Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Từ Đại lộ kinh hoàng đến Chiến thắng Quảng Trị

Chuyện xảy ra vào năm 1972, cách đây 37 năm. Nơi xảy ra là chiến trường miền Trung, vùng đất nước chia đôi. Ngày xưa thời Trịnh Nguyễn chia cắt bằng con sông Gianh. Sau đó hai miền Quốc Cộng chia đôi bằng sông Bến Hải.

 

CothanhQTri


Cuối tuần qua, chúng tôi có đón tiếp các em học sinh tiểu học vào thăm Bảo Tàng. Giáo sư Hoa Kỳ phụ trách chia 30 em làm 3 toán đi cùng các phụ huynh và các thầy cô giáo. Ông trưởng phái đoàn cho biết trong số các em nhỏ từ 8 đến 12 tuổi có cả vài em Việt Nam. Ngoài ra cũng có hơn 10 em nữ sinh trung học của một trường công giáo tháp tùng. Mỗi toán luân phiên sẽ có 20 phút. Tiếp đón 3 toán kể cả thuyết trình, hướng dẫn và hỏi đáp ba lần phải giới hạn hoàn tất trong 1 giờ. Các em hoàn toàn không biết gì về Việt Nam, về thuyền nhân, về chiến tranh, về quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Cờ bay trên Cổ thành Quảng Trị.

Thưa quý vị độc giả thân mến của tôi, nếu quý vị có 20 phút để chỉ cho 1 em nhỏ Hoa Kỳ hoặc là 1 em bé Việt Nam 10 tuổi sinh tại nước Mỹ, thì quý vị sẽ nói cho em những chuyện gì, cho em coi những hình ảnh gì. Các em nhỏ này là khách hàng tiêu biểu của chúng tôi. Có thể vài năm sau sẽ trở lại thăm Museum. Có thể suốt đời các em chỉ đến với Viện Bảo Tàng có 1 lần.
Ðó là niềm suy tư khắc khoải của những người muốn kể lại cho thế hệ tương lai những câu chuyện từ quá khứ. Hoa kỳ có phim Alamo nói về 200 chiến binh anh dũng hy sinh trong trận chiến thời kỳ tiền nhân mở nước. Chúng tôi sẽ làm phim Quảng Trị để gửi cho con cháu của dân tỵ nạn Việt Nam. Câu chuyện nhắc đến hôm nay sẽ là đề tài cho đoạn phim tài liệu với tựa đề dành cho 1 trận đánh khốc liệt và điển hình trong chiến tranh Việt Nam.

Chuyện xảy ra vào năm 1972, cách đây 37 năm. Nơi xảy ra là chiến trường miền Trung, vùng đất nước chia đôi. Ngày xưa thời Trịnh Nguyễn chia cắt bằng con sông Gianh. Sau đó hai miền Quốc Cộng chia đôi bằng sông Bến Hải. Tuy nhiên, lịch sử của chuyện phim này phải bắt đầu vào tháng 4 năm 1954, cách đây 55 năm. Có 300 thanh niên Hà Nội được gọi vào thụ huấn trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt. Trong đó có 3 người được xếp vào đại đội 6. Anh Trần quốc Lịch trung đội 21, Anh Ngô văn Ðịnh trung đội 22 và anh Phạm văn Chung, trung đội 24.
Tháng 10-1954 các anh sinh viên sỹ quan quỳ xuống vũ đình trường khi đứng lên trở thành tân thiếu úy đưa về các đơn vi nhảy dù và thủy quân lục chiến.
18 năm sau, 1972 cả 3 tình cờ có mặt tại chiến trường vùng hỏa tuyến vùng I. Ba người chỉ huy 3 lữ đoàn. Ðại tá Ngô văn Ðịnh chỉ huy lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến có mặt tại chiến trường năm 1971 trước khi trận mùa hè đỏ lửa bắt đầu. Tháng 4-72 đã trải qua các trận trì hoãn chiến hết sức ác liệt khi lữ đoàn lui binh từ Ái Tử, Ðông Hà về đến bờ nam sông Mỹ Chánh.
Tháng 4-1972 Ðại tá Phạm văn Chung chỉ huy lữ đoàn 369 vừa từ giã chiến trường đường số 9 từ sau trận Hạ Lào đang về làm tổng trừ bị cho Saigon thì lại có lệnh cấp tốc trở ra tiếp ứng cho chiến trường Quảng Trị.
Tháng 5-1972 Ðại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn trưởng lữ đoàn II nhẩy dù được lệnh tăng cường cho Quân khu I trong giai đoạn miền Nam phản công. Từ mặt trận Kotum, Tân Cảnh với những đau thương chất ngất bỏ lại đồi Charlie, lữ đoàn băng bó vết thương cho tiểu đoàn 11 rồi lại cùng nhau tất tả lên đường.
Trải qua 18 năm chinh chiến, từ 54 đến 72 trong các cuộc hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, anh em cựu sinh viên Ðà Lạt gặp nhau nhiều lần nhưng đôi khi không còn nhớ đến chuyện ai là bạn cùng khóa. Cho đến ngày nay, 55 năm hội ngộ, cả ba anh em, sau những năm tù đày lưu vong mà vẫn còn sống, đã có dịp bắt tay nhau trong tuổi cao niên, nhớ lại những kỷ niệm hành quân thủa nào ở miền tuyến đầu đất nước. Và cả ba cùng cảm nhận được những giây phút tình cờ của lịch sử. Vào cái năm 72 tàn khốc ở Quảng trị, cả 3 vị lữ đoàn trưởng của tổng trừ bị, từ Dù đến Thủy quân lục chiến đều không ngờ rằng khi vào đời năm 1954, ba anh sinh viên sĩ quan trẻ của đại đội 6 khóa Cương quyết Ðà Lạt sau này sẽ tao ngộ trên 1 chiến trường nổi danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hòa. Và tháng 7 năm nay 2009, anh em lại có dịp ngồi bên nhau. Tuổi đời ai cũng trên 75, ngồi cạnh ông thầy đại đội trưởng Nguyễn Thọ Lập 92 tuổi từ Missouri qua thăm.
Anh em cùng ngồi để nhớ đến hàng trăm ngàn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa thương vong trong chiến dịch 72. Trải qua các chiến trường từ vùng I, qua cao nguyên và duyên hải vùng II vào đến miền đông của vùng III.

 

sd phamvan chungTRANS

 

Ðại tá Phạm văn Chung chỉ huy lữ đoàn 369 TQLC

Nhân danh các tử sĩ anh hùng nằm xuống miền đất Quảng. Nhân danh những đứa bé thơ nằm chết khô bên xác mẹ trên đại lộ kinh hoàng, chúng tôi sẽ tìm cách dựng lại bộ phim về trận Quảng Trị. Trong cuốn phim tài liệu này, tính cách nhân bản của người lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ được chú trọng. Những tình cờ của lịch sử sẽ được đề cập đến. Cuộc đời của 3 thanh niên Hà Nội sau 18 năm đi lính Cộng Hòa tao ngộ trên hỏa tuyến sẽ được ghi nhận là chuyện hy hữu của dòng đời.
Vào những ngày tháng oan nghiệt kể từ đầu năm 72 cho đến giây phút cờ bay trên cổ thành Quảng Trị, ba người sinh viên sĩ quan trẻ của trường Ðà Lạt năm 1954 đang ở đâu và đã làm gì.
Trung ương đảng Hà nội quyết định trận đánh mùa hè khởi sự vào ngày 30 tháng 3 năm 1972, đại quân cộng sản đánh thẳng qua sông Bến Hải cùng một lúc địch đánh Kontum, Tân Cảnh trên cao nguyên và Bình Long, An Lộc ở miền Ðông Nam phần. Ngay từ giờ phút đó lữ đoàn thủy quân lục chiến của Ngô văn Ðịnh đã có mặt để chịu đựng những đợt pháo đầu. Ðại tá một đời mũ xanh của Việt Nam Cộng Hòa đã viết ký sự 4 năm hành quân với lữ đoàn 258 TQLC. Bốn năm gian khổ của chiến trường từ 1971 đến 1974 và trận mùa hè 72 là cuộc thư hùng kinh hoàng nhất. Ông viết về chuyện người vợ đem đứa con gái 3 tuổi ra thăm chồng đã có dịp ăn 1 tô mỳ đầu tiên và cuối cùng tại thị trấn Ðông Hà. Trong 1 bài ký sự khác, tác giả viết về trận đánh vào Quảng trị với những giây phút hết sức giao động và ngậm ngùi. Là người trực tiếp tham dự trận phản công, ông chỉ huy lữ đoàn tiến quân từ phòng tuyến Mỹ Chánh lên đến Cổ thành. Người tiểu đoàn trưởng can trường đứng bên ông khi lá cờ bay trên thành phố thân yêu đã hy sinh vào năm 1975.
Trong khi đó đại tá Phạm văn Chung đã có thiên bút ký dành cho lữ đoàn TQLC 369 bên bờ sông Mỹ Chánh. Cũng từ Saigon đem quân trở lại miền trung, đại tá Phạm văn Chung nhận công tác bảo vệ mặt trận cận sơn phía tây quốc lộ số 1 từ Mỹ Chánh lên Quảng Trị.
Khi đại quân của cộng sản phá vỡ phòng tuyến phía bắc Quảng Trị cho đến khi sư đoàn 3 tan hàng thì chỉ còn các đơn vị thủy quân lục chiến lui binh với các trận trì hoản chiến đáng ghi vào lịch sử.
Sau các trận thư hùng đẫm máu ở đông và tây cùa quốc lộ 1, cả 2 lữ đoàn TQLC của Ngô Văn Ðịnh và Phạm văn Chung đều chấp nhận thương vong, bảo toàn lực lượng.
Cho đến tháng 5-1972 thì lữ đoàn 369 của đại tá Phạm văn Chung đã hoàn toàn giữ vững phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Kế hoạch tấn công 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên của cộng sản mới hoàn tất được nửa đường.
Niềm vui nhỏ và đầy tình người của ông Phạm văn Chung khi có tin vợ sanh con trai ngày 24 tháng 4-1972 tại Sai Gon.
Vào thời kỳ 72 phía Hoa kỳ các đơn vị đã triệt thoái, chỉ còn lại cố vấn.
Trên 10 cuốn sách đã được tác giả Mỹ và cố vấn viết về trận 72 mà họ gọi là trận chiến mùa Phục Sinh (Easter Offensive). Việc thất thủ căn cứ Carroll của trung đoàn 56 thuộc sư đoàn 3 bộ binh. Các đơn vị Việt Nam tan hàng ở mặt trận miền bắc Quảng Trị. Khi sư đoàn 3 rời bỏ Cổ thành. Các lữ đoàn thủy quân lục chiến lui binh trên các phòng tuyến từ Gio Linh đến sông Thạch Hãn. Câu chuyện phá cầu Ðông Hà, rút bỏ thị xã, phá cầu sông Mỹ Chánh và sau cùng là hình ảnh cộng sản tàn sát dân chúng di tản trên quốc lộ số 1 ở đoạn đường sau này được gọi là Ðại lộ kinh hoàng. Tác phẩm mới nhất của Richard Botkin với tựa đề Ride The Thunder (Cưỡi lưng sấm sét) viết chuyện phá cây cầu Ðông Hà thành công để kịp thời chặn đường tiến quân của cộng sản.

