Nhân Vật
Tư Cách Hơn Nghị Viên Lừa Đảo Hứa Vạng Thọ: 'Chân đất mắt toét' mơ làm nghị viên
Sulaiman đang chờ khách với chiếc xe gắn máy dán thông điệp tranh cử của anh - Ảnh: Straits Times
Một ngày đẹp trời, ông Agus Dertha, 45 tuổi, ở thị trấn Bekasi tỉnh Tây Java, Indonesia, bất ngờ thấy chàng hàng xóm lái xe ôm Sulaiman, 37 tuổi, xuất hiện rần rần trên truyền hình quốc gia.
Sulaiman đang nói về dự định cải thiện cái thị trấn Bekasi của mình nếu trúng cử vào cơ quan lập pháp địa phương.
Thì ra, chàng sinh viên luật lưu ban ngày xưa nay đang khao khát trở thành ông nghị.
Cơ duyên khiến anh tài xế xe ôm dính líu vào chính trị đến cách đây 2 năm. Khi đó, Sulaiman chỉ đi treo băng-rôn giùm một ứng viên địa phương tranh cử ghế thị trưởng.
Không lâu sau đó, đảng Ngôi sao và Lưỡi liềm - một đảng Hồi giáo không mấy ai biết tên trong số không dưới 46 đảng chính trị trên toàn quần đảo Indonesia rộng gần 2 triệu km2 với dân số 250 triệu người - vận động người đàn ông 1 vợ 2 con này tham gia ứng cử.
|
Tranh cử kiểu “con nhà nghèo”
Với thu nhập khoảng 50.000 - 100.000 rupiah (90.000 - 180.000 đồng)/ngày, trừ tiền xăng và ăn vặt khoảng 15.000 rupiah, lại nuôi 4 miệng ăn, gia đình Sulaiman chỉ có thể chui ra chui vào trong căn nhà 3m x 6m.
Vậy nên, tổ chức những buổi vận động tranh cử đình đám là chuyện không tưởng đối với Sulaiman.
Sulaiman cho biết, toàn bộ “ngân sách tranh cử” của anh là 200.000 rupiah, đủ in 1.000 miếng dán kích thước to hơn bàn tay một chút.
Một thành viên lão thành trong đảng Ngôi sao và Lưỡi liềm cũng chi thêm cho Sulaiman 3.000 miếng dán nữa, anh cho biết.
Ngoài một số miếng được dán vào chiếc xe gắn máy làm sinh kế, Sulaiman phát những mẫu giấy mang huy hiệu của đảng và vài câu slogan ngắn ngủi này cho những hành khách đi xe ôm.
|
Những hành khách đi xe ôm hầu hết cũng giống anh, ở trong những căn nhà chừng 3m x 6m.
“Đây là cách duy nhất tôi có thể tự giới thiệu về mình. Không có gì khác. Tôi đâu có tiền để mua bảng biển cho hoành tráng”, Sulaiman nói.
May sao, hình ảnh một ứng viên chạy xe ôm lại khiến báo chí tò mò lẫn phấn khích.
Đã có 5 cơ quan báo chí và truyền hình phỏng vấn Ulaiman.
“Tôi làm gì có tiền để tổ chức chiến dịch vận động tranh cử cho mình. Sự chú ý của truyền thông quả là ân phúc của Thượng đế. Đó là một chiến dịch vận động miễn phí”, anh hồ hởi chia sẻ với báo Straits Times.
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Không chỉ chú ý đến Sulaiman, báo chí xứ vạn đảo cũng phát hiện một loạt những công dân “chân đất mắt toét” “rũ bùn” đi làm chính trị, ở nơi này hay nơi khác.
Đó là người thợ sửa giày Hartoyo Jabarudin, 40 tuổi, ở thị trấn Denpasar trên hòn đảo du lịch giàu có Bali.
So với Sulaiman, ông Hartoyo - thành viên đảng Công lý và Thịnh vượng (PKS) thuộc hàng có số má trên chính trường Indonesia - có kiểu vận động tranh cử còn “độc” hơn.
Ông in tên và thông điệp tranh cử của mình lên các hóa đơn tính tiền trao cho khách, những người thường trả ông từ 20.000 - 80.000 rupiah để chỉnh trang đôi giày tươm tất hơn.
Một người khác của ông Hartoyo trong đảng PKS là thợ vá vỏ xe Raska cũng “hiên ngang” ứng cử ở huyện Subang, tỉnh Tây Java, kế cận thủ đô Jakarta.
Còn ở tỉnh Đông Java, chị bán báo Suratin, thành viên đảng Dân chủ quốc gia mới thành lập, cũng kì vọng những người mua báo sẽ ủng hộ cho chị một ghế trong hội đồng lập pháp huyện Banyuwangi.
Trong khi đó, anh bảo vệ bãi xe Heri Santoso, 45 tuổi, thành viên đảng Thống nhất và Công lý Indonesia, có niềm tin rằng cái gốc bình bân của mình có thể lấy đủ phiếu của những người bình dân như anh cho một chiếc ghế tại huyện Jember.
“Tôi là một người bình dân, tôi hiểu chính xác mỗi một ngày nỗi nhọc nhằn để có được thức ăn trên bàn và những nhu cầu khác”, Heri nói.
Bởi vậy, nếu trở thành ông nghị, “tôi sẽ đảm bảo tiền nhà nước được rót vào đúng những chương trình xã hội để giúp đỡ người nghèo”, Heri nói về “cương lĩnh tranh cử” của mình.
Còn anh Sulaiman chạy xe ôm thì có nguyện vọng cung cấp chương trình giáo dục và y tế hoàn toàn miễn phí cho người nghèo ở huyện Bekasi.
“Được lắm! Cái mà anh chàng này còn thiếu chỉ là kinh nghiệm chính trường”, ông Agus nhận xét về người hàng xóm lái xe ôm.
“Anh ta chẳng có mưu đồ bí ẩn gì cả. Anh ta quá chân thực so với những ông bà nghị khác. Nhưng anh ta làm việc rất chăm chỉ”, ông nói thêm.
Được biết, trong số 20.389 ghế sẽ được bầu từ trung ương đến địa phương trong cuộc tổng tuyển sắp tới, có 2.137 ghế cấp tỉnh và 17.560 cấp quận huyện.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Phạm Trung Thành chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tư Cách Hơn Nghị Viên Lừa Đảo Hứa Vạng Thọ: 'Chân đất mắt toét' mơ làm nghị viên
Sulaiman đang chờ khách với chiếc xe gắn máy dán thông điệp tranh cử của anh - Ảnh: Straits Times
Một ngày đẹp trời, ông Agus Dertha, 45 tuổi, ở thị trấn Bekasi tỉnh Tây Java, Indonesia, bất ngờ thấy chàng hàng xóm lái xe ôm Sulaiman, 37 tuổi, xuất hiện rần rần trên truyền hình quốc gia.
Sulaiman đang nói về dự định cải thiện cái thị trấn Bekasi của mình nếu trúng cử vào cơ quan lập pháp địa phương.
Thì ra, chàng sinh viên luật lưu ban ngày xưa nay đang khao khát trở thành ông nghị.
Cơ duyên khiến anh tài xế xe ôm dính líu vào chính trị đến cách đây 2 năm. Khi đó, Sulaiman chỉ đi treo băng-rôn giùm một ứng viên địa phương tranh cử ghế thị trưởng.
Không lâu sau đó, đảng Ngôi sao và Lưỡi liềm - một đảng Hồi giáo không mấy ai biết tên trong số không dưới 46 đảng chính trị trên toàn quần đảo Indonesia rộng gần 2 triệu km2 với dân số 250 triệu người - vận động người đàn ông 1 vợ 2 con này tham gia ứng cử.
|
Tranh cử kiểu “con nhà nghèo”
Với thu nhập khoảng 50.000 - 100.000 rupiah (90.000 - 180.000 đồng)/ngày, trừ tiền xăng và ăn vặt khoảng 15.000 rupiah, lại nuôi 4 miệng ăn, gia đình Sulaiman chỉ có thể chui ra chui vào trong căn nhà 3m x 6m.
Vậy nên, tổ chức những buổi vận động tranh cử đình đám là chuyện không tưởng đối với Sulaiman.
Sulaiman cho biết, toàn bộ “ngân sách tranh cử” của anh là 200.000 rupiah, đủ in 1.000 miếng dán kích thước to hơn bàn tay một chút.
