Thân Hữu Tiếp Tay...
Tu là cõi phúc _ Tú Điếc
xxx
Tu là cõi phúc
Bà Sáu cầm cái chổi lông gà quét sơ qua tấm kính thủy tinh trong suốt đặt trên mặt chiếc bàn, được vây quanh bởi sáu cái ghế dựa bằng gỗ, đánh vẹc-ni nhẵn bóng, phết sơn đỏ. Bên dưới tấm kiếng là cái bàn dài được phủ lên trên bằng một tấm vải trắng, có in hình hoa và lá sen. Treo cái chổi lên vách, bà Sáu bắt đầu dọn cơm tối. Chỉ trong phút chốc đã thấy bốn đĩa thức ăn đầy có ngọn và một tô canh khói bốc nghi ngút bày biện tươm tất, sẵn sàng cho người dùng. Mùi thức ăn xông thẳng vào mũi thơm phức. Bà Sáu cảm thấy bụng mình dường như sôi lên vì đói. Bà xoa xoa hai bàn tay vào nhau mỉm cười nhìn thành quả cặm cụi nấu nướng suốt buổi chiều nay của mình. Bà rót thêm một chén nước chấm xì dầu Magi, và đặt lên bàn một cái chén và một đôi đũa. Thế là mâm chén đã hoàn tất. Bà Sáu bước sang hậu điện gõ nhè nhẹ vào cánh cửa gỗ đóng im ỉm.
- Dạ, mời sư thầy trụ trì ra ăn cơm!
Đằng sau cánh cửa rộng, chẳng nghe có tiếng trả lời. Bà Sáu tằng hắng lấy giọng, rồi nói to hơn.
- Cơm nước đã xong, mời sư thầy ra dùng bữa!
Lần này, có tiếng trả lời vọng ra.
- Được rồi, thầy sẽ ra ngay.
Bà Sáu quay gót trở xuống nhà ăn. Cánh cửa phòng của sư trụ trì bật mở. Một người đàn ông trạc chừng bốn mươi tuổi, không cao lắm, nhưng cơ bắp rắn chắc, mình khoác chiếc áo tu hành màu vàng nhạt đủng đỉnh bước ra. Ông ta đưa bàn tay lên vuốt nhẹ vào cái đầu cạo trọc nhưng vẫn còn thấy rõ chưn tóc lún phún vừa mới nhú ra. Chắc có lẽ theo thói quen vuốt lại mái tóc của những người đàn ông trước khi xuất hiện trước mặt phụ nữ. Sư thầy ung dung tiến bước về phía nhà ăn. Bà Sáu đã chực sẵn, vội vàng kéo chiếc ghế ở ngay đầu bàn mời ông ta ngồi. Nhà sư vừa yên vị bà Sáu đã cầm lấy cái chén, đến bên nồi cơm điện bới một bát cơm lưng lửng đem về. Bà bưng hai tay dâng lên trước mặt nhà sư. Ông đưa bàn tay trắng trẻo ra cầm lấy, nhưng liền để xuống ngay, cất tiếng hỏi.
- Hôm nay bà cho thầy ăn món gì đây?
Bà Sáu bẽn lẽn, rụt rè thưa:
- Dạ, chỉ là những món đơn giản như mọi hôm như canh cua nấu mồng tơi, cá chẽm chiên xù… - Bà Sáu ngừng lậị giây lát rồi nói tiếp: - Nhưng bữa nay cũng có chút đặc biệt… Là như thế này! Vì mấy bữa liền, tui thấy sư thầy biếng ăn. Bữa nào cũng bỏ thừa lại nhiều quá, nên hôm nay tui tự ý chế thêm món giả cầy, mời sư thầy nếm thử. – Nói xong bà Sáu đi đến bên cái nồi đất đặt trên bếp ga, lửa cháy liu riu, múc một tô vừa thịt vừa nước thơm phưng phức mùi đậu, mùi riềng đem đến đặt trước mặt nhà sư. Sư thầy chẳng nói gì, lấy chiếc muỗng nhôm múc một ít nước đưa lên miệng nhấm nháp.
- Bà nấu ngon lắm. Tay nghề càng ngày càng cao. Món chay mà cứ y như là món mặn. Ngon tuyệt!
Đôi má bà Sáu chợt ửng hồng, bà lúng túng, ngượng nghịu như một thiếu nữ. Lúc này trông dáng điệu của bà thật tương phản với nét mặt cằn cỗi, khô khan ở cái tuổi sáu mươi của bà. Nhà sư trẻ thoáng liếc xéo bà Sáu, miệng nở nụ cười mỉm chi, khẽ bảo:
- Thôi, bà về nhà đi! Thầy ăn xong tự mình dọn chén đũa cũng được.
- Không được đâu! Xin sư thầy cho tui phục vụ thầy để tích chút công đức cho con cháu!
- Thầy nói rồi! Thầy làm được mà. Sáng mai bà đến rửa chén bát. Bà cứ yên tâm về đi! Công đức của bà chẳng mất đi đâu cả.
Ngó vẻ mặt nhà sư có vẻ không vui, nên bà Sáu cũng không dám nài nỉ gì thêm. Bà lủi thủi đi ra cửa hông nhà bếp, vòng qua chánh điện, qua cái sân rộng có trồng nhiều hoa và cây kiểng. Theo cổng tam quan bên trái, bà bước ra đường. Trời đã chạng vạng. Những bóng đèn điện tròn, gắn trên cọc tre cắm cách quãng bên lề đường, đã bật sáng, soi rõ con đường bê tông trải dài trước mặt bà. Một luồng gió mát rượi phả vào mặt bà Sáu xoa đi phần nào hơi nóng từ những tấm bê tông đương bốc lên ngùn ngụt. Một vài cô gái nói cười khúc khích đi ngược chiều với bà. Mùi nước hoa rẻ tiền của họ làm mũi bà nhồn nhột, ách xì luôn mấy cái.
Bà Sáu bước thêm mấy bước nữa. Linh tính nhạy bén của một người phụ nữ khiến bà ngờ ngợ các cô gái kia chẳng phải là những tín nữ thường xuyên đến chùa này. Bà quay người, dưới ánh sáng bóng đèn hình trái lê vàng vọt, bà chợt ngó thấy ba cô gái mặc váy lúc nãy đi ngang qua đang bước vào cổng tam quan. Trong đầu bà bất chợt nảy sinh những thắc mắc khó trả lời. Giờ này các cô ấy đến chùa làm gì? Hay là mấy cô kia đến để cúng sao giải hạn? Nhưng nếu có cúng sao thì trụ trì đã yêu cầu bà ở lại chuẩn bị bày biện nghi lễ chứ? Suốt nửa năm nay, kể từ khi sư thầy Thích Không Đức về trụ trì ngôi chùa Duyên Hải tự này, tất cả mọi việc lớn nhỏ đều do tay bà quán xuyến mà. Vừa vì để thỏa mãn tính tò mò, vừa về nhà cũng chẳng có công việc chi để làm nên bà Sáu quyết định quay trở lại chùa xem thử. Bà nhẹ nhàng đẩy cánh cổng nhỏ bằng song sắt bước vào trong sân. Mùi trầm hương từ trong chánh điện len qua các khe cửa gỗ đóng kín, lọt ra ngoài làm cho không khí trong sân chùa thơm ngan ngát Bà Sáu nghiện thứ mùi này nên hít một hơi thật mạnh cho đầy buồng phổi. Từ thuở còn bé bà đã mộ đạo, theo mẹ đến chùa. Lớn lên lấy chồng nhưng không sinh được con bà càng sùng bái Đức Thích Ca mâu ni hơn. Lòng thành kính chuyên tâm bái lễ của bà làm động lòng Bồ tát nên đứa con trai duy nhất bà xin về nuôi từ bé đã được người anh ruột nó tìm được và bảo lãnh sang Mỹ năm ngoái. Năm nay khi chồng bà mất, thằng con hiếu thảo ấy muốn bảo lãnh mẹ đoàn tụ nhưng bà từ chối vì không muốn lìa xa quê hương. Được thằng con gửi tiền về nuôi, bà Sáu không cần phải lăn lộn mưu sinh. Thời giờ rảnh rỗi bà đến chùa làm công quả. Từ ngày sư thầy Thích Không Đức về trụ trì, bà kính phục thầy còn trẻ mà đã dành cuộc đời mình cho Phật đạo nên ở lại chùa để nấu nướng, giặt giũ chăm sóc cho thầy. Bà Sáu quý trọng và thương yêu thầy như con. Vả lại bà cũng muốn tạo thiện duyên cho con cháu mình về sau.
Bà Sáu đứng yên một lát để nghe ngóng động tĩnh. Có tiếng trò chuyện và cười đùa của sư thầy và ba cô con gái kia vang ra từ phòng ăn. Bà cố nén nỗi bực mình chẳng biết vì sao ùa đến. Bà men theo vách tối của chánh điện bước đến ẩn mình sau một cây hoa sứ đại, nhìn qua cửa sổ. Bà Sáu bỗng há hốc mồm, tim đập thình thịch, đầu óc quay cuồng khiến bà gần như muốn té xỉu. Trước mắt bà quang cảnh chẳng khác gì một ổ điếm. Sư thầy ngồi dựa ngửa trên ghế, đôi chân gác lên mép bàn ăn. Hai cô gái mặc váy ngắn, bó sát mông đứng hai bên, thay phiên nhau gắp thức ăn đút cho hắn. Một cô khác đứng sau lưng trụ trì, mặc chiếc áo thun dây, lộ đôi cánh tay trắng ngần, liên tục đấm bóp nhè nhẹ lên đôi vai cũng để trần cuồn cuộn cơ bắp của nhà sư. Chốc chốc tiếng cười lại rộ lên từ trong phòng dội ra làm cho bà muốn sởn cả gai ốc. Bà càng nhìn lâu, tinh thần càng thêm bấn loạn. Đột nhiên một dòng máu nóng trong người dâng lên khiến mặt bà đỏ bừng bừng. Bà Sáu đã mất hết tự chủ. Bà đi xăm xăm bước đến trước cửa phòng ăn. Lấy hết hơi sức bà thét lên:
- Đồ súc sinh!
Nghe tiếng quát bất ngờ giữa lúc đang chơi đùa vui vẻ, cả ba cô gái và sư thầy giật nẩy mình, thót cả tim. Trong phút chóoc tất cả mọi hoạt động của họ bỗng nhiên đứng khựng lại. Thật giống y chang như tiếng hét của bà Sáu là phép mầu của mụ phù thủy, kẻ đã hô biến những người dự tiệc mừng sinh nhật nàng công chúa trong truyện cổ tích hóa thành tượng đá hết. Lát lâu sau, sư thầy là người trấn tĩnh được tinh thần đầu tiên. Dù sao đi nữa, hắn cũng là trụ trì, là người lãnh đạo của ngôi chùa này. Quyền uy và sức mạnh chủ nhân ông đã đem lại tự tin cho hắn. Thích Không Đức đứng lên, quay người bước về phía bà Sáu, gằn giọng quát:
- Bà làm gì ở đây?
Bà Sáu lặng thinh, không trả lời. Vì thú thật bà cũnng chẳng biết trả lời làm sao. Chẳng lẽ lại bảo bà quay lại để rình rập họ? Tên hòa thượng thấy bà im lặng, vẻ mặt thộn ra đầy vẻ hoang mang nên sử dụng ngay quyền uy của mình.
- Tôi bảo bà về rồi mà! Sao còn ở đây?
Bà Sáu đứng tần ngần, quắc mắt nhìn trừng trừng mấy cô gái lạ. Họ ngoảnh mặt đi quay lưng về phía bà. Tên trụ trì nhìn theo hướng mắt bà Sáu, rồi rất ôn tồn, hắn bảo bà với cái giọng đầy vẻ bề trên:
- Bà về đi! Chuyện này tôi bỏ qua! Mai sáng bà hãy đến làm công đức!
Rất tức tối trước sự trơ trẽn của tên thầy chùa, bà Sáu nói gằn từng tiếng một.
- Tui-sẽ-không-đến-đây-nữa!
Nói xong bà Sáu vội vã đi nhanh ra khỏi chùa.
oOo
Mặt trời đã ngả về phía tây hơn một cây sào, nhưng sức nóng của nó vẫn như thiêu như đốt ở cái vùng duyên hải nhiệt đới miền trung này. Dưới một mái lều rạ, xung quanh không vách che, trên nền cát trắng tinh ven biển, một toán nam nữ thanh niên đang ngồi xếp bằng tròn, lắng nghe sư thầy Thích Không Đức thuyết pháp về chủ đề “Tu là cõi phúc, tình là dây oan.” Giọng thầy êm ái, dễ nghe. Thỉnh thoảng nhà sư lại pha trò dí dỏm nên bọn trẻ thích chí cười vang. Sư thầy thao thao bất tuyệt thuyết giảng về cái lẽ vô thường của cuộc sống, về sự mong manh của ái tình. Thầy giảng giải sâu xa cái vòng luẩn quẩn oan khiên của kiếp sống vợ chồng. Cũng giống như thầy Nhất Hạnh ngày xưa nói với tuổi hai mươi, thầy Thích Không Đức khuyên các bạn trẻ nên đầu tư thời gian và sức lực vào Phật pháp, Phật đạo; chớ đừng phung phí vào những thứ vô bổ khác như chính trị và ái tình. Hãy đem nhiệt tâm của tuổi trẻ phụng sự cho Bồ đề đạo hạnh. Đám thanh niên trố mắt khâm phục và ngưỡng mộ sự thấu triệt cuộc đời là bể khổ của sư thầy mặc dù so ra ông cũng chẳng nhiều tuổi hơn chúng là bao lăm. Để làm minh chứng, thuyết phục cho những gì mình nói, sư thầy lấy câu chuyện của chính cuộc đời mình ra làm ví dụ điển hình.
Theo lời kể của sư thầy thì tên cúng cơm của ông là Võ Cóc. Ông cười hóm hỉnh, nhìn ba cô gái đêm qua bà Sáu đã chộ mặt ở nơi phòng ăn nhà chùa, nói tiếp. Cóc ở đây không phải là loại động vật xù xì như là thứ cóc tía thích ăn thịt thiên nga đâu nhé. Chữ Cóc trong tên của thầy là một loại trái cây mà quý bà quý cô khi nhìn thấy đều thèm thuồng muốn ăn ngay lập tức. Nghe đến đây mấy cô gái ngồi quanh thẹn đỏ mặt, che miệng cười khúc khích. Nhưng những đôi mắt đẹp kia không quên liếc xéo nhà sư thật nhanh trước khi cúi mặt xuống đất, để che đi những đôi má đang ửng hồng. Thấy vậy, sư thầy cười khục khục, rồi kể tiếp. Năm thầy hai mươi tuổi, cha mẹ bắt thầy phải lập gia đình với một cô gái cùng thôn để còn lo chí thú làm ăn. Vốn là con của một gia đình ngư dân, sư thầy không được cho ăn học nhiều, và tất nhiên không dám cãi lời cha mẹ. Cũng như mọi gia đình khác làm nghề đánh lưới, hàng tháng thầy phải lênh đênh trên biển cả mười mấy hai chục ngày. Có khi thầy đi suốt ba bốn tháng mới về. Vì thế cuộc sống vợ chồng cũng không mấy mặn nồng. Tuy vậy họ cũng có với nhau hai mặt con. Cách đây ba năm, một lần đi biển, chẳng may tàu của sư thầy gặp phải một trận bão rất to. Thuyền trưởng liên tục gửi tín hiệu kêu cứu với các tàu bạn và những tàu cảnh sát biển. Thế nhưng suốt mấy tiếng đồng hồ liền chẳng thấy ai đến tiếp cứu. Tàu bị sóng đánh vỡ tan tành. Tất cả thủy thủ đều rơi xuống biển. Sư thầy may mắn vớ được tấm ván trôi lềnh bềnh bên cạnh. Lênh đênh đói khát suốt ba ngày đêm trên mặt biển cả, cuối cùng thầy được một tàu đánh cá cứu vớt trước khi kiệt lực.
Kể đến đây nhà sư Thích Không Đức lặng im. Đôi mắt mở to còn đầy vẻ tinh anh nhìn ra vùng biển khơi xa xanh thẫm. Thấp thoáng ngoài đó có mấy con tàu đang chạy dọc ngang. Đám nam thanh nữ tú cũng lặng im phăng phắc. Dường như có người sụt sịt khóc vì thương cảm cho nhà sư trẻ.
Ngừng một lát như để hồi tưởng lại cái dĩ vãng bi đát, rồi nhà sư tiếp tục kể. Sau đó, sư thầy phải đi ăn xin để kiếm tiền lần mò về quê. Nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ sống qua ngày chứ không có dư dật gì. Suốt mấy tháng liền thầy phải nhịn đói nhịn khát, ngủ bờ ngủ bụi. Thêm một tuần sau đó, thầy nghe tin trên đài truyền hình loan báo toàn bộ đoàn thủy thủ trong tàu của mình đã chết hết. Thế là hết sức đau khổ, tuyệt vọng cùng cực thầy tìm đến một ngôi chùa ở nơi vắng vẻ để đi tu, chấm dứt mọi phiền não trong cõi đời ô trọc này. Kể từ đó thầy không liên lạc với vợ con gia đình gì nữa. Thầy lấy chùa làm nhà, phật tử làm người thân. Câu chuyện của nhà sư Thích Không Đức gây xúc động mạnh cho đám thiện nam tín nữ. Họ nhìn ông với ánh mắt đầy thương yêu trìu mến và trọng vọng.
Ánh nắng đã bớt oi ả. Nhà sư đứng lên, làm mấy động tác thể dục cho giãn gân cốt. Rồi ông cởi bỏ áo cà sa đang khoác trên người chỉ còn mặc độc chiếc quần đùi, cười thật tươi nói:
-Nào, chúng ta cùng xuống tắm biển thôi! Em nào không biết bơi, thầy sẽ tận tình chỉ bảo cho!
Nói rồi ông cất bước đi về mé biển. Bọn thanh niên nam nữ đứng dậy trút bỏ quần áo bên ngoài, mỗi người chỉ còn mặc bộ đồ bikini, vội vã chạy ùa theo sau lưng nhà sư. Một nam thanh niên nào đó bỗng hét toáng lên:
- Tu là cõi phúc! Tu là cõi phúc!
Rồi cả bọn đồng thanh hô lớn:
- Cõi phúc! Cõi phúc!
Cả đoàn chạy ùa xuống nước như một bầy thú hoang la hét, cười đùa ầm ĩ.
19/4/2024
Tú Điếc
Tu là cõi phúc
Bà Sáu cầm cái chổi lông gà quét sơ qua tấm kính thủy tinh trong suốt đặt trên mặt chiếc bàn, được vây quanh bởi sáu cái ghế dựa bằng gỗ, đánh vẹc-ni nhẵn bóng, phết sơn đỏ. Bên dưới tấm kiếng là cái bàn dài được phủ lên trên bằng một tấm vải trắng, có in hình hoa và lá sen. Treo cái chổi lên vách, bà Sáu bắt đầu dọn cơm tối. Chỉ trong phút chốc đã thấy bốn đĩa thức ăn đầy có ngọn và một tô canh khói bốc nghi ngút bày biện tươm tất, sẵn sàng cho người dùng. Mùi thức ăn xông thẳng vào mũi thơm phức. Bà Sáu cảm thấy bụng mình dường như sôi lên vì đói. Bà xoa xoa hai bàn tay vào nhau mỉm cười nhìn thành quả cặm cụi nấu nướng suốt buổi chiều nay của mình. Bà rót thêm một chén nước chấm xì dầu Magi, và đặt lên bàn một cái chén và một đôi đũa. Thế là mâm chén đã hoàn tất. Bà Sáu bước sang hậu điện gõ nhè nhẹ vào cánh cửa gỗ đóng im ỉm.
- Dạ, mời sư thầy trụ trì ra ăn cơm!
Đằng sau cánh cửa rộng, chẳng nghe có tiếng trả lời. Bà Sáu tằng hắng lấy giọng, rồi nói to hơn.
- Cơm nước đã xong, mời sư thầy ra dùng bữa!
Lần này, có tiếng trả lời vọng ra.
- Được rồi, thầy sẽ ra ngay.
Bà Sáu quay gót trở xuống nhà ăn. Cánh cửa phòng của sư trụ trì bật mở. Một người đàn ông trạc chừng bốn mươi tuổi, không cao lắm, nhưng cơ bắp rắn chắc, mình khoác chiếc áo tu hành màu vàng nhạt đủng đỉnh bước ra. Ông ta đưa bàn tay lên vuốt nhẹ vào cái đầu cạo trọc nhưng vẫn còn thấy rõ chưn tóc lún phún vừa mới nhú ra. Chắc có lẽ theo thói quen vuốt lại mái tóc của những người đàn ông trước khi xuất hiện trước mặt phụ nữ. Sư thầy ung dung tiến bước về phía nhà ăn. Bà Sáu đã chực sẵn, vội vàng kéo chiếc ghế ở ngay đầu bàn mời ông ta ngồi. Nhà sư vừa yên vị bà Sáu đã cầm lấy cái chén, đến bên nồi cơm điện bới một bát cơm lưng lửng đem về. Bà bưng hai tay dâng lên trước mặt nhà sư. Ông đưa bàn tay trắng trẻo ra cầm lấy, nhưng liền để xuống ngay, cất tiếng hỏi.
- Hôm nay bà cho thầy ăn món gì đây?
Bà Sáu bẽn lẽn, rụt rè thưa:
- Dạ, chỉ là những món đơn giản như mọi hôm như canh cua nấu mồng tơi, cá chẽm chiên xù… - Bà Sáu ngừng lậị giây lát rồi nói tiếp: - Nhưng bữa nay cũng có chút đặc biệt… Là như thế này! Vì mấy bữa liền, tui thấy sư thầy biếng ăn. Bữa nào cũng bỏ thừa lại nhiều quá, nên hôm nay tui tự ý chế thêm món giả cầy, mời sư thầy nếm thử. – Nói xong bà Sáu đi đến bên cái nồi đất đặt trên bếp ga, lửa cháy liu riu, múc một tô vừa thịt vừa nước thơm phưng phức mùi đậu, mùi riềng đem đến đặt trước mặt nhà sư. Sư thầy chẳng nói gì, lấy chiếc muỗng nhôm múc một ít nước đưa lên miệng nhấm nháp.
- Bà nấu ngon lắm. Tay nghề càng ngày càng cao. Món chay mà cứ y như là món mặn. Ngon tuyệt!
Đôi má bà Sáu chợt ửng hồng, bà lúng túng, ngượng nghịu như một thiếu nữ. Lúc này trông dáng điệu của bà thật tương phản với nét mặt cằn cỗi, khô khan ở cái tuổi sáu mươi của bà. Nhà sư trẻ thoáng liếc xéo bà Sáu, miệng nở nụ cười mỉm chi, khẽ bảo:
- Thôi, bà về nhà đi! Thầy ăn xong tự mình dọn chén đũa cũng được.
- Không được đâu! Xin sư thầy cho tui phục vụ thầy để tích chút công đức cho con cháu!
- Thầy nói rồi! Thầy làm được mà. Sáng mai bà đến rửa chén bát. Bà cứ yên tâm về đi! Công đức của bà chẳng mất đi đâu cả.
Ngó vẻ mặt nhà sư có vẻ không vui, nên bà Sáu cũng không dám nài nỉ gì thêm. Bà lủi thủi đi ra cửa hông nhà bếp, vòng qua chánh điện, qua cái sân rộng có trồng nhiều hoa và cây kiểng. Theo cổng tam quan bên trái, bà bước ra đường. Trời đã chạng vạng. Những bóng đèn điện tròn, gắn trên cọc tre cắm cách quãng bên lề đường, đã bật sáng, soi rõ con đường bê tông trải dài trước mặt bà. Một luồng gió mát rượi phả vào mặt bà Sáu xoa đi phần nào hơi nóng từ những tấm bê tông đương bốc lên ngùn ngụt. Một vài cô gái nói cười khúc khích đi ngược chiều với bà. Mùi nước hoa rẻ tiền của họ làm mũi bà nhồn nhột, ách xì luôn mấy cái.
Bà Sáu bước thêm mấy bước nữa. Linh tính nhạy bén của một người phụ nữ khiến bà ngờ ngợ các cô gái kia chẳng phải là những tín nữ thường xuyên đến chùa này. Bà quay người, dưới ánh sáng bóng đèn hình trái lê vàng vọt, bà chợt ngó thấy ba cô gái mặc váy lúc nãy đi ngang qua đang bước vào cổng tam quan. Trong đầu bà bất chợt nảy sinh những thắc mắc khó trả lời. Giờ này các cô ấy đến chùa làm gì? Hay là mấy cô kia đến để cúng sao giải hạn? Nhưng nếu có cúng sao thì trụ trì đã yêu cầu bà ở lại chuẩn bị bày biện nghi lễ chứ? Suốt nửa năm nay, kể từ khi sư thầy Thích Không Đức về trụ trì ngôi chùa Duyên Hải tự này, tất cả mọi việc lớn nhỏ đều do tay bà quán xuyến mà. Vừa vì để thỏa mãn tính tò mò, vừa về nhà cũng chẳng có công việc chi để làm nên bà Sáu quyết định quay trở lại chùa xem thử. Bà nhẹ nhàng đẩy cánh cổng nhỏ bằng song sắt bước vào trong sân. Mùi trầm hương từ trong chánh điện len qua các khe cửa gỗ đóng kín, lọt ra ngoài làm cho không khí trong sân chùa thơm ngan ngát Bà Sáu nghiện thứ mùi này nên hít một hơi thật mạnh cho đầy buồng phổi. Từ thuở còn bé bà đã mộ đạo, theo mẹ đến chùa. Lớn lên lấy chồng nhưng không sinh được con bà càng sùng bái Đức Thích Ca mâu ni hơn. Lòng thành kính chuyên tâm bái lễ của bà làm động lòng Bồ tát nên đứa con trai duy nhất bà xin về nuôi từ bé đã được người anh ruột nó tìm được và bảo lãnh sang Mỹ năm ngoái. Năm nay khi chồng bà mất, thằng con hiếu thảo ấy muốn bảo lãnh mẹ đoàn tụ nhưng bà từ chối vì không muốn lìa xa quê hương. Được thằng con gửi tiền về nuôi, bà Sáu không cần phải lăn lộn mưu sinh. Thời giờ rảnh rỗi bà đến chùa làm công quả. Từ ngày sư thầy Thích Không Đức về trụ trì, bà kính phục thầy còn trẻ mà đã dành cuộc đời mình cho Phật đạo nên ở lại chùa để nấu nướng, giặt giũ chăm sóc cho thầy. Bà Sáu quý trọng và thương yêu thầy như con. Vả lại bà cũng muốn tạo thiện duyên cho con cháu mình về sau.
Bà Sáu đứng yên một lát để nghe ngóng động tĩnh. Có tiếng trò chuyện và cười đùa của sư thầy và ba cô con gái kia vang ra từ phòng ăn. Bà cố nén nỗi bực mình chẳng biết vì sao ùa đến. Bà men theo vách tối của chánh điện bước đến ẩn mình sau một cây hoa sứ đại, nhìn qua cửa sổ. Bà Sáu bỗng há hốc mồm, tim đập thình thịch, đầu óc quay cuồng khiến bà gần như muốn té xỉu. Trước mắt bà quang cảnh chẳng khác gì một ổ điếm. Sư thầy ngồi dựa ngửa trên ghế, đôi chân gác lên mép bàn ăn. Hai cô gái mặc váy ngắn, bó sát mông đứng hai bên, thay phiên nhau gắp thức ăn đút cho hắn. Một cô khác đứng sau lưng trụ trì, mặc chiếc áo thun dây, lộ đôi cánh tay trắng ngần, liên tục đấm bóp nhè nhẹ lên đôi vai cũng để trần cuồn cuộn cơ bắp của nhà sư. Chốc chốc tiếng cười lại rộ lên từ trong phòng dội ra làm cho bà muốn sởn cả gai ốc. Bà càng nhìn lâu, tinh thần càng thêm bấn loạn. Đột nhiên một dòng máu nóng trong người dâng lên khiến mặt bà đỏ bừng bừng. Bà Sáu đã mất hết tự chủ. Bà đi xăm xăm bước đến trước cửa phòng ăn. Lấy hết hơi sức bà thét lên:
- Đồ súc sinh!
Nghe tiếng quát bất ngờ giữa lúc đang chơi đùa vui vẻ, cả ba cô gái và sư thầy giật nẩy mình, thót cả tim. Trong phút chóoc tất cả mọi hoạt động của họ bỗng nhiên đứng khựng lại. Thật giống y chang như tiếng hét của bà Sáu là phép mầu của mụ phù thủy, kẻ đã hô biến những người dự tiệc mừng sinh nhật nàng công chúa trong truyện cổ tích hóa thành tượng đá hết. Lát lâu sau, sư thầy là người trấn tĩnh được tinh thần đầu tiên. Dù sao đi nữa, hắn cũng là trụ trì, là người lãnh đạo của ngôi chùa này. Quyền uy và sức mạnh chủ nhân ông đã đem lại tự tin cho hắn. Thích Không Đức đứng lên, quay người bước về phía bà Sáu, gằn giọng quát:
- Bà làm gì ở đây?
Bà Sáu lặng thinh, không trả lời. Vì thú thật bà cũnng chẳng biết trả lời làm sao. Chẳng lẽ lại bảo bà quay lại để rình rập họ? Tên hòa thượng thấy bà im lặng, vẻ mặt thộn ra đầy vẻ hoang mang nên sử dụng ngay quyền uy của mình.
- Tôi bảo bà về rồi mà! Sao còn ở đây?
Bà Sáu đứng tần ngần, quắc mắt nhìn trừng trừng mấy cô gái lạ. Họ ngoảnh mặt đi quay lưng về phía bà. Tên trụ trì nhìn theo hướng mắt bà Sáu, rồi rất ôn tồn, hắn bảo bà với cái giọng đầy vẻ bề trên:
- Bà về đi! Chuyện này tôi bỏ qua! Mai sáng bà hãy đến làm công đức!
Rất tức tối trước sự trơ trẽn của tên thầy chùa, bà Sáu nói gằn từng tiếng một.
- Tui-sẽ-không-đến-đây-nữa!
Nói xong bà Sáu vội vã đi nhanh ra khỏi chùa.
oOo
Mặt trời đã ngả về phía tây hơn một cây sào, nhưng sức nóng của nó vẫn như thiêu như đốt ở cái vùng duyên hải nhiệt đới miền trung này. Dưới một mái lều rạ, xung quanh không vách che, trên nền cát trắng tinh ven biển, một toán nam nữ thanh niên đang ngồi xếp bằng tròn, lắng nghe sư thầy Thích Không Đức thuyết pháp về chủ đề “Tu là cõi phúc, tình là dây oan.” Giọng thầy êm ái, dễ nghe. Thỉnh thoảng nhà sư lại pha trò dí dỏm nên bọn trẻ thích chí cười vang. Sư thầy thao thao bất tuyệt thuyết giảng về cái lẽ vô thường của cuộc sống, về sự mong manh của ái tình. Thầy giảng giải sâu xa cái vòng luẩn quẩn oan khiên của kiếp sống vợ chồng. Cũng giống như thầy Nhất Hạnh ngày xưa nói với tuổi hai mươi, thầy Thích Không Đức khuyên các bạn trẻ nên đầu tư thời gian và sức lực vào Phật pháp, Phật đạo; chớ đừng phung phí vào những thứ vô bổ khác như chính trị và ái tình. Hãy đem nhiệt tâm của tuổi trẻ phụng sự cho Bồ đề đạo hạnh. Đám thanh niên trố mắt khâm phục và ngưỡng mộ sự thấu triệt cuộc đời là bể khổ của sư thầy mặc dù so ra ông cũng chẳng nhiều tuổi hơn chúng là bao lăm. Để làm minh chứng, thuyết phục cho những gì mình nói, sư thầy lấy câu chuyện của chính cuộc đời mình ra làm ví dụ điển hình.
Theo lời kể của sư thầy thì tên cúng cơm của ông là Võ Cóc. Ông cười hóm hỉnh, nhìn ba cô gái đêm qua bà Sáu đã chộ mặt ở nơi phòng ăn nhà chùa, nói tiếp. Cóc ở đây không phải là loại động vật xù xì như là thứ cóc tía thích ăn thịt thiên nga đâu nhé. Chữ Cóc trong tên của thầy là một loại trái cây mà quý bà quý cô khi nhìn thấy đều thèm thuồng muốn ăn ngay lập tức. Nghe đến đây mấy cô gái ngồi quanh thẹn đỏ mặt, che miệng cười khúc khích. Nhưng những đôi mắt đẹp kia không quên liếc xéo nhà sư thật nhanh trước khi cúi mặt xuống đất, để che đi những đôi má đang ửng hồng. Thấy vậy, sư thầy cười khục khục, rồi kể tiếp. Năm thầy hai mươi tuổi, cha mẹ bắt thầy phải lập gia đình với một cô gái cùng thôn để còn lo chí thú làm ăn. Vốn là con của một gia đình ngư dân, sư thầy không được cho ăn học nhiều, và tất nhiên không dám cãi lời cha mẹ. Cũng như mọi gia đình khác làm nghề đánh lưới, hàng tháng thầy phải lênh đênh trên biển cả mười mấy hai chục ngày. Có khi thầy đi suốt ba bốn tháng mới về. Vì thế cuộc sống vợ chồng cũng không mấy mặn nồng. Tuy vậy họ cũng có với nhau hai mặt con. Cách đây ba năm, một lần đi biển, chẳng may tàu của sư thầy gặp phải một trận bão rất to. Thuyền trưởng liên tục gửi tín hiệu kêu cứu với các tàu bạn và những tàu cảnh sát biển. Thế nhưng suốt mấy tiếng đồng hồ liền chẳng thấy ai đến tiếp cứu. Tàu bị sóng đánh vỡ tan tành. Tất cả thủy thủ đều rơi xuống biển. Sư thầy may mắn vớ được tấm ván trôi lềnh bềnh bên cạnh. Lênh đênh đói khát suốt ba ngày đêm trên mặt biển cả, cuối cùng thầy được một tàu đánh cá cứu vớt trước khi kiệt lực.
Kể đến đây nhà sư Thích Không Đức lặng im. Đôi mắt mở to còn đầy vẻ tinh anh nhìn ra vùng biển khơi xa xanh thẫm. Thấp thoáng ngoài đó có mấy con tàu đang chạy dọc ngang. Đám nam thanh nữ tú cũng lặng im phăng phắc. Dường như có người sụt sịt khóc vì thương cảm cho nhà sư trẻ.
Ngừng một lát như để hồi tưởng lại cái dĩ vãng bi đát, rồi nhà sư tiếp tục kể. Sau đó, sư thầy phải đi ăn xin để kiếm tiền lần mò về quê. Nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ sống qua ngày chứ không có dư dật gì. Suốt mấy tháng liền thầy phải nhịn đói nhịn khát, ngủ bờ ngủ bụi. Thêm một tuần sau đó, thầy nghe tin trên đài truyền hình loan báo toàn bộ đoàn thủy thủ trong tàu của mình đã chết hết. Thế là hết sức đau khổ, tuyệt vọng cùng cực thầy tìm đến một ngôi chùa ở nơi vắng vẻ để đi tu, chấm dứt mọi phiền não trong cõi đời ô trọc này. Kể từ đó thầy không liên lạc với vợ con gia đình gì nữa. Thầy lấy chùa làm nhà, phật tử làm người thân. Câu chuyện của nhà sư Thích Không Đức gây xúc động mạnh cho đám thiện nam tín nữ. Họ nhìn ông với ánh mắt đầy thương yêu trìu mến và trọng vọng.
Ánh nắng đã bớt oi ả. Nhà sư đứng lên, làm mấy động tác thể dục cho giãn gân cốt. Rồi ông cởi bỏ áo cà sa đang khoác trên người chỉ còn mặc độc chiếc quần đùi, cười thật tươi nói:
-Nào, chúng ta cùng xuống tắm biển thôi! Em nào không biết bơi, thầy sẽ tận tình chỉ bảo cho!
Nói rồi ông cất bước đi về mé biển. Bọn thanh niên nam nữ đứng dậy trút bỏ quần áo bên ngoài, mỗi người chỉ còn mặc bộ đồ bikini, vội vã chạy ùa theo sau lưng nhà sư. Một nam thanh niên nào đó bỗng hét toáng lên:
- Tu là cõi phúc! Tu là cõi phúc!
Rồi cả bọn đồng thanh hô lớn:
- Cõi phúc! Cõi phúc!
Cả đoàn chạy ùa xuống nước như một bầy thú hoang la hét, cười đùa ầm ĩ.
19/4/2024
Tú Điếc
Tu là cõi phúc _ Tú Điếc
xxx
Tu là cõi phúc
Bà Sáu cầm cái chổi lông gà quét sơ qua tấm kính thủy tinh trong suốt đặt trên mặt chiếc bàn, được vây quanh bởi sáu cái ghế dựa bằng gỗ, đánh vẹc-ni nhẵn bóng, phết sơn đỏ. Bên dưới tấm kiếng là cái bàn dài được phủ lên trên bằng một tấm vải trắng, có in hình hoa và lá sen. Treo cái chổi lên vách, bà Sáu bắt đầu dọn cơm tối. Chỉ trong phút chốc đã thấy bốn đĩa thức ăn đầy có ngọn và một tô canh khói bốc nghi ngút bày biện tươm tất, sẵn sàng cho người dùng. Mùi thức ăn xông thẳng vào mũi thơm phức. Bà Sáu cảm thấy bụng mình dường như sôi lên vì đói. Bà xoa xoa hai bàn tay vào nhau mỉm cười nhìn thành quả cặm cụi nấu nướng suốt buổi chiều nay của mình. Bà rót thêm một chén nước chấm xì dầu Magi, và đặt lên bàn một cái chén và một đôi đũa. Thế là mâm chén đã hoàn tất. Bà Sáu bước sang hậu điện gõ nhè nhẹ vào cánh cửa gỗ đóng im ỉm.
- Dạ, mời sư thầy trụ trì ra ăn cơm!
Đằng sau cánh cửa rộng, chẳng nghe có tiếng trả lời. Bà Sáu tằng hắng lấy giọng, rồi nói to hơn.
- Cơm nước đã xong, mời sư thầy ra dùng bữa!
Lần này, có tiếng trả lời vọng ra.
- Được rồi, thầy sẽ ra ngay.
Bà Sáu quay gót trở xuống nhà ăn. Cánh cửa phòng của sư trụ trì bật mở. Một người đàn ông trạc chừng bốn mươi tuổi, không cao lắm, nhưng cơ bắp rắn chắc, mình khoác chiếc áo tu hành màu vàng nhạt đủng đỉnh bước ra. Ông ta đưa bàn tay lên vuốt nhẹ vào cái đầu cạo trọc nhưng vẫn còn thấy rõ chưn tóc lún phún vừa mới nhú ra. Chắc có lẽ theo thói quen vuốt lại mái tóc của những người đàn ông trước khi xuất hiện trước mặt phụ nữ. Sư thầy ung dung tiến bước về phía nhà ăn. Bà Sáu đã chực sẵn, vội vàng kéo chiếc ghế ở ngay đầu bàn mời ông ta ngồi. Nhà sư vừa yên vị bà Sáu đã cầm lấy cái chén, đến bên nồi cơm điện bới một bát cơm lưng lửng đem về. Bà bưng hai tay dâng lên trước mặt nhà sư. Ông đưa bàn tay trắng trẻo ra cầm lấy, nhưng liền để xuống ngay, cất tiếng hỏi.
- Hôm nay bà cho thầy ăn món gì đây?
Bà Sáu bẽn lẽn, rụt rè thưa:
- Dạ, chỉ là những món đơn giản như mọi hôm như canh cua nấu mồng tơi, cá chẽm chiên xù… - Bà Sáu ngừng lậị giây lát rồi nói tiếp: - Nhưng bữa nay cũng có chút đặc biệt… Là như thế này! Vì mấy bữa liền, tui thấy sư thầy biếng ăn. Bữa nào cũng bỏ thừa lại nhiều quá, nên hôm nay tui tự ý chế thêm món giả cầy, mời sư thầy nếm thử. – Nói xong bà Sáu đi đến bên cái nồi đất đặt trên bếp ga, lửa cháy liu riu, múc một tô vừa thịt vừa nước thơm phưng phức mùi đậu, mùi riềng đem đến đặt trước mặt nhà sư. Sư thầy chẳng nói gì, lấy chiếc muỗng nhôm múc một ít nước đưa lên miệng nhấm nháp.
- Bà nấu ngon lắm. Tay nghề càng ngày càng cao. Món chay mà cứ y như là món mặn. Ngon tuyệt!
Đôi má bà Sáu chợt ửng hồng, bà lúng túng, ngượng nghịu như một thiếu nữ. Lúc này trông dáng điệu của bà thật tương phản với nét mặt cằn cỗi, khô khan ở cái tuổi sáu mươi của bà. Nhà sư trẻ thoáng liếc xéo bà Sáu, miệng nở nụ cười mỉm chi, khẽ bảo:
- Thôi, bà về nhà đi! Thầy ăn xong tự mình dọn chén đũa cũng được.
- Không được đâu! Xin sư thầy cho tui phục vụ thầy để tích chút công đức cho con cháu!
