Kinh Đời
Từ Moscow đến New York
Từ Moscow
Tại Moscow, trong buổi họp cuối năm với bộ Quốc Phòng, ông Vladimir
Putin, Tổng Thống Nga, tuyên bố rằng “Chúng ta có thể khẳng định là ta
hùng mạnh hơn mọi kẻ xâm lược, bất kể là ai”.
Lời tuyên bố ấy đến vào thời điểm mối liên hệ ngoại giao giữa Nga và
phương Tây đang hồi căng thẳng. Căng thẳng vì việc Nga mang quân chiếm
đất đai của Crimea vào năm 2014 và tiếp tục lấy thịt đè người
bức hiếp quốc gia láng giềng Ukraine. Căng thẳng hơn nữa qua cách xử sự
của Nga trong cuộc nội chiến tại Syria. Ðể yểm trợ quân đội của chính
phủ Bashar Assad, từ năm ngoái Nga Sô đã dùng không quân tấn công quân
kháng chiến Syria.
Năm nay, cả Nga Sô lẫn khối NATO đã dàn trận, trình diễn các buổi tập
luyện quân đội ngay tại các vùng biên giới giữa Nga và các quốc gia
trong khối NATO. Cả hai bên đều nói rằng họ chỉ “phản ứng”[bằng cách phô
trương lực lượng] trước các hành vi có tính cách đe dọa của đối phương.
Sau khi khen ngợi quân đội Nga qua việc chế tạo các vũ khí tối tân và những thành quả trong các trận đánh tại Syria, ông Putin nói thêm rằng Nga Sô sẵn sàng đối phó với mọi tình huống [không hay] của thế giới, từ quân đội đến chính trị. Họ dư sức dẹp tan mọi mối đe dọa.
Ông Sergei Shoigu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, công bố rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử [Nga], mọi vùng biên giới đều được trang bị đầy đủ các hệ thống báo hiệu và chống hỏa tiễn. Ông Shoigu cũng than phiền việc khối NATO gia tăng các chuyến thăm dò, quan sát bằng vệ tinh tại vùng biên giới, và để “tự vệ”, Nga cũng sẽ gia tăng quân số tại các vùng biên giới ấy.
Tính đến cuối năm 2016 là 25 năm kể từ ngày Liên bang Xô Viết tan rã.
Ông Putin gọi việc “tan đàn” của Liên bang Xô Viết là một biến cố thê
thảm nhất về địa chính của thế kỷ XX, “the biggest geopolitical
catastrophe of the 20th century”. Với những người Nga trọng tuổi, sự đổ
vỡ của đất nước là một thảm họa, cư dân [như họ] phải đối diện với nhiều
khốn khó từ nạn thất nghiệp, vật giá leo thang đến việc gia đình chia
lìa vì thân nhân sinh sống tại các lãnh thổ khác nhau. Khi Liên Xô tan
rã, nhiều vùng đất [bị sát nhập trước đó] đòi lại được quyền độc lập và
thành hình quốc gia tự trị riêng. Những người khác tiếc nuối thời xa cũ
khi xã hội xem ra giản dị hơn, dù chịu áp bức, ít tự do nhưng mọi việc
dễ dàng hơn vì đã được chính phủ quyết định sẵn và dân chúng chỉ việc
nhắm mắt tuân hành, khỏi nghĩ ngợi mất công.
Sự “nuối tiếc” kể trên dường như đang phai nhạt theo thời gian. Theo bài
trưng cầu ý kiến của Levada Center Nga Sô, 83% những người tuổi trên 55
nói rằng họ tiếc chính thể liên bang cũ so với 63% những người trong
tuổi 40 – 54, và 40% những người tuổi dưới 40.
Ông tổng thống và nội các xem ra “diều hâu” như thế còn con dân Nga
thì sao? Những người có tuổi, từng chứng kiến cuộc Chiến Tranh [nóng và]
Lạnh gữa Nga và các quốc gia lân bang, từng trải qua những biến chuyển
kinh tế xã hội trên đất nước họ thì dè dặt, lo âu. Nhưng giới trẻ, thế
hệ Y hay Millennial, tại Nga thì lại khác cha anh. Họ sinh trưởng trong
một đất nước Nga mới, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, và chỉ biết có
mỗi một người lãnh đạo là ông tổng thống đương thời (làm vua hoài mà
không chịu rời ngai vàng).
Với những người trẻ, quãng đời bi thương dưới chính thể bạo tàn, độc tài
qua các cuộc bố ráp bắt bớ trong đêm tối, các trại tù khổ sai Gulag …
ghi chép từ các tài liệu trong thư khố và mô tả trong tác phẩm của văn
hào Alexandr Solzhenitsyn, là những sách vở đã cũ, quá cũ để đọc và tìm
hiểu.
Trong một cuộc phỏng vấn bỏ túi của phóng viên Jill Dougherty, đài CNN với các sinh viên tại Moscow State University, ngôi trường nổi tiếng nhất của Nga Sô, sau khi xây cất, Moscow State University đã trở thành tòa nhà cao thứ bảy của thế giới, khuôn viên trường rộng khoảng 1.6 cây số vuông. Các sinh viên đang học ngành Ðịa Chất, sửa soạn để làm công việc buôn bán dầu thô & khí thiên nhiên, hầu hết đều trả lời nước đôi, đại loại kiểu “về mặt…, nhưng về mặt khác…”, nghĩa là lý thuyết và lịch sử (những điều được ghi chép) đứng về một bên nhưng chỉ để gật gù mà “nhìn” chứ không “nhận”, họ hành xử theo nhãn quan cá nhân dựa trên kinh nghiệm của cha mẹ. Tạm hiểu là nếu cha mẹ khốn khó, đứa con khôn lớn trong nghèo túng thì cảm quan của cha mẹ hình thành nhãn quan, cảm nghĩ của con cái.
Khi được hỏi về sự tan rã của Liên bang Xô Viết, các sinh viên này xem ra không mấy để tâm vì đó là “chuyện cũ”, dù chuyện cũ là lịch sử đất nước nhưng chẳng còn ăn nhậu chi đến họ ngày nay. Có người trẻ còn gật gù biểu rằng sự tan rã ấy là điều tốt đẹp cho thế giới (vì một số quốc gia lân cận đòi lại được độc lập), nhưng với người Nga chính gốc, họ mất mát nhiều thứ như đất đai, tài nguyên (dù trước đó thuộc về một đất nước khác) và trở nên túng thiếu nghèo khổ. Thực tế nhất là việc mất giá của tiền tệ khi đổi từ đồng ruble của Liên bang Xô Viết (Soviet Union) sang đồng ruble của Liên bang Nga (Russian Federation).
Khi được hỏi về ông Putin, những người trẻ này xem ra bằng lòng với các chính sách hiện hành dù một vài người có vẻ bất bình với chuyện tham nhũng. Họ là những người khôn lớn trong một đất nước mới keng, Russian Federation chỉ mới 25 tuổi và dưới quyền lãnh đạo của một chính phủ duy nhất, nội các Vladimir Putin. Các sinh viên này, đang theo học tại một trường ‘sáng giá’ nhất của đất nước; có thể tự di chuyển, đi du lịch bất cứ nơi nào, có máy điện toán, điện thoại di động và như mọi người trẻ khắp nơi, lúc nào họ cũng sinh hoạt trên mạng ảo. Ðược ưu đãi và sinh sống trong một không gian “sáng giá” như thế, không lạ là các sinh viên nọ hầu hết đều hài lòng với đời sống chung quanh.
Khi được hỏi về “chân dung” của một đất nước Nga mới, các sinh viên này cho rằng Nga không thể là một phần của Âu Châu vì các đặc tính riêng:
– Cách suy nghĩ và lối sống của người Nga khác với người Âu cũng như người Mỹ; các tư tưởng hay chính kiến Âu Mỹ chẳng có ý nghĩa gì với dân Nga và do đó, dù bị “nhập cảng”, cũng sẽ khó lòng bén rễ tại Nga.
– Nga có một lịch sử đặc thù và có một vai trò đặc biệt trên bàn cờ thế giới (đây cũng là quan điểm và đường lối của ông Putin).
– Cuộc Chiến Tranh Lạnh “mới” giữa ông Putin và Huê Kỳ khi Nga bị cáo buộc là gí mũi vào chuyện bầu cử tổng thống mới đây; người trẻ tại Nga ước mong ông tổng thống tân cử Donald Trump sẽ bắt tay hòa hoãn với Nga, không cần là “bạn hữu”, chỉ cần “thân thiện” đủ để buôn bán giao thương và hai bên cùng có lợi. Tóm lại là ‘tinh thần quốc gia’, ‘tự do’, ‘dân chủ’, ‘môi sinh’ … là những món thuộc về lý thuyết; buôn bán làm sao cho cả hai ngư ông cùng đắc lợi mới là điều người trẻ Nga quan tâm. Họ cho rằng đất nước giàu có thì những danh tự to lớn kia sẽ tự động theo sau!?
Ðây là những người sẽ cầm vận mệnh của đất nước họ trong tương lai vì
ông Putin hay ông Trump rồi cũng sẽ… già và cũng sẽ đi vào quên lãng
như tất cả mọi người khác, không nổi tiếng cũng như nổi tiếng, nổi tiếng
vì tiếng xấu hay tiếng tốt rồi cũng như nhau! Chính sách của họ, hay
hoặc dở rồi cũng qua.
Người trẻ Nga hình như chỉ chú trọng đến kinh tế, nhìn về tương lai, ta có thể hy vọng cho một nền hòa bình của thế giới?
Trần LýLê
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Từ Moscow đến New York
Từ Moscow
Tại Moscow, trong buổi họp cuối năm với bộ Quốc Phòng, ông Vladimir
Putin, Tổng Thống Nga, tuyên bố rằng “Chúng ta có thể khẳng định là ta
hùng mạnh hơn mọi kẻ xâm lược, bất kể là ai”.
Lời tuyên bố ấy đến vào thời điểm mối liên hệ ngoại giao giữa Nga và
phương Tây đang hồi căng thẳng. Căng thẳng vì việc Nga mang quân chiếm
đất đai của Crimea vào năm 2014 và tiếp tục lấy thịt đè người
bức hiếp quốc gia láng giềng Ukraine. Căng thẳng hơn nữa qua cách xử sự
của Nga trong cuộc nội chiến tại Syria. Ðể yểm trợ quân đội của chính
phủ Bashar Assad, từ năm ngoái Nga Sô đã dùng không quân tấn công quân
kháng chiến Syria.
Năm nay, cả Nga Sô lẫn khối NATO đã dàn trận, trình diễn các buổi tập
luyện quân đội ngay tại các vùng biên giới giữa Nga và các quốc gia
trong khối NATO. Cả hai bên đều nói rằng họ chỉ “phản ứng”[bằng cách phô
trương lực lượng] trước các hành vi có tính cách đe dọa của đối phương.
Sau khi khen ngợi quân đội Nga qua việc chế tạo các vũ khí tối tân và những thành quả trong các trận đánh tại Syria, ông Putin nói thêm rằng Nga Sô sẵn sàng đối phó với mọi tình huống [không hay] của thế giới, từ quân đội đến chính trị. Họ dư sức dẹp tan mọi mối đe dọa.
Ông Sergei Shoigu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, công bố rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử [Nga], mọi vùng biên giới đều được trang bị đầy đủ các hệ thống báo hiệu và chống hỏa tiễn. Ông Shoigu cũng than phiền việc khối NATO gia tăng các chuyến thăm dò, quan sát bằng vệ tinh tại vùng biên giới, và để “tự vệ”, Nga cũng sẽ gia tăng quân số tại các vùng biên giới ấy.
Tính đến cuối năm 2016 là 25 năm kể từ ngày Liên bang Xô Viết tan rã.
Ông Putin gọi việc “tan đàn” của Liên bang Xô Viết là một biến cố thê
thảm nhất về địa chính của thế kỷ XX, “the biggest geopolitical
catastrophe of the 20th century”. Với những người Nga trọng tuổi, sự đổ
vỡ của đất nước là một thảm họa, cư dân [như họ] phải đối diện với nhiều
khốn khó từ nạn thất nghiệp, vật giá leo thang đến việc gia đình chia
lìa vì thân nhân sinh sống tại các lãnh thổ khác nhau. Khi Liên Xô tan
rã, nhiều vùng đất [bị sát nhập trước đó] đòi lại được quyền độc lập và
thành hình quốc gia tự trị riêng. Những người khác tiếc nuối thời xa cũ
khi xã hội xem ra giản dị hơn, dù chịu áp bức, ít tự do nhưng mọi việc
dễ dàng hơn vì đã được chính phủ quyết định sẵn và dân chúng chỉ việc
nhắm mắt tuân hành, khỏi nghĩ ngợi mất công.
Sự “nuối tiếc” kể trên dường như đang phai nhạt theo thời gian. Theo bài
trưng cầu ý kiến của Levada Center Nga Sô, 83% những người tuổi trên 55
nói rằng họ tiếc chính thể liên bang cũ so với 63% những người trong
tuổi 40 – 54, và 40% những người tuổi dưới 40.
Ông tổng thống và nội các xem ra “diều hâu” như thế còn con dân Nga
thì sao? Những người có tuổi, từng chứng kiến cuộc Chiến Tranh [nóng và]
Lạnh gữa Nga và các quốc gia lân bang, từng trải qua những biến chuyển
kinh tế xã hội trên đất nước họ thì dè dặt, lo âu. Nhưng giới trẻ, thế
hệ Y hay Millennial, tại Nga thì lại khác cha anh. Họ sinh trưởng trong
một đất nước Nga mới, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, và chỉ biết có
mỗi một người lãnh đạo là ông tổng thống đương thời (làm vua hoài mà
không chịu rời ngai vàng).
Với những người trẻ, quãng đời bi thương dưới chính thể bạo tàn, độc tài
qua các cuộc bố ráp bắt bớ trong đêm tối, các trại tù khổ sai Gulag …
ghi chép từ các tài liệu trong thư khố và mô tả trong tác phẩm của văn
hào Alexandr Solzhenitsyn, là những sách vở đã cũ, quá cũ để đọc và tìm
hiểu.
Trong một cuộc phỏng vấn bỏ túi của phóng viên Jill Dougherty, đài CNN với các sinh viên tại Moscow State University, ngôi trường nổi tiếng nhất của Nga Sô, sau khi xây cất, Moscow State University đã trở thành tòa nhà cao thứ bảy của thế giới, khuôn viên trường rộng khoảng 1.6 cây số vuông. Các sinh viên đang học ngành Ðịa Chất, sửa soạn để làm công việc buôn bán dầu thô & khí thiên nhiên, hầu hết đều trả lời nước đôi, đại loại kiểu “về mặt…, nhưng về mặt khác…”, nghĩa là lý thuyết và lịch sử (những điều được ghi chép) đứng về một bên nhưng chỉ để gật gù mà “nhìn” chứ không “nhận”, họ hành xử theo nhãn quan cá nhân dựa trên kinh nghiệm của cha mẹ. Tạm hiểu là nếu cha mẹ khốn khó, đứa con khôn lớn trong nghèo túng thì cảm quan của cha mẹ hình thành nhãn quan, cảm nghĩ của con cái.
Khi được hỏi về sự tan rã của Liên bang Xô Viết, các sinh viên này xem ra không mấy để tâm vì đó là “chuyện cũ”, dù chuyện cũ là lịch sử đất nước nhưng chẳng còn ăn nhậu chi đến họ ngày nay. Có người trẻ còn gật gù biểu rằng sự tan rã ấy là điều tốt đẹp cho thế giới (vì một số quốc gia lân cận đòi lại được độc lập), nhưng với người Nga chính gốc, họ mất mát nhiều thứ như đất đai, tài nguyên (dù trước đó thuộc về một đất nước khác) và trở nên túng thiếu nghèo khổ. Thực tế nhất là việc mất giá của tiền tệ khi đổi từ đồng ruble của Liên bang Xô Viết (Soviet Union) sang đồng ruble của Liên bang Nga (Russian Federation).
Khi được hỏi về ông Putin, những người trẻ này xem ra bằng lòng với các chính sách hiện hành dù một vài người có vẻ bất bình với chuyện tham nhũng. Họ là những người khôn lớn trong một đất nước mới keng, Russian Federation chỉ mới 25 tuổi và dưới quyền lãnh đạo của một chính phủ duy nhất, nội các Vladimir Putin. Các sinh viên này, đang theo học tại một trường ‘sáng giá’ nhất của đất nước; có thể tự di chuyển, đi du lịch bất cứ nơi nào, có máy điện toán, điện thoại di động và như mọi người trẻ khắp nơi, lúc nào họ cũng sinh hoạt trên mạng ảo. Ðược ưu đãi và sinh sống trong một không gian “sáng giá” như thế, không lạ là các sinh viên nọ hầu hết đều hài lòng với đời sống chung quanh.
Khi được hỏi về “chân dung” của một đất nước Nga mới, các sinh viên này cho rằng Nga không thể là một phần của Âu Châu vì các đặc tính riêng:
– Cách suy nghĩ và lối sống của người Nga khác với người Âu cũng như người Mỹ; các tư tưởng hay chính kiến Âu Mỹ chẳng có ý nghĩa gì với dân Nga và do đó, dù bị “nhập cảng”, cũng sẽ khó lòng bén rễ tại Nga.
– Nga có một lịch sử đặc thù và có một vai trò đặc biệt trên bàn cờ thế giới (đây cũng là quan điểm và đường lối của ông Putin).
– Cuộc Chiến Tranh Lạnh “mới” giữa ông Putin và Huê Kỳ khi Nga bị cáo buộc là gí mũi vào chuyện bầu cử tổng thống mới đây; người trẻ tại Nga ước mong ông tổng thống tân cử Donald Trump sẽ bắt tay hòa hoãn với Nga, không cần là “bạn hữu”, chỉ cần “thân thiện” đủ để buôn bán giao thương và hai bên cùng có lợi. Tóm lại là ‘tinh thần quốc gia’, ‘tự do’, ‘dân chủ’, ‘môi sinh’ … là những món thuộc về lý thuyết; buôn bán làm sao cho cả hai ngư ông cùng đắc lợi mới là điều người trẻ Nga quan tâm. Họ cho rằng đất nước giàu có thì những danh tự to lớn kia sẽ tự động theo sau!?
Ðây là những người sẽ cầm vận mệnh của đất nước họ trong tương lai vì
ông Putin hay ông Trump rồi cũng sẽ… già và cũng sẽ đi vào quên lãng
như tất cả mọi người khác, không nổi tiếng cũng như nổi tiếng, nổi tiếng
vì tiếng xấu hay tiếng tốt rồi cũng như nhau! Chính sách của họ, hay
hoặc dở rồi cũng qua.
Người trẻ Nga hình như chỉ chú trọng đến kinh tế, nhìn về tương lai, ta có thể hy vọng cho một nền hòa bình của thế giới?
Trần LýLê