Văn Học & Nghệ Thuật

Từ nỗi buồn Bảo Ninh đến Nỗi buồn chiến tranh

Tôi đọc ông ấy, đọc tuốt tuột, nhiều lần, trong ảnh hưởng của nhiều miền khí hậu, trong tác động của tuổi, không bao giờ có thể trẻ lại, nhưng chẳng sao, khi còn có thứ nghệ thuật như thế, giản dị, thực sự.
Tôi đọc ông ấy, đọc tuốt tuột, nhiều lần, trong ảnh hưởng của nhiều miền khí hậu, trong tác động của tuổi, không bao giờ có thể trẻ lại, nhưng chẳng sao, khi còn có thứ nghệ thuật như thế, giản dị, thực sự.




Đeo đuổi ông ấy bao nhiêu lâu từ lúc ông ấy lừng khừng ló mặt, cái này thì ông ấy không biết đâu, thời gian còn dài hơn cả cuộc hôn nhân của chính mình, tôi nhận ra là nói chung nhân vật của ông ấy rất tẻ, không cười, và nếu là nhân vật chính thì không phải là đàn bà, trừ có một lần là một cụ bà bay trên trời.

         
Nhà văn Bảo Ninh          

Giả dụ gặp mẫu người đó ở ngoài đời, e rằng ta sẽ tự động thu mình, nhỏ giọng, nếu đang thì không thể tiếp tục suồng sã. Ở họ tỏa một niềm lặng lẽ, buồn thảm, ảm đạm, sáng trong, sang trọng, không phải của riêng họ mà là của thời thế tiếc thay thời gian qua đi rất lâu, rất lâu vẫn chẳng đổi được gì. Thế nên ngay cả khi nghe ông ấy cười, tiếng cười cộc đi kèm với ánh nhìn quái, có khi ông ấy còn nói bỡn hẳn hoi nữa, thì không hiểu sao trong tôi vẫn nguyên một câu hỏi: BÂY GIỜ ÔNG ẤY CÓ ĐANG KHÔNG BUỒN?

Mọi nhân vật của ông ấy đều đau đáu một hồi ức, một mất mát, một bâng quơ da diết của tuổi  ăm ắp ao ước nhưng chưa đủ chín thành tình yêu, một xót thương trước cái chết không xứng đáng đối với người phải chết, một giải thoát không bao giờ là giải thoát. Là thân phận của chính anh ta đấy, dính dáng với rất nhiều thân phận khác, sẻ chia với nhau một phần số chung - của người Việt – trong những khốc liệt chiến tranh, trong những mênh mang hòa bình, nghẹn tắc.

Đấy là thương hiệu chữ nghĩa của ông. Đấy là mâm cỗ chữ nghĩa đắng cay không có thêm một chút xíu nào gia vị hóm hỉnh hài hước lẽ ra phải có ở những kẻ từng trải. Ông ấy dọn  đúng một mâm cỗ chữ nghĩa đắng cay ấy ra suốt bao năm nay, còn chúng ta cứ sống, cứ yêu, cứ hì hục đuổi theo những hỉ hả hân hoan thừa mứa lấp lánh vẫn không sao quay mặt được. Có người đọc rộng ngạc nhiên sao ở miền Bắc sau cả một quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa đằng đẵng trước miền Nam mà lại có một giọng văn nhân bản thế. Tôi không chia sẻ nỗi ngạc nhiên này. Nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng nghệ sĩ đích thực phải là một trí thức đích thực, kiểu người không thể tự giải mẫn cảm, không thể trốn khỏi đòi hỏi trung thực tự thân, họ, kiểu người khốn khổ ấy, dù đời sống riêng có quan phương chừng nào đi nữa thì tự trong cõi riêng sâu nhất của họ vẫn quẫy cựa một tinh thần xét lại lịch sử và xã hội ngay cả khi ở thế đang lên, dù trong miền khí hậu vùng ảnh hưởng nào cũng như nhau thôi. Chỉ độc một giọng buồn thảm, không còn một chút nào bi hùng bi tráng của thế hệ nghệ sĩ đi trước có mấy mươi năm, ông ta mô tả cái thời thất thoát lí tưởng của thế hệ mình, thời của những ngờ vực tự vấn trước đó chưa hề thấy nảy nòi trong chữ nghĩa Việt. Thế mà chính cái người rất giỏi dọn cỗ đắng cay ấy lại từng hất hàm bảo "chuyện xưa kết đi được chưa?".

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh xuất bản lần đầu năm 1987 với tênThân phận tình yêu. Tác phẩm được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Đây được xem là tiểu thuyết nổi bật của Việt Nam, tới năm 2012 đã được giới thiệu tại 18 quốc gia trên thế giới với các bản tiếng Anh, tiếng Ba Tư. Tác phẩm đang được dịch sang tiếng Đức. Giới văn chương cho rằng Nỗi buồn chiến tranh là thành tựu rực rỡ nhất của văn học thời đổi mới. Ảnh: Bìa tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Anh đọc truyện đó của ông ta chưa? Vẫn cay đắng ấy buồn thảm ấy, nhưng là một đoạn tuyệt mạnh mẽ với cả một dòng chảy chữ nghĩa đương thời, với chính mình. Ở đó, và ở tất cả các tác phẩm của ông ấy, người ta thấy một người lính ngày thôi chiến, thấy một nhà văn chỉ sống một phần tuổi trẻ trong chiến tranh thôi nhưng đã tự đóng đinh cuộc đời mình vào những khao khát xót xa mình đã trải theo cái cách không một ai cùng thời có thể làm. Ở đó, người ta thấy một nỗi niềm Việt, thật sự Việt thời hiện đại, không bị thi vị hóa. Ở đó người ta thấy chất thơ của nỗi đau sâu thẳm và bình tĩnh, không huyếnh hoáng vì chiến công chiến thắng, phút huy hoàng lại đơn độc ngược dòng ngấm lại những gì đã mất, những chân trời. Từ ấy người ta chứng kiến một hiển nhiên ít khi xảy ra: những chân tài – trí tuệ thật có tiềm năng nhận biết sang chấn lịch sử, xét định tra vấn nó và ngay trong hào quang thế thời đã tiên cảm ra những bước suy tàn.

Và thế giới này biết đến chúng ta - người Việt - một phần nhờ những se sắt đau đáu ấy. Là người Việt, tôi không vì thế mà buồn. Những se sắt đau đáu của ông ấy đã không còn là của riêng người Việt. Hàm dưỡng được chữ bằng ám ảnh tinh thần riêng có, ông ấy đã vượt khỏi hệ giá trị Việt trong cách nhìn về những mất những còn.

Khi đọc ông ta vào cái lúc còn trẻ ranh, tôi lập tức nhớ tới Erich Maria Remarque. Bây giờ đọc ông ấy tôi vẫn nhớ ông tây kia, và không chỉ một ông tây, nhưng già rồi tôi hiểu rồi: trong nghệ thuật, chỉ khi nào ngấu được hết những buồn vui thật sự của chính tộc người mình thuộc về/ sống cùng, thành mẻ thành tương thật sự, thì lúc đó mới thành đặc sản tinh thần của thế giới.

Chứ không phải là nhân sự gì cũng khua khoắng tự múa rồi túm lấy áo anh tây hiện đại hậu đương hiện đại mà quay quay quay.

Lê Minh Hà

Berlin 07. 07. 2016

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Từ nỗi buồn Bảo Ninh đến Nỗi buồn chiến tranh

Tôi đọc ông ấy, đọc tuốt tuột, nhiều lần, trong ảnh hưởng của nhiều miền khí hậu, trong tác động của tuổi, không bao giờ có thể trẻ lại, nhưng chẳng sao, khi còn có thứ nghệ thuật như thế, giản dị, thực sự.
Tôi đọc ông ấy, đọc tuốt tuột, nhiều lần, trong ảnh hưởng của nhiều miền khí hậu, trong tác động của tuổi, không bao giờ có thể trẻ lại, nhưng chẳng sao, khi còn có thứ nghệ thuật như thế, giản dị, thực sự.




Đeo đuổi ông ấy bao nhiêu lâu từ lúc ông ấy lừng khừng ló mặt, cái này thì ông ấy không biết đâu, thời gian còn dài hơn cả cuộc hôn nhân của chính mình, tôi nhận ra là nói chung nhân vật của ông ấy rất tẻ, không cười, và nếu là nhân vật chính thì không phải là đàn bà, trừ có một lần là một cụ bà bay trên trời.

         
Nhà văn Bảo Ninh          

Giả dụ gặp mẫu người đó ở ngoài đời, e rằng ta sẽ tự động thu mình, nhỏ giọng, nếu đang thì không thể tiếp tục suồng sã. Ở họ tỏa một niềm lặng lẽ, buồn thảm, ảm đạm, sáng trong, sang trọng, không phải của riêng họ mà là của thời thế tiếc thay thời gian qua đi rất lâu, rất lâu vẫn chẳng đổi được gì. Thế nên ngay cả khi nghe ông ấy cười, tiếng cười cộc đi kèm với ánh nhìn quái, có khi ông ấy còn nói bỡn hẳn hoi nữa, thì không hiểu sao trong tôi vẫn nguyên một câu hỏi: BÂY GIỜ ÔNG ẤY CÓ ĐANG KHÔNG BUỒN?

Mọi nhân vật của ông ấy đều đau đáu một hồi ức, một mất mát, một bâng quơ da diết của tuổi  ăm ắp ao ước nhưng chưa đủ chín thành tình yêu, một xót thương trước cái chết không xứng đáng đối với người phải chết, một giải thoát không bao giờ là giải thoát. Là thân phận của chính anh ta đấy, dính dáng với rất nhiều thân phận khác, sẻ chia với nhau một phần số chung - của người Việt – trong những khốc liệt chiến tranh, trong những mênh mang hòa bình, nghẹn tắc.