Một thành viên lão thành trong đảng Ngôi sao và Lưỡi liềm cũng chi thêm cho Sulaiman 3.000 miếng dán nữa, anh cho biết.
Ngoài một số miếng được dán vào chiếc xe gắn máy làm sinh kế, Sulaiman phát những mẫu giấy mang huy hiệu của đảng và vài câu slogan ngắn ngủi này cho những hành khách đi xe ôm.
|
Những hành khách đi xe ôm hầu hết cũng giống anh, ở trong những căn nhà chừng 3m x 6m.
“Đây là cách duy nhất tôi có thể tự giới thiệu về mình. Không có gì khác. Tôi đâu có tiền để mua bảng biển cho hoành tráng”, Sulaiman nói.
May sao, hình ảnh một ứng viên chạy xe ôm lại khiến báo chí tò mò lẫn phấn khích.
Đã có 5 cơ quan báo chí và truyền hình phỏng vấn Ulaiman.
“Tôi làm gì có tiền để tổ chức chiến dịch vận động tranh cử cho mình. Sự chú ý của truyền thông quả là ân phúc của Thượng đế. Đó là một chiến dịch vận động miễn phí”, anh hồ hởi chia sẻ với báo Straits Times.
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Không chỉ chú ý đến Sulaiman, báo chí xứ vạn đảo cũng phát hiện một loạt những công dân “chân đất mắt toét” “rũ bùn” đi làm chính trị, ở nơi này hay nơi khác.
Đó là người thợ sửa giày Hartoyo Jabarudin, 40 tuổi, ở thị trấn Denpasar trên hòn đảo du lịch giàu có Bali.
So với Sulaiman, ông Hartoyo - thành viên đảng Công lý và Thịnh vượng (PKS) thuộc hàng có số má trên chính trường Indonesia - có kiểu vận động tranh cử còn “độc” hơn.
Ông in tên và thông điệp tranh cử của mình lên các hóa đơn tính tiền trao cho khách, những người thường trả ông từ 20.000 - 80.000 rupiah để chỉnh trang đôi giày tươm tất hơn.
Một người khác của ông Hartoyo trong đảng PKS là thợ vá vỏ xe Raska cũng “hiên ngang” ứng cử ở huyện Subang, tỉnh Tây Java, kế cận thủ đô Jakarta.
Còn ở tỉnh Đông Java, chị bán báo Suratin, thành viên đảng Dân chủ quốc gia mới thành lập, cũng kì vọng những người mua báo sẽ ủng hộ cho chị một ghế trong hội đồng lập pháp huyện Banyuwangi.
Trong khi đó, anh bảo vệ bãi xe Heri Santoso, 45 tuổi, thành viên đảng Thống nhất và Công lý Indonesia, có niềm tin rằng cái gốc bình bân của mình có thể lấy đủ phiếu của những người bình dân như anh cho một chiếc ghế tại huyện Jember.
“Tôi là một người bình dân, tôi hiểu chính xác mỗi một ngày nỗi nhọc nhằn để có được thức ăn trên bàn và những nhu cầu khác”, Heri nói.
Bởi vậy, nếu trở thành ông nghị, “tôi sẽ đảm bảo tiền nhà nước được rót vào đúng những chương trình xã hội để giúp đỡ người nghèo”, Heri nói về “cương lĩnh tranh cử” của mình.
Còn anh Sulaiman chạy xe ôm thì có nguyện vọng cung cấp chương trình giáo dục và y tế hoàn toàn miễn phí cho người nghèo ở huyện Bekasi.
“Được lắm! Cái mà anh chàng này còn thiếu chỉ là kinh nghiệm chính trường”, ông Agus nhận xét về người hàng xóm lái xe ôm.
“Anh ta chẳng có mưu đồ bí ẩn gì cả. Anh ta quá chân thực so với những ông bà nghị khác. Nhưng anh ta làm việc rất chăm chỉ”, ông nói thêm.
Được biết, trong số 20.389 ghế sẽ được bầu từ trung ương đến địa phương trong cuộc tổng tuyển sắp tới, có 2.137 ghế cấp tỉnh và 17.560 cấp quận huyện.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Phạm Trung Thành chuyển