 

NgoVanDinh

Ðại tá Ngô văn Ðịnh chỉ huy lữ đoàn 258 TQLC

Ðại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn trưởng lữ đoàn II  ND

 

Ðại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn trưởng lữ đoàn II ND

Rồi đến một ngày đáng ghi nhớ của lữ đoàn 369 là buổi trưa 5/5/72 trung tướng Ngô quang Trưởng thăm phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Lúc đó đây là ranh giới hành quân cuối cùng của miền Nam. Bên kia Mỹ Chánh là toàn thể tỉnh Quảng Trị trong tay địch. Vị tân tư lệnh vùng 1 hỏi ông lữ đoàn trưởng đang ở ải địa đầu: “Mình giữ được không, Chung?” “Mình giữ được, trung tướng.” Ông Phạm văn Chung trả lời.
Sau hơn 1 tháng, với sức mạnh quân số tương đương 8 sư đoàn gồm cả bộ binh, thiết giáp, phòng không, pháo binh, đặc công và địa phương, Bắc quân chiếm đóng hoàn toàn Quảng Trị. Trận 72 nằm trong chiến dịch được cộng sản đặt tên là Nguyễn Huệ. Ðịch khích lệ bộ đội bằng khẩu hiệu: “Khí thế hơn Mậu Thân, ra quân như Nguyễn Huệ.”
Tư lệnh Bắc quân tại mặt trận miền Trung là tướng Lê Trọng Tấn.
Trong chiến trận 72, nếu lữ đoàn 369 TQLC không giữ được phòng tuyến sông Mỹ Chánh thì chắc chắn mặt trận Thừa thiên, Huế sẽ tan vỡ.
Trong tài liệu của Hà Nội ghi lại, giai đoạn đầu dự trù sẽ đánh thẳng từ Bến Hải đến đèo Hải Vân. Cũng trong tài liệu này, cộng sản công nhận đánh đến Mỹ Chánh họ đã hoàn toàn mất sức. Hà Nội chuẩn bị một năm, và đã thành công giai đoạn đầu.
Phần hai của chiến dịch Quảng Trị từ tháng 5-72 cho đến giữa tháng 9-72 là giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa phản công. Phía địch bắt đầu trì hoãn chiến và sau cùng rút vào phòng ngự Cổ thành Ðinh công Tráng. Trung tướng Ngô quang Trưởng tân tư lệnh vùng I được xử dụng quân số tương đương với 4 sư đoàn gồm tổng trừ bị, bộ binh, thiết giáp, pháo binh, không quân, hải quân để phản công. Công cuộc chuẩn bị, tái trang bị và bổ sung phải hoàn tất trong trung tuần tháng 6-72. Từ bên Pháp, hội nghị đàm phán ngóng chờ tin chiến sự từng ngày. Sau cùng, ngày 28 tháng 6-1972 từ phòng tuyến Mỹ Chánh, binh sĩ miền Nam vượt sông bắc tiến. Nhẩy dù phía cận sơn, Thủy quân lục chiến bên duyên hải. Bên dù có lữ đoàn II của Trần quốc Lịch với 5 tiểu đoàn tác chiến đi trong đội hình của sư đoàn mũ đỏ gồm cả lữ đoàn I và IIIƯ. Bên TQLC có lữ đoàn 258 của Ngô văn Ðịnh với 5 tiểu đoàn tác chiến đi trong đội hình của sư đoàn mũ xanh gồm cả lữ đoàn 369 và 147. Bên nào cũng có pháo binh và thiết giáp yểm trợ. Với 18 cây số tiến về thị xã Quảng trị. Chưa bao giờ có cuộc tấn công quy mô diện địa lớn lao như thế với 2 sư đoàn tổng trừ bị tiến vào mục tiêu cổ thành nhỏ bé nhưng mỗi cây số là một trận thương vong đẫm máu
Ðứng từ phòng tuyến Mỹ Chánh vào cuối tháng 4-72, với khói lửa mù mịt chân trời, đại tá Phạm văn Chung quan sát trận pháo kích kinh hoàng của cộng sản trên quốc lộ để con đường chạy giặc trở thành đại lộ kinh hoàng. Bây giờ đến lượt đại tá Trần quốc Lịch tiến quân trên con đường đau thương đó, còn đầy những xác người để đưa quân vào Quảng trị. Khi đến ngoại ô thị xã, cả hai cánh quân Dù và TQLC song song đã dẹp hết mọi ổ kháng cự. Sư đoàn Dù được lệnh quay ngang ra hướng biển để đánh vào châu thành. Một đơn vị đã lọt vào Cổ thành nhưng rồi lại bị đánh bật ra. Ngày 27-7-1972, sư đoàn TQLC được lệnh thay thế sư đoàn nhảy dù đánh vào cổ thành Ðinh công Tráng. Trận đánh kéo dài 48 ngày và tính chất kinh hoàng của trận dứt điểm đã được đại tá Ngô văn Ðịnh tổng kết với 3.500 thủy quân lục chiến hy sinh và hàng chục ngàn bị thương.
Phía bên địch tổng kết thương vong của toàn thể chiến dịch mùa hè 72 trên 100 ngàn bộ đội và riêng tại hỏa tuyến trong năm 1972 địch chết lên đến 30 ngàn quân. Tài liệu của cộng sản qua cuốn chiến sử tựa đề Nghệ thuật toàn thắng phổ biến năm 2005 đã ghi lại các mốc thời gian như sau:
Giai đoạn tiến công từ 30 tháng 3-72 đến 27 tháng 6-72.
Giai đoạn phòng ngự từ 1 tháng 9-72 đến 31 tháng 1-73.
Riêng thời gian cuộc chiến ác liệt nhất, chiến sử cộng sản xác định từ ngày 28 tháng 6-72 đến 30 tháng 8-72 là thời kỳ ngăn chặn kéo dài 2 tháng cho đến 16 ngày phòng ngự cuối cùng trong tuyệt vọng tại cổ thành từ 1 đến 16 tháng 9-72. Ðịch ghi nhận ngày 13 tháng 9-72, tiểu đoàn 6 của lữ đoàn 258 lọt vào khu đông nam, tiếạp theo tiểu đoàn 3 của lữ đoàn 147 lọt vào phía đông bắc. Cùng thời gian này cộng sản đưa thêm tiểu đoàn 8 địa phương vào tăng cường và bắt đầu đưa thêm trung đoàn 18 vượt sông vào ngày cuối nhưng không thành công vì quân Sài Gòn đã chiếm đóng hoàn toàn trận địa.
Một nhà thơ của miền Bắc đã từng viết ra những lời than thở là hàng hàng lớp lớp người đi, sao chẳng có ai trở lại.
Thơ rằng:
2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30. Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
…..
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!

Và đây là một trích đoạn của nhà thơ khác:
Thôi thì chinh chiến không ai muốn
Vẫn phải sôi gan giặc đến nhà
Vận trời – máu chỉ loang chừng ấy
Rừng đào linh hiển vẫn ra hoa
Ðá núi nghìn năm nằm thở khói
Lau trắng nghìn năm lau trắng thêm
Cớ gì sông núi hao gầy mãi
Ai nhớ và ai đang muốn quên?

Với những nét sơ lược về trận Quảng Trị, chúng tôi xin mời quý vị chờ đón phim “Từ đại lộ kinh hoàng đến chiến thắng Quảng trị “ sẽ được thực hiện nay mai sau đợt phim “Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa” đã phát hành.
Trận Quảng trị chắc chắn không phải chỉ có 3 vị chỉ huy lữ đoàn xuất thân khóa Cương Quyết Ðà Lạt 1954 mà còn hàng trăm ngàn quân dân chính miền Nam đã góp phần xương máu. Việc đưa ra 3 chiến hữu của một thời huynh đệ 55 năm trước chỉ đơn thuần có tính cách biểu tượng đặc thù.
Ðể tô điểm thêm về tài liệu và nêu cao tính cách nhân bản của bộ phim, xin quý vị nếu có hình ảnh và các tin tức về trận Quảng Trị vui lòng cung cấp cho chúng tôi.
Ai là người đã tham dự trận đánh vào cổ thành, ngày nay còn sống trên đất tự do.
Ai là người đã đi qua đại lộ kinh hoàng giữa cơn bão lửa.
Ai là người ký giả đã đặt tên cho con đường đau thương đó.
Nhạc sĩ nào sáng tác ra bản cờ bay bất hủ dành cho ngày dựng cờ 16 tháng 9-72 trên cổ thành Quảng Trị.
Xin liên lạc về văn phòng IRCC, Inc.
địa chỉ: 1445 Koll Circle, #110, San Jose, CA. 95112. Ðiện thoại: ( 408 ) 392 9923 [GC,SJ]

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Từ Đại lộ kinh hoàng đến Chiến thắng Quảng Trị

Chuyện xảy ra vào năm 1972, cách đây 37 năm. Nơi xảy ra là chiến trường miền Trung, vùng đất nước chia đôi. Ngày xưa thời Trịnh Nguyễn chia cắt bằng con sông Gianh. Sau đó hai miền Quốc Cộng chia đôi bằng sông Bến Hải.

