Đoạn Đường Chiến Binh
Từ bom CBU Long Khánh đến bom GBU Afganistan - Lữ Giang
Trong một thông báo, bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở thủ đô Kabul, Afghanistan, cho biết một quả bom đã được thả xuống vào lúc 19 giờ 32’ tối 13.4.2017 (giờ địa phương), nhằm vào một hệ thống đường hầm ở quận Achin
Trong
một thông báo, bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở thủ đô Kabul, Afghanistan, cho
biết một quả bom đã được thả xuống vào lúc 19 giờ
32’ tối 13.4.2017 (giờ địa phương), nhằm vào một hệ thống đường hầm ở
quận Achin, tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan, nơi cánh liên minh
của IS hoạt động. Ông Adam Stump, một phát ngôn viên của Ngũ giác đài
nói rằng quả siêu bom này đã được thả xuống từ
chiếc MC-130, và đã được đưa tới Afghanistan “cách đây một thời gian”.
Dù nằm trong kho vũ khí của Mỹ hơn một thập kỷ, GBU-43B chưa bao giờ
được sử dụng trước đây. Loại bom mạnh “chỉ sau bom nguyên tử” này được
dùng tiêu diệt các mục tiêu như các cơ sở hạ
tầng trên mặt đất, các lối vào đường hầm và khu vực tập trung quân lính
đối phương.
Tin
này đã làm nhiều người Việt nhớ lại hai trái bom CBU-55 đã được thả
xuống vùng Long Khánh vào tháng 4 năm 1975 để ngăn chận
bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn. Sức công phá của loại bom CBU-55 và
GBU-43B có khác nhau và mục tiêu của việc xử dụng cũng không giong nhau.
Mỹ đã xử dụng hai trái bom CBU-55 để ngăn chận bộ đội Bắc Việt tiến
nhanh vào Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, còn
Donald Trump xử dụng trái GBU-43B để làm gì?
THẢ TRÁI CBU-55 XUỐNG LONG KHÁNH
Bắt đầu từ ngày 9.4.1975 Hà nội cho mở “Chiến dịch
tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh” để mở đường tiến vào Sài Gòn.
1.- Lực lượng của hai bên
Lực
lượng được Hà Nội xử dụng để mở chiến dịch gồm có Quân đoàn 4 (thiếu Sư
đoàn 9), được tăng cường thêm Sư đoàn bộ binh 6 (Quân
khu 7), Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325), một trung đoàn xe tăng,
xe thiết giáp, một trung đoàn pháo binh... với tổng quân số khoảng
40.000, do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế
Thiện làm chính ủy. Đây chỉ là những đơn vị được
thiết lập tại Miền Nam.
Xuân
Lộc là tuyến phòng thủ cơ bản của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông
của Sài Gòn gồm Biên Hòa, Xuân Lộc, Bà Rịa và Vũng
Tàu. Lúc đó lực lượng phía Quân lực VNCH tại khu vực này gồm Sư đoàn 18
Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52), lực lượng Địa phương quân,
Nghĩa quân Long Khánh, và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc
Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên
đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách
Dù, Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh
Dù. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của 2 sư đoàn Không quân từ phi trường
Biên Hòa và Cần Thơ. Tổng số quân gồm khoảng
14.000 người. Toàn bộ tuyến phòng ngự do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ
huy.
2.- Giờ lịch sử sắp điểm
Chiến
đoàn 52 của Sư đoàn 18 đóng giữ ở Kiệm Tân và ngã ba Dầu Giây, cách Sài
Gòn khoảng 70 km. Với quân số áp đảo, đêm 13 rạng
14.4.1975 Trung đoàn 33 (thuộc sư đoàn 6) của Cộng quân tiến chiếm ngả
ba Dầu Giây, sau đó chiếm cao điểm Núi Thị. Ngày 14/4 Trung đoàn 4 và
một bộ phận Trung đoàn 33 và Trung đoàn 95B (mới được bổ sung từ miền
bắc vào) đánh chiếm Chi khu Kiệm Tân. Chiến đoàn
52 tan rã.
Biết rằng với đà tiến quân này, Hà Nội có thể chiếm Sài Gòn trong một thời gian rất gần,
Hoa
Kỳ quyết định dùng một vũ khí đặc biệt để làm chậm bước tiến quân của
Hà Nội
lại, cho Mỹ có thời gian yêu cầu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức,
đưa Tướng Dương Văn Minh lên tuyên bố đầu hàng, và tổ chức di tản. Bom CBU-55 đã được xử dụng.
3.- Xử dụng bom CBU-55
Theo
revolvy.com, CBU-55 (Cluster bomb units) là một loại bom chùm Nhiên
liệu Không khí nổ (Fuel Air Explosives), do Quân đội Hoa Kỳ phát triển
trong chiến tranh Việt Nam, và chỉ được sử dụng không thường xuyên.
Không giống như hầu hết các bom khác có chứa napalm
hoặc phoshpho, bom CBU-55 nặng 750 pound được
chứa chủ yếu bằng propane,
và được mô tả như là "vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất trong kho vũ khí
của Hoa Kỳ". [Propane là sản phẩm phụ của quá trình xử lý khí tự nhiên
và lọc dầu, thường được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ,
ngọn đuốc khí oxy, bếp di động, và lò sưởi ở trung các tâm dân cư.
Propane là một trong những nhóm khí hoá lỏng (LP gas)].
Đầu tháng 4/1975, hai trái CBU-55 đã được đưa từ Thái Lan đến căn cứ không quân Biên Hòa.
Viên
chức cao cấp của Mỹ tại Việt Nam lúc đó là Thiếu tướng Homer Smith đã
dọn đường cho chính quyền Sài Gòn sử dụng nó chống lại sự tiến quân của
bộ đội Bắc Việt.
Ngày 21.4.1975, khi phần lớn miền Nam Việt Nam đã bị quân đội Bắc Việt chiếm,
lúc 2 giờ chiều, chiếc máy bay vận tải C-130 của VNCH đã bay vòng quanh Xuân Lộc
ở độ cao 6.100 m, sau đó ném bom xuống vùng hai xã Bảo Vinh và Bình Lộc.
Trái bom phát nổ tạo ra một quả cầu lửa trên diện tích 4 mẫu Anh
(16.000 m2). Các chuyên gia ước tính có khoảng 250 bộ đội đã bị giết,
chủ yếu do sự thiếu hụt oxy chứ không
phải do bỏng. CBU-55 không bao giờ được sử dụng nữa trong chiến tranh.
Trong
cuốn “55 days-The Fall of South VN”
nhà báo Mỹ Alan Dawson cho biết hai trái bom CBU-55 đã được đưa từ Thái
Lan đến Việt Nam vào đầu tháng 4 và mô tả vụ nổ của hai trái bom
này như sau: “Ở
độ cao 6.000m, cánh cửa vỏ sò ở đuôi máy bay mở ra. Cái
dù thăng bằng đeo quả bom rơi vào không trung... Với một tiếng rền nghe
có vẻ dồn nén kỳ lạ, và một quả cầu lửa khổng lồ bùng lên. Phi hành
đoàn kinh sợ nhìn xuống...”
Trong một bài nghiên cứu, ông Trần Hữu Huy cho biết: “Theo nhiều nhân chứng, những người bị chết bởi bom CBU-55 trông thần sắc
nhợt nhạt, tai, mũi bị chảy máu, mặt tím bầm, miệng sủi bọt...”.
Chúng
tôi đã phỏng vấn Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III vào lúc
đó ai đã ra lệnh thả trái CBU-55 này. Ông trả lời
rằng ông chẳng hay biết gì hết. Đó là quyết định của Mỹ và Bộ Tổng Tham
Mưu VNCH. Dĩ nhiên là Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh mặt trận Long Khánh
cũng chẳng biết gì. Chúng tôi lại hỏi Tướng Toàn ai đã ra lệnh phá bỏ
phi trường Biên Hòa, ông cũng trả lời tương tự.
4.- Hai trái CBU-55 đã được thả xuống chỗ nào?
Bom
CBU–55 khi nổ không văng miểng, không để lại hố bom trên mặt đất vì nó
được gây nổ trên không, bom cũng không gây ra vết thương
nào trên con người mà chỉ phá hủy hệ hô hấp và não bộ do phản ứng đốt
cháy oxy. Vì thế, nhiều nhà khảo cứu ở trong nước đã đến Long Khánh để
tim hiểu khu vục có hai trái CBU-55 nổ và ảnh hưởng của nó như thế
nào, nhưng gặp nhiều khó khăn.
Hà Nội đã ghi lại lời khai của hai nhân chứng của biến cố này là Phạm Ngọc Thạch và Hồ Khang trong cuốn "History of the War of Resistance against
America" xuất bản năm 2008, nhưng cần được tìm hiểu rõ hơn.
Sau cuộc hội thảo về 37 năm chiến thắng Xuân Lộc ở Sài Gòn vào đầu năm 2012, ký giả Trần Nguyên Anh của báo Tiền Phong đã đi về
Long Khánh để tìm hiểu biến cố này một lần nữa. Trong bài “Đi tìm nơi quả bom CBU-55 rơi” đăng hai kỳ trên báo Tiền Phong, ông đã cho chúng
ta biết một số chi tiết. Chúng tôi xin tóm lược như sau:
Ông Phạm Văn Hoàng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo của thị xã Long Khánh, đã giới thiệu ông đến gặp ông Võ Thành Dương, tức Hoàng Phi
Hổ, tên thường gọi là Tư Hổ, sinh năm 1929, nguyên là Bí thư huyện ủy trong thời kỳ xảy ra sự việc. Ông Tư Hổ kể:
“Chính tôi đã phát hiện địa điểm quả bom rơi là
tại dốc C vào hôm sau khi sự việc xảy ra. Hôm đó, tôi cùng
một đồng chí nữa đi kiểm tra tình hình chiến trường. Ngang dốc C gần sở
cao su, tôi thấy một vùng rộng lớn khoảng nửa cây số vuông cây cối đổ
rạp, lá cây khô héo, khung cảnh tan hoang vô
cùng kỳ lạ. Tôi dừng xuống kiểm tra và lập tức báo cáo cấp trên”.
Ông Lê Hữu Thách lúc đó là quyền chính trị viên phó thị đội Long Khánh, cho biết thêm:
“Vị
trí quả bom rơi là ở cua C, hay còn gọi là dốc C trên đường vào sở Bình Lộc. Bây giờ thuộc xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh.
Đây là nơi quân chủ lực của ta ém quân.
Dốc C rất sâu, như một công sự tự nhiên khá an toàn, cây cối rậm rạp.
Lúc đó tôi nghe bộ đội báo là lực lượng địa phương chuẩn
bị đón 500 thương binh sau khi quả bom được thả. Anh em được đưa về khu
vực vườn Mít, nằm ngổn ngang… Tôi thấy anh em bị thương xây xước nhẹ,
nhưng lại tử vong”.
Xã Bảo Vinh có 4 ấp là Bảo Vinh A, Bảo Vinh B, Bảo Vinh C và Bảo Vinh Đ. Dốc C nằm ở ấp Bảo Vinh C?
Đi
về suối Nhạn, nơi các nhân chứng cho rằng một quả bom sát thương đặc
biệt khác cũng đã được thả, ông gặp hai nhân chứng là Trần Văn Chín và anh Lê Quang Tá.
Ông Chín nói: “Trong trận Xuân Lộc, địch đã ném
một quả bom sát thương đặc biệt vào Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4, Sư đoàn 6 của chúng tôi
tại suối Nhạn”.
Ông Tá kể: “8
giờ sáng chúng thả bom vào đơn vị
chúng tôi… Đang họp bỗng nghe tiếng máy bay tới và nghe một tiếng nổ
trên không trung. Trái bom lớn nổ bung ra rất nhiều bom nhỏ. Bom nhỏ nổ
cách mặt đất chừng một mét.”
Đại đội trưởng Võ Minh Chiến đi họp về báo:
“Bom nó ném trúng ban chỉ huy tiểu đoàn, trung đội trinh sát, trung đội thông tin, chết và bị thương
hết không còn ai”. Anh Tá nói:
“Ở đây cũng nhiều người bị thương, tôi cũng bị thương rồi”.
Suối Nhạn nằm ở xã Bình Lộc?
Tạm
kết: Theo các tin tức trên, ngày 21.4.1975 có hai trái CBU-55 đã được thả xuống Long Khánh,
một ở
vùng dốc C và một ở vùng Suối Nhạn. Dây là nơi ém quân của địch. Một đơn vị bị tổn thương đã được xác định là Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn
4, Sư đoàn 6 của Cộng quân. Đơn vị thứ hai chưa thể xác định được.
Trái CBU này đã làm tăng tinh thần của Quân Lực VNCH vì họ tin rằng Mỹ sẽ không bỏ Miền Nam!
5.- Một sự kiện đáng buồn
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến do
Tướng Bùi Thế Lân
chỉ huy được ưu tiên rút khỏi Đà Nẵng về Vũng Tàu. Vì Cộng quân đang
tiến về Sài Gòn quá nhanh, Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tướng Lân đưa
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến
về dóng ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và Long Thành để chận đường Cộng quân, nhưng Tướng Lân không thi hành. Ngày 20.4.1975, Bộ Tổng Thám Mưu
đã phái Tướng Nguyễn Xuân Trang, nguyên Tham mưu phó Nhân viên tại Bộ Tổng tham
mưu, đi cùng với một cố vấn Mỹ và một thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến
(hiện ở Mỹ) ra Vũng Tàu thuyết phục Tướng Lân đưa quân về đóng ở Long
Bình (ngả ba Vũng Tàu), nhưng Tướng Lân từ chối. Ở vào thế kẹt, chiều
20.4.1075
Bộ Tổng Tham Mưu phải
ra lệnh cho Tướng Lê Minh Đảo bỏ Long Khánh, rút Sư Đoàn 18 về đóng tại Long Bình.
Tướng Đảo phải cho Bộ chỉ huy Sư đoàn 18, Trung đoàn 48, Trung đoàn 43,
Lữ đoàn 1 Dù
và khoảng 200 chiếc xe cơ giới rút theo tỉnh lộ 2 về Ba Rịa rồi từ đó
theo quốc lộ 15 đi vào Long Bình. Cộng quân không đuổi theo kịp.
TRÁI GBU-43B CỦA TRUMP
1.- Khái lược về GBU-43B
Quả bom GBU-43B hay MOAB (Massive Ordnance Air Blast Bomb) được thả xuống Afghanistan dài 9,17m, đường kính 1.029 và trọng lượng
10,3 tấn, được nhồi 8.500 kg
thuốc nổ H-6, có khả năng tạo ra bán kính vụ nổ tới 1,6 km.
Quả
bom MOAB rơi xuống cách mặt đất khoảng 2m thì được cho nổ và có sức
công phá tương đương với 11 tấn TNT. Khi một quả bom phát
nổ trong không khí, sóng xung kích sẽ phát ra theo mọi hướng, kể cả
hướng đi xuống. Các sóng đi xuống này sẽ dội trở lại khi chúng gặp mặt
đất, sau đó di chuyển trở lại qua khu vực chân không nóng bỏng ở ngay
nơi quả bom vừa nổ.
Trong
vùng chân không nóng, sóng xung kích sẽ di chuyển nhanh hơn, và sóng
dội lại có thể bắt kịp với các sóng tỏa lên trên và
theo hướng ngang do vụ nổ ban đầu gây ra. Khi kết hợp lại, chúng tạo ra
sóng kép (mach stem) có thể nhân đôi sức công phá của vụ nổ ban đầu.
Không quân Mỹ đã phát triển MOAB vào năm 2003 nhưng chưa từng sử dụng trong chiến đấu. Bộ Quốc Phòng đã cho sản xuất 15 quả MOAB
và chi phí cho mỗi quả bom này là 16 triệu USD.
2.- Mục tiêu cuộc dội bom
Ông Trump đã lảng tránh câu hỏi của một phóng viên về việc liệu có phải đích thân ông ra lệnh tiến hành vụ tấn công bằng “bom
mẹ” vào vị trí IS ở Afghanistan không. Ông nói: “Điều tôi làm là trao thẩm
quyền cho quân đội... Tôi đã trao cho họ toàn quyền, đó là lý do họ đã gặt hái được thành công trong thời gian gần đây”. Một số báo chí cho rằng việc ném quả bom GBU-43B xuống Afghanistan hay bắn 49 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat
ở Syria cũng là chỉ để “biểu dương khí thế” mà thôi, nó chẳng đem lại lợi ích gì quan trọng, ông Trump nhấn mạnh:
"Tôi không biết đây có phải là thông điệp nhắn gửi hay không và tôi cũng không
quan tâm tới chuyện này".
Ông Esmail Shinwari, người đứng đầu huyện Achin, tỉnh Nangarhar, nói: "Ít
nhất 92 tay súng IS bị tiêu diệt trong vụ ném bom này". Huyện Achin là nơi có căn cứ địa chính của IS ở Afghanistan.
Nếu
kết quả chỉ có như thế thì việc xử dụng trái bom GBU-43B là không cần
thiết hoặc đây chỉ là một hình thức tiêu thụ dần các
võ khí tồn động đã lâu của quân đội Mỹ mà thôi. Ảnh hưởng về quân sự và
chính trị của vụ thả trái bom này gần như không đáng kể.
Ngày 20.4.2017
Lữ
Giang
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Từ bom CBU Long Khánh đến bom GBU Afganistan - Lữ Giang
Trong một thông báo, bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở thủ đô Kabul, Afghanistan, cho biết một quả bom đã được thả xuống vào lúc 19 giờ 32’ tối 13.4.2017 (giờ địa phương), nhằm vào một hệ thống đường hầm ở quận Achin
Trong
một thông báo, bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở thủ đô Kabul, Afghanistan, cho
biết một quả bom đã được thả xuống vào lúc 19 giờ
32’ tối 13.4.2017 (giờ địa phương), nhằm vào một hệ thống đường hầm ở
quận Achin, tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan, nơi cánh liên minh
của IS hoạt động. Ông Adam Stump, một phát ngôn viên của Ngũ giác đài
nói rằng quả siêu bom này đã được thả xuống từ
chiếc MC-130, và đã được đưa tới Afghanistan “cách đây một thời gian”.
Dù nằm trong kho vũ khí của Mỹ hơn một thập kỷ, GBU-43B chưa bao giờ
được sử dụng trước đây. Loại bom mạnh “chỉ sau bom nguyên tử” này được
dùng tiêu diệt các mục tiêu như các cơ sở hạ
tầng trên mặt đất, các lối vào đường hầm và khu vực tập trung quân lính
đối phương.
Tin
này đã làm nhiều người Việt nhớ lại hai trái bom CBU-55 đã được thả
xuống vùng Long Khánh vào tháng 4 năm 1975 để ngăn chận
bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn. Sức công phá của loại bom CBU-55 và
GBU-43B có khác nhau và mục tiêu của việc xử dụng cũng không giong nhau.
Mỹ đã xử dụng hai trái bom CBU-55 để ngăn chận bộ đội Bắc Việt tiến
nhanh vào Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, còn
Donald Trump xử dụng trái GBU-43B để làm gì?
THẢ TRÁI CBU-55 XUỐNG LONG KHÁNH
Bắt đầu từ ngày 9.4.1975 Hà nội cho mở “Chiến dịch
tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh” để mở đường tiến vào Sài Gòn.
1.- Lực lượng của hai bên
Lực
lượng được Hà Nội xử dụng để mở chiến dịch gồm có Quân đoàn 4 (thiếu Sư
đoàn 9), được tăng cường thêm Sư đoàn bộ binh 6 (Quân
khu 7), Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325), một trung đoàn xe tăng,
xe thiết giáp, một trung đoàn pháo binh... với tổng quân số khoảng
40.000, do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế
Thiện làm chính ủy. Đây chỉ là những đơn vị được
thiết lập tại Miền Nam.
Xuân
Lộc là tuyến phòng thủ cơ bản của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông
của Sài Gòn gồm Biên Hòa, Xuân Lộc, Bà Rịa và Vũng
Tàu. Lúc đó lực lượng phía Quân lực VNCH tại khu vực này gồm Sư đoàn 18
Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52), lực lượng Địa phương quân,
Nghĩa quân Long Khánh, và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc
Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên
đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách
Dù, Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh
Dù. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của 2 sư đoàn Không quân từ phi trường
Biên Hòa và Cần Thơ. Tổng số quân gồm khoảng
14.000 người. Toàn bộ tuyến phòng ngự do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ
huy.
2.- Giờ lịch sử sắp điểm
Chiến
đoàn 52 của Sư đoàn 18 đóng giữ ở Kiệm Tân và ngã ba Dầu Giây, cách Sài
Gòn khoảng 70 km. Với quân số áp đảo, đêm 13 rạng
14.4.1975 Trung đoàn 33 (thuộc sư đoàn 6) của Cộng quân tiến chiếm ngả
ba Dầu Giây, sau đó chiếm cao điểm Núi Thị. Ngày 14/4 Trung đoàn 4 và
một bộ phận Trung đoàn 33 và Trung đoàn 95B (mới được bổ sung từ miền
bắc vào) đánh chiếm Chi khu Kiệm Tân. Chiến đoàn
52 tan rã.
Biết rằng với đà tiến quân này, Hà Nội có thể chiếm Sài Gòn trong một thời gian rất gần,
Hoa
Kỳ quyết định dùng một vũ khí đặc biệt để làm chậm bước tiến quân của
Hà Nội
lại, cho Mỹ có thời gian yêu cầu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức,
đưa Tướng Dương Văn Minh lên tuyên bố đầu hàng, và tổ chức di tản. Bom CBU-55 đã được xử dụng.
3.- Xử dụng bom CBU-55
Theo
revolvy.com, CBU-55 (Cluster bomb units) là một loại bom chùm Nhiên
liệu Không khí nổ (Fuel Air Explosives), do Quân đội Hoa Kỳ phát triển
trong chiến tranh Việt Nam, và chỉ được sử dụng không thường xuyên.
Không giống như hầu hết các bom khác có chứa napalm
hoặc phoshpho, bom CBU-55 nặng 750 pound được
chứa chủ yếu bằng propane,
và được mô tả như là "vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất trong kho vũ khí
của Hoa Kỳ". [Propane là sản phẩm phụ của quá trình xử lý khí tự nhiên
và lọc dầu, thường được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ,
ngọn đuốc khí oxy, bếp di động, và lò sưởi ở trung các tâm dân cư.
Propane là một trong những nhóm khí hoá lỏng (LP gas)].
Đầu tháng 4/1975, hai trái CBU-55 đã được đưa từ Thái Lan đến căn cứ không quân Biên Hòa.
Viên
chức cao cấp của Mỹ tại Việt Nam lúc đó là Thiếu tướng Homer Smith đã
dọn đường cho chính quyền Sài Gòn sử dụng nó chống lại sự tiến quân của
bộ đội Bắc Việt.
Ngày 21.4.1975, khi phần lớn miền Nam Việt Nam đã bị quân đội Bắc Việt chiếm,
lúc 2 giờ chiều, chiếc máy bay vận tải C-130 của VNCH đã bay vòng quanh Xuân Lộc
ở độ cao 6.100 m, sau đó ném bom xuống vùng hai xã Bảo Vinh và Bình Lộc.
Trái bom phát nổ tạo ra một quả cầu lửa trên diện tích 4 mẫu Anh
(16.000 m2). Các chuyên gia ước tính có khoảng 250 bộ đội đã bị giết,
chủ yếu do sự thiếu hụt oxy chứ không
phải do bỏng. CBU-55 không bao giờ được sử dụng nữa trong chiến tranh.
Trong
cuốn “55 days-The Fall of South VN”
nhà báo Mỹ Alan Dawson cho biết hai trái bom CBU-55 đã được đưa từ Thái
Lan đến Việt Nam vào đầu tháng 4 và mô tả vụ nổ của hai trái bom
này như sau: “Ở
độ cao 6.000m, cánh cửa vỏ sò ở đuôi máy bay mở ra. Cái
dù thăng bằng đeo quả bom rơi vào không trung... Với một tiếng rền nghe
có vẻ dồn nén kỳ lạ, và một quả cầu lửa khổng lồ bùng lên. Phi hành
đoàn kinh sợ nhìn xuống...”
Trong một bài nghiên cứu, ông Trần Hữu Huy cho biết: “Theo nhiều nhân chứng, những người bị chết bởi bom CBU-55 trông thần sắc
nhợt nhạt, tai, mũi bị chảy máu, mặt tím bầm, miệng sủi bọt...”.
Chúng
tôi đã phỏng vấn Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III vào lúc
đó ai đã ra lệnh thả trái CBU-55 này. Ông trả lời
rằng ông chẳng hay biết gì hết. Đó là quyết định của Mỹ và Bộ Tổng Tham
Mưu VNCH. Dĩ nhiên là Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh mặt trận Long Khánh
cũng chẳng biết gì. Chúng tôi lại hỏi Tướng Toàn ai đã ra lệnh phá bỏ
phi trường Biên Hòa, ông cũng trả lời tương tự.
4.- Hai trái CBU-55 đã được thả xuống chỗ nào?
Bom
CBU–55 khi nổ không văng miểng, không để lại hố bom trên mặt đất vì nó
được gây nổ trên không, bom cũng không gây ra vết thương
nào trên con người mà chỉ phá hủy hệ hô hấp và não bộ do phản ứng đốt
cháy oxy. Vì thế, nhiều nhà khảo cứu ở trong nước đã đến Long Khánh để
tim hiểu khu vục có hai trái CBU-55 nổ và ảnh hưởng của nó như thế
nào, nhưng gặp nhiều khó khăn.
Hà Nội đã ghi lại lời khai của hai nhân chứng của biến cố này là Phạm Ngọc Thạch và Hồ Khang trong cuốn "History of the War of Resistance against
America" xuất bản năm 2008, nhưng cần được tìm hiểu rõ hơn.
Sau cuộc hội thảo về 37 năm chiến thắng Xuân Lộc ở Sài Gòn vào đầu năm 2012, ký giả Trần Nguyên Anh của báo Tiền Phong đã đi về
Long Khánh để tìm hiểu biến cố này một lần nữa. Trong bài “Đi tìm nơi quả bom CBU-55 rơi” đăng hai kỳ trên báo Tiền Phong, ông đã cho chúng
ta biết một số chi tiết. Chúng tôi xin tóm lược như sau:
Ông Phạm Văn Hoàng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo của thị xã Long Khánh, đã giới thiệu ông đến gặp ông Võ Thành Dương, tức Hoàng Phi
Hổ, tên thường gọi là Tư Hổ, sinh năm 1929, nguyên là Bí thư huyện ủy trong thời kỳ xảy ra sự việc. Ông Tư Hổ kể:
“Chính tôi đã phát hiện địa điểm quả bom rơi là
tại dốc C vào hôm sau khi sự việc xảy ra. Hôm đó, tôi cùng
một đồng chí nữa đi kiểm tra tình hình chiến trường. Ngang dốc C gần sở
cao su, tôi thấy một vùng rộng lớn khoảng nửa cây số vuông cây cối đổ
rạp, lá cây khô héo, khung cảnh tan hoang vô
cùng kỳ lạ. Tôi dừng xuống kiểm tra và lập tức báo cáo cấp trên”.
Ông Lê Hữu Thách lúc đó là quyền chính trị viên phó thị đội Long Khánh, cho biết thêm:
“Vị
trí quả bom rơi là ở cua C, hay còn gọi là dốc C trên đường vào sở Bình Lộc. Bây giờ thuộc xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh.
Đây là nơi quân chủ lực của ta ém quân.
Dốc C rất sâu, như một công sự tự nhiên khá an toàn, cây cối rậm rạp.
Lúc đó tôi nghe bộ đội báo là lực lượng địa phương chuẩn
bị đón 500 thương binh sau khi quả bom được thả. Anh em được đưa về khu
vực vườn Mít, nằm ngổn ngang… Tôi thấy anh em bị thương xây xước nhẹ,
nhưng lại tử vong”.
Xã Bảo Vinh có 4 ấp là Bảo Vinh A, Bảo Vinh B, Bảo Vinh C và Bảo Vinh Đ. Dốc C nằm ở ấp Bảo Vinh C?
Đi
về suối Nhạn, nơi các nhân chứng cho rằng một quả bom sát thương đặc
biệt khác cũng đã được thả, ông gặp hai nhân chứng là Trần Văn Chín và anh Lê Quang Tá.
Ông Chín nói: “Trong trận Xuân Lộc, địch đã ném
một quả bom sát thương đặc biệt vào Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4, Sư đoàn 6 của chúng tôi
tại suối Nhạn”.
Ông Tá kể: “8
giờ sáng chúng thả bom vào đơn vị
chúng tôi… Đang họp bỗng nghe tiếng máy bay tới và nghe một tiếng nổ
trên không trung. Trái bom lớn nổ bung ra rất nhiều bom nhỏ. Bom nhỏ nổ
cách mặt đất chừng một mét.”
Đại đội trưởng Võ Minh Chiến đi họp về báo:
“Bom nó ném trúng ban chỉ huy tiểu đoàn, trung đội trinh sát, trung đội thông tin, chết và bị thương
hết không còn ai”. Anh Tá nói:
“Ở đây cũng nhiều người bị thương, tôi cũng bị thương rồi”.
Suối Nhạn nằm ở xã Bình Lộc?
Tạm
kết: Theo các tin tức trên, ngày 21.4.1975 có hai trái CBU-55 đã được thả xuống Long Khánh,
một ở
vùng dốc C và một ở vùng Suối Nhạn. Dây là nơi ém quân của địch. Một đơn vị bị tổn thương đã được xác định là Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn
4, Sư đoàn 6 của Cộng quân. Đơn vị thứ hai chưa thể xác định được.
Trái CBU này đã làm tăng tinh thần của Quân Lực VNCH vì họ tin rằng Mỹ sẽ không bỏ Miền Nam!
5.- Một sự kiện đáng buồn
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến do
Tướng Bùi Thế Lân
chỉ huy được ưu tiên rút khỏi Đà Nẵng về Vũng Tàu. Vì Cộng quân đang
tiến về Sài Gòn quá nhanh, Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tướng Lân đưa
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến
về dóng ở ngã ba xa lộ Biên Hòa và Long Thành để chận đường Cộng quân, nhưng Tướng Lân không thi hành. Ngày 20.4.1975, Bộ Tổng Thám Mưu
đã phái Tướng Nguyễn Xuân Trang, nguyên Tham mưu phó Nhân viên tại Bộ Tổng tham
mưu, đi cùng với một cố vấn Mỹ và một thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến
(hiện ở Mỹ) ra Vũng Tàu thuyết phục Tướng Lân đưa quân về đóng ở Long
Bình (ngả ba Vũng Tàu), nhưng Tướng Lân từ chối. Ở vào thế kẹt, chiều
20.4.1075
Bộ Tổng Tham Mưu phải
ra lệnh cho Tướng Lê Minh Đảo bỏ Long Khánh, rút Sư Đoàn 18 về đóng tại Long Bình.
Tướng Đảo phải cho Bộ chỉ huy Sư đoàn 18, Trung đoàn 48, Trung đoàn 43,
Lữ đoàn 1 Dù
và khoảng 200 chiếc xe cơ giới rút theo tỉnh lộ 2 về Ba Rịa rồi từ đó
theo quốc lộ 15 đi vào Long Bình. Cộng quân không đuổi theo kịp.
TRÁI GBU-43B CỦA TRUMP
1.- Khái lược về GBU-43B
Quả bom GBU-43B hay MOAB (Massive Ordnance Air Blast Bomb) được thả xuống Afghanistan dài 9,17m, đường kính 1.029 và trọng lượng
10,3 tấn, được nhồi 8.500 kg
thuốc nổ H-6, có khả năng tạo ra bán kính vụ nổ tới 1,6 km.
Quả
bom MOAB rơi xuống cách mặt đất khoảng 2m thì được cho nổ và có sức
công phá tương đương với 11 tấn TNT. Khi một quả bom phát
nổ trong không khí, sóng xung kích sẽ phát ra theo mọi hướng, kể cả
hướng đi xuống. Các sóng đi xuống này sẽ dội trở lại khi chúng gặp mặt
đất, sau đó di chuyển trở lại qua khu vực chân không nóng bỏng ở ngay
nơi quả bom vừa nổ.
Trong
vùng chân không nóng, sóng xung kích sẽ di chuyển nhanh hơn, và sóng
dội lại có thể bắt kịp với các sóng tỏa lên trên và
theo hướng ngang do vụ nổ ban đầu gây ra. Khi kết hợp lại, chúng tạo ra
sóng kép (mach stem) có thể nhân đôi sức công phá của vụ nổ ban đầu.
Không quân Mỹ đã phát triển MOAB vào năm 2003 nhưng chưa từng sử dụng trong chiến đấu. Bộ Quốc Phòng đã cho sản xuất 15 quả MOAB
và chi phí cho mỗi quả bom này là 16 triệu USD.
2.- Mục tiêu cuộc dội bom
Ông Trump đã lảng tránh câu hỏi của một phóng viên về việc liệu có phải đích thân ông ra lệnh tiến hành vụ tấn công bằng “bom
mẹ” vào vị trí IS ở Afghanistan không. Ông nói: “Điều tôi làm là trao thẩm
quyền cho quân đội... Tôi đã trao cho họ toàn quyền, đó là lý do họ đã gặt hái được thành công trong thời gian gần đây”. Một số báo chí cho rằng việc ném quả bom GBU-43B xuống Afghanistan hay bắn 49 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat
ở Syria cũng là chỉ để “biểu dương khí thế” mà thôi, nó chẳng đem lại lợi ích gì quan trọng, ông Trump nhấn mạnh:
"Tôi không biết đây có phải là thông điệp nhắn gửi hay không và tôi cũng không
quan tâm tới chuyện này".
Ông Esmail Shinwari, người đứng đầu huyện Achin, tỉnh Nangarhar, nói: "Ít
nhất 92 tay súng IS bị tiêu diệt trong vụ ném bom này". Huyện Achin là nơi có căn cứ địa chính của IS ở Afghanistan.
Nếu
kết quả chỉ có như thế thì việc xử dụng trái bom GBU-43B là không cần
thiết hoặc đây chỉ là một hình thức tiêu thụ dần các
võ khí tồn động đã lâu của quân đội Mỹ mà thôi. Ảnh hưởng về quân sự và
chính trị của vụ thả trái bom này gần như không đáng kể.
Ngày 20.4.2017
Lữ
Giang
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Nguyễn Mộng Khôi chuyển