Nhân Vật
Từ sĩ quan an ninh đến chủ blog Anhbasam
Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam, là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Ông Nguyễn Hữu Vinh sẽ bị đưa ra xét xử ngày 23/3
Ngày 13/07/1982, Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá trong lực lượng quân đội
Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra họp báo công khai tại Hà Nội.
Vụ án Võ Đại Tôn
Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam,
là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ
trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1981, Võ Đại Tôn cùng cộng sự đang trên đường xâm nhập vào Việt Nam
thì bị bắt tại Lào. Sau đó, bị giải về Hà Nội để điều tra và giam giữ.
Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc Võ Đại Tôn là gián điệp làm việc cho
CIA, xâm nhập Việt Nam để hoạt động phá hoại. Sau khi bị bắt, Võ Đại Tôn
đã nhanh chóng nhận tội và việc điều tra diễn ra khá dễ dàng.
Vì vậy, Phạm Hùng, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau này là Bộ
Công an) đã tự tin đề nghị tổ chức một cuộc họp báo công khai với sự
tham dự của nhiều cơ quan thông tấn báo chí quốc tế.
Buổi họp báo tổ chức tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc trên đường Tràng Thi,
với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin Lê Thành Công, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục An ninh Dương Thông.
Trái với mong muốn của chính quyền Việt Nam buộc Võ Đại Tôn nhận tội
công khai, trước sự chứng kiến của báo chí quốc tế, Võ Đại Tôn đã “phản
thùng”, tuyên bố một cách mạnh mẽ dứt khoát về hành động của mình cũng
như tố cáo tội ác của chính quyền cộng sản trong thời gian giam cầm ông.
Võ Đại Tôn tuyên bố: “Tôi, Võ Ðại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Ðoàn
Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự mưu xâm nhập
Việt Nam...Tôi xin các nhà báo vì lương tâm chức nghiệp của người cầm
bút, xin hãy tường thuật trung thực...” ; “Sự nghiệp chúng tôi là đấu
tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở thắng lợi!”.
Blog Anhbasam đăng tải nhiều thông tin được cho là 'nhạy cảm'
Cuộc họp báo đột ngột dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, những thước phim
về cuộc họp báo đó vẫn được nhiều nhà báo quốc tế ghi lại và chuyển ra
ngoài.
Võ Đại Tôn trở thành người hùng trong mắt những người Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ.
Sau này, Võ Đại Tôn bất ngờ được thả về Australia vào ngày 10/12/1991
sau hơn 10 năm bị giam giữ. Về phía chính quyền, họ bị một phen bẽ mặt
trước quốc tế.
Từ đó về sau, cơ quan công an Việt Nam rút kinh nghiệm, không cho bất cứ
tù nhân chính trị nào họp báo công khai. Những hình ảnh nhận tội chỉ
được trình chiếu khi họ tự sắp xếp chu đáo trước đó.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng là người quyết tâm tổ chức cuộc họp báo đó
cho dù có nhiều người can ngăn. Ông còn tuyên bố, nếu có vấn đều gì xảy
ra, ông sẽ từ chức.
Nguyễn Hữu Vinh, một sĩ quan trẻ trong ban chuyên án Võ Đại Tôn là người
đưa ra ý kiến không nên tổ chức cuộc họp báo vì qua tìm hiểu, anh thấy
Võ Đại Tôn là người rất khó đoán biết.
Sau sự kiện Võ Đại Tôn “phản thùng”, năm 1984, Nguyễn Hữu Vinh bị biệt
phái sang Ban Việt Kiều Trung ương, một cơ quan dân sự chuyên làm việc
về vấn đề người Việt ở nước ngoài. Bộ trưởng Phạm Hùng vẫn tại vị, và
vài năm sau ông lên làm Thủ tướng.
Ra khỏi ngành an ninh
Tại Ban Việt Kiều Trung ương, sau này đổi thành Ủy ban Về Người Việt Nam
ở nước ngoài, Nguyễn Hữu Vinh đã làm việc trong vòng 11 năm từ
1984-1994. Tại đó, với trình độ và sự ham học hỏi của mình, Nguyễn Hữu
Vinh nhanh chóng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986.
Ông Nguyễn Hữu Vinh đề cập đến khái niệm "Đặc khu thông tin" - nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội
Năm 1994, ông được Bộ Đối Ngoại Bang Quebec của Canada cấp cho một suất học bổng về quản lý hành chính tại Quebec, Canada.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Trân, thời điểm đó là Chủ nhiệm Ủy ban về
người Việt Nam ở nước ngoài trù dập, tìm cách ngăn cản không cho Nguyễn
Hữu Vinh tham dự khóa học ấy.
Nguyên nhân bắt đầu từ tính cách thẳng thắn, cương trực của ông Vinh khi
nhiều lần lên tiếng phê phán cách hành xử và làm việc, điều hành độc
đoán, nhiều sai phạm của ông Trân.
Trong thời gian đó, ông Vinh cũng nhiều lần làm đơn kiến nghị, tố cáo về
hành vi không đúng mực của ông Nguyễn Ngọc Trân đối với cá nhân ông
Vinh và cơ quan.
Tuy vậy, khi những yêu cầu của ông Vinh chưa được đáp ứng thì vào ngày
05/11/1994, ông Vinh bất ngờ bị điều chuyển về lại Bộ Nội vụ theo lệnh
của ông Mai Quốc Huy, thời điểm đó là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
Ông Nguyễn Ngọc Trân, sau khi bị ông Vinh tố cáo, đã nhờ mối quan hệ cá
nhân với ông Mai Quốc Huy, tìm cách đưa ông Vinh trở về Bộ Nội vụ.
Ông Vinh đã không đồng ý với lệnh điều chuyển này, nên vẫn tiếp tục đến Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài làm việc.
Tổng cục An ninh sau đó đã tự động đến mang toàn bộ hồ sơ của ông Vinh
về lại Bộ Nội vụ mà không theo đúng quy tắc điều chuyển công tác. Họ
cũng lấy luôn hồ sơ Đảng viên của ông Vinh mà không làm thủ tục chuyển
sinh hoạt Đảng đối với ông.
Cũng từ đó, ông Vinh đã không biết mình sinh hoạt ở chi bộ Đảng ủy nào.
Vì vậy, khi chuyển về Bộ Nội vụ, ông Vinh đã không trực tiếp công tác mà
tập trung học tập, nâng cao kiến thức bản thân mình. Từ năm 1996-1998,
ông hoàn thành 2 bằng Đại học là Luật học tại Đại học Luật Hà Nội và
Tiếng Anh của Đại học Mở Hà Nội.
Năm 2000, ông chính thức ra khỏi ngành an ninh. Trong thời gian từ
1995-2000, ông đã không hề nhận lương từ Bộ Nội vụ (từ 1998 là Bộ Công
an) vì cho rằng mình bị đối xử không công bằng và những yêu cầu của ông
chưa hề được đáp ứng.
Ông từng kể rằng tướng Tô Lâm và tướng Nguyễn Văn Hưởng đã nhiều lần
khuyên bảo ông nhận lương và hứa sẽ sắp xếp cho ông vào một vị trí tốt.
Và blog Ba Sàm
Năm 2000, khi chính thức ra khỏi ngành An ninh, ông về mở Công ty Điều
tra và Bảo vệ V, công ty thám tử duy nhất ở Việt Nam từ trước đến giờ.
Năm 2004, Báo Tuổi Trẻ đã làm một phóng sự rất ấn tượng về nghề thám tử của ông.
Ông chia sẻ với phóng viên Trâm Anh về nghề của mình: “Nghề thám tử luôn
bị đặt giữa ranh giới của tình người và tiền. Chỉ một cái tặc lưỡi, một
phút vô tâm bạn sẽ có một khoản tiền lớn mà vẫn hợp pháp, không ai
trách cứ được bạn, trừ tấm lòng... Một nguyên tắc chỉ có lương tâm mới
kiểm soát được.” (Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 05/09/2014).
Blog Anhbasam là nơi đưa nhiều thông tin không được nói đến trên báo chí tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Internet, phong trào viết blog, thể hiện
quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm
2000.
Ngày 09/09/2007, Nguyễn Hữu Vinh thành lập blog Thông tấn xã vỉa hè, tức Blog Anh Ba Sàm.
Suốt 7 năm từ 2007-2014, Blog Ba Sàm trở thành một trong những blog có số lượng người truy cập nhiều nhất.
Với mục tiêu khai dân trí cho người dân, bằng slogan Phá Vòng Nô Lệ,
blog của ông đã đem đến cho người đọc rất nhiều kiến thức bổ ích, thú vị
và làm thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người quan tâm.
Năm 2012, ông có một tham luận rất đặc biệt tại Hội nghị của Red
Communication (Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển).
Bài tham luận đó đã phân tích và dự đoán hoàn toàn chính xác về sự phát
triển của truyền thông xã hội và sự yếu thế của các tờ báo chính thống
khi phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.
Bài tham luận cũng đưa ra giải pháp về một mô hình gọi là Đặc khu thông
tin, là nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội. Ở đó, những
thông tin “nhạy cảm” sẽ có cơ hội tiếp cận đến nhiều người.
Những người quan tâm có để tìm ở đó những thông tin mà báo chí chính thống không cung cấp.
Cũng vì sự lớn mạnh của phong trào viết blog đi kèm với mong muốn dân
chủ hóa đất nước, blog của ông bị lọt vào tầm theo dõi gắt gao của cơ
quan an ninh. Blog Anh Ba Sàm liên tục bị tấn công, phá hoại khiến nhiều
lần bị mất dữ liệu và phải đổi cả địa chỉ truy cập.
Tuy vậy, blog của ông vẫn tồn tại và là cái gai trong mắt chính quyền
của người cộng sản. Những tướng lĩnh công an hiện tại, như Tô Lâm (Thứ
trưởng Bộ Công an), Bạch Thành Định (Phó Giám đốc công an Hà Nội), Hoàng
Phước Thuận (Cục trưởng Cục A67),...là bạn học cùng lớp của ông ở
trường an ninh trước đây.
Họ nhiều lần khuyên can, dọa dẫm để ông từ bỏ blog của mình. Gia đình
ông kể rằng, vào Tết năm 2014, Thiếu tướng Bạch Thành Định có đến nhà
ông tặng một chai rượu Tây.
Nực cười hơn nữa, khi ông bị bắt, điều tra viên đã lấy câu chuyện này để dụ cung ông và bị ông phản đối gay gắt.
Ngày 05/05/2014, ông bị bắt cùng cộng sự của mình là Nguyễn Thị Minh
Thúy, tạm dừng một quãng thời gian dài miệt mài làm báo độc lập và đấu
tranh cho quyền tự do ngôn luận.
Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc ông vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự,
một điều luật tai tiếng mà chính quyền thường sử dụng để bịt miệng những
người đấu tranh, những blogger khi họ thể hiện chính kiến, thể hiện
quyền tự do ngôn luận của mình.
Đã gần hai năm trôi qua, với rất nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng
hình sự, các cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa thể đem ông ra xử trước
tòa án. Tuy vậy, blog Anh Ba Sàm của ông vẫn tiếp tục hoạt động cho đến
nay và vẫn là địa chỉ rất quen thuộc với những người quan tâm đến chính
trị xã hội.
Trịnh Anh Tuấn
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Từ sĩ quan an ninh đến chủ blog Anhbasam
Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam, là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Ông Nguyễn Hữu Vinh sẽ bị đưa ra xét xử ngày 23/3
Ngày 13/07/1982, Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá trong lực lượng quân đội
Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra họp báo công khai tại Hà Nội.
Vụ án Võ Đại Tôn
Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam,
là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ
trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1981, Võ Đại Tôn cùng cộng sự đang trên đường xâm nhập vào Việt Nam
thì bị bắt tại Lào. Sau đó, bị giải về Hà Nội để điều tra và giam giữ.
Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc Võ Đại Tôn là gián điệp làm việc cho
CIA, xâm nhập Việt Nam để hoạt động phá hoại. Sau khi bị bắt, Võ Đại Tôn
đã nhanh chóng nhận tội và việc điều tra diễn ra khá dễ dàng.
Vì vậy, Phạm Hùng, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau này là Bộ
Công an) đã tự tin đề nghị tổ chức một cuộc họp báo công khai với sự
tham dự của nhiều cơ quan thông tấn báo chí quốc tế.
Buổi họp báo tổ chức tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc trên đường Tràng Thi,
với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin Lê Thành Công, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục An ninh Dương Thông.
Trái với mong muốn của chính quyền Việt Nam buộc Võ Đại Tôn nhận tội
công khai, trước sự chứng kiến của báo chí quốc tế, Võ Đại Tôn đã “phản
thùng”, tuyên bố một cách mạnh mẽ dứt khoát về hành động của mình cũng
như tố cáo tội ác của chính quyền cộng sản trong thời gian giam cầm ông.
Võ Đại Tôn tuyên bố: “Tôi, Võ Ðại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Ðoàn
Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự mưu xâm nhập
Việt Nam...Tôi xin các nhà báo vì lương tâm chức nghiệp của người cầm
bút, xin hãy tường thuật trung thực...” ; “Sự nghiệp chúng tôi là đấu
tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở thắng lợi!”.
Blog Anhbasam đăng tải nhiều thông tin được cho là 'nhạy cảm'
Cuộc họp báo đột ngột dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, những thước phim
về cuộc họp báo đó vẫn được nhiều nhà báo quốc tế ghi lại và chuyển ra
ngoài.
Võ Đại Tôn trở thành người hùng trong mắt những người Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ.
Sau này, Võ Đại Tôn bất ngờ được thả về Australia vào ngày 10/12/1991
sau hơn 10 năm bị giam giữ. Về phía chính quyền, họ bị một phen bẽ mặt
trước quốc tế.
Từ đó về sau, cơ quan công an Việt Nam rút kinh nghiệm, không cho bất cứ
tù nhân chính trị nào họp báo công khai. Những hình ảnh nhận tội chỉ
được trình chiếu khi họ tự sắp xếp chu đáo trước đó.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng là người quyết tâm tổ chức cuộc họp báo đó
cho dù có nhiều người can ngăn. Ông còn tuyên bố, nếu có vấn đều gì xảy
ra, ông sẽ từ chức.
Nguyễn Hữu Vinh, một sĩ quan trẻ trong ban chuyên án Võ Đại Tôn là người
đưa ra ý kiến không nên tổ chức cuộc họp báo vì qua tìm hiểu, anh thấy
Võ Đại Tôn là người rất khó đoán biết.
Sau sự kiện Võ Đại Tôn “phản thùng”, năm 1984, Nguyễn Hữu Vinh bị biệt
phái sang Ban Việt Kiều Trung ương, một cơ quan dân sự chuyên làm việc
về vấn đề người Việt ở nước ngoài. Bộ trưởng Phạm Hùng vẫn tại vị, và
vài năm sau ông lên làm Thủ tướng.
Ra khỏi ngành an ninh
Tại Ban Việt Kiều Trung ương, sau này đổi thành Ủy ban Về Người Việt Nam
ở nước ngoài, Nguyễn Hữu Vinh đã làm việc trong vòng 11 năm từ
1984-1994. Tại đó, với trình độ và sự ham học hỏi của mình, Nguyễn Hữu
Vinh nhanh chóng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986.
Ông Nguyễn Hữu Vinh đề cập đến khái niệm "Đặc khu thông tin" - nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội
Năm 1994, ông được Bộ Đối Ngoại Bang Quebec của Canada cấp cho một suất học bổng về quản lý hành chính tại Quebec, Canada.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Trân, thời điểm đó là Chủ nhiệm Ủy ban về
người Việt Nam ở nước ngoài trù dập, tìm cách ngăn cản không cho Nguyễn
Hữu Vinh tham dự khóa học ấy.
Nguyên nhân bắt đầu từ tính cách thẳng thắn, cương trực của ông Vinh khi
nhiều lần lên tiếng phê phán cách hành xử và làm việc, điều hành độc
đoán, nhiều sai phạm của ông Trân.
Trong thời gian đó, ông Vinh cũng nhiều lần làm đơn kiến nghị, tố cáo về
hành vi không đúng mực của ông Nguyễn Ngọc Trân đối với cá nhân ông
Vinh và cơ quan.
Tuy vậy, khi những yêu cầu của ông Vinh chưa được đáp ứng thì vào ngày
05/11/1994, ông Vinh bất ngờ bị điều chuyển về lại Bộ Nội vụ theo lệnh
của ông Mai Quốc Huy, thời điểm đó là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
Ông Nguyễn Ngọc Trân, sau khi bị ông Vinh tố cáo, đã nhờ mối quan hệ cá
nhân với ông Mai Quốc Huy, tìm cách đưa ông Vinh trở về Bộ Nội vụ.
Ông Vinh đã không đồng ý với lệnh điều chuyển này, nên vẫn tiếp tục đến Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài làm việc.
Tổng cục An ninh sau đó đã tự động đến mang toàn bộ hồ sơ của ông Vinh
về lại Bộ Nội vụ mà không theo đúng quy tắc điều chuyển công tác. Họ
cũng lấy luôn hồ sơ Đảng viên của ông Vinh mà không làm thủ tục chuyển
sinh hoạt Đảng đối với ông.
Cũng từ đó, ông Vinh đã không biết mình sinh hoạt ở chi bộ Đảng ủy nào.
Vì vậy, khi chuyển về Bộ Nội vụ, ông Vinh đã không trực tiếp công tác mà
tập trung học tập, nâng cao kiến thức bản thân mình. Từ năm 1996-1998,
ông hoàn thành 2 bằng Đại học là Luật học tại Đại học Luật Hà Nội và
Tiếng Anh của Đại học Mở Hà Nội.
Năm 2000, ông chính thức ra khỏi ngành an ninh. Trong thời gian từ
1995-2000, ông đã không hề nhận lương từ Bộ Nội vụ (từ 1998 là Bộ Công
an) vì cho rằng mình bị đối xử không công bằng và những yêu cầu của ông
chưa hề được đáp ứng.
Ông từng kể rằng tướng Tô Lâm và tướng Nguyễn Văn Hưởng đã nhiều lần
khuyên bảo ông nhận lương và hứa sẽ sắp xếp cho ông vào một vị trí tốt.
Và blog Ba Sàm
Năm 2000, khi chính thức ra khỏi ngành An ninh, ông về mở Công ty Điều
tra và Bảo vệ V, công ty thám tử duy nhất ở Việt Nam từ trước đến giờ.
Năm 2004, Báo Tuổi Trẻ đã làm một phóng sự rất ấn tượng về nghề thám tử của ông.
Ông chia sẻ với phóng viên Trâm Anh về nghề của mình: “Nghề thám tử luôn
bị đặt giữa ranh giới của tình người và tiền. Chỉ một cái tặc lưỡi, một
phút vô tâm bạn sẽ có một khoản tiền lớn mà vẫn hợp pháp, không ai
trách cứ được bạn, trừ tấm lòng... Một nguyên tắc chỉ có lương tâm mới
kiểm soát được.” (Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 05/09/2014).
Blog Anhbasam là nơi đưa nhiều thông tin không được nói đến trên báo chí tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Internet, phong trào viết blog, thể hiện
quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm
2000.
Ngày 09/09/2007, Nguyễn Hữu Vinh thành lập blog Thông tấn xã vỉa hè, tức Blog Anh Ba Sàm.
Suốt 7 năm từ 2007-2014, Blog Ba Sàm trở thành một trong những blog có số lượng người truy cập nhiều nhất.
Với mục tiêu khai dân trí cho người dân, bằng slogan Phá Vòng Nô Lệ,
blog của ông đã đem đến cho người đọc rất nhiều kiến thức bổ ích, thú vị
và làm thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người quan tâm.
Năm 2012, ông có một tham luận rất đặc biệt tại Hội nghị của Red
Communication (Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển).
Bài tham luận đó đã phân tích và dự đoán hoàn toàn chính xác về sự phát
triển của truyền thông xã hội và sự yếu thế của các tờ báo chính thống
khi phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.
Bài tham luận cũng đưa ra giải pháp về một mô hình gọi là Đặc khu thông
tin, là nơi trung dung giữa báo chí và truyền thông xã hội. Ở đó, những
thông tin “nhạy cảm” sẽ có cơ hội tiếp cận đến nhiều người.
Những người quan tâm có để tìm ở đó những thông tin mà báo chí chính thống không cung cấp.
Cũng vì sự lớn mạnh của phong trào viết blog đi kèm với mong muốn dân
chủ hóa đất nước, blog của ông bị lọt vào tầm theo dõi gắt gao của cơ
quan an ninh. Blog Anh Ba Sàm liên tục bị tấn công, phá hoại khiến nhiều
lần bị mất dữ liệu và phải đổi cả địa chỉ truy cập.
Tuy vậy, blog của ông vẫn tồn tại và là cái gai trong mắt chính quyền
của người cộng sản. Những tướng lĩnh công an hiện tại, như Tô Lâm (Thứ
trưởng Bộ Công an), Bạch Thành Định (Phó Giám đốc công an Hà Nội), Hoàng
Phước Thuận (Cục trưởng Cục A67),...là bạn học cùng lớp của ông ở
trường an ninh trước đây.
Họ nhiều lần khuyên can, dọa dẫm để ông từ bỏ blog của mình. Gia đình
ông kể rằng, vào Tết năm 2014, Thiếu tướng Bạch Thành Định có đến nhà
ông tặng một chai rượu Tây.
Nực cười hơn nữa, khi ông bị bắt, điều tra viên đã lấy câu chuyện này để dụ cung ông và bị ông phản đối gay gắt.
Ngày 05/05/2014, ông bị bắt cùng cộng sự của mình là Nguyễn Thị Minh
Thúy, tạm dừng một quãng thời gian dài miệt mài làm báo độc lập và đấu
tranh cho quyền tự do ngôn luận.
Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc ông vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự,
một điều luật tai tiếng mà chính quyền thường sử dụng để bịt miệng những
người đấu tranh, những blogger khi họ thể hiện chính kiến, thể hiện
quyền tự do ngôn luận của mình.
Đã gần hai năm trôi qua, với rất nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng
hình sự, các cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa thể đem ông ra xử trước
tòa án. Tuy vậy, blog Anh Ba Sàm của ông vẫn tiếp tục hoạt động cho đến
nay và vẫn là địa chỉ rất quen thuộc với những người quan tâm đến chính
trị xã hội.
Trịnh Anh Tuấn
(BBC)