Đấy là thương hiệu chữ nghĩa của ông. Đấy là mâm cỗ chữ nghĩa đắng cay không có thêm một chút xíu nào gia vị hóm hỉnh hài hước lẽ ra phải có ở những kẻ từng trải. Ông ấy dọn  đúng một mâm cỗ chữ nghĩa đắng cay ấy ra suốt bao năm nay, còn chúng ta cứ sống, cứ yêu, cứ hì hục đuổi theo những hỉ hả hân hoan thừa mứa lấp lánh vẫn không sao quay mặt được. Có người đọc rộng ngạc nhiên sao ở miền Bắc sau cả một quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa đằng đẵng trước miền Nam mà lại có một giọng văn nhân bản thế. Tôi không chia sẻ nỗi ngạc nhiên này. Nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng nghệ sĩ đích thực phải là một trí thức đích thực, kiểu người không thể tự giải mẫn cảm, không thể trốn khỏi đòi hỏi trung thực tự thân, họ, kiểu người khốn khổ ấy, dù đời sống riêng có quan phương chừng nào đi nữa thì tự trong cõi riêng sâu nhất của họ vẫn quẫy cựa một tinh thần xét lại lịch sử và xã hội ngay cả khi ở thế đang lên, dù trong miền khí hậu vùng ảnh hưởng nào cũng như nhau thôi. Chỉ độc một giọng buồn thảm, không còn một chút nào bi hùng bi tráng của thế hệ nghệ sĩ đi trước có mấy mươi năm, ông ta mô tả cái thời thất thoát lí tưởng của thế hệ mình, thời của những ngờ vực tự vấn trước đó chưa hề thấy nảy nòi trong chữ nghĩa Việt. Thế mà chính cái người rất giỏi dọn cỗ đắng cay ấy lại từng hất hàm bảo "chuyện xưa kết đi được chưa?".

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh xuất bản lần đầu năm 1987 với tênThân phận tình yêu. Tác phẩm được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Đây được xem là tiểu thuyết nổi bật của Việt Nam, tới năm 2012 đã được giới thiệu tại 18 quốc gia trên thế giới với các bản tiếng Anh, tiếng Ba Tư. Tác phẩm đang được dịch sang tiếng Đức. Giới văn chương cho rằng Nỗi buồn chiến tranh là thành tựu rực rỡ nhất của văn học thời đổi mới. Ảnh: Bìa tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Anh đọc truyện đó của ông ta chưa? Vẫn cay đắng ấy buồn thảm ấy, nhưng là một đoạn tuyệt mạnh mẽ với cả một dòng chảy chữ nghĩa đương thời, với chính mình. Ở đó, và ở tất cả các tác phẩm của ông ấy, người ta thấy một người lính ngày thôi chiến, thấy một nhà văn chỉ sống một phần tuổi trẻ trong chiến tranh thôi nhưng đã tự đóng đinh cuộc đời mình vào những khao khát xót xa mình đã trải theo cái cách không một ai cùng thời có thể làm. Ở đó, người ta thấy một nỗi niềm Việt, thật sự Việt thời hiện đại, không bị thi vị hóa. Ở đó người ta thấy chất thơ của nỗi đau sâu thẳm và bình tĩnh, không huyếnh hoáng vì chiến công chiến thắng, phút huy hoàng lại đơn độc ngược dòng ngấm lại những gì đã mất, những chân trời. Từ ấy người ta chứng kiến một hiển nhiên ít khi xảy ra: những chân tài – trí tuệ thật có tiềm năng nhận biết sang chấn lịch sử, xét định tra vấn nó và ngay trong hào quang thế thời đã tiên cảm ra những bước suy tàn.

Và thế giới này biết đến chúng ta - người Việt - một phần nhờ những se sắt đau đáu ấy. Là người Việt, tôi không vì thế mà buồn. Những se sắt đau đáu của ông ấy đã không còn là của riêng người Việt. Hàm dưỡng được chữ bằng ám ảnh tinh thần riêng có, ông ấy đã vượt khỏi hệ giá trị Việt trong cách nhìn về những mất những còn.

Khi đọc ông ta vào cái lúc còn trẻ ranh, tôi lập tức nhớ tới Erich Maria Remarque. Bây giờ đọc ông ấy tôi vẫn nhớ ông tây kia, và không chỉ một ông tây, nhưng già rồi tôi hiểu rồi: trong nghệ thuật, chỉ khi nào ngấu được hết những buồn vui thật sự của chính tộc người mình thuộc về/ sống cùng, thành mẻ thành tương thật sự, thì lúc đó mới thành đặc sản tinh thần của thế giới.

Chứ không phải là nhân sự gì cũng khua khoắng tự múa rồi túm lấy áo anh tây hiện đại hậu đương hiện đại mà quay quay quay.

Lê Minh Hà

Berlin 07. 07. 2016

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm