Hình Ảnh & Sự Kiện
Từ bắc chí nam VN rất nhiều nơi ngập lụt sau mưa lũ, đã có ít nhất trên 54 người chết.
Thiệt Hại Về Người và Vật Chất Do Đợt Mưa Lũ Gần Nhất Tại Việt Nam
(Hình AFP: Một gia đình người Hmông đang đi bộ giữa những ngôi nhà bị phá hủy sau trận lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái, hôm 4 tháng Tám năm 2017.)
HÀ NỘI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay tính đến 1 giờ trưa ngày 11/10/2017, đã có 50 người thiệt mạng và 12 người mất tích do mưa lũ tại khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày qua.
Thông tin này được công bố trong cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng-Chống thiên tai do Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hôm 11/10.
Tại cuộc họp, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết ngoài số người thiệt mạng và mất tích nêu trên, còn có 5 người bị thương, 81 ngôi nhà sập, hơn 3.100 ngôi nhà bị ngập và 135 nhà phải di dời khẩn cấp.
Đây được đánh giá là một trận lũ lớn bất thường trong tháng 10 và là trận lũ lớn nhất trong lịch sử về hồ Hòa Bình trong tháng 10.
Trong suốt 3 ngày qua, lũ khiến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rất to, làm nhiều khu dân ở vùng trũng bị ngập.
Cho đến ngày 11/10, một số tỉnh như Hòa Bình, Thanh Hóa vẫn xảy ra mưa lớn. Lũ về hồ Hòa Bình với lưu lượng đỉnh lũ hơn 14.700 mét khối/giây. Hiện thủy điện Hòa Bình đã phải mở 7 cửa xả nước.
Trong mấy ngày tới, mưa lũ dự báo sẽ vẫn diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và miền núi Tây-Bắc, khiến mực nước sông Hồng lên nhanh.
Cũng trong ngày 11/10, Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai do mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình mưa lũ lớn trong mấy ngày qua đã khiến 4-6 gia đình bị cuốn trôi, khoảng 15-20 người bị mất tích.
Mưa lũ cũng làm nhiều hồ chứa có nguy cơ bị tràn, và hư hỏng chẳng hạn như hồ Cháu, hồ Khang, hồ Kem,….
Các tuyến đường giao thông bị ách tắc và ngập úng, cản trở việc tìm kiếm cứu nạn. Nhiều khu vực bị sạt lở đất đá gây nguy hiểm.
Trước tình trạng này, Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Văn Quang kêu gọi các ban ngành thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống thiệt hại và thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa lũ.
Trong khi nhiều địa phương vẫn đang chống chọi với trận mưa lũ suốt mấy ngày qua, ở Biển Đông lại xuất hiện một đợt áp thấp nhiệt đới quanh vùng biển phía Đông Phi Luật Tân.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam ngày 11/10 cho biết áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sẽ di chuyển về hướng Tây với vận tốc 25-30 cây số/giờ.
Đến khoảng 1 giờ chiều ngày 12/10, tâm áp thấp nhiệt đới sẽ cách đảo Luzon của Phi Luật Tân khoảng 240 cây số về phía Đông.
Trong 24 đến 48 tiếng đồng hồ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, vẫn giữ nguyên vận tốc nhưng có khả năng cường độ sẽ mạnh lên.
Khắp nơi: VN tăng cứu trợ sau mưa lụt, đã có ít nhất trên 54 người chết.
Bản quyền hình ảnh VIETNAM NEWS AGENCY Image caption Đưa thực phẩm cứu trợ đến nơi bị ngập lụt
Tính đến ngày 12/10 có 54 người chết vì mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, trong đó Thanh Hóa là nhiều nhất (17 người), trong khi mưa to có sấm chớp tại TPHCM cũng gây kẹt xe nghiêm trọng hôm 13/10.
Chính quyền đã và đang nỗ lực hộ đê và cấp cứu, gồm cả việc có kế hoạch dùng mìn phá phần đất lở ở Hòa Bình để tìm người bị mất tích.
Cũng có tin một số chuyến bay Hà Nội - Sài Gòn bị hủy vì thời tiết.
Thiệt hại về người
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Trung ương Việt Nam về phòng chống thiên tai, tính đến cuối hôm thứ Năm, thiệt hại về người do trận mưa lũ vừa qua ở Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc là:
Bản quyền hình ảnh STR Image caption Quân đội hộ đê ở Ninh Bình
Người chết: 54 người (Sơn La: 6 người, Yên Bái: 6 người, Hòa Bình: 17 người, ThanhHóa: 14 người, Nghệ An: 9 người, Hà Nội 2 người).
Người mất tích: 39 người (Sơn La: 2 người, Yên Bái: 16 người, Hòa Bình: 15 người, Thanh Hóa: 5 người, Quảng Trị: 1 người).
Bản quyền hình ảnh STR Image caption Lụt ở Ninh Bình
Người bị thương: 31 người (Sơn La: 3 người, Yên Bái: 7 người, Thái Bình: 6 người, Hòa Bình: 9 người, Thanh Hóa: 5 người, Hà Tĩnh: 1 người).
Theo trang Dân Trí hôm 13/10 đưa tin đã tìm được thi thể nạn nhân thứ 10 trong 18 người bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Công tác này được chính quyền địa phương tiến hành từ 2 giờ sáng hôm 12/10, đến 10 giờ đêm thì tạm dừng vì trời tối, các phương tiện đào bới khó hoạt động, theo tờ báo.
Theo Thanh Niên, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương xác định những ngày qua trên một số sông đã có lũ lớn, và xảy ra trên 60 sự cố trên các tuyến đê.
Trung tâm cảnh báo trong 12 giờ tới, sạt lở đất có thể xảy ra tại Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình và ngập lụt tiếp tục diễn ra ở Nình Bình.
Nghìn hộ dân Chương Mỹ vẫn bị cô lập sau vỡ đê
Nước dâng 70-80cm, việc đi lại khó khăn, hàng nghìn người dân đang cần nước và lương thực.
Sáng 12/10, đoạn đê thuộc tuyến đê Bùi 2 của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị vỡ khiến nhiều nhà dân ngập sâu, có nơi tới 3m.
Đoạn đê bao bị vỡ chạy qua ba xã Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, nhấn chìm nhiều nhà dân. Toàn xã Nam Phương Tiến có 10 thôn thì 4 thôn ngập sâu.
Năm 2008, đoạn đê này từng bị vỡ hai điểm, nước tràn vào, 45 ngày sau mới rút.
Ông Nguyễn Chiến Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến) cho biết: "Khu vực này là trũng nhất, mưa lũ ở sông suối và đồi núi chảy về khiến mực nước tăng cao. Hiện 900 hộ dân với 4.600 nhân khẩu vẫn bị cô lập. Nước vẫn đang dâng, có thể ít nhất 40 ngày nữa mới rút".
Ước tính 75 ha thuỷ sản và 200 ha hoa màu đang chìm trong biển nước. Đến 17h ngày 13/7, các thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, một phần thôn Nam Hải và thôn Hạnh Côn vẫn chìm trong nước.
Nhiều gia đình làm phao tự chế để di chuyển đồ đạc và trẻ nhỏ đến nơi khô ráo, nhà văn hoá.
Nến cùng 600 thùng nước và 400 thùng mỳ tôm được UBND xã cấp phát miễn phí cho người dân.
Nhiều lượt cano chở theo hàng chục thùng nước sạch được ưu tiên đưa tới các hộ dân bị ngập sâu.
Đường bê tông liên xóm, liên xã nước ngập 70-80cm, người dân chỉ còn cách chèo thuyền để di chuyển.
"Nước lên cao, vịt trong trang trại bơi ra ngoài, gia đình tôi nuôi hơn 1.000 con một tháng tuổi nhưng giờ chỉ thu gom được gần 100 con", ông Nguyễn Văn Chắc, thôn Nam Hài (Nam Phương Tiến) cho biết.
Các điểm cao, gốc cây trong xóm là nơi tá túc của bầy ngan, vịt, gà.
Gia đình ông Nguyễn Tự Đại, xóm Chùa (thôn Nam Hải) nuôi hơn 50 con lợn. Hai ngày nay nước ngập sâu 50cm, diện tích đất hạn chế, ông không thể di chuyển lợn lên cao hơn đành mở cửa chuồng để lợn "tự do".
Ông cho biết, nếu nước lên thêm 50cm nữa sẽ di chuyển đàn lợn lên sân nhà để tránh bị chết đuối.
"Nhà cách sông hơn 300m, ngay khi có biểu hiện nước dâng, gia đình đã chuyển đổ đạc lên cao. Vật nuôi không chạy kịp, bị thiệt hại mất mấy trăm con gà", chị Ngô Thị Hà, xóm 6 Tân Tiến vừa kê cao chiếc giường vừa nói.
Xe công nông được tận dụng để đưa đón người dân cần di chuyển. Lương thực thực phẩm, nước sạch đang thiếu lúc này.
mage caption Các đám cháy vẫn đang hoành hành ở miền Bắc California hôm 12/10/2017
Đường Hà Nội đi Tây Bắc tê liệt do ngập sâu 2m
Nước cao lút đầu người trên đoạn quốc lộ 6 qua Tòng Đậu (Mai Châu, Hòa Bình), giao thông từ Hà Nội đi Sơn La, Điện Biên ách tắc.
Ngập ở Mai Châu, Hòa Bình
Quốc lộ 6 dài 504 km, đi qua Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên. Mưa lũ mấy ngày qua khiến 200 m đường qua xã Tòng Đậu (Mai Châu, Hòa Bình) ngập 0,5-2 m. Người dân phải di chuyển bằng thuyền.
Xe tải xếp hàng dài tại ngã ba Tòng Đậu. Tài xế đã hai ngày ăn ngủ trên xe, chờ nước rút để có thể tiếp tục di chuyển.
Công an và bộ đội huyện Mai Châu đã làm những chiếc bè, đưa người dân qua khu vực ngập.
Mỗi chiếc bè tối thiểu chở được hơn 10 người, do ít nhất 3 người điều khiển gồm người đứng trước, đứng sau và lội dưới nước.
Với những đơn hàng gấp, chủ sẽ chuyển hàng lên bè, trung chuyển qua đoạn ngập, rồi lên ôtô khác ra Hà Nội.
Chị Huyền nhà Tân Sơn (Mai Châu) có em bé được 8 tháng tuổi đi chơi nhà bà nội thì bị kẹt vì đường ngập. Gia đình đã thuê thuyền của người dân để vượt qua chỗ ngập.
Một người dân có nhà bị ngập cho biết, khu vực này đã mưa liên tục 4 ngày, nước từ các suối chảy xuống khiến quốc lộ 6 bị ngập từ hôm 11/6.
Anh Lò Văn Tĩnh dùng bè giúp người dân di chuyển sang đầu bên kia và ngược lại. Từ sáng anh chở được hơn chục chuyến.
Một số đoạn nước rất sâu, để chở cả xe máy cần rất nhiều người ngâm mình dưới nước đẩy. Hiện khu vực bị cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.
Phía bên kia cũng có rất nhiều người và xe chờ được di chuyển để tiếp tục hành trình.
Hòa Bình là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất trong đợt mưa lũ này. Thống kê đến sáng nay, toàn tỉnh có 17 người chết, 15 người mất tích, 9 người bị thương, chủ yếu do sạt lở đất.
Đỉa theo nước ngập tấn công khu dân cư ở Sài Gòn
Hơn 10 giờ sau trận mưa lớn, nhiều nơi ở TP HCM vẫn ngập một mét, đỉa từ kênh rạch theo nước bơi vào hẻm.
Chiều 13/10, một số khu dân cư ở quận 12, Bình Tân, quận 6... vẫn chìm trong nước do mưa lớn kết hợp triều cường kéo dài từ tối qua đến rạng sáng nay.
Tại phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Nhất (quận 12), 40 nhà dân ngập sâu gần một mét. Xe và các vật dụng chìm trong nước, hoặc trôi lềnh bềnh khắp nơi.
Ông Tạ Quang Cảnh ở phường Tân Chánh Hiệp cho biết, gia đình ở đây mấy chục năm nhưng lần đầu bị ngập nghiêm trọng như vậy.
"Thiệt hại cho tôi và bà con không biết bao nhiêu mà kể. Ở những lần mưa to trước, nước ngập nhưng rút liền chứ đâu có kéo dài như vầy", ông Cảnh nói, vẻ ngao ngán.
Chính quyền quận 12 cử lực lượng giúp người dân di tản đồ đạc, dùng máy bơm hút nước để giải quyết ngập.
Tại khu vực phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), nhiều con hẻm, đường vẫn chìm hơn nửa mét, nước rút rất chậm. Người dân vừa lội nước vừa tránh những con đỉa chực bám vào chân. Trên thềm một số nhà, gần chục con dài 7-10 cm bám vào.
Bà Bích Liên (60 tuổi) trọ tại đây cho biết, rác cùng đỉa từ kênh rạch xung quanh theo dòng nước vào khu dân cư. "Sáng dậy thấy mấy con bò lổn nhổn mà nổi da gà. Tôi sợ lắm, chưa dám bước chân xuống nước đi đâu", bà nói.
Người dân rải muối dọc các bậc thềm để đỉa tránh xa.
Theo Đài khí tượng Thủy văn Nam bộ, lượng mưa rạng sáng nay cao nhất tại Hóc Môn đạt 120 mm, trạm Mạc Đĩnh Chi là 108 mm, huyện Bình Chánh 90,7mm... Trong hai ngày tới TP HCM vẫn xảy ra mưa lớn trên diện rộng.
Người Sài Gòn chống ngập suốt đêm
Mưa lớn dồn dập chiều tối và đêm những ngày qua khiến nhiều gia đình ở quận Bình Tân phải thức trắng để tát nước tràn vào nhà.
Chiều và đêm 13/10, mưa lớn tiếp tục đổ xuống trên nhiều địa bàn ở TP HCM khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng. Hai đêm liền, người dân sống ven đường thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân và trong các con hẻm khiến sinh hoạt bị đảo lộn khi nước tràn vào, họ phải thức trắng đêm để tát nước, thu dọn đồ đạc.
Để đối phó với ngập, gia đình anh Vũ Văn Hàn (ngụ ở đường số 7) tự chế máy bơm nước bằng động cơ xe máy. "Hai ngày nay mưa suốt, nhà cửa lênh láng nước. Hai mẹ con tôi dùng đủ loại dụng cụ chống ngập như chậu, gàu, xô và tự chế máy bơm hút nước cho nhanh, vừa đỡ cực", anh Hàn nói.
Nước tràn vào nhà trọ, những công nhân ở đường số 1 (phường An Lạc A) ngồi trên những chiếc bàn, ghế kê tạm ven đường để chờ nước rút. "Nhà trọ đã ngập, cứ tối đến ở đây lại mất điện. Chưa năm nào bà con khổ như năm nay. Hai đêm rồi, cả xóm đều không ngủ", chị Yến, một công nhân, than thở.
Anh Đạt mò một tấm bảng quảng cáo bị sóng đánh chìm. "Đường ngập mấy bữa nay, cả ngày lẫn đêm khiến buôn bán ế ẩm quá!", anh nói.
Thường gia đình ông Trương Văn Phúc đóng cửa hàng sớm, nhưng hai hôm nay họ phải thức để chống ngập. "Tôi ở đây đã hơn 20 năm nhưng chưa thấy khi nào đường này ngập nặng như năm nay", vợ ông Phúc cho biết.
Nước dâng cao trên đường số 7, một gia vội vàng thu dọn manơcanh để đóng cửa hàng.
"Mưa xuống là nước ngập khắp nơi. Sinh hoạt của gia đình tôi bị đảo lộn cả đêm lẫn ngày", người đàn ông này nói.
Gia đình ông Phương dùng mọi đồ đạc để che chắn, tránh nước tràn vào cửa hàng.
Đến gần nửa đêm, trên các tuyến đường số 1, 4, 7 và An Dương Vương, nước vẫn ngập cả bánh xe khiến nhiều người bì bõm lội bộ, dắt xe bị chết máy để kịp về nhà.
Nước ngập lút bánh xe, một người đàn ông vẫn cố phóng xe thật nhanh để không bị chết máy tại ngã tư đường số 1 và 4.
Nước lênh láng trong tiệm sửa xe máy tại nút giao đường số 7 và số 4.
Gia đình ông Võ Hoàng Mai (quận 11) chong đèn bằng những chiếc điện thoại để sửa chữa ôtô bị chết máy. "Nay cả gia đình tôi đi dự tiệc cưới từ huyện Bình Chánh về. Suốt dọc đường đều gặp ngập nhưng đến đường số 7 này thì xe chết máy, phải sửa", ông Mai cho biết.
Đường Sài Gòn ngập nặng, giao thông rối loạn sau mưa lớn
Chiều tối 12/10, mưa xối xả khiến nhiều tuyến đường ở quận Bình Tân ngập sâu, giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất rối loạn.
Sau trận mưa lớn lúc 20h, đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) chìm trong biển nước, nhiều xe qua đây bị chết máy, người dân bì bõm lội bộ về nhà.
Người dân giúp nhau đẩy xe qua đoạn đường ngập.
Do đường ngập sâu, xe chết máy, một số người dân phải lên vỉa hè đứng chờ nước rút mới về nhà.
Xe buýt cũng bị ngập gần lút bánh trên đường Hồ Học Lãm giao với Võ Văn Kiệt.
Xe chết máy, một ông bố lội bộ dắt xe chở con trai về nhà.
Một ôtô chết máy, tài xế chờ người đến hỗ trợ.
Nhiều nhà dân hai bên đường cũng bị nước tràn vào, nhấn chìm nhiều đồ đạc. "Nước tràn vào nhà rất nhanh nên cả gia đình không kịp trở tay", bà Hương, sống ven đường Hồ Học Lãm, cho biết.
Tại khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất, cơn mưa tầm tã xảy ra vào khung giờ tan tầm khiến giao thông qua đây kẹt cứng.
Đường Phan Thúc Duyện hướng từ sân bay về trung tâm thành phố ôtô và xe máy chen chúc nhau. Nhiều con đường khác như Trần Quốc Hoàn, Trường Sơn, Hồng Hà, Nguyễn Kiệm... đều trong tình trạng tương tự.
Ở dưới chân cầu vượt Lăng Cha Cả, một ôtô bị hỏng giữa đường khiến các xe khác bị ùn lại.
"Hôm nay mưa lớn quá lại đúng giờ tan tầm nên giao thông cứ như vỡ trận, len lỏi mãi hơn nửa tiếng vẫn chưa đi hết đường Cộng Hòa", chị Nguyễn Ngọc Mai (quận Tân Bình) than thở.
Bé Quỳnh Anh (2 tuổi) được mẹ đưa vào vỉa hè ngồi trú mưa và chờ hết ùn tắc.
Đến khoảng 19h, mưa ngớt nhưng tình trạng kẹt xe ở khu vực quanh sân bay vẫn tiếp diễn.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Từ bắc chí nam VN rất nhiều nơi ngập lụt sau mưa lũ, đã có ít nhất trên 54 người chết.
Thiệt Hại Về Người và Vật Chất Do Đợt Mưa Lũ Gần Nhất Tại Việt Nam
(Hình AFP: Một gia đình người Hmông đang đi bộ giữa những ngôi nhà bị phá hủy sau trận lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái, hôm 4 tháng Tám năm 2017.)
HÀ NỘI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay tính đến 1 giờ trưa ngày 11/10/2017, đã có 50 người thiệt mạng và 12 người mất tích do mưa lũ tại khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày qua.
Thông tin này được công bố trong cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng-Chống thiên tai do Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hôm 11/10.
Tại cuộc họp, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết ngoài số người thiệt mạng và mất tích nêu trên, còn có 5 người bị thương, 81 ngôi nhà sập, hơn 3.100 ngôi nhà bị ngập và 135 nhà phải di dời khẩn cấp.
Đây được đánh giá là một trận lũ lớn bất thường trong tháng 10 và là trận lũ lớn nhất trong lịch sử về hồ Hòa Bình trong tháng 10.
Trong suốt 3 ngày qua, lũ khiến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rất to, làm nhiều khu dân ở vùng trũng bị ngập.
Cho đến ngày 11/10, một số tỉnh như Hòa Bình, Thanh Hóa vẫn xảy ra mưa lớn. Lũ về hồ Hòa Bình với lưu lượng đỉnh lũ hơn 14.700 mét khối/giây. Hiện thủy điện Hòa Bình đã phải mở 7 cửa xả nước.
Trong mấy ngày tới, mưa lũ dự báo sẽ vẫn diễn ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và miền núi Tây-Bắc, khiến mực nước sông Hồng lên nhanh.
Cũng trong ngày 11/10, Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã công bố tình trạng khẩn cấp thiên tai do mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình mưa lũ lớn trong mấy ngày qua đã khiến 4-6 gia đình bị cuốn trôi, khoảng 15-20 người bị mất tích.
Mưa lũ cũng làm nhiều hồ chứa có nguy cơ bị tràn, và hư hỏng chẳng hạn như hồ Cháu, hồ Khang, hồ Kem,….
Các tuyến đường giao thông bị ách tắc và ngập úng, cản trở việc tìm kiếm cứu nạn. Nhiều khu vực bị sạt lở đất đá gây nguy hiểm.
Trước tình trạng này, Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Văn Quang kêu gọi các ban ngành thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống thiệt hại và thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa lũ.
Trong khi nhiều địa phương vẫn đang chống chọi với trận mưa lũ suốt mấy ngày qua, ở Biển Đông lại xuất hiện một đợt áp thấp nhiệt đới quanh vùng biển phía Đông Phi Luật Tân.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam ngày 11/10 cho biết áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sẽ di chuyển về hướng Tây với vận tốc 25-30 cây số/giờ.
Đến khoảng 1 giờ chiều ngày 12/10, tâm áp thấp nhiệt đới sẽ cách đảo Luzon của Phi Luật Tân khoảng 240 cây số về phía Đông.
Trong 24 đến 48 tiếng đồng hồ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, vẫn giữ nguyên vận tốc nhưng có khả năng cường độ sẽ mạnh lên.
Khắp nơi: VN tăng cứu trợ sau mưa lụt, đã có ít nhất trên 54 người chết.
Bản quyền hình ảnh VIETNAM NEWS AGENCY Image caption Đưa thực phẩm cứu trợ đến nơi bị ngập lụt
Tính đến ngày 12/10 có 54 người chết vì mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, trong đó Thanh Hóa là nhiều nhất (17 người), trong khi mưa to có sấm chớp tại TPHCM cũng gây kẹt xe nghiêm trọng hôm 13/10.
Chính quyền đã và đang nỗ lực hộ đê và cấp cứu, gồm cả việc có kế hoạch dùng mìn phá phần đất lở ở Hòa Bình để tìm người bị mất tích.
Cũng có tin một số chuyến bay Hà Nội - Sài Gòn bị hủy vì thời tiết.
Thiệt hại về người
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Trung ương Việt Nam về phòng chống thiên tai, tính đến cuối hôm thứ Năm, thiệt hại về người do trận mưa lũ vừa qua ở Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc là:
Bản quyền hình ảnh STR Image caption Quân đội hộ đê ở Ninh Bình
Người chết: 54 người (Sơn La: 6 người, Yên Bái: 6 người, Hòa Bình: 17 người, ThanhHóa: 14 người, Nghệ An: 9 người, Hà Nội 2 người).
Người mất tích: 39 người (Sơn La: 2 người, Yên Bái: 16 người, Hòa Bình: 15 người, Thanh Hóa: 5 người, Quảng Trị: 1 người).
Bản quyền hình ảnh STR Image caption Lụt ở Ninh Bình
Người bị thương: 31 người (Sơn La: 3 người, Yên Bái: 7 người, Thái Bình: 6 người, Hòa Bình: 9 người, Thanh Hóa: 5 người, Hà Tĩnh: 1 người).
Theo trang Dân Trí hôm 13/10 đưa tin đã tìm được thi thể nạn nhân thứ 10 trong 18 người bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Công tác này được chính quyền địa phương tiến hành từ 2 giờ sáng hôm 12/10, đến 10 giờ đêm thì tạm dừng vì trời tối, các phương tiện đào bới khó hoạt động, theo tờ báo.
Theo Thanh Niên, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương xác định những ngày qua trên một số sông đã có lũ lớn, và xảy ra trên 60 sự cố trên các tuyến đê.
Trung tâm cảnh báo trong 12 giờ tới, sạt lở đất có thể xảy ra tại Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình và ngập lụt tiếp tục diễn ra ở Nình Bình.
Nghìn hộ dân Chương Mỹ vẫn bị cô lập sau vỡ đê
Nước dâng 70-80cm, việc đi lại khó khăn, hàng nghìn người dân đang cần nước và lương thực.
Sáng 12/10, đoạn đê thuộc tuyến đê Bùi 2 của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị vỡ khiến nhiều nhà dân ngập sâu, có nơi tới 3m.
Đoạn đê bao bị vỡ chạy qua ba xã Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, nhấn chìm nhiều nhà dân. Toàn xã Nam Phương Tiến có 10 thôn thì 4 thôn ngập sâu.
Năm 2008, đoạn đê này từng bị vỡ hai điểm, nước tràn vào, 45 ngày sau mới rút.
Ông Nguyễn Chiến Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến) cho biết: "Khu vực này là trũng nhất, mưa lũ ở sông suối và đồi núi chảy về khiến mực nước tăng cao. Hiện 900 hộ dân với 4.600 nhân khẩu vẫn bị cô lập. Nước vẫn đang dâng, có thể ít nhất 40 ngày nữa mới rút".
Ước tính 75 ha thuỷ sản và 200 ha hoa màu đang chìm trong biển nước. Đến 17h ngày 13/7, các thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, một phần thôn Nam Hải và thôn Hạnh Côn vẫn chìm trong nước.
Nhiều gia đình làm phao tự chế để di chuyển đồ đạc và trẻ nhỏ đến nơi khô ráo, nhà văn hoá.
Nến cùng 600 thùng nước và 400 thùng mỳ tôm được UBND xã cấp phát miễn phí cho người dân.
Nhiều lượt cano chở theo hàng chục thùng nước sạch được ưu tiên đưa tới các hộ dân bị ngập sâu.
Đường bê tông liên xóm, liên xã nước ngập 70-80cm, người dân chỉ còn cách chèo thuyền để di chuyển.
"Nước lên cao, vịt trong trang trại bơi ra ngoài, gia đình tôi nuôi hơn 1.000 con một tháng tuổi nhưng giờ chỉ thu gom được gần 100 con", ông Nguyễn Văn Chắc, thôn Nam Hài (Nam Phương Tiến) cho biết.
Các điểm cao, gốc cây trong xóm là nơi tá túc của bầy ngan, vịt, gà.
Gia đình ông Nguyễn Tự Đại, xóm Chùa (thôn Nam Hải) nuôi hơn 50 con lợn. Hai ngày nay nước ngập sâu 50cm, diện tích đất hạn chế, ông không thể di chuyển lợn lên cao hơn đành mở cửa chuồng để lợn "tự do".
Ông cho biết, nếu nước lên thêm 50cm nữa sẽ di chuyển đàn lợn lên sân nhà để tránh bị chết đuối.
"Nhà cách sông hơn 300m, ngay khi có biểu hiện nước dâng, gia đình đã chuyển đổ đạc lên cao. Vật nuôi không chạy kịp, bị thiệt hại mất mấy trăm con gà", chị Ngô Thị Hà, xóm 6 Tân Tiến vừa kê cao chiếc giường vừa nói.
Xe công nông được tận dụng để đưa đón người dân cần di chuyển. Lương thực thực phẩm, nước sạch đang thiếu lúc này.
mage caption Các đám cháy vẫn đang hoành hành ở miền Bắc California hôm 12/10/2017
Đường Hà Nội đi Tây Bắc tê liệt do ngập sâu 2m
Nước cao lút đầu người trên đoạn quốc lộ 6 qua Tòng Đậu (Mai Châu, Hòa Bình), giao thông từ Hà Nội đi Sơn La, Điện Biên ách tắc.
Ngập ở Mai Châu, Hòa Bình
Quốc lộ 6 dài 504 km, đi qua Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên. Mưa lũ mấy ngày qua khiến 200 m đường qua xã Tòng Đậu (Mai Châu, Hòa Bình) ngập 0,5-2 m. Người dân phải di chuyển bằng thuyền.
Xe tải xếp hàng dài tại ngã ba Tòng Đậu. Tài xế đã hai ngày ăn ngủ trên xe, chờ nước rút để có thể tiếp tục di chuyển.
Công an và bộ đội huyện Mai Châu đã làm những chiếc bè, đưa người dân qua khu vực ngập.
Mỗi chiếc bè tối thiểu chở được hơn 10 người, do ít nhất 3 người điều khiển gồm người đứng trước, đứng sau và lội dưới nước.
Với những đơn hàng gấp, chủ sẽ chuyển hàng lên bè, trung chuyển qua đoạn ngập, rồi lên ôtô khác ra Hà Nội.
Chị Huyền nhà Tân Sơn (Mai Châu) có em bé được 8 tháng tuổi đi chơi nhà bà nội thì bị kẹt vì đường ngập. Gia đình đã thuê thuyền của người dân để vượt qua chỗ ngập.
Một người dân có nhà bị ngập cho biết, khu vực này đã mưa liên tục 4 ngày, nước từ các suối chảy xuống khiến quốc lộ 6 bị ngập từ hôm 11/6.
Anh Lò Văn Tĩnh dùng bè giúp người dân di chuyển sang đầu bên kia và ngược lại. Từ sáng anh chở được hơn chục chuyến.
Một số đoạn nước rất sâu, để chở cả xe máy cần rất nhiều người ngâm mình dưới nước đẩy. Hiện khu vực bị cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.
Phía bên kia cũng có rất nhiều người và xe chờ được di chuyển để tiếp tục hành trình.
Hòa Bình là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất trong đợt mưa lũ này. Thống kê đến sáng nay, toàn tỉnh có 17 người chết, 15 người mất tích, 9 người bị thương, chủ yếu do sạt lở đất.
Đỉa theo nước ngập tấn công khu dân cư ở Sài Gòn
Hơn 10 giờ sau trận mưa lớn, nhiều nơi ở TP HCM vẫn ngập một mét, đỉa từ kênh rạch theo nước bơi vào hẻm.
Chiều 13/10, một số khu dân cư ở quận 12, Bình Tân, quận 6... vẫn chìm trong nước do mưa lớn kết hợp triều cường kéo dài từ tối qua đến rạng sáng nay.
Tại phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Nhất (quận 12), 40 nhà dân ngập sâu gần một mét. Xe và các vật dụng chìm trong nước, hoặc trôi lềnh bềnh khắp nơi.
Ông Tạ Quang Cảnh ở phường Tân Chánh Hiệp cho biết, gia đình ở đây mấy chục năm nhưng lần đầu bị ngập nghiêm trọng như vậy.
"Thiệt hại cho tôi và bà con không biết bao nhiêu mà kể. Ở những lần mưa to trước, nước ngập nhưng rút liền chứ đâu có kéo dài như vầy", ông Cảnh nói, vẻ ngao ngán.
Chính quyền quận 12 cử lực lượng giúp người dân di tản đồ đạc, dùng máy bơm hút nước để giải quyết ngập.
Tại khu vực phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), nhiều con hẻm, đường vẫn chìm hơn nửa mét, nước rút rất chậm. Người dân vừa lội nước vừa tránh những con đỉa chực bám vào chân. Trên thềm một số nhà, gần chục con dài 7-10 cm bám vào.
Bà Bích Liên (60 tuổi) trọ tại đây cho biết, rác cùng đỉa từ kênh rạch xung quanh theo dòng nước vào khu dân cư. "Sáng dậy thấy mấy con bò lổn nhổn mà nổi da gà. Tôi sợ lắm, chưa dám bước chân xuống nước đi đâu", bà nói.
Người dân rải muối dọc các bậc thềm để đỉa tránh xa.
Theo Đài khí tượng Thủy văn Nam bộ, lượng mưa rạng sáng nay cao nhất tại Hóc Môn đạt 120 mm, trạm Mạc Đĩnh Chi là 108 mm, huyện Bình Chánh 90,7mm... Trong hai ngày tới TP HCM vẫn xảy ra mưa lớn trên diện rộng.
Người Sài Gòn chống ngập suốt đêm
Mưa lớn dồn dập chiều tối và đêm những ngày qua khiến nhiều gia đình ở quận Bình Tân phải thức trắng để tát nước tràn vào nhà.
Chiều và đêm 13/10, mưa lớn tiếp tục đổ xuống trên nhiều địa bàn ở TP HCM khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng. Hai đêm liền, người dân sống ven đường thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân và trong các con hẻm khiến sinh hoạt bị đảo lộn khi nước tràn vào, họ phải thức trắng đêm để tát nước, thu dọn đồ đạc.
Để đối phó với ngập, gia đình anh Vũ Văn Hàn (ngụ ở đường số 7) tự chế máy bơm nước bằng động cơ xe máy. "Hai ngày nay mưa suốt, nhà cửa lênh láng nước. Hai mẹ con tôi dùng đủ loại dụng cụ chống ngập như chậu, gàu, xô và tự chế máy bơm hút nước cho nhanh, vừa đỡ cực", anh Hàn nói.
Nước tràn vào nhà trọ, những công nhân ở đường số 1 (phường An Lạc A) ngồi trên những chiếc bàn, ghế kê tạm ven đường để chờ nước rút. "Nhà trọ đã ngập, cứ tối đến ở đây lại mất điện. Chưa năm nào bà con khổ như năm nay. Hai đêm rồi, cả xóm đều không ngủ", chị Yến, một công nhân, than thở.
Anh Đạt mò một tấm bảng quảng cáo bị sóng đánh chìm. "Đường ngập mấy bữa nay, cả ngày lẫn đêm khiến buôn bán ế ẩm quá!", anh nói.
Thường gia đình ông Trương Văn Phúc đóng cửa hàng sớm, nhưng hai hôm nay họ phải thức để chống ngập. "Tôi ở đây đã hơn 20 năm nhưng chưa thấy khi nào đường này ngập nặng như năm nay", vợ ông Phúc cho biết.
Nước dâng cao trên đường số 7, một gia vội vàng thu dọn manơcanh để đóng cửa hàng.
"Mưa xuống là nước ngập khắp nơi. Sinh hoạt của gia đình tôi bị đảo lộn cả đêm lẫn ngày", người đàn ông này nói.
Gia đình ông Phương dùng mọi đồ đạc để che chắn, tránh nước tràn vào cửa hàng.
Đến gần nửa đêm, trên các tuyến đường số 1, 4, 7 và An Dương Vương, nước vẫn ngập cả bánh xe khiến nhiều người bì bõm lội bộ, dắt xe bị chết máy để kịp về nhà.
Nước ngập lút bánh xe, một người đàn ông vẫn cố phóng xe thật nhanh để không bị chết máy tại ngã tư đường số 1 và 4.
Nước lênh láng trong tiệm sửa xe máy tại nút giao đường số 7 và số 4.
Gia đình ông Võ Hoàng Mai (quận 11) chong đèn bằng những chiếc điện thoại để sửa chữa ôtô bị chết máy. "Nay cả gia đình tôi đi dự tiệc cưới từ huyện Bình Chánh về. Suốt dọc đường đều gặp ngập nhưng đến đường số 7 này thì xe chết máy, phải sửa", ông Mai cho biết.
Đường Sài Gòn ngập nặng, giao thông rối loạn sau mưa lớn
Chiều tối 12/10, mưa xối xả khiến nhiều tuyến đường ở quận Bình Tân ngập sâu, giao thông xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất rối loạn.
Sau trận mưa lớn lúc 20h, đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) chìm trong biển nước, nhiều xe qua đây bị chết máy, người dân bì bõm lội bộ về nhà.
Người dân giúp nhau đẩy xe qua đoạn đường ngập.
Do đường ngập sâu, xe chết máy, một số người dân phải lên vỉa hè đứng chờ nước rút mới về nhà.
Xe buýt cũng bị ngập gần lút bánh trên đường Hồ Học Lãm giao với Võ Văn Kiệt.
Xe chết máy, một ông bố lội bộ dắt xe chở con trai về nhà.
Một ôtô chết máy, tài xế chờ người đến hỗ trợ.
Nhiều nhà dân hai bên đường cũng bị nước tràn vào, nhấn chìm nhiều đồ đạc. "Nước tràn vào nhà rất nhanh nên cả gia đình không kịp trở tay", bà Hương, sống ven đường Hồ Học Lãm, cho biết.
Tại khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất, cơn mưa tầm tã xảy ra vào khung giờ tan tầm khiến giao thông qua đây kẹt cứng.
Đường Phan Thúc Duyện hướng từ sân bay về trung tâm thành phố ôtô và xe máy chen chúc nhau. Nhiều con đường khác như Trần Quốc Hoàn, Trường Sơn, Hồng Hà, Nguyễn Kiệm... đều trong tình trạng tương tự.
Ở dưới chân cầu vượt Lăng Cha Cả, một ôtô bị hỏng giữa đường khiến các xe khác bị ùn lại.
"Hôm nay mưa lớn quá lại đúng giờ tan tầm nên giao thông cứ như vỡ trận, len lỏi mãi hơn nửa tiếng vẫn chưa đi hết đường Cộng Hòa", chị Nguyễn Ngọc Mai (quận Tân Bình) than thở.
Bé Quỳnh Anh (2 tuổi) được mẹ đưa vào vỉa hè ngồi trú mưa và chờ hết ùn tắc.
Đến khoảng 19h, mưa ngớt nhưng tình trạng kẹt xe ở khu vực quanh sân bay vẫn tiếp diễn.