Nhân Vật

Tử Tế Với Kẻ Ác Nhân Là Dại: Nấm mộ ông Thầy Quảng

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài..".Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm." Trên hai trang 95 - 96, tác giả tường thuật về


 

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài..".Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm." Trên hai trang 95 - 96, tác giả tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang "đàng hoàng tươm tất" một nấm mộ vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.
Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.
Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.

Cao Lãnh thường được người miền Nam biết là một quận thuộc tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp vốn chỉ là một tỉnh nhỏ, nằm bên sông Tiền Giang. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vốn một quan chức miền Trung, là người đầu tiên đã có nhiều quyết định phân chia lại vị trí các tỉnh miền Nam theo các kinh nghiệm hành chánh của ông, khiến những người cố cựu vùng sông Cửu đã lắm khi bàng hoàng kinh ngạc. Cao Lãnh, một địa danh có tiếng hào hùng cách mạng chống Pháp, nhờ vị trí ven biên Đồng Tháp Mười rộng lớn bát ngát. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, quận được tách ra thành tỉnh Kiến Phong. Tỉnh Sa Đéc nhỏ bé lại bị chia năm xẻ bảy, các quận khi được sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long, khi được hoàn trở lại, lận đận một thời!

Vào thời khoảng các thập niên 1920 - 1940, thực dân Pháp đã lưu đày, đưa một số các nhà cách mạng từ Bắc hoặc Trung vào các tỉnh miền Nam. Cụ Dương Bá Trạc bị an trí ở An Giang, Phan Châu Trinh ở Định Tường... Cụ cử Vũ Hoành làm Thủ quỹ cho Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nên bị Pháp bắt và lưu đày ở tỉnh lỵ Sa Đéc. Dân Sa Đéc đều biết tiếng ông và thường gọi tắt là ông Cử Hoành. Ông sống thanh bạch, làm nghề hốt thuốc Bắc và cư ngụ tại đường Rue des Pêcheurs, bây giờ là đường Nguyễn Trãi. Nhà ông thường có nhiều khách ra vào, phần lớn là những người đến xem mạch xin toa nhưng cũng là nơi nhiều nhà hoạt động cách mạng đến liên lạc. Gần cổng nhà ông, thực dân Pháp thành lập một quán nước nhỏ, cốt để nhân viên mật thám hằng ngày có nơi theo dõi các hoạt động của ông.

Ông bác của người viết bài này là Trần Hàm Trung vốn người Hà Tỉnh vì tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, cũng bị Pháp lưu đày ở Nha Mân, Sa Đéc. Ông nội tôi, thuộc hạ của Phan Đình Phùng, sau khi phong trào bị tan rã, trở về nhà thì thôn làng đã bị đốt phá. Ông quyết chí rời bỏ quê, đi bộ vào Nam tìm gặp lại người anh. Ông đã gầy dựng cơ nghiệp, vừa dạy học vừa làm ruộng vườn ở xã Mỹ Long, trong quận Cao Lãnh. Vào thập niên 1920 - 1930, ở Mỹ Long, cấp Tiểu học chỉ có trường dạy đến lớp Ba. Muốn tiếp tục học, phải qua Sa Đéc. Các chú của tôi vì vậy đều được ông nội tôi gởi tá túc ở nhà ông Cử Hoành để đi học. Các cụ cách mạng bị lưu đày ở miền Nam đều rất khắng khít với nhau, coi nhau như ruột thịt.

Có một năm, gần ngày Tết, ông nội tôi sai hai chú tôi đem trái cây, cam quít của vườn nhà và gạo, nếp, qua Sa Đéc để tặng ông Cử Hoành là nơi hai chú đã có thời được lưu trú và dạy dỗ. Được cho tháp tùng ra tỉnh lỵ, thằng bé nhà quê là tôi lúc ấy mới có được dịp, lần đầu tiên, biết bánh chưng, thịt đông, chả cá... là những món chưa từng được nếm qua. Vì thích khẩu nên tôi ăn một mạch đến gần ba chén cơm. Chú thứ Sáu của tôi thúc cùi tay nhắc: "Ba chén thôi nghe không?." Hai chú tôi đã từng sống trong gia đình ông Cử nên biết thông lệ ở gia đình này. Vì nhà luôn luôn tiếp nhiều khách mà khả năng tài chánh lại hạn hẹp nên nhà bếp thường hay hỏi trước mỗi thực khách: trong các buổi ăn, thường dùng bao nhiêu chén cơm để lo liệu nấu cho vừa đủ! Ông Cử là một nhà nho, có nếp sống rất chững chạc. Ngồi vào bàn ăn của ông, lúc nào cũng phải ăn mặc tươm tất. Riêng ông có cái thế ngồi đặc biệt: lúc nào cũng giữ lưng thẳng đứng, ngay ngắn. Ông thường nói: "Tôi không luồn cúi ai nên lưng lúc nào cũng thẳng."

Sau buổi ăn ngày hôm đó, ông ra lịnh cho hai chú tôi: "Chúng mày trước khi về nhà, phải nhớ ghé giẫy mả Cụ Phó bảng như mọi năm. Tập thêm cho thằng cháu nhỏ này phụ việc. Mà phải làm cho tươm tất. Nếu làm cho lấy có, không đàng hoàng, tao sẽ "róc xương" chúng mày."

Đó là lần đầu tiên tôi dược biết về nấm mộ đơn sơ gần Miễu Trời Sanh, cạnh nhiều ngôi mộ hoang khác, ở xã Hòa An, Cao Lãnh. Hai chú tôi cho tôi biết đó là mộ ông thân phụ của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Trên đường lưu lạc vào Nam sau khi mất chức ở triều đình Huế, ông đã được ông Cử Hoành rước về Sa Đéc, tìm cho nơi tá túc để hành nghề thuốc. Năm 1929, ông qua đời và được chôn cất tại đây. Hằng năm, nếu ông Cử Hoành không đánh tiếng, ông nội tôi vẫn bắt các chú tôi làm công việc chỉnh trang lại mả này mà dân chúng địa phương gọi là mả ông Thầy Quảng. Các chú tôi cũng lo phát cỏ luôn cho các mả hoang khác, thắp hương cho mỗi mả trước khi về lại nhà.

Năm 1945, khi khởi đầu cuộc Kháng Chiến Nam Bộ, Tướng Nguyễn Hòa Hiệp đã rút quân Đệ Tam Sư Đoàn về trú đóng Cao Lãnh. Được ông Cử Hoành chỉ dẫn, Nguyễn Hòa Hiệp thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã đưa các nhân viên bộ tham mưu đến chào kính, viếng mộ thân phụ Hồ Chí Minh. Ông Cử Hoành đã cùng gia đình rời thị xã Sa Đéc, tản cư trên một chiếc ghe và đã qua đời năm 1946 ở Rạch Tân Trường thuộc Xã Mỹ Hội, Cao Lãnh.

Sau này, do sự tình cờ và cũng do liên hệ gia đình bên vợ của tôi nên tôi được biết thêm về những ngày thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc khi ông đến trú ngụ ở Sa Đéc. Như nhiều người đã viết trên báo chí, sách vở, tên ông là Nguyễn Sinh Sắc, quê Nghệ-Tĩnh, đỗ Phó bảng và được Triều đình Huế cử làm quan phụ trách một địa phương ở Bình Định. Trong một cơn say rượu, ông đã lỡ tay đánh chết một can phạm nên bị Triều đình cách chức. Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đang trên đường bôn ba ở hải ngoại, đã có viết đơn bằng Pháp văn gởi cho Khâm sứ Pháp ở Huế xin can thiệp để cha được trở lại quan trường nhưng việc đó không có kết quả.