 

CothanhQTri


Cuối tuần qua, chúng tôi có đón tiếp các em học sinh tiểu học vào thăm Bảo Tàng. Giáo sư Hoa Kỳ phụ trách chia 30 em làm 3 toán đi cùng các phụ huynh và các thầy cô giáo. Ông trưởng phái đoàn cho biết trong số các em nhỏ từ 8 đến 12 tuổi có cả vài em Việt Nam. Ngoài ra cũng có hơn 10 em nữ sinh trung học của một trường công giáo tháp tùng. Mỗi toán luân phiên sẽ có 20 phút. Tiếp đón 3 toán kể cả thuyết trình, hướng dẫn và hỏi đáp ba lần phải giới hạn hoàn tất trong 1 giờ. Các em hoàn toàn không biết gì về Việt Nam, về thuyền nhân, về chiến tranh, về quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Cờ bay trên Cổ thành Quảng Trị.

Thưa quý vị độc giả thân mến của tôi, nếu quý vị có 20 phút để chỉ cho 1 em nhỏ Hoa Kỳ hoặc là 1 em bé Việt Nam 10 tuổi sinh tại nước Mỹ, thì quý vị sẽ nói cho em những chuyện gì, cho em coi những hình ảnh gì. Các em nhỏ này là khách hàng tiêu biểu của chúng tôi. Có thể vài năm sau sẽ trở lại thăm Museum. Có thể suốt đời các em chỉ đến với Viện Bảo Tàng có 1 lần.
Ðó là niềm suy tư khắc khoải của những người muốn kể lại cho thế hệ tương lai những câu chuyện từ quá khứ. Hoa kỳ có phim Alamo nói về 200 chiến binh anh dũng hy sinh trong trận chiến thời kỳ tiền nhân mở nước. Chúng tôi sẽ làm phim Quảng Trị để gửi cho con cháu của dân tỵ nạn Việt Nam. Câu chuyện nhắc đến hôm nay sẽ là đề tài cho đoạn phim tài liệu với tựa đề dành cho 1 trận đánh khốc liệt và điển hình trong chiến tranh Việt Nam.

Chuyện xảy ra vào năm 1972, cách đây 37 năm. Nơi xảy ra là chiến trường miền Trung, vùng đất nước chia đôi. Ngày xưa thời Trịnh Nguyễn chia cắt bằng con sông Gianh. Sau đó hai miền Quốc Cộng chia đôi bằng sông Bến Hải. Tuy nhiên, lịch sử của chuyện phim này phải bắt đầu vào tháng 4 năm 1954, cách đây 55 năm. Có 300 thanh niên Hà Nội được gọi vào thụ huấn trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt. Trong đó có 3 người được xếp vào đại đội 6. Anh Trần quốc Lịch trung đội 21, Anh Ngô văn Ðịnh trung đội 22 và anh Phạm văn Chung, trung đội 24.
Tháng 10-1954 các anh sinh viên sỹ quan quỳ xuống vũ đình trường khi đứng lên trở thành tân thiếu úy đưa về các đơn vi nhảy dù và thủy quân lục chiến.
18 năm sau, 1972 cả 3 tình cờ có mặt tại chiến trường vùng hỏa tuyến vùng I. Ba người chỉ huy 3 lữ đoàn. Ðại tá Ngô văn Ðịnh chỉ huy lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến có mặt tại chiến trường năm 1971 trước khi trận mùa hè đỏ lửa bắt đầu. Tháng 4-72 đã trải qua các trận trì hoãn chiến hết sức ác liệt khi lữ đoàn lui binh từ Ái Tử, Ðông Hà về đến bờ nam sông Mỹ Chánh.
Tháng 4-1972 Ðại tá Phạm văn Chung chỉ huy lữ đoàn 369 vừa từ giã chiến trường đường số 9 từ sau trận Hạ Lào đang về làm tổng trừ bị cho Saigon thì lại có lệnh cấp tốc trở ra tiếp ứng cho chiến trường Quảng Trị.
Tháng 5-1972 Ðại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn trưởng lữ đoàn II nhẩy dù được lệnh tăng cường cho Quân khu I trong giai đoạn miền Nam phản công. Từ mặt trận Kotum, Tân Cảnh với những đau thương chất ngất bỏ lại đồi Charlie, lữ đoàn băng bó vết thương cho tiểu đoàn 11 rồi lại cùng nhau tất tả lên đường.
Trải qua 18 năm chinh chiến, từ 54 đến 72 trong các cuộc hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, anh em cựu sinh viên Ðà Lạt gặp nhau nhiều lần nhưng đôi khi không còn nhớ đến chuyện ai là bạn cùng khóa. Cho đến ngày nay, 55 năm hội ngộ, cả ba anh em, sau những năm tù đày lưu vong mà vẫn còn sống, đã có dịp bắt tay nhau trong tuổi cao niên, nhớ lại những kỷ niệm hành quân thủa nào ở miền tuyến đầu đất nước. Và cả ba cùng cảm nhận được những giây phút tình cờ của lịch sử. Vào cái năm 72 tàn khốc ở Quảng trị, cả 3 vị lữ đoàn trưởng của tổng trừ bị, từ Dù đến Thủy quân lục chiến đều không ngờ rằng khi vào đời năm 1954, ba anh sinh viên sĩ quan trẻ của đại đội 6 khóa Cương quyết Ðà Lạt sau này sẽ tao ngộ trên 1 chiến trường nổi danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hòa. Và tháng 7 năm nay 2009, anh em lại có dịp ngồi bên nhau. Tuổi đời ai cũng trên 75, ngồi cạnh ông thầy đại đội trưởng Nguyễn Thọ Lập 92 tuổi từ Missouri qua thăm.
Anh em cùng ngồi để nhớ đến hàng trăm ngàn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa thương vong trong chiến dịch 72. Trải qua các chiến trường từ vùng I, qua cao nguyên và duyên hải vùng II vào đến miền đông của vùng III.

 

sd phamvan chungTRANS

 

Ðại tá Phạm văn Chung chỉ huy lữ đoàn 369 TQLC

Nhân danh các tử sĩ anh hùng nằm xuống miền đất Quảng. Nhân danh những đứa bé thơ nằm chết khô bên xác mẹ trên đại lộ kinh hoàng, chúng tôi sẽ tìm cách dựng lại bộ phim về trận Quảng Trị. Trong cuốn phim tài liệu này, tính cách nhân bản của người lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ được chú trọng. Những tình cờ của lịch sử sẽ được đề cập đến. Cuộc đời của 3 thanh niên Hà Nội sau 18 năm đi lính Cộng Hòa tao ngộ trên hỏa tuyến sẽ được ghi nhận là chuyện hy hữu của dòng đời.
Vào những ngày tháng oan nghiệt kể từ đầu năm 72 cho đến giây phút cờ bay trên cổ thành Quảng Trị, ba người sinh viên sĩ quan trẻ của trường Ðà Lạt năm 1954 đang ở đâu và đã làm gì.
Trung ương đảng Hà nội quyết định trận đánh mùa hè khởi sự vào ngày 30 tháng 3 năm 1972, đại quân cộng sản đánh thẳng qua sông Bến Hải cùng một lúc địch đánh Kontum, Tân Cảnh trên cao nguyên và Bình Long, An Lộc ở miền Ðông Nam phần. Ngay từ giờ phút đó lữ đoàn thủy quân lục chiến của Ngô văn Ðịnh đã có mặt để chịu đựng những đợt pháo đầu. Ðại tá một đời mũ xanh của Việt Nam Cộng Hòa đã viết ký sự 4 năm hành quân với lữ đoàn 258 TQLC. Bốn năm gian khổ của chiến trường từ 1971 đến 1974 và trận mùa hè 72 là cuộc thư hùng kinh hoàng nhất. Ông viết về chuyện người vợ đem đứa con gái 3 tuổi ra thăm chồng đã có dịp ăn 1 tô mỳ đầu tiên và cuối cùng tại thị trấn Ðông Hà. Trong 1 bài ký sự khác, tác giả viết về trận đánh vào Quảng trị với những giây phút hết sức giao động và ngậm ngùi. Là người trực tiếp tham dự trận phản công, ông chỉ huy lữ đoàn tiến quân từ phòng tuyến Mỹ Chánh lên đến Cổ thành. Người tiểu đoàn trưởng can trường đứng bên ông khi lá cờ bay trên thành phố thân yêu đã hy sinh vào năm 1975.
Trong khi đó đại tá Phạm văn Chung đã có thiên bút ký dành cho lữ đoàn TQLC 369 bên bờ sông Mỹ Chánh. Cũng từ Saigon đem quân trở lại miền trung, đại tá Phạm văn Chung nhận công tác bảo vệ mặt trận cận sơn phía tây quốc lộ số 1 từ Mỹ Chánh lên Quảng Trị.
Khi đại quân của cộng sản phá vỡ phòng tuyến phía bắc Quảng Trị cho đến khi sư đoàn 3 tan hàng thì chỉ còn các đơn vị thủy quân lục chiến lui binh với các trận trì hoản chiến đáng ghi vào lịch sử.
Sau các trận thư hùng đẫm máu ở đông và tây cùa quốc lộ 1, cả 2 lữ đoàn TQLC của Ngô Văn Ðịnh và Phạm văn Chung đều chấp nhận thương vong, bảo toàn lực lượng.
Cho đến tháng 5-1972 thì lữ đoàn 369 của đại tá Phạm văn Chung đã hoàn toàn giữ vững phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Kế hoạch tấn công 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên của cộng sản mới hoàn tất được nửa đường.
Niềm vui nhỏ và đầy tình người của ông Phạm văn Chung khi có tin vợ sanh con trai ngày 24 tháng 4-1972 tại Sai Gon.
Vào thời kỳ 72 phía Hoa kỳ các đơn vị đã triệt thoái, chỉ còn lại cố vấn.
Trên 10 cuốn sách đã được tác giả Mỹ và cố vấn viết về trận 72 mà họ gọi là trận chiến mùa Phục Sinh (Easter Offensive). Việc thất thủ căn cứ Carroll của trung đoàn 56 thuộc sư đoàn 3 bộ binh. Các đơn vị Việt Nam tan hàng ở mặt trận miền bắc Quảng Trị. Khi sư đoàn 3 rời bỏ Cổ thành. Các lữ đoàn thủy quân lục chiến lui binh trên các phòng tuyến từ Gio Linh đến sông Thạch Hãn. Câu chuyện phá cầu Ðông Hà, rút bỏ thị xã, phá cầu sông Mỹ Chánh và sau cùng là hình ảnh cộng sản tàn sát dân chúng di tản trên quốc lộ số 1 ở đoạn đường sau này được gọi là Ðại lộ kinh hoàng. Tác phẩm mới nhất của Richard Botkin với tựa đề Ride The Thunder (Cưỡi lưng sấm sét) viết chuyện phá cây cầu Ðông Hà thành công để kịp thời chặn đường tiến quân của cộng sản.

 

NgoVanDinh

Ðại tá Ngô văn Ðịnh chỉ huy lữ đoàn 258 TQLC

Ðại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn trưởng lữ đoàn II  ND

 

Ðại tá Trần quốc Lịch, lữ đoàn trưởng lữ đoàn II ND

Rồi đến một ngày đáng ghi nhớ của lữ đoàn 369 là buổi trưa 5/5/72 trung tướng Ngô quang Trưởng thăm phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Lúc đó đây là ranh giới hành quân cuối cùng của miền Nam. Bên kia Mỹ Chánh là toàn thể tỉnh Quảng Trị trong tay địch. Vị tân tư lệnh vùng 1 hỏi ông lữ đoàn trưởng đang ở ải địa đầu: “Mình giữ được không, Chung?” “Mình giữ được, trung tướng.” Ông Phạm văn Chung trả lời.
Sau hơn 1 tháng, với sức mạnh quân số tương đương 8 sư đoàn gồm cả bộ binh, thiết giáp, phòng không, pháo binh, đặc công và địa phương, Bắc quân chiếm đóng hoàn toàn Quảng Trị. Trận 72 nằm trong chiến dịch được cộng sản đặt tên là Nguyễn Huệ. Ðịch khích lệ bộ đội bằng khẩu hiệu: “Khí thế hơn Mậu Thân, ra quân như Nguyễn Huệ.”
Tư lệnh Bắc quân tại mặt trận miền Trung là tướng Lê Trọng Tấn.
Trong chiến trận 72, nếu lữ đoàn 369 TQLC không giữ được phòng tuyến sông Mỹ Chánh thì chắc chắn mặt trận Thừa thiên, Huế sẽ tan vỡ.
Trong tài liệu của Hà Nội ghi lại, giai đoạn đầu dự trù sẽ đánh thẳng từ Bến Hải đến đèo Hải Vân. Cũng trong tài liệu này, cộng sản công nhận đánh đến Mỹ Chánh họ đã hoàn toàn mất sức. Hà Nội chuẩn bị một năm, và đã thành công giai đoạn đầu.
Phần hai của chiến dịch Quảng Trị từ tháng 5-72 cho đến giữa tháng 9-72 là giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa phản công. Phía địch bắt đầu trì hoãn chiến và sau cùng rút vào phòng ngự Cổ thành Ðinh công Tráng. Trung tướng Ngô quang Trưởng tân tư lệnh vùng I được xử dụng quân số tương đương với 4 sư đoàn gồm tổng trừ bị, bộ binh, thiết giáp, pháo binh, không quân, hải quân để phản công. Công cuộc chuẩn bị, tái trang bị và bổ sung phải hoàn tất trong trung tuần tháng 6-72. Từ bên Pháp, hội nghị đàm phán ngóng chờ tin chiến sự từng ngày. Sau cùng, ngày 28 tháng 6-1972 từ phòng tuyến Mỹ Chánh, binh sĩ miền Nam vượt sông bắc tiến. Nhẩy dù phía cận sơn, Thủy quân lục chiến bên duyên hải. Bên dù có lữ đoàn II của Trần quốc Lịch với 5 tiểu đoàn tác chiến đi trong đội hình của sư đoàn mũ đỏ gồm cả lữ đoàn I và IIIƯ. Bên TQLC có lữ đoàn 258 của Ngô văn Ðịnh với 5 tiểu đoàn tác chiến đi trong đội hình của sư đoàn mũ xanh gồm cả lữ đoàn 369 và 147. Bên nào cũng có pháo binh và thiết giáp yểm trợ. Với 18 cây số tiến về thị xã Quảng trị. Chưa bao giờ có cuộc tấn công quy mô diện địa lớn lao như thế với 2 sư đoàn tổng trừ bị tiến vào mục tiêu cổ thành nhỏ bé nhưng mỗi cây số là một trận thương vong đẫm máu
Ðứng từ phòng tuyến Mỹ Chánh vào cuối tháng 4-72, với khói lửa mù mịt chân trời, đại tá Phạm văn Chung quan sát trận pháo kích kinh hoàng của cộng sản trên quốc lộ để con đường chạy giặc trở thành đại lộ kinh hoàng. Bây giờ đến lượt đại tá Trần quốc Lịch tiến quân trên con đường đau thương đó, còn đầy những xác người để đưa quân vào Quảng trị. Khi đến ngoại ô thị xã, cả hai cánh quân Dù và TQLC song song đã dẹp hết mọi ổ kháng cự. Sư đoàn Dù được lệnh quay ngang ra hướng biển để đánh vào châu thành. Một đơn vị đã lọt vào Cổ thành nhưng rồi lại bị đánh bật ra. Ngày 27-7-1972, sư đoàn TQLC được lệnh thay thế sư đoàn nhảy dù đánh vào cổ thành Ðinh công Tráng. Trận đánh kéo dài 48 ngày và tính chất kinh hoàng của trận dứt điểm đã được đại tá Ngô văn Ðịnh tổng kết với 3.500 thủy quân lục chiến hy sinh và hàng chục ngàn bị thương.
Phía bên địch tổng kết thương vong của toàn thể chiến dịch mùa hè 72 trên 100 ngàn bộ đội và riêng tại hỏa tuyến trong năm 1972 địch chết lên đến 30 ngàn quân. Tài liệu của cộng sản qua cuốn chiến sử tựa đề Nghệ thuật toàn thắng phổ biến năm 2005 đã ghi lại các mốc thời gian như sau:
Giai đoạn tiến công từ 30 tháng 3-72 đến 27 tháng 6-72.
Giai đoạn phòng ngự từ 1 tháng 9-72 đến 31 tháng 1-73.
Riêng thời gian cuộc chiến ác liệt nhất, chiến sử cộng sản xác định từ ngày 28 tháng 6-72 đến 30 tháng 8-72 là thời kỳ ngăn chặn kéo dài 2 tháng cho đến 16 ngày phòng ngự cuối cùng trong tuyệt vọng tại cổ thành từ 1 đến 16 tháng 9-72. Ðịch ghi nhận ngày 13 tháng 9-72, tiểu đoàn 6 của lữ đoàn 258 lọt vào khu đông nam, tiếạp theo tiểu đoàn 3 của lữ đoàn 147 lọt vào phía đông bắc. Cùng thời gian này cộng sản đưa thêm tiểu đoàn 8 địa phương vào tăng cường và bắt đầu đưa thêm trung đoàn 18 vượt sông vào ngày cuối nhưng không thành công vì quân Sài Gòn đã chiếm đóng hoàn toàn trận địa.
Một nhà thơ của miền Bắc đã từng viết ra những lời than thở là hàng hàng lớp lớp người đi, sao chẳng có ai trở lại.
Thơ rằng:
2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30. Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
…..
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!

Và đây là một trích đoạn của nhà thơ khác:
Thôi thì chinh chiến không ai muốn
Vẫn phải sôi gan giặc đến nhà
Vận trời – máu chỉ loang chừng ấy
Rừng đào linh hiển vẫn ra hoa
Ðá núi nghìn năm nằm thở khói
Lau trắng nghìn năm lau trắng thêm
Cớ gì sông núi hao gầy mãi
Ai nhớ và ai đang muốn quên?

Với những nét sơ lược về trận Quảng Trị, chúng tôi xin mời quý vị chờ đón phim “Từ đại lộ kinh hoàng đến chiến thắng Quảng trị “ sẽ được thực hiện nay mai sau đợt phim “Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa” đã phát hành.
Trận Quảng trị chắc chắn không phải chỉ có 3 vị chỉ huy lữ đoàn xuất thân khóa Cương Quyết Ðà Lạt 1954 mà còn hàng trăm ngàn quân dân chính miền Nam đã góp phần xương máu. Việc đưa ra 3 chiến hữu của một thời huynh đệ 55 năm trước chỉ đơn thuần có tính cách biểu tượng đặc thù.
Ðể tô điểm thêm về tài liệu và nêu cao tính cách nhân bản của bộ phim, xin quý vị nếu có hình ảnh và các tin tức về trận Quảng Trị vui lòng cung cấp cho chúng tôi.
Ai là người đã tham dự trận đánh vào cổ thành, ngày nay còn sống trên đất tự do.
Ai là người đã đi qua đại lộ kinh hoàng giữa cơn bão lửa.
Ai là người ký giả đã đặt tên cho con đường đau thương đó.
Nhạc sĩ nào sáng tác ra bản cờ bay bất hủ dành cho ngày dựng cờ 16 tháng 9-72 trên cổ thành Quảng Trị.
Xin liên lạc về văn phòng IRCC, Inc.
địa chỉ: 1445 Koll Circle, #110, San Jose, CA. 95112. Ðiện thoại: ( 408 ) 392 9923 [GC,SJ]

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm