Cà Kê Dê Ngỗng
Truyền thông Trung Quốc đang chống lại phương Tây hơn bao giờ hết
"Vé để xuống địa ngục" chính là cụm từ mà một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để nói về các giá trị văn hoá Tây phương.
"Vé để xuống địa ngục" chính là cụm từ mà một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để nói về các giá trị văn hoá Tây phương. Bài xã luận này còn dùng Ukraine và một số quốc gia Arab để làm ví dụ cho những gì mà nó khẳng định.
"Vé để xuống địa ngục" chính là cụm từ mà một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để nói về các giá trị văn hoá Tây phương. Bài xã luận này còn dùng Ukraine và một số quốc gia Arab để làm ví dụ cho những gì mà nó khẳng định.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, báo chí Trung Quốc càng trở nên gay gắt hơn đối với những giá trị của phương Tây. PHoto Courtesy: Andy Wong.
Cali Today News - Trong hai năm trở lại đây, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền điều hành chính phủ, các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã trở nên gay gắt hơn trong việc bảo vệ hệ thống một đảng và cái gọi là chủ nghĩa dân tộc. Rất nhiều những sự kiện xảy ra gần đây ở Trung Quốc đã thể hiện rõ xu hướng này. Bài xã luận đã dùng tình hình hiện tại của Ukraine và một số quốc gia Arab để chỉ ra rằng các quốc gia khác nếu cố tình học tập theo những giá trị của phương Tây thì sẽ chỉ dẫn đến thất bại:
"Cho dù các giá trị Tây phương có mang một vẻ ngoài đẹp đẽ đến mức nào, thì thực tế, chúng vẫn là những chiếc vé dẫn xuống địa ngục. Tiếp nhận những giá trị Tây phương chẳng khác nào mang lại đại họa cho Trung Quốc."
Một số nhà phê bình lo sợ rằng cuộc cách mạng văn hoá 1966 - 1976 sẽ một lần nữa quay trở lại. Willy Lam, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong nhận định:
"Trong hai năm qua, công tác tuyên truyền đã trở nên kém tinh tế hơn."
Hồi tháng Một đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ giáo dục Yuan Guiren đã có những phát biểu cho rằng các giá trị thuần tuý dân tộc của Trung Quốc đang bị đe doạ bởi làn sóng du nhập của các giá trị văn hoá phương Tây. Phát biểu này đã phần nào phản ánh rõ rệt nội dung của một tài liệu lưu hành nội bộ trong đảng Cộng sản, bị rò rỉ vào năm 2013. Tài liệu này cũng đã cảnh báo cần phải tránh xa các giá trị phương Tây, chẳng hạn như hiến pháp dân chủ hay tự do báo chí.
Trong tuần trước, một vị chánh án của toà án nhân dân tối cao Zhou Quiang đã yêu cầu các thẩm phán phải chống lại mạnh mẽ các khái niệm của phương Tây về sự độc lập tư pháp và phân chia quyền lực. Zhou nói:
"Chúng ta phải kiên quyết chống lại sự ảnh hưởng của những tư tưởng sai lầm từ phương Tây."
Theo Li Datong, một nhà bình luận chính trị từng giữ vị trí biên tập của một phương tiện truyền thông nhà nước, cho rằng:
"Rõ ràng mọi thứ đã thay đổi, những lời chỉ trích gay gắt lại xuất phát từ chính những người từng ủng hộ sự mở cửa trước đây không lâu."
Datong đã bị sa thải khỏi chiếc ghế biên tập vì có liên quan đến một số chủ đề nhạy cảm. Hiện nay, đối với báo chí nhà nước Trung Quốc thì các quốc gia và các nhà lãnh đạo nước ngoài đã trở thành những mục tiêu chỉ trích thường xuyên của họ.
Phương tiện truyền thông nhà nước đã ra sức bêu rếu Anh sau khi Thủ tướng Anh David Cameron có cuộc gặp mặt với Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhà lãnh đạo Tây Tạng hiện đang sống lưu vong. Vào tháng 12 năm 2013, tờ Global Times đã đăng tải bài viết với nội dung rằng trong con mắt của Trung Quốc hiện nay, Anh không còn là một thế lực to lớn nữa, mà chỉ là một quốc gia châu Âu cũ, một nơi để đi du học hoặc du lịch đối với người Trung Quốc.