Ông Nguyễn Sinh Sắc đã lưu lạc vào Nam và đã có nhiều lần có những cơn say rượu trên đường phố Sài Gòn. Nhà báo Diệp Văn Kỳ đã nhiều phen giúp đỡ khi ông bị khó khăn vì say rượu nơi công cộng. Khi biết được tin ấy, cụ Cử Hoành đã cho người tìm đưa ông về Sa Đéc. Nơi đây, ơng Nguyễn Sinh Sắc đã được giới thiệu đến tá túc ở gia đình một người có hằng sản ở thị xã là ông Võ Tấn Lập. Ông Cử Hoành có người vợ kế. Bà này là cháu của bà Hồ Thị Xuyến, vợ lẽ của ông Võ Tấn Lập. Ông Nguyễn Sinh Sắc được cho nương náu ở phần sau của căn nhà, ngày nay mang số 17/7 đường Lê Lợi, Thị xã Sa Đéc. Sau 30- 4- 1975, có thể vì gia chủ căn nhà này là một sĩ quan quân đội VNCH đang bị đi "cải tạo," chánh quyền địa phương thời đó lại ghi nơi ông Nguyễn Sinh Sắc từng trú ngụ là nhà Bà Chín Đường, nằm ở góc đưởng Rue des Pêcheurs và Quai Tân Quy Đông(?). Về sau, phối kiểm lại, chánh quyền có ý định lấy nhà 17/7 đường Lê Lợi làm nhà "Truyền thống" và định gắn Bảng Tri Ân. Nơi đây, ông Nguyễn Sinh Sắc đã từng hành nghề coi mạch, hốt thuốc Bắc và cũng luôn thể, dạy chữ Nho cho con cháu gia chủ. Trong gia đình này, con cháu có lệ gọi cha mình là Thầy. Vì thế nên ông Sắc được mọi người gọi là Thầy Quảng vì ông từ xứ Quảng vào Nam. Người vợ chánh của gia chủ có tên là Trương Thị Sắc nên ông Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên thành Nguyễn Sanh Huy. Tên này ông dùng để tiện cho các tiệm thuốc Bắc ghi trong sổ để hưởng tiền hoa hồng khi các bịnh nhân đem toa thuốc của ông đến các tiệm này để hốt thuốc. Đó là một thông lệ thương mãi của các tiệm thuốc người Tàu. Tiệm thuốc Quản Hòa Sanh ở chợ Sa Đéc có giữ một sổ ghi chú nhiều lần tên ông Nguyễn Sanh Huy. Ông Nguyễn Sanh Huy có chấm một số tử vi cho cháu gia chủ khi người cháu này ra đời trong thời gian ông Huy đang trú ngụ. Người cháu này tên Võ Ngọc Lang, khi lớn lên là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1953. Tuy đã được giải ngũ vào tháng 11 năm 1974, sau 30- 4-1975, ông Lang vẫn bị bắt phải đi "học tập" cho đến tháng Tư năm 1982 mới được thả! Qua Mỹ theo diện HO, ông đang cư ngụ ở Torrance, California và hình như vẫn còn giữ được lá số tử vi viết tay của ông Thầy Quảng.

Tuy được trú ngụ trong gia đình ông nội của ông Võ Ngọc Lang, nhưng ông Nguyễn Sanh Huy lại thân thích, tâm đầu ý hợp với ông ngoại của ông Võ Ngọc Lang tên Hà Văn Ngọ. Nhà ông Ngọ ở miệt Chợ Cồn, tỉnh lỵ Sa Đéc. Ông Nguyễn Sanh Sắc thường đến Cao Lãnh để xem mạch, hốt thuốc cho các gia đình nghèo ở đó. Các gia đình khá giả khác thường chọn các Thầy có gia sản ở địa phương và ít khi mời ông Thầy Quảng. Vào thời đó và cả cho đến cuối thập niên 1940, sự giao dịch giữa Sa Đéc, Cao Lãnh thường được thực hiện bằng loại đò đạp. Đây là một loại đò khá lớn, chuyên chở được trên hai mươi hành khách và hàng hóa. Đò di chuyển do sức đẩy của một bánh xe nước. Bạn đạp đò ít nhất cũng phải đến bốn người. Chợ Cồn là bến đò quan trọng. Ông Nguyễn Sanh Huy thường lên, xuống đò ở bến này và thường nhân dịp, ghé đàm đạo, đánh cờ với ông ngoại của ông Lang. Thêm nữa, mỗi khi đi Cao Lãnh, ông Thầy Quảng thường chỉ ở một vài ngày và khi về thường đem các loại dược thảo ông tìm hái được ở Cao Lãnh, giao lại nhờ ông ngoại của ông Lang phơi sấy để làm thuốc cho thân chủ nghèo.

Một hôm, ông ngoại của ông Lang nhận được thơ do chủ đò đạp đem về từ Cao Lãnh. Ngươi đem thơ đã lơ đãng quên đưa thơ khi cập bến Chợ Cồn nên đã đưa trễ khi về đến bến chót ở chợ Sa Đéc. Trong thơ, người cho ông Nguyễn Sanh Huy tá túc mỗi khi ông đến Cao Lãnh, báo cho ông Ngọ biết tin ông Huy đang bị bịnh nặng. Vì không biết dùng xe đạp, ông ngoại của ông Lang đã đi bộ đến Cao Lãnh để thăm bạn. Vào chiều tối, lúc ông đến nơi thì ông Thầy Quảng đã chết rồi, thân mình còn ấm! Ông cùng chủ nhà tri hô lên, trình cho Hương Quản. Lục giấy tờ trong mình, thấy tên là Nguyễn Sinh Sắc, với số tiền hơn một đồng bạc Đông Dương Ngân Hàng, một số tiền khá lớn thời bấy giờ nhưng chưa đủ để tống táng. Bà con lối xóm đã quyên góp thêm để đủ tiền mua một hòm rẻ để liệm. Ông ngoại ông Lang đã vào Miễu Trời Sanh, xin ông Chủ Chùa cấp cho một mảnh đất nhỏ, mượn luôn đòn và dây luộc để khiêng đi chôn cất. Theo tục lệ cổ truyền, đầu hòm đã được chôn hướng về phía mặt trời lặn để hồn sớm được siêu thăng.

Nấm mộ được chôn gần với nhiều mộ vô danh khác nhưng mộ Thầy Quảng đã được nhiều gia đình trong giới cách mạng Sa Đéc chăm lo. Có một giai thoại lý thú ít người biết là vào khoảng 1946, sau khi Thỏa Hiệp Án (Modus Vivendi) được ký kết giữa Hồ Chí Minh và Marius Moutet sau Hội nghị Fontainebleau ở Paris, viên Quận trưởng quận Cao Lãnh là Trung úy người Pháp tên Menut đã cho người đắp đất, làm cỏ cho ngôi mộ!. Trước đó, một nông dân tên Tư Quyết, có việc đi từ Sa Đéc về Cao Lãnh bằng xe ngựa. Cùng đi trên có một lính Lê Dương. Anh lính này có trang bị một súng máy. Khi gần đến vùng Cao Lãnh là nơi tương đối an toàn, anh lính lơ đĩnh bỏ súng xuống trên sàn xe. Tư Quyết nhân cơ hội, giựt súng lủi nhanh vào xóm và đem nạp cho ủy ban kháng chiến địa phương. Để chứng tỏ tinh thần tôn trọng thỏa ước vừa được ký, ủy ban cho người đánh tiếng với viên Quận trưởng và cho người đem trả lại súng. Việc Trung úy Menut cho người sửa sang ngôi mộ đã chứng tỏ ông ta cũng biết ngôi mộ là mộ của thân phụ Hồ Chí Minh.

Sau ngày 30-4-1975, vào khoảng 1976, tất cả các nấm mồ phía sau Miễu Trời Sanh, nơi an nghỉ cuối cùng của những người tứ cố vô thân được chôn cất nơi đây đã được chánh quyền mới bốc lên đem cải táng nơi khác. Riêng mộ ông Thầy Quảng giờ đây được xây cất huy hoàng bằng đá hoa theo mô hình một lăng tẩm rộng lớn. Cây kiểng quý được chăm sóc từ nhiều đời của dân chúng đã được đem cống hiến để trang trí trong lăng. Băng ghế công viên do các Công ty ghi tặng là để khách tứ phương có nơi dừng lại nghỉ chân. Cơ quan địa phương trong xứ đều đem sản phẩm quý báu về đây chưng làm kỷ niệm. Cây cối, thư viện, nhà cửa, đường đi... đã được bố trí rất mỹ thuật để nơi đây được xứng đáng với danh xưng mới: Lăng Cụ Phó Bảng.

Từ một nấm mộ đất nhỏ đơn sơ, không bia, không tường vôi, đá chắn, giữa những nắm mồ vô chủ, mộ ông Thầy Quảng giờ đây đã trở thành một lăng tẩm uy nghi, rộng lớn, một công trình kiến trúc mỹ thuật. Các nấm mộ vô danh đã được dời đi cải táng nơi xa nào đấy để lấy đất xây lăng Cụ Phó Bảng. Tuy vậy, cầu mong sao cho hương linh của những nấm mộ hoang trước kia, nếu chưa được siêu thoát và hiện đang còn vất vưởng quanh Lăng, đã được Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ.