- Thầy nói rồi! Thầy làm được mà. Sáng mai bà đến rửa chén bát. Bà cứ yên tâm về đi! Công đức của bà chẳng mất đi đâu cả.
Ngó vẻ mặt nhà sư có vẻ không vui, nên bà Sáu cũng không dám nài nỉ gì thêm. Bà lủi thủi đi ra cửa hông nhà bếp, vòng qua chánh điện, qua cái sân rộng có trồng nhiều hoa và cây kiểng. Theo cổng tam quan bên trái, bà bước ra đường. Trời đã chạng vạng. Những bóng đèn điện tròn, gắn trên cọc tre cắm cách quãng bên lề đường, đã bật sáng, soi rõ con đường bê tông trải dài trước mặt bà. Một luồng gió mát rượi phả vào mặt bà Sáu xoa đi phần nào hơi nóng từ những tấm bê tông đương bốc lên ngùn ngụt. Một vài cô gái nói cười khúc khích đi ngược chiều với bà. Mùi nước hoa rẻ tiền của họ làm mũi bà nhồn nhột, ách xì luôn mấy cái.
Bà Sáu bước thêm mấy bước nữa. Linh tính nhạy bén của một người phụ nữ khiến bà ngờ ngợ các cô gái kia chẳng phải là những tín nữ thường xuyên đến chùa này. Bà quay người, dưới ánh sáng bóng đèn hình trái lê vàng vọt, bà chợt ngó thấy ba cô gái mặc váy lúc nãy đi ngang qua đang bước vào cổng tam quan. Trong đầu bà bất chợt nảy sinh những thắc mắc khó trả lời. Giờ này các cô ấy đến chùa làm gì? Hay là mấy cô kia đến để cúng sao giải hạn? Nhưng nếu có cúng sao thì trụ trì đã yêu cầu bà ở lại chuẩn bị bày biện nghi lễ chứ? Suốt nửa năm nay, kể từ khi sư thầy Thích Không Đức về trụ trì ngôi chùa Duyên Hải tự này, tất cả mọi việc lớn nhỏ đều do tay bà quán xuyến mà. Vừa vì để thỏa mãn tính tò mò, vừa về nhà cũng chẳng có công việc chi để làm nên bà Sáu quyết định quay trở lại chùa xem thử. Bà nhẹ nhàng đẩy cánh cổng nhỏ bằng song sắt bước vào trong sân. Mùi trầm hương từ trong chánh điện len qua các khe cửa gỗ đóng kín, lọt ra ngoài làm cho không khí trong sân chùa thơm ngan ngát Bà Sáu nghiện thứ mùi này nên hít một hơi thật mạnh cho đầy buồng phổi. Từ thuở còn bé bà đã mộ đạo, theo mẹ đến chùa. Lớn lên lấy chồng nhưng không sinh được con bà càng sùng bái Đức Thích Ca mâu ni hơn. Lòng thành kính chuyên tâm bái lễ của bà làm động lòng Bồ tát nên đứa con trai duy nhất bà xin về nuôi từ bé đã được người anh ruột nó tìm được và bảo lãnh sang Mỹ năm ngoái. Năm nay khi chồng bà mất, thằng con hiếu thảo ấy muốn bảo lãnh mẹ đoàn tụ nhưng bà từ chối vì không muốn lìa xa quê hương. Được thằng con gửi tiền về nuôi, bà Sáu không cần phải lăn lộn mưu sinh. Thời giờ rảnh rỗi bà đến chùa làm công quả. Từ ngày sư thầy Thích Không Đức về trụ trì, bà kính phục thầy còn trẻ mà đã dành cuộc đời mình cho Phật đạo nên ở lại chùa để nấu nướng, giặt giũ chăm sóc cho thầy. Bà Sáu quý trọng và thương yêu thầy như con. Vả lại bà cũng muốn tạo thiện duyên cho con cháu mình về sau.
Bà Sáu đứng yên một lát để nghe ngóng động tĩnh. Có tiếng trò chuyện và cười đùa của sư thầy và ba cô con gái kia vang ra từ phòng ăn. Bà cố nén nỗi bực mình chẳng biết vì sao ùa đến. Bà men theo vách tối của chánh điện bước đến ẩn mình sau một cây hoa sứ đại, nhìn qua cửa sổ. Bà Sáu bỗng há hốc mồm, tim đập thình thịch, đầu óc quay cuồng khiến bà gần như muốn té xỉu. Trước mắt bà quang cảnh chẳng khác gì một ổ điếm. Sư thầy ngồi dựa ngửa trên ghế, đôi chân gác lên mép bàn ăn. Hai cô gái mặc váy ngắn, bó sát mông đứng hai bên, thay phiên nhau gắp thức ăn đút cho hắn. Một cô khác đứng sau lưng trụ trì, mặc chiếc áo thun dây, lộ đôi cánh tay trắng ngần, liên tục đấm bóp nhè nhẹ lên đôi vai cũng để trần cuồn cuộn cơ bắp của nhà sư. Chốc chốc tiếng cười lại rộ lên từ trong phòng dội ra làm cho bà muốn sởn cả gai ốc. Bà càng nhìn lâu, tinh thần càng thêm bấn loạn. Đột nhiên một dòng máu nóng trong người dâng lên khiến mặt bà đỏ bừng bừng. Bà Sáu đã mất hết tự chủ. Bà đi xăm xăm bước đến trước cửa phòng ăn. Lấy hết hơi sức bà thét lên:
- Đồ súc sinh!
Nghe tiếng quát bất ngờ giữa lúc đang chơi đùa vui vẻ, cả ba cô gái và sư thầy giật nẩy mình, thót cả tim. Trong phút chóoc tất cả mọi hoạt động của họ bỗng nhiên đứng khựng lại. Thật giống y chang như tiếng hét của bà Sáu là phép mầu của mụ phù thủy, kẻ đã hô biến những người dự tiệc mừng sinh nhật nàng công chúa trong truyện cổ tích hóa thành tượng đá hết. Lát lâu sau, sư thầy là người trấn tĩnh được tinh thần đầu tiên. Dù sao đi nữa, hắn cũng là trụ trì, là người lãnh đạo của ngôi chùa này. Quyền uy và sức mạnh chủ nhân ông đã đem lại tự tin cho hắn. Thích Không Đức đứng lên, quay người bước về phía bà Sáu, gằn giọng quát:
- Bà làm gì ở đây?
Bà Sáu lặng thinh, không trả lời. Vì thú thật bà cũnng chẳng biết trả lời làm sao. Chẳng lẽ lại bảo bà quay lại để rình rập họ? Tên hòa thượng thấy bà im lặng, vẻ mặt thộn ra đầy vẻ hoang mang nên sử dụng ngay quyền uy của mình.
- Tôi bảo bà về rồi mà! Sao còn ở đây?
Bà Sáu đứng tần ngần, quắc mắt nhìn trừng trừng mấy cô gái lạ. Họ ngoảnh mặt đi quay lưng về phía bà. Tên trụ trì nhìn theo hướng mắt bà Sáu, rồi rất ôn tồn, hắn bảo bà với cái giọng đầy vẻ bề trên:
- Bà về đi! Chuyện này tôi bỏ qua! Mai sáng bà hãy đến làm công đức!
Rất tức tối trước sự trơ trẽn của tên thầy chùa, bà Sáu nói gằn từng tiếng một.
- Tui-sẽ-không-đến-đây-nữa!
Nói xong bà Sáu vội vã đi nhanh ra khỏi chùa.
oOo
Mặt trời đã ngả về phía tây hơn một cây sào, nhưng sức nóng của nó vẫn như thiêu như đốt ở cái vùng duyên hải nhiệt đới miền trung này. Dưới một mái lều rạ, xung quanh không vách che, trên nền cát trắng tinh ven biển, một toán nam nữ thanh niên đang ngồi xếp bằng tròn, lắng nghe sư thầy Thích Không Đức thuyết pháp về chủ đề “Tu là cõi phúc, tình là dây oan.” Giọng thầy êm ái, dễ nghe. Thỉnh thoảng nhà sư lại pha trò dí dỏm nên bọn trẻ thích chí cười vang. Sư thầy thao thao bất tuyệt thuyết giảng về cái lẽ vô thường của cuộc sống, về sự mong manh của ái tình. Thầy giảng giải sâu xa cái vòng luẩn quẩn oan khiên của kiếp sống vợ chồng. Cũng giống như thầy Nhất Hạnh ngày xưa nói với tuổi hai mươi, thầy Thích Không Đức khuyên các bạn trẻ nên đầu tư thời gian và sức lực vào Phật pháp, Phật đạo; chớ đừng phung phí vào những thứ vô bổ khác như chính trị và ái tình. Hãy đem nhiệt tâm của tuổi trẻ phụng sự cho Bồ đề đạo hạnh. Đám thanh niên trố mắt khâm phục và ngưỡng mộ sự thấu triệt cuộc đời là bể khổ của sư thầy mặc dù so ra ông cũng chẳng nhiều tuổi hơn chúng là bao lăm. Để làm minh chứng, thuyết phục cho những gì mình nói, sư thầy lấy câu chuyện của chính cuộc đời mình ra làm ví dụ điển hình.
Theo lời kể của sư thầy thì tên cúng cơm của ông là Võ Cóc. Ông cười hóm hỉnh, nhìn ba cô gái đêm qua bà Sáu đã chộ mặt ở nơi phòng ăn nhà chùa, nói tiếp. Cóc ở đây không phải là loại động vật xù xì như là thứ cóc tía thích ăn thịt thiên nga đâu nhé. Chữ Cóc trong tên của thầy là một loại trái cây mà quý bà quý cô khi nhìn thấy đều thèm thuồng muốn ăn ngay lập tức. Nghe đến đây mấy cô gái ngồi quanh thẹn đỏ mặt, che miệng cười khúc khích. Nhưng những đôi mắt đẹp kia không quên liếc xéo nhà sư thật nhanh trước khi cúi mặt xuống đất, để che đi những đôi má đang ửng hồng. Thấy vậy, sư thầy cười khục khục, rồi kể tiếp. Năm thầy hai mươi tuổi, cha mẹ bắt thầy phải lập gia đình với một cô gái cùng thôn để còn lo chí thú làm ăn. Vốn là con của một gia đình ngư dân, sư thầy không được cho ăn học nhiều, và tất nhiên không dám cãi lời cha mẹ. Cũng như mọi gia đình khác làm nghề đánh lưới, hàng tháng thầy phải lênh đênh trên biển cả mười mấy hai chục ngày. Có khi thầy đi suốt ba bốn tháng mới về. Vì thế cuộc sống vợ chồng cũng không mấy mặn nồng. Tuy vậy họ cũng có với nhau hai mặt con. Cách đây ba năm, một lần đi biển, chẳng may tàu của sư thầy gặp phải một trận bão rất to. Thuyền trưởng liên tục gửi tín hiệu kêu cứu với các tàu bạn và những tàu cảnh sát biển. Thế nhưng suốt mấy tiếng đồng hồ liền chẳng thấy ai đến tiếp cứu. Tàu bị sóng đánh vỡ tan tành. Tất cả thủy thủ đều rơi xuống biển. Sư thầy may mắn vớ được tấm ván trôi lềnh bềnh bên cạnh. Lênh đênh đói khát suốt ba ngày đêm trên mặt biển cả, cuối cùng thầy được một tàu đánh cá cứu vớt trước khi kiệt lực.
Kể đến đây nhà sư Thích Không Đức lặng im. Đôi mắt mở to còn đầy vẻ tinh anh nhìn ra vùng biển khơi xa xanh thẫm. Thấp thoáng ngoài đó có mấy con tàu đang chạy dọc ngang. Đám nam thanh nữ tú cũng lặng im phăng phắc. Dường như có người sụt sịt khóc vì thương cảm cho nhà sư trẻ.
Ngừng một lát như để hồi tưởng lại cái dĩ vãng bi đát, rồi nhà sư tiếp tục kể. Sau đó, sư thầy phải đi ăn xin để kiếm tiền lần mò về quê. Nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ sống qua ngày chứ không có dư dật gì. Suốt mấy tháng liền thầy phải nhịn đói nhịn khát, ngủ bờ ngủ bụi. Thêm một tuần sau đó, thầy nghe tin trên đài truyền hình loan báo toàn bộ đoàn thủy thủ trong tàu của mình đã chết hết. Thế là hết sức đau khổ, tuyệt vọng cùng cực thầy tìm đến một ngôi chùa ở nơi vắng vẻ để đi tu, chấm dứt mọi phiền não trong cõi đời ô trọc này. Kể từ đó thầy không liên lạc với vợ con gia đình gì nữa. Thầy lấy chùa làm nhà, phật tử làm người thân. Câu chuyện của nhà sư Thích Không Đức gây xúc động mạnh cho đám thiện nam tín nữ. Họ nhìn ông với ánh mắt đầy thương yêu trìu mến và trọng vọng.
Ánh nắng đã bớt oi ả. Nhà sư đứng lên, làm mấy động tác thể dục cho giãn gân cốt. Rồi ông cởi bỏ áo cà sa đang khoác trên người chỉ còn mặc độc chiếc quần đùi, cười thật tươi nói:
-Nào, chúng ta cùng xuống tắm biển thôi! Em nào không biết bơi, thầy sẽ tận tình chỉ bảo cho!
Nói rồi ông cất bước đi về mé biển. Bọn thanh niên nam nữ đứng dậy trút bỏ quần áo bên ngoài, mỗi người chỉ còn mặc bộ đồ bikini, vội vã chạy ùa theo sau lưng nhà sư. Một nam thanh niên nào đó bỗng hét toáng lên:
- Tu là cõi phúc! Tu là cõi phúc!
Rồi cả bọn đồng thanh hô lớn:
- Cõi phúc! Cõi phúc!
Cả đoàn chạy ùa xuống nước như một bầy thú hoang la hét, cười đùa ầm ĩ.
19/4/2024
Tú Điếc