Đặc biệt trong năm ngoái, khi phong trào Occupy Central của các sinh viên Hong Kong nổ ra, báo giới của Trung Quốc lại được một phen mắng chửi thoả thuê. Những nhà lãnh đạo của phong trào biểu tình này đã bị gọi là những quân tốt của các thế lực thù địch bên ngoài điều khiển, nhằm quấy phá nội tình Trung Quốc.
Trong tháng 11, một bài báo trên tờ People's Daily của chính quyền Cộng sản đã cáo buộc những người lãnh đạo các cuộc biểu tình đang tìm cách để làm khơi dậy những xung đột xã hội và khuyến khích cho các hoạt động bất hợp pháp dưới danh nghĩa đòi quyền bầu cử. Bài xã luận còn cho rằng chính những người đó đã dẫn nền dân chủ vào trong tình trạng nguy hiểm.
Đồng minh của chính phủ và các cán bộ hưu trí đều tất thảy lên án những người tham gia biểu tình, bao gồm cựu đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Zhou Nan. Zhou Nan đã từng cảnh báo rằng những thế lực chống lại Trung Quốc ở bên trong lẫn ngoài nước vẫn đang âm mưu chống lại đảng cầm quyền và có thể đe doạ đến chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
Ngược lại, các nhà quan sát quốc tế lại cho rằng trong khi Tập Cận Bình đang cố gắng để nâng cao vai trò của Trung Quốc trên sân khấu quốc tế thì những từ ngữ mà phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc lại rất nặng mùi hiếu chiến. Steve Tsang, thành viên cao cấp của Viện chính sách Trung Quốc thuộc đại học Nottingham nhận định:
"Tôi nghĩ chắc chắc phải có sự phê duyệt của Tập Cận Bình thì những tờ báo kia mới dám hô to như vậy."
Một thời gian ngắn sau khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vào năm 2012, Tập Cận Bình đã đưa ra một đường lối cứng rắn về chủ quyền quốc gia và sự tồn tại của nhà nước. Ông ta từng tuyên bố rằng trong khi Trung Quốc đang tìm kiếm một môi trường quốc tế hoà bình, "đừng một quốc gia nào cho rằng chúng tôi sẽ tham gia vào việc trao đổi những lợi ích cốt lõi, hay nghĩ rằng Trung Quốc sẽ im lặng mà nuốt trái đắng nhìn chủ quyền, an ninh hay lợi ích của chúng tôi bị làm tổn hại."
Tsang cho rằng các cuộc biểu tình tại Hong Kong là một minh chứng cho thấy những ảnh hưởng tư tưởng từ phương Tây. Vì là thuộc địa của Anh trong một thời gian dài nên hệ tư tưởng của những người dân Hong Kong phần nào đã bị Tây phương hoá, họ đòi phải có một hệ thống pháp luật của riêng họ cũng như những quyền tự do khác. Tsang kết luận:
"Chính vì vậy mà chính quyền Bắc Kinh hiện nay luôn cảnh giác với các giá trị của phương Tây."
Tuy nhiên, trong khi các cuộc khảo sát cho thấy mức độ cao của lòng yêu nước của người dân Trung Quốc, thì họ cũng thể hiện một quan điểm trái ngược đến kỳ lạ. Mặc dù họ sẵn sàng xả thân để bảo vệ quốc gia và mạnh miệng lên án những kẻ thù của đất nước. Nhiều người Trung Quốc lại trong tình trạng 'ủng hộ hết mình' nếu nói đến tương lai của họ, phương Tây luôn nhận được số phiếu bầu cao nhất. Ước tính có khoảng 274,000 người Trung Quốc hiện đang học tập tại Hoa Kỳ, đó là chưa kể đến hàng chục ngàn người Trung Quốc khác đang ở Úc, Anh và nhiều nước Tây phương khác. Ngoài ra, hàng triệu người Trung Quốc hiện nay đang cư trú ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài, đặc biệt là giới thượng lưu của nước này.
Linh Lan (Theo Yahoo News)
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-dang-chong-lai-phuong-tay-hon-bao-gio-het.html
TVQ chuyển
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Truyền thông Trung Quốc đang chống lại phương Tây hơn bao giờ hết
"Vé để xuống địa ngục" chính là cụm từ mà một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để nói về các giá trị văn hoá Tây phương.
"Vé để xuống địa ngục" chính là cụm từ mà một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để nói về các giá trị văn hoá Tây phương. Bài xã luận này còn dùng Ukraine và một số quốc gia Arab để làm ví dụ cho những gì mà nó khẳng định.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, báo chí Trung Quốc càng trở nên gay gắt hơn đối với những giá trị của phương Tây. PHoto Courtesy: Andy Wong.
Cali Today News - Trong hai năm trở lại đây, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền điều hành chính phủ, các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã trở nên gay gắt hơn trong việc bảo vệ hệ thống một đảng và cái gọi là chủ nghĩa dân tộc. Rất nhiều những sự kiện xảy ra gần đây ở Trung Quốc đã thể hiện rõ xu hướng này. Bài xã luận đã dùng tình hình hiện tại của Ukraine và một số quốc gia Arab để chỉ ra rằng các quốc gia khác nếu cố tình học tập theo những giá trị của phương Tây thì sẽ chỉ dẫn đến thất bại:
"Cho dù các giá trị Tây phương có mang một vẻ ngoài đẹp đẽ đến mức nào, thì thực tế, chúng vẫn là những chiếc vé dẫn xuống địa ngục. Tiếp nhận những giá trị Tây phương chẳng khác nào mang lại đại họa cho Trung Quốc."
Một số nhà phê bình lo sợ rằng cuộc cách mạng văn hoá 1966 - 1976 sẽ một lần nữa quay trở lại. Willy Lam, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong nhận định:
"Trong hai năm qua, công tác tuyên truyền đã trở nên kém tinh tế hơn."
Hồi tháng Một đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ giáo dục Yuan Guiren đã có những phát biểu cho rằng các giá trị thuần tuý dân tộc của Trung Quốc đang bị đe doạ bởi làn sóng du nhập của các giá trị văn hoá phương Tây. Phát biểu này đã phần nào phản ánh rõ rệt nội dung của một tài liệu lưu hành nội bộ trong đảng Cộng sản, bị rò rỉ vào năm 2013. Tài liệu này cũng đã cảnh báo cần phải tránh xa các giá trị phương Tây, chẳng hạn như hiến pháp dân chủ hay tự do báo chí.
Trong tuần trước, một vị chánh án của toà án nhân dân tối cao Zhou Quiang đã yêu cầu các thẩm phán phải chống lại mạnh mẽ các khái niệm của phương Tây về sự độc lập tư pháp và phân chia quyền lực. Zhou nói:
"Chúng ta phải kiên quyết chống lại sự ảnh hưởng của những tư tưởng sai lầm từ phương Tây."
Theo Li Datong, một nhà bình luận chính trị từng giữ vị trí biên tập của một phương tiện truyền thông nhà nước, cho rằng:
"Rõ ràng mọi thứ đã thay đổi, những lời chỉ trích gay gắt lại xuất phát từ chính những người từng ủng hộ sự mở cửa trước đây không lâu."
Datong đã bị sa thải khỏi chiếc ghế biên tập vì có liên quan đến một số chủ đề nhạy cảm. Hiện nay, đối với báo chí nhà nước Trung Quốc thì các quốc gia và các nhà lãnh đạo nước ngoài đã trở thành những mục tiêu chỉ trích thường xuyên của họ.
Phương tiện truyền thông nhà nước đã ra sức bêu rếu Anh sau khi Thủ tướng Anh David Cameron có cuộc gặp mặt với Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhà lãnh đạo Tây Tạng hiện đang sống lưu vong. Vào tháng 12 năm 2013, tờ Global Times đã đăng tải bài viết với nội dung rằng trong con mắt của Trung Quốc hiện nay, Anh không còn là một thế lực to lớn nữa, mà chỉ là một quốc gia châu Âu cũ, một nơi để đi du học hoặc du lịch đối với người Trung Quốc.
Đặc biệt trong năm ngoái, khi phong trào Occupy Central của các sinh viên Hong Kong nổ ra, báo giới của Trung Quốc lại được một phen mắng chửi thoả thuê. Những nhà lãnh đạo của phong trào biểu tình này đã bị gọi là những quân tốt của các thế lực thù địch bên ngoài điều khiển, nhằm quấy phá nội tình Trung Quốc.
Trong tháng 11, một bài báo trên tờ People's Daily của chính quyền Cộng sản đã cáo buộc những người lãnh đạo các cuộc biểu tình đang tìm cách để làm khơi dậy những xung đột xã hội và khuyến khích cho các hoạt động bất hợp pháp dưới danh nghĩa đòi quyền bầu cử. Bài xã luận còn cho rằng chính những người đó đã dẫn nền dân chủ vào trong tình trạng nguy hiểm.
Đồng minh của chính phủ và các cán bộ hưu trí đều tất thảy lên án những người tham gia biểu tình, bao gồm cựu đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Zhou Nan. Zhou Nan đã từng cảnh báo rằng những thế lực chống lại Trung Quốc ở bên trong lẫn ngoài nước vẫn đang âm mưu chống lại đảng cầm quyền và có thể đe doạ đến chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
Ngược lại, các nhà quan sát quốc tế lại cho rằng trong khi Tập Cận Bình đang cố gắng để nâng cao vai trò của Trung Quốc trên sân khấu quốc tế thì những từ ngữ mà phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc lại rất nặng mùi hiếu chiến. Steve Tsang, thành viên cao cấp của Viện chính sách Trung Quốc thuộc đại học Nottingham nhận định:
"Tôi nghĩ chắc chắc phải có sự phê duyệt của Tập Cận Bình thì những tờ báo kia mới dám hô to như vậy."
Một thời gian ngắn sau khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vào năm 2012, Tập Cận Bình đã đưa ra một đường lối cứng rắn về chủ quyền quốc gia và sự tồn tại của nhà nước. Ông ta từng tuyên bố rằng trong khi Trung Quốc đang tìm kiếm một môi trường quốc tế hoà bình, "đừng một quốc gia nào cho rằng chúng tôi sẽ tham gia vào việc trao đổi những lợi ích cốt lõi, hay nghĩ rằng Trung Quốc sẽ im lặng mà nuốt trái đắng nhìn chủ quyền, an ninh hay lợi ích của chúng tôi bị làm tổn hại."
Tsang cho rằng các cuộc biểu tình tại Hong Kong là một minh chứng cho thấy những ảnh hưởng tư tưởng từ phương Tây. Vì là thuộc địa của Anh trong một thời gian dài nên hệ tư tưởng của những người dân Hong Kong phần nào đã bị Tây phương hoá, họ đòi phải có một hệ thống pháp luật của riêng họ cũng như những quyền tự do khác. Tsang kết luận:
"Chính vì vậy mà chính quyền Bắc Kinh hiện nay luôn cảnh giác với các giá trị của phương Tây."
Tuy nhiên, trong khi các cuộc khảo sát cho thấy mức độ cao của lòng yêu nước của người dân Trung Quốc, thì họ cũng thể hiện một quan điểm trái ngược đến kỳ lạ. Mặc dù họ sẵn sàng xả thân để bảo vệ quốc gia và mạnh miệng lên án những kẻ thù của đất nước. Nhiều người Trung Quốc lại trong tình trạng 'ủng hộ hết mình' nếu nói đến tương lai của họ, phương Tây luôn nhận được số phiếu bầu cao nhất. Ước tính có khoảng 274,000 người Trung Quốc hiện đang học tập tại Hoa Kỳ, đó là chưa kể đến hàng chục ngàn người Trung Quốc khác đang ở Úc, Anh và nhiều nước Tây phương khác. Ngoài ra, hàng triệu người Trung Quốc hiện nay đang cư trú ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài, đặc biệt là giới thượng lưu của nước này.
Linh Lan (Theo Yahoo News)
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-dang-chong-lai-phuong-tay-hon-bao-gio-het.html
TVQ chuyển
TVQ chuyển