bà và các con bà sinh ra đều có nét rất rõ của vua Duy Tân, nét Việt Nam, như một nửa của vua Duy Tân vẫn còn sống. Sau buổi trò chuyện, cuối cùng bà Suzy hỏi tôi về cách luộc gà của người Việt Nam, bà ở một mình, vẫn tự nấu ăn lấy mỗi chiều, và thổ lộ món yêu thích nhất của bà là nem chua Huế.

VS chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm