Đoạn Đường Chiến Binh
Tù trưởng của tôi – hoànglonghải
Tù trưởng của tôi là trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính.
Trong binh chủng Dù, có thể nhiều người biết trung úy Đinh Đức Chính là ai, nhưng trong phạm vi rộng hơn, những quân nhân trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa, như tôi chẳng hạn, ít ai biết trung úy Chính. Tuy nhiên, có một người mà trong giáo giới, nói rõ là các thầy cô giáo và học sinh, nhiều người biết cụ Đinh Văn Lô. Cụ Đinh Văn Lô là giáo sư trung học dạy ở Saigon. Vì cụ Đinh Văn Lô có cho ra mấy cuốn sách giáo khoa môn Lý Hóa soạn cho học sinh trung học đệ nhất cấp. Ở miền Nam nói chung, cũng như tôi ở Huế, vì từng thấy nhiều thầy cô dùng sách cụ Đinh Văn Lô dạy cho học sinh, nhiều học sinh cũng dùng sách ấy, nên tôi biết tên cụ.
Cụ Đinh Văn Lô là thân phụ trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính.
Khi Trần Phú Trắc (1) nói với tôi ông Chính là con cụ Đinh Văn Lô, tôi cũng “hơi” ngạc nhiên. Chỉ “hơi” một chút thôi.
Làm thầy giáo như cụ Đinh Văn Lô, có thể thuộc giai cấp trung lưu hay cao hơn ở miền Nam hồi trước, lại là nhà giáo thì “cha làm thầy con đọc sách”, lại là người Bắc (di cư), rất trọng việc học, thì có thể ông Đinh Đức Chính đậu cử nhân, tiến sĩ rồi du học bên Tây bên Mỹ như nhiều người khác, dễ như không, và cũng khỏi phải “đi lính”.
Thế sao ông ta lại nhập ngũ khi còn trẻ.
Có phải vì thời thế không?
Khoảng các năm 1965, 66, khi ông Chính lớn lên, học xong trung học hay đang học đại học thì Cộng Sản Bắc Việt “chiếu cố miền Nam” kỹ lắm, “thề quyết chiến đấu” ghê gớm lắm. Thế nên, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thất phu còn hữu trách cho nên anh sinh viên Đinh Đức Chính “xếp bút nghiên”.
Ông Chính không thể chấp nhận cái “Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa” của Bắc Việt Cộng Sản. Đã Cộng Sản thì làm gì còn quốc gia, còn tổ quốc, tổ cò… Vì vậy, trước sự xâm lăng của “làn sóng đỏ”, tổ quốc Việt Nam là ở miền Nam của ông, không phải ở ngoài kia vĩ tuyến 17, đã không “hưng” mà lại đang “vong”. Vậy nên ông Chính cùng bạn bè nhập ngũ. Không đi trước cũng đi sau, vì nhiệm vụ thanh niên, vì lòng yêu nước, cũng như hàng vạn nguời miền Nam khác vậy, ông Chính “tòng chinh”.
Người ta nhập ngũ rồi kiếm một ngành nào đó, ngồi văn phòng mà “giữ chữ Thọ”. Ông chính thì không, cũng như ông Trắc hay Hùng Móm em tôi vậy, mấy ông là sĩ quan Nhảy Dù. Lính không quân thì bay trên trời. Nhảy Dù thì trên trời nhảy xuống, trong khi đạn Dziệt Cộng ở dưới đất bắn lên như vải cát. Thiệt là gan cùng mình. Tôi là lính Thiết giáp, ngồi trong xe bọc thép, cũng còn sợ đạn Dziệt Cộng, huống chi mấy ông nầy chỉ có cái “áo hoa dù”. Đi đánh giặc mà còn văn chương dữ: Hoa dù, hoa đầu súng…
Thế tại sao tôi gọi ông trung úy Nhảy Dù là tù trưởng của tôi, mà gọi một cách đàng hoàng, một chút vui đùa mà cũng vừa nghiêm chỉnh.
Tù trưởng không phải là người lớn tuổi nhứt trong đám tù, cũng không phải là “đại ca” ngoài đời nên khi vào tù, cũng còn được “em út” cung kính, phục dịch nên gọi là tù trưởng hay “tù vương”. Đơn giản, với anh em chúng tôi, tù trưởng là người ở tù lâu nhứt đám, là người có “tuổi tù” cao nhứt. Gọi là tù trưởng là vì cái tình, cái thương, chớ không phải vì “tuổi đảng” cao nhứt, đảng viên nhỏ tuổi đảng phải tôn trọng, nịnh hót để mai sau, “đồng chí nhớn không quên đồng chí bé”, dành cho chút ơn mưa móc.
Bọn tôi, như Trần Phú Trắc, Nguyễn Quảng Thành, biệt danh là “Thành gù”, Dương Tiến Đông, biệt danh là Đông khùng hay Đông cà-khịa, Nguyễn Ngọc, biệt danh là Ngọc thiến, – trước khi ở tù, ông nầy cắt ống dẫn tinh để cai đẻ cho vợ -, Ngọc xùi vì mặt bị phong như cùi, còn gọi là Ngọc than (2), như tôi, biệt danh là “mệ Hải” ở tù sau tù trưởng Đinh Đức Chính gần 5 năm, bì với ông ta thế nào được!
Tháng 6 năm 1975, ngày 23 hay 24 gì đó, tùy theo ngày “trình diện”, sĩ quan cấp úy ở Saigon “đóng tiền” để vô tù. Tù trưởng Đinh Đức Chính thì khác. Ông tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, bị bắt ngày 25 tháng 2 năm 1971. Tính ra thì ông Chính “thâm niên tù” hơn tôi những 4 năm 3 tháng 21 ngày, nếu kể thêm ngày nhuận 29 tháng 2 năm 1972, nên tôi gọi ông là “tù trưởng”, không những là tù trưởng của tôi mà của cả bọn chúng tôi.
Mỗi sáng chủ nhựt, được trại tù cải tạo cho khỏi đi “lao động”, là bọn tôi họp nhau lại, uống cà-phê, và trong cách “vui chơi, tắm giặt, nghe đài” như cán bộ thường nói, thì chúng tôi gác chuyện tắm giặt lại sau, cũng chẳng bao giờ nghe đài Dziệt Cộng mà vui chơi thì làm trước, có nghĩa là tụ họp nhau uống cà-phê, nói đùa, chọc ghẹo nhau cho “đã đời sương gió”, rồi mới tới chuyện tắm giặt… “Chủ nghĩa lạc quan” mà! Ở tù Dziệt Cộng mà không biết lạc quan, không biết “tới rồi” – “Tới rồi” là tiếng chúng tôi hò reo cười giỡn khi nghe tin mấy chú Ba đánh dọc “sáu tỉnh biên giới” hồi tháng 2 năm 1979 – thì dễ “chầu Phật tổ” hay “Chúa gọi về” sớm mà thôi.
Nói cho đúng, không phân biệt cấp bậc, thì chúng tôi có một tù trưởng khác nữa: Hã sĩ Nhảy Dù Lê Văn Thành, người Huế, cùng bị bắt một ngày, một giờ, tại đồi 31, với cấp chỉ huy trực tiếp của anh là trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính. Từ ngày đó cho đến khi được tha, “thầy trò Đinh Đức Chính – Lê Văn Thành” bao giờ cũng “hàn ôn” có nhau cả.
Sau mấy chầu cà-phê của “những ngày đầu gặp gỡ”, hạ sĩ Nhày Dù Thành được “tha ra khỏi trại cải tạo” – như câu ghi trong lệnh tha, anh Thành đã xách gói ca bài “đường về quê” rồi. Hai vị “thâm niên” nay chỉ còn một. Ông Chính thì mất một “trò” trung thành – như chính tên anh ta – khi đói khi no, khi khổ mà không có khi sướng, bao giờ cũng có nhau. Hôm Thành về rồi, ngồi chơi, nhắc tới anh ta, Đinh Đức Chính nói: “Thằng ấy lùn mà lì lắm, lầm lì, ít nói mà chẳng sợ Việt Cộng bao giờ.” Tôi nói đùa: “Vậy mà anh hùng thước mốt đại tướng Võ Nguyên Giáp bị Lê Duẫn chê là nhát gan.” Nghe tôi nói đùa, ai nấy đều cười. Có lẽ người ta so sánh cái “loon” đại tướng của ông Giáp với “loon” hạ sĩ của ông Thành đấy. “Loon” to chắc gì đã “ngon”?
Sau hiệp định Paris 1973, hai bên trao trả tù binh. Hàng chục ngàn tù binh Dziệt Cộng ở trại tù Phú Quốc, Suối Máu và từ nhiều trại tù khác nữa, được trao trả cho Dziệt Cộng. Một số tù binh Việt Nam Cộng Hòa bị bắt ở Bình Định, Trị Thiên, Bình Long được Dziệt Cộng trao trả cho “phe ta”. Còn đám bị bắt ở Hạ Lào, như đại tá Thọ, trung úy Chính, hạ sĩ Thành… thì lại không. Dziệt Cộng bảo rằng những người đó bị bắt ở Lào nên không thuộc quyền của họ, là do ở Pathet Lào giam giữ. Nói như thế là sai nhiều điều: Đánh nhau ở Hạ Lào là đánh nhau với Dziệt Cộng, Pathet Lào biết quái gì đâu?! Đó là cách làm khó, nhỏ mọn, vừa thiếu trách nhiệm, vừa vô nhân đạo, chẳng có một chút “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” nào như Dziệt Cộng thường rêu rao, tuyên truyền.
Bởi cái sự độc ác ấy mà ông trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính trở thành “tù trưởng của tôi”, “Tù trưởng của chúng tôi.”
Tôi gặp tù trưởng hồi năm 1981, khi bọn tôi từ “Trại Đá” chuyển ra “Trại Ngoài”. Rõ hơn thì câu chuyện “Trại Đá”, “Trại Cây”, “Trại Ngoài”, “Trại A” hay văