Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Từ câu chuyện của “quái vật tàu ngầm” Sen Toku
Câu chuyện về con tàu ngầm lớp Sen Toku đã một lần nữa cho thấy, năng lực kỹ thuật quân sự Nhật kinh khủng như thế nào! Cách đây 70 năm, họ đã chế tạo được loại tàu ngầm không chỉ to và hiện đại nhất thế giới mà nó còn có thể mang cả oanh tạc cơ với kế hoạch tấn công bất thần vào bên trong lãnh thổ Mỹ!
Siêu tàu ngầm Sen Toku
Bị quân đội Mỹ đánh chìm năm 1946, xác con tàu ngầm huyền thoại I-400 lớp Sen Toku vừa được tìm thấy vào tháng 8/2013 và được công bố ngày 2/11/2013. Mệnh danh “quái vật tàu ngầm” với chiều dài 122m (gần gấp đôi so với tàu ngầm bình thường của Đức Quốc xã), trọng lượng nước rẽ 6.560 tấn, vận tốc 19 knot khi nổi và 6,5 knot khi lặn, mang theo đến 144-220 người… I-400 có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới rồi trở về Nhật mà không cần tiếp liệu! Quan trọng hơn, nó có thể chở được 3 oanh tạc cơ M6A1 Seiran.
“Vào thời điểm bị đánh chìm, nó là chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thế giới” - theo James P. Delgado, Giám đốc chương trình Di sản hàng hải thuộc Cơ quan Khí quyển - Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và là một trong hai nhà khảo cổ đại dương có mặt trong chiếc tàu lặn Pisces V tìm thấy I-400 ở độ sâu hơn 700m tại Hawaii ngày 1/8/2013.
Chương trình tàu ngầm lớp Sen Toku được đô đốc Isoroku Yamamoto khai sinh đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. Không lâu sau khi gây kinh động thế giới với chiến dịch thần sầu quỷ khốc Trân Châu cảng vào tháng 12/1941, Yamamoto chưa chịu yên. Ông thậm chí bắt đầu lên kế hoạch tấn công duyên hải Mỹ bằng oanh tạc cơ cất cánh từ tàu ngầm.
Ngày 13/1/1942, tại Bộ Tư lệnh Hải quân, Yamamoto yêu cầu bằng mọi giá phải chế tạo một thế hệ tàu ngầm chưa từng có trước đó, với khả năng thực hiện ba chuyến vòng quanh duyên hải Tây nước Mỹ hoặc một chuyến vòng quanh thế giới mà không cần tiếp liệu; và đặc biệt phải mang theo ít nhất 2 oanh tạc cơ trang bị thủy lôi hoặc bom 800kg...
Quân lệnh như sơn! Chỉ hơn hai tháng sau, ngày 17/3, bản thiết kế đã hoàn thành và việc đóng I-400 lập tức được thực hiện tại cảng Kure ngày 18/1/1943. Dự kiến có thêm 4 chiếc nữa: I-401 (tháng 4/1943); I-402 (tháng 10/1943) tại cảng Sasebo; I-403 (tháng 9/1943) tại Kobe và I-404 (tháng 2/1944) tại Kure... Tất cả được sản xuất nhanh và dễ cứ như chế tạo đồ chơi! Tuy nhiên, sau khi Yamamoto chết do máy bay bị bắn trúng trong chuyến thị sát quần đảo Solomon vào tháng 4/1943, dự án tàu ngầm mang oanh tạc cơ được rút từ 18 chiếc xuống còn 9, rồi 5 và cuối cùng là 3. Chỉ I-400 và I-401 là được đưa vào hoạt động; I-402 hoàn thành ngày 24/7/1945, chỉ 5 tuần trước khi chiến tranh hạ màn…
Đô đốc Isoroku Yamamoto, người khai sinh Dự án Sen Toku.
Tàu ngầm lớp Sen Toku có bốn động cơ 1.680kW, mang theo lượng nhiên liệu đủ để đi một vòng rưỡi trái đất. Sen Toku được trang bị hệ thống radar Mark 3 Model 1 với hai ăngten dò máy bay ở tầm 80km. Khoang chứa máy bay được thiết kế hình ống, dài 31m; đường kính 3,5m; có “nắp cửa” được mở bằng hệ thống thủy lực từ bên trong hoặc bằng tay từ bên ngoài. Miếng đệm cao su dày 51mm giúp cửa không thấm nước. Thoạt đầu khoang được thiết kế mang 2 máy bay, nhưng vì tướng Yasuo Fujimori yêu cầu mở rộng, nên cuối cùng, nó chở được 3 máy bay M6A1 Seiran do Hãng Aichi Kokuki KK chế tạo. Để nằm lọt vào khoang chứa trên tàu, M6A1 Seiran có cánh xếp gập. Khi bay, M6A1 Seiran (dài 11,6 m) sẽ bung cánh ra, với sải rộng 12m.
Một nhóm kỹ thuật viên bốn người có thể chuẩn bị việc phóng cả ba chiếc M6A1 Seiran trong 45 phút hoặc chỉ 15 phút nếu máy bay không lắp hai bồn nổi. Do được thiết kế bay đêm nên các bộ phận M6A1 Seiran đều sơn phản quang giúp dễ lắp ráp. M6A1 Seiran được phóng từ bệ đẩy khí nén. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, tình báo phương Tây hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của oanh tạc cơ tác chiến từ tàu ngầm Seiran!
Tấn công Mỹ
Kế hoạch của Đô đốc Isoroku Yamamoto với chiến dịch bất thần oanh tạc New York, Washington DC và một số thành phố Mỹ khác đã phải hủy sau khi ông chết. Bốn tháng sau, Tư lệnh Yasuo Fujimori thay bằng chiến dịch tấn công các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama nhằm cắt nguồn viện trợ hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Dù thế nào, việc đánh thẳng vào đất Mỹ cũng quá mạo hiểm. Tháng 1/1944, đích thân Fujimori thẩm cung một tù binh Mỹ để hiểu rõ cơ chế bảo vệ của các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama.
Một kỹ sư Nhật làm việc tại kênh đào còn cung cấp hàng trăm tài liệu liên quan cấu trúc xây dựng. Để tăng mức độ thiệt hại đối phương, Fujimori yêu cầu hai hải đội tàu ngầm đang được đóng ở Kobe (I-13 và I-14) phải được điều chỉnh sao cho mỗi chiếc mang theo 2 M6A1 Seiran, nâng tổng số máy bay cho chiến dịch lên 10 chiếc…
Chiến dịch kênh đào Panama được lên kịch bản như sau. B4 tàu ngầm chở oanh tạc cơ (I-400, I-401, I-13 và I-14) sẽ khởi hành từ phía đông băng xuyên Thái Bình Dương và đến vịnh Panama sau hai tháng. Ở vị trí cách bờ biển Ecuador 185km, các máy bay M6A1 Seiran sẽ được phóng lên lúc 3 giờ sáng. Bay ở độ cao 4.000m ngang duyên hải Bắc Colombia đến Colón, quay về phía tây, “ngoặt tay lái” đánh vòng sang góc Tây Nam, rồi cuối cùng tất cả sẽ đến mục tiêu vào rạng sáng. Sau khi thả bom, chúng sẽ bay đến nơi hẹn trước để được tàu ngầm đón về nhà...
Oanh tạc cơ M6A1 Seiran được thiết kế đặc biệt để cất cánh từ tàu ngầm.
Khoảng tháng 4/1945, Đại úy Ariizumi, người được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch, quyết định rằng phải tấn công kamikaze chứ không thả bom. Ngày 5/6/1945, cả 4 tàu ngầm Sen Toku nói trên bắt đầu đến Nanao Wan, nơi có mô hình cổng kênh đào được dựng bằng gỗ với kích thước như thật. Đêm sau, việc tập dượt bắt đầu. Đến ngày 20/6, mọi công tác chuẩn bị kế hoạch tập kích kết thúc. Chiến dịch chuẩn bị bắt đầu…
Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, Okinawa thất thủ. Thế là thay vì tấn công kênh đào Panama, chiến dịch được đổi sang tiêu diệt khu vực đảo san hô Ulithi ở Tây Thái Bình Dương, nơi 15 hàng không mẫu hạm Mỹ đang đậu và chuẩn bị đưa máy bay vào tấn công nội địa Nhật. Chiến dịch được phác dựng với hai giai đoạn. Một, mang mật danh “Hikari”, gồm việc đưa bốn máy bay do thám tốc độ cao C6N Saiun, đưa vào khoang 2 tàu ngầm I-13 và I-14, chở đến đảo Truk, nơi chúng được lắp lại để tiến hành do thám Ulithi. Sau đó, I-13 và I-14 đến Hongkong để “đón” 4 chiếc M6A1 Seiran, quay về Singapore để cùng I-400 và I-401 phối hợp tác chiến. Giai đoạn hai, mật danh “Arashi”, gồm việc điều I-400 và I-401 đến điểm hẹn bí mật, vào đêm 14 rạng 15/8/1945.
Ngày 17/8, I-400 và I-401 sẽ cho hải quân Mỹ “nếm mùi” khi phóng 6 chiếc M6A1 Seiran trước bình minh và bất thần tấn công kamikaze. Mỗi chiếc M6A1 Seiran mang theo quả bom 800kg sẽ bay cao không quá 50m trên mặt biển nhằm tránh radar cũng như chiến đấu cơ Mỹ tuần hành ở độ cao 4.000m phát hiện. Trước khi rời căn cứ hải quân Maizuru, phi đội máy bay cảm tử Seiran còn được sơn huy hiệu Mỹ. Sau khi tấn công Ulithi, I-400 và I-401 sẽ đến Hongkong, chở 6 chiếc Seiran nữa, rồi cập vào Singapore, nhập với toán I-13 và I-14 để mở tiếp đợt tấn công thứ hai...
Ngày 22/6, I-13 và I-14 bắt đầu đến cảng Maizuru để tiếp liệu; sau đó đến Ominato ngày 4-7 để đón máy bay do thám Saiun. Nhưng ngày 11/7, khi trên đường đến đảo Truk, I-13 thì bị hải quân Mỹ phát hiện và đánh chìm...
Tuy nhiên, một lần nữa, quái vật tàu ngầm Sen Toku và oanh tạc cơ Seiran lại không có cơ hội thi thố khả năng. Ngày 6 và 9/8/1945, Hiroshima và Nagasaki bị san thành bình địa. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng. Bộ Tư lệnh Tokyo yêu cầu hủy chiến dịch Ulithi…
Không lâu sau đó, I-400 và I-401 được hải quân Mỹ đưa đến Haiwaii. Chỉ đến lúc đó, Mỹ mới thật sự choáng váng khi tận mắt thấy hai “quái vật” Sen Toku - chúng không chỉ khổng lồ mà còn rất hiện đại so với kỹ thuật quân sự thời đó. Cho đến lúc đó và nhiều năm sau, chưa hải quân nước nào có thể chế tạo được loại tàu ngầm mang theo oanh tạc cơ. Ngay cả việc nghĩ đến điều đó đã có thể bị cho là điên rồ! Cho nên, Liên Xô lập tức tỏ ra quan tâm và đòi Mỹ cho tiếp cận. Mỹ đã lường trước. Tháng 6/1946, I-400 và I-401 bị hải quân Mỹ phá hỏng và đánh chìm. Xác I-401 được tìm thấy vào tháng 3/2005 ở độ sâu 820m và người anh em của nó, I-400, được phát hiện vào tháng 8/2013.
Cục diện Thế chiến thứ II nói chung và Thái Bình Dương nói riêng sẽ như thế nào nếu các con “quái vật” Sen Toku “kịp” tấn công hơn chục chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ ở Ulithi? Thật khó đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo. Có ít nhất một điều có thể thấy rõ: rằng chỉ khi bị xử cực nặng thì những cái đầu nóng mới biết thế nào là “vị mặn” của chiến tranh. Chẳng ai có thể có cảm giác thấm thía về “mùi vị” ô nhục của sự thất trận nó như thế nào bằng chính những người khởi động binh đao. Nhật thời Thế chiến thứ hai giỏi như thế mà còn đại bại huống hồ là mấy anh lính mới tò te hiện nay đã tưởng mình là “cha” thiên hạ!
(PetroTimes)
Mạnh Kim
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Từ câu chuyện của “quái vật tàu ngầm” Sen Toku
Câu chuyện về con tàu ngầm lớp Sen Toku đã một lần nữa cho thấy, năng lực kỹ thuật quân sự Nhật kinh khủng như thế nào! Cách đây 70 năm, họ đã chế tạo được loại tàu ngầm không chỉ to và hiện đại nhất thế giới mà nó còn có thể mang cả oanh tạc cơ với kế hoạch tấn công bất thần vào bên trong lãnh thổ Mỹ!
Siêu tàu ngầm Sen Toku
Bị quân đội Mỹ đánh chìm năm 1946, xác con tàu ngầm huyền thoại I-400 lớp Sen Toku vừa được tìm thấy vào tháng 8/2013 và được công bố ngày 2/11/2013. Mệnh danh “quái vật tàu ngầm” với chiều dài 122m (gần gấp đôi so với tàu ngầm bình thường của Đức Quốc xã), trọng lượng nước rẽ 6.560 tấn, vận tốc 19 knot khi nổi và 6,5 knot khi lặn, mang theo đến 144-220 người… I-400 có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới rồi trở về Nhật mà không cần tiếp liệu! Quan trọng hơn, nó có thể chở được 3 oanh tạc cơ M6A1 Seiran.
“Vào thời điểm bị đánh chìm, nó là chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thế giới” - theo James P. Delgado, Giám đốc chương trình Di sản hàng hải thuộc Cơ quan Khí quyển - Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và là một trong hai nhà khảo cổ đại dương có mặt trong chiếc tàu lặn Pisces V tìm thấy I-400 ở độ sâu hơn 700m tại Hawaii ngày 1/8/2013.
Chương trình tàu ngầm lớp Sen Toku được đô đốc Isoroku Yamamoto khai sinh đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. Không lâu sau khi gây kinh động thế giới với chiến dịch thần sầu quỷ khốc Trân Châu cảng vào tháng 12/1941, Yamamoto chưa chịu yên. Ông thậm chí bắt đầu lên kế hoạch tấn công duyên hải Mỹ bằng oanh tạc cơ cất cánh từ tàu ngầm.
Ngày 13/1/1942, tại Bộ Tư lệnh Hải quân, Yamamoto yêu cầu bằng mọi giá phải chế tạo một thế hệ tàu ngầm chưa từng có trước đó, với khả năng thực hiện ba chuyến vòng quanh duyên hải Tây nước Mỹ hoặc một chuyến vòng quanh thế giới mà không cần tiếp liệu; và đặc biệt phải mang theo ít nhất 2 oanh tạc cơ trang bị thủy lôi hoặc bom 800kg...
Quân lệnh như sơn! Chỉ hơn hai tháng sau, ngày 17/3, bản thiết kế đã hoàn thành và việc đóng I-400 lập tức được thực hiện tại cảng Kure ngày 18/1/1943. Dự kiến có thêm 4 chiếc nữa: I-401 (tháng 4/1943); I-402 (tháng 10/1943) tại cảng Sasebo; I-403 (tháng 9/1943) tại Kobe và I-404 (tháng 2/1944) tại Kure... Tất cả được sản xuất nhanh và dễ cứ như chế tạo đồ chơi! Tuy nhiên, sau khi Yamamoto chết do máy bay bị bắn trúng trong chuyến thị sát quần đảo Solomon vào tháng 4/1943, dự án tàu ngầm mang oanh tạc cơ được rút từ 18 chiếc xuống còn 9, rồi 5 và cuối cùng là 3. Chỉ I-400 và I-401 là được đưa vào hoạt động; I-402 hoàn thành ngày 24/7/1945, chỉ 5 tuần trước khi chiến tranh hạ màn…
Đô đốc Isoroku Yamamoto, người khai sinh Dự án Sen Toku.
Tàu ngầm lớp Sen Toku có bốn động cơ 1.680kW, mang theo lượng nhiên liệu đủ để đi một vòng rưỡi trái đất. Sen Toku được trang bị hệ thống radar Mark 3 Model 1 với hai ăngten dò máy bay ở tầm 80km. Khoang chứa máy bay được thiết kế hình ống, dài 31m; đường kính 3,5m; có “nắp cửa” được mở bằng hệ thống thủy lực từ bên trong hoặc bằng tay từ bên ngoài. Miếng đệm cao su dày 51mm giúp cửa không thấm nước. Thoạt đầu khoang được thiết kế mang 2 máy bay, nhưng vì tướng Yasuo Fujimori yêu cầu mở rộng, nên cuối cùng, nó chở được 3 máy bay M6A1 Seiran do Hãng Aichi Kokuki KK chế tạo. Để nằm lọt vào khoang chứa trên tàu, M6A1 Seiran có cánh xếp gập. Khi bay, M6A1 Seiran (dài 11,6 m) sẽ bung cánh ra, với sải rộng 12m.
Một nhóm kỹ thuật viên bốn người có thể chuẩn bị việc phóng cả ba chiếc M6A1 Seiran trong 45 phút hoặc chỉ 15 phút nếu máy bay không lắp hai bồn nổi. Do được thiết kế bay đêm nên các bộ phận M6A1 Seiran đều sơn phản quang giúp dễ lắp ráp. M6A1 Seiran được phóng từ bệ đẩy khí nén. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, tình báo phương Tây hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của oanh tạc cơ tác chiến từ tàu ngầm Seiran!
Tấn công Mỹ
Kế hoạch của Đô đốc Isoroku Yamamoto với chiến dịch bất thần oanh tạc New York, Washington DC và một số thành phố Mỹ khác đã phải hủy sau khi ông chết. Bốn tháng sau, Tư lệnh Yasuo Fujimori thay bằng chiến dịch tấn công các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama nhằm cắt nguồn viện trợ hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Dù thế nào, việc đánh thẳng vào đất Mỹ cũng quá mạo hiểm. Tháng 1/1944, đích thân Fujimori thẩm cung một tù binh Mỹ để hiểu rõ cơ chế bảo vệ của các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama.
Một kỹ sư Nhật làm việc tại kênh đào còn cung cấp hàng trăm tài liệu liên quan cấu trúc xây dựng. Để tăng mức độ thiệt hại đối phương, Fujimori yêu cầu hai hải đội tàu ngầm đang được đóng ở Kobe (I-13 và I-14) phải được điều chỉnh sao cho mỗi chiếc mang theo 2 M6A1 Seiran, nâng tổng số máy bay cho chiến dịch lên 10 chiếc…
Chiến dịch kênh đào Panama được lên kịch bản như sau. B4 tàu ngầm chở oanh tạc cơ (I-400, I-401, I-13 và I-14) sẽ khởi hành từ phía đông băng xuyên Thái Bình Dương và đến vịnh Panama sau hai tháng. Ở vị trí cách bờ biển Ecuador 185km, các máy bay M6A1 Seiran sẽ được phóng lên lúc 3 giờ sáng. Bay ở độ cao 4.000m ngang duyên hải Bắc Colombia đến Colón, quay về phía tây, “ngoặt tay lái” đánh vòng sang góc Tây Nam, rồi cuối cùng tất cả sẽ đến mục tiêu vào rạng sáng. Sau khi thả bom, chúng sẽ bay đến nơi hẹn trước để được tàu ngầm đón về nhà...
Oanh tạc cơ M6A1 Seiran được thiết kế đặc biệt để cất cánh từ tàu ngầm.
Khoảng tháng 4/1945, Đại úy Ariizumi, người được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch, quyết định rằng phải tấn công kamikaze chứ không thả bom. Ngày 5/6/1945, cả 4 tàu ngầm Sen Toku nói trên bắt đầu đến Nanao Wan, nơi có mô hình cổng kênh đào được dựng bằng gỗ với kích thước như thật. Đêm sau, việc tập dượt bắt đầu. Đến ngày 20/6, mọi công tác chuẩn bị kế hoạch tập kích kết thúc. Chiến dịch chuẩn bị bắt đầu…
Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, Okinawa thất thủ. Thế là thay vì tấn công kênh đào Panama, chiến dịch được đổi sang tiêu diệt khu vực đảo san hô Ulithi ở Tây Thái Bình Dương, nơi 15 hàng không mẫu hạm Mỹ đang đậu và chuẩn bị đưa máy bay vào tấn công nội địa Nhật. Chiến dịch được phác dựng với hai giai đoạn. Một, mang mật danh “Hikari”, gồm việc đưa bốn máy bay do thám tốc độ cao C6N Saiun, đưa vào khoang 2 tàu ngầm I-13 và I-14, chở đến đảo Truk, nơi chúng được lắp lại để tiến hành do thám Ulithi. Sau đó, I-13 và I-14 đến Hongkong để “đón” 4 chiếc M6A1 Seiran, quay về Singapore để cùng I-400 và I-401 phối hợp tác chiến. Giai đoạn hai, mật danh “Arashi”, gồm việc điều I-400 và I-401 đến điểm hẹn bí mật, vào đêm 14 rạng 15/8/1945.
Ngày 17/8, I-400 và I-401 sẽ cho hải quân Mỹ “nếm mùi” khi phóng 6 chiếc M6A1 Seiran trước bình minh và bất thần tấn công kamikaze. Mỗi chiếc M6A1 Seiran mang theo quả bom 800kg sẽ bay cao không quá 50m trên mặt biển nhằm tránh radar cũng như chiến đấu cơ Mỹ tuần hành ở độ cao 4.000m phát hiện. Trước khi rời căn cứ hải quân Maizuru, phi đội máy bay cảm tử Seiran còn được sơn huy hiệu Mỹ. Sau khi tấn công Ulithi, I-400 và I-401 sẽ đến Hongkong, chở 6 chiếc Seiran nữa, rồi cập vào Singapore, nhập với toán I-13 và I-14 để mở tiếp đợt tấn công thứ hai...
Ngày 22/6, I-13 và I-14 bắt đầu đến cảng Maizuru để tiếp liệu; sau đó đến Ominato ngày 4-7 để đón máy bay do thám Saiun. Nhưng ngày 11/7, khi trên đường đến đảo Truk, I-13 thì bị hải quân Mỹ phát hiện và đánh chìm...
Tuy nhiên, một lần nữa, quái vật tàu ngầm Sen Toku và oanh tạc cơ Seiran lại không có cơ hội thi thố khả năng. Ngày 6 và 9/8/1945, Hiroshima và Nagasaki bị san thành bình địa. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng. Bộ Tư lệnh Tokyo yêu cầu hủy chiến dịch Ulithi…
Không lâu sau đó, I-400 và I-401 được hải quân Mỹ đưa đến Haiwaii. Chỉ đến lúc đó, Mỹ mới thật sự choáng váng khi tận mắt thấy hai “quái vật” Sen Toku - chúng không chỉ khổng lồ mà còn rất hiện đại so với kỹ thuật quân sự thời đó. Cho đến lúc đó và nhiều năm sau, chưa hải quân nước nào có thể chế tạo được loại tàu ngầm mang theo oanh tạc cơ. Ngay cả việc nghĩ đến điều đó đã có thể bị cho là điên rồ! Cho nên, Liên Xô lập tức tỏ ra quan tâm và đòi Mỹ cho tiếp cận. Mỹ đã lường trước. Tháng 6/1946, I-400 và I-401 bị hải quân Mỹ phá hỏng và đánh chìm. Xác I-401 được tìm thấy vào tháng 3/2005 ở độ sâu 820m và người anh em của nó, I-400, được phát hiện vào tháng 8/2013.
Cục diện Thế chiến thứ II nói chung và Thái Bình Dương nói riêng sẽ như thế nào nếu các con “quái vật” Sen Toku “kịp” tấn công hơn chục chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ ở Ulithi? Thật khó đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo. Có ít nhất một điều có thể thấy rõ: rằng chỉ khi bị xử cực nặng thì những cái đầu nóng mới biết thế nào là “vị mặn” của chiến tranh. Chẳng ai có thể có cảm giác thấm thía về “mùi vị” ô nhục của sự thất trận nó như thế nào bằng chính những người khởi động binh đao. Nhật thời Thế chiến thứ hai giỏi như thế mà còn đại bại huống hồ là mấy anh lính mới tò te hiện nay đã tưởng mình là “cha” thiên hạ!
(PetroTimes)
Mạnh Kim
Song Phương chuyển