Trần Nguơn Phiêu
Amarillo, Texas, Tết Ất Dậu, 2005.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tử Tế Với Kẻ Ác Nhân Là Dại: Nấm mộ ông Thầy Quảng

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài..".Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm." Trên hai trang 95 - 96, tác giả tường thuật về


 

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài..".Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm." Trên hai trang 95 - 96, tác giả tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang "đàng hoàng tươm tất" một nấm mộ vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.
Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.
Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.

Cao Lãnh thường được người miền Nam biết là một quận thuộc tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp vốn chỉ là một tỉnh nhỏ, nằm bên sông Tiền Giang. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vốn một quan chức miền Trung, là người đầu tiên đã có nhiều quyết định phân chia lại vị trí các tỉnh miền Nam theo các kinh nghiệm hành chánh của ông, khiến những người cố cựu vùng sông Cửu đã lắm khi bàng hoàng kinh ngạc. Cao Lãnh, một địa danh có tiếng hào hùng cách mạng chống Pháp, nhờ vị trí ven biên Đồng Tháp Mười rộng lớn bát ngát. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, quận được tách ra thành tỉnh Kiến Phong. Tỉnh Sa Đéc nhỏ bé lại bị chia năm xẻ bảy, các quận khi được sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long, khi được hoàn trở lại, lận đận một thời!

Vào thời khoảng các thập niên 1920 - 1940, thực dân Pháp đã lưu đày, đưa một số các nhà cách mạng từ Bắc hoặc Trung vào các tỉnh miền Nam. Cụ Dương Bá Trạc bị an trí ở An Giang, Phan Châu Trinh ở Định Tường... Cụ cử Vũ Hoành làm Thủ quỹ cho Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nên bị Pháp bắt và lưu đày ở tỉnh lỵ Sa Đéc. Dân Sa Đéc đều biết tiếng ông và thường gọi tắt là ông Cử Hoành. Ông sống thanh bạch, làm nghề hốt thuốc Bắc và cư ngụ tại đường Rue des Pêcheurs, bây giờ là đường Nguyễn Trãi. Nhà ông thường có nhiều khách ra vào, phần lớn là những người đến xem mạch xin toa nhưng cũng là nơi nhiều nhà hoạt động cách mạng đến liên lạc. Gần cổng nhà ông, thực dân Pháp thành lập một quán nước nhỏ, cốt để nhân viên mật thám hằng ngày có nơi theo dõi các hoạt động của ông.

Ông bác của người viết bài này là Trần Hàm Trung vốn người Hà Tỉnh vì tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, cũng bị Pháp lưu đày ở Nha Mân, Sa Đéc. Ông nội tôi, thuộc hạ của Phan Đình Phùng, sau khi phong trào bị tan rã, trở về nhà thì thôn làng đã bị đốt phá. Ông quyết chí rời bỏ quê, đi bộ vào Nam tìm gặp lại người anh. Ông đã gầy dựng cơ nghiệp, vừa dạy học vừa làm ruộng vườn ở xã Mỹ Long, trong quận Cao Lãnh. Vào thập niên 1920 - 1930, ở Mỹ Long, cấp Tiểu học chỉ có trường dạy đến lớp Ba. Muốn tiếp tục học, phải qua Sa Đéc. Các chú của tôi vì vậy đều được ông nội tôi gởi tá túc ở nhà ông Cử Hoành để đi học. Các cụ cách mạng bị lưu đày ở miền Nam đều rất khắng khít với nhau, coi nhau như ruột thịt.

Có một năm, gần ngày Tết, ông nội tôi sai hai chú tôi đem trái cây, cam quít của vườn nhà và gạo, nếp, qua Sa Đéc để tặng ông Cử Hoành là nơi hai chú đã có thời được lưu trú và dạy dỗ. Được cho tháp tùng ra tỉnh lỵ, thằng bé nhà quê là tôi lúc ấy mới có được dịp, lần đầu tiên, biết bánh chưng, thịt đông, chả cá... là những món chưa từng được nếm qua. Vì thích khẩu nên tôi ăn một mạch đến gần ba chén cơm. Chú thứ Sáu của tôi thúc cùi tay nhắc: "Ba chén thôi nghe không?." Hai chú tôi đã từng sống trong gia đình ông Cử nên biết thông lệ ở gia đình này. Vì nhà luôn luôn tiếp nhiều khách mà khả năng tài chánh lại hạn hẹp nên nhà bếp thường hay hỏi trước mỗi thực khách: trong các buổi ăn, thường dùng bao nhiêu chén cơm để lo liệu nấu cho vừa đủ! Ông Cử là một nhà nho, có nếp sống rất chững chạc. Ngồi vào bàn ăn của ông, lúc nào cũng phải ăn mặc tươm tất. Riêng ông có cái thế ngồi đặc biệt: lúc nào cũng giữ lưng thẳng đứng, ngay ngắn. Ông thường nói: "Tôi không luồn cúi ai nên lưng lúc nào cũng thẳng."

Sau buổi ăn ngày hôm đó, ông ra lịnh cho hai chú tôi: "Chúng mày trước khi về nhà, phải nhớ ghé giẫy mả Cụ Phó bảng như mọi năm. Tập thêm cho thằng cháu nhỏ này phụ việc. Mà phải làm cho tươm tất. Nếu làm cho lấy có, không đàng hoàng, tao sẽ "róc xương" chúng mày."

Đó là lần đầu tiên tôi dược biết về nấm mộ đơn sơ gần Miễu Trời Sanh, cạnh nhiều ngôi mộ hoang khác, ở xã Hòa An, Cao Lãnh. Hai chú tôi cho tôi biết đó là mộ ông thân phụ của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Trên đường lưu lạc vào Nam sau khi mất chức ở triều đình Huế, ông đã được ông Cử Hoành rước về Sa Đéc, tìm cho nơi tá túc để hành nghề thuốc. Năm 1929, ông qua đời và được chôn cất tại đây. Hằng năm, nếu ông Cử Hoành không đánh tiếng, ông nội tôi vẫn bắt các chú tôi làm công việc chỉnh trang lại mả này mà dân chúng địa phương gọi là mả ông Thầy Quảng. Các chú tôi cũng lo phát cỏ luôn cho các mả hoang khác, thắp hương cho mỗi mả trước khi về lại nhà.

Năm 1945, khi khởi đầu cuộc Kháng Chiến Nam Bộ, Tướng Nguyễn Hòa Hiệp đã rút quân Đệ Tam Sư Đoàn về trú đóng Cao Lãnh. Được ông Cử Hoành chỉ dẫn, Nguyễn Hòa Hiệp thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã đưa các nhân viên bộ tham mưu đến chào kính, viếng mộ thân phụ Hồ Chí Minh. Ông Cử Hoành đã cùng gia đình rời thị xã Sa Đéc, tản cư trên một chiếc ghe và đã qua đời năm 1946 ở Rạch Tân Trường thuộc Xã Mỹ Hội, Cao Lãnh.

Sau này, do sự tình cờ và cũng do liên hệ gia đình bên vợ của tôi nên tôi được biết thêm về những ngày thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc khi ông đến trú ngụ ở Sa Đéc. Như nhiều người đã viết trên báo chí, sách vở, tên ông là Nguyễn Sinh Sắc, quê Nghệ-Tĩnh, đỗ Phó bảng và được Triều đình Huế cử làm quan phụ trách một địa phương ở Bình Định. Trong một cơn say rượu, ông đã lỡ tay đánh chết một can phạm nên bị Triều đình cách chức. Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đang trên đường bôn ba ở hải ngoại, đã có viết đơn bằng Pháp văn gởi cho Khâm sứ Pháp ở Huế xin can thiệp để cha được trở lại quan trường nhưng việc đó không có kết quả.

Ông Nguyễn Sinh Sắc đã lưu lạc vào Nam và đã có nhiều lần có những cơn say rượu trên đường phố Sài Gòn. Nhà báo Diệp Văn Kỳ đã nhiều phen giúp đỡ khi ông bị khó khăn vì say rượu nơi công cộng. Khi biết được tin ấy, cụ Cử Hoành đã cho người tìm đưa ông về Sa Đéc. Nơi đây, ơng Nguyễn Sinh Sắc đã được giới thiệu đến tá túc ở gia đình một người có hằng sản ở thị xã là ông Võ Tấn Lập. Ông Cử Hoành có người vợ kế. Bà này là cháu của bà Hồ Thị Xuyến, vợ lẽ của ông Võ Tấn Lập. Ông Nguyễn Sinh Sắc được cho nương náu ở phần sau của căn nhà, ngày nay mang số 17/7 đường Lê Lợi, Thị xã Sa Đéc. Sau 30- 4- 1975, có thể vì gia chủ căn nhà này là một sĩ quan quân đội VNCH đang bị đi "cải tạo," chánh quyền địa phương thời đó lại ghi nơi ông Nguyễn Sinh Sắc từng trú ngụ là nhà Bà Chín Đường, nằm ở góc đưởng Rue des Pêcheurs và Quai Tân Quy Đông(?). Về sau, phối kiểm lại, chánh quyền có ý định lấy nhà 17/7 đường Lê Lợi làm nhà "Truyền thống" và định gắn Bảng Tri Ân. Nơi đây, ông Nguyễn Sinh Sắc đã từng hành nghề coi mạch, hốt thuốc Bắc và cũng luôn thể, dạy chữ Nho cho con cháu gia chủ. Trong gia đình này, con cháu có lệ gọi cha mình là Thầy. Vì thế nên ông Sắc được mọi người gọi là Thầy Quảng vì ông từ xứ Quảng vào Nam. Người vợ chánh của gia chủ có tên là Trương Thị Sắc nên ông Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên thành Nguyễn Sanh Huy. Tên này ông dùng để tiện cho các tiệm thuốc Bắc ghi trong sổ để hưởng tiền hoa hồng khi các bịnh nhân đem toa thuốc của ông đến các tiệm này để hốt thuốc. Đó là một thông lệ thương mãi của các tiệm thuốc người Tàu. Tiệm thuốc Quản Hòa Sanh ở chợ Sa Đéc có giữ một sổ ghi chú nhiều lần tên ông Nguyễn Sanh Huy. Ông Nguyễn Sanh Huy có chấm một số tử vi cho cháu gia chủ khi người cháu này ra đời trong thời gian ông Huy đang trú ngụ. Người cháu này tên Võ Ngọc Lang, khi lớn lên là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1953. Tuy đã được giải ngũ vào tháng 11 năm 1974, sau 30- 4-1975, ông Lang vẫn bị bắt phải đi "học tập" cho đến tháng Tư năm 1982 mới được thả! Qua Mỹ theo diện HO, ông đang cư ngụ ở Torrance, California và hình như vẫn còn giữ được lá số tử vi viết tay của ông Thầy Quảng.

Tuy được trú ngụ trong gia đình ông nội của ông Võ Ngọc Lang, nhưng ông Nguyễn Sanh Huy lại thân thích, tâm đầu ý hợp với ông ngoại của ông Võ Ngọc Lang tên Hà Văn Ngọ. Nhà ông Ngọ ở miệt Chợ Cồn, tỉnh lỵ Sa Đéc. Ông Nguyễn Sanh Sắc thường đến Cao Lãnh để xem mạch, hốt thuốc cho các gia đình nghèo ở đó. Các gia đình khá giả khác thường chọn các Thầy có gia sản ở địa phương và ít khi mời ông Thầy Quảng. Vào thời đó và cả cho đến cuối thập niên 1940, sự giao dịch giữa Sa Đéc, Cao Lãnh thường được thực hiện bằng loại đò đạp. Đây là một loại đò khá lớn, chuyên chở được trên hai mươi hành khách và hàng hóa. Đò di chuyển do sức đẩy của một bánh xe nước. Bạn đạp đò ít nhất cũng phải đến bốn người. Chợ Cồn là bến đò quan trọng. Ông Nguyễn Sanh Huy thường lên, xuống đò ở bến này và thường nhân dịp, ghé đàm đạo, đánh cờ với ông ngoại của ông Lang. Thêm nữa, mỗi khi đi Cao Lãnh, ông Thầy Quảng thường chỉ ở một vài ngày và khi về thường đem các loại dược thảo ông tìm hái được ở Cao Lãnh, giao lại nhờ ông ngoại của ông Lang phơi sấy để làm thuốc cho thân chủ nghèo.

Một hôm, ông ngoại của ông Lang nhận được thơ do chủ đò đạp đem về từ Cao Lãnh. Ngươi đem thơ đã lơ đãng quên đưa thơ khi cập bến Chợ Cồn nên đã đưa trễ khi về đến bến chót ở chợ Sa Đéc. Trong thơ, người cho ông Nguyễn Sanh Huy tá túc mỗi khi ông đến Cao Lãnh, báo cho ông Ngọ biết tin ông Huy đang bị bịnh nặng. Vì không biết dùng xe đạp, ông ngoại của ông Lang đã đi bộ đến Cao Lãnh để thăm bạn. Vào chiều tối, lúc ông đến nơi thì ông Thầy Quảng đã chết rồi, thân mình còn ấm! Ông cùng chủ nhà tri hô lên, trình cho Hương Quản. Lục giấy tờ trong mình, thấy tên là Nguyễn Sinh Sắc, với số tiền hơn một đồng bạc Đông Dương Ngân Hàng, một số tiền khá lớn thời bấy giờ nhưng chưa đủ để tống táng. Bà con lối xóm đã quyên góp thêm để đủ tiền mua một hòm rẻ để liệm. Ông ngoại ông Lang đã vào Miễu Trời Sanh, xin ông Chủ Chùa cấp cho một mảnh đất nhỏ, mượn luôn đòn và dây luộc để khiêng đi chôn cất. Theo tục lệ cổ truyền, đầu hòm đã được chôn hướng về phía mặt trời lặn để hồn sớm được siêu thăng.

Nấm mộ được chôn gần với nhiều mộ vô danh khác nhưng mộ Thầy Quảng đã được nhiều gia đình trong giới cách mạng Sa Đéc chăm lo. Có một giai thoại lý thú ít người biết là vào khoảng 1946, sau khi Thỏa Hiệp Án (Modus Vivendi) được ký kết giữa Hồ Chí Minh và Marius Moutet sau Hội nghị Fontainebleau ở Paris, viên Quận trưởng quận Cao Lãnh là Trung úy người Pháp tên Menut đã cho người đắp đất, làm cỏ cho ngôi mộ!. Trước đó, một nông dân tên Tư Quyết, có việc đi từ Sa Đéc về Cao Lãnh bằng xe ngựa. Cùng đi trên có một lính Lê Dương. Anh lính này có trang bị một súng máy. Khi gần đến vùng Cao Lãnh là nơi tương đối an toàn, anh lính lơ đĩnh bỏ súng xuống trên sàn xe. Tư Quyết nhân cơ hội, giựt súng lủi nhanh vào xóm và đem nạp cho ủy ban kháng chiến địa phương. Để chứng tỏ tinh thần tôn trọng thỏa ước vừa được ký, ủy ban cho người đánh tiếng với viên Quận trưởng và cho người đem trả lại súng. Việc Trung úy Menut cho người sửa sang ngôi mộ đã chứng tỏ ông ta cũng biết ngôi mộ là mộ của thân phụ Hồ Chí Minh.

Sau ngày 30-4-1975, vào khoảng 1976, tất cả các nấm mồ phía sau Miễu Trời Sanh, nơi an nghỉ cuối cùng của những người tứ cố vô thân được chôn cất nơi đây đã được chánh quyền mới bốc lên đem cải táng nơi khác. Riêng mộ ông Thầy Quảng giờ đây được xây cất huy hoàng bằng đá hoa theo mô hình một lăng tẩm rộng lớn. Cây kiểng quý được chăm sóc từ nhiều đời của dân chúng đã được đem cống hiến để trang trí trong lăng. Băng ghế công viên do các Công ty ghi tặng là để khách tứ phương có nơi dừng lại nghỉ chân. Cơ quan địa phương trong xứ đều đem sản phẩm quý báu về đây chưng làm kỷ niệm. Cây cối, thư viện, nhà cửa, đường đi... đã được bố trí rất mỹ thuật để nơi đây được xứng đáng với danh xưng mới: Lăng Cụ Phó Bảng.

Từ một nấm mộ đất nhỏ đơn sơ, không bia, không tường vôi, đá chắn, giữa những nắm mồ vô chủ, mộ ông Thầy Quảng giờ đây đã trở thành một lăng tẩm uy nghi, rộng lớn, một công trình kiến trúc mỹ thuật. Các nấm mộ vô danh đã được dời đi cải táng nơi xa nào đấy để lấy đất xây lăng Cụ Phó Bảng. Tuy vậy, cầu mong sao cho hương linh của những nấm mộ hoang trước kia, nếu chưa được siêu thoát và hiện đang còn vất vưởng quanh Lăng, đã được Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ.

Trần Nguơn Phiêu
Amarillo, Texas, Tết Ất Dậu, 2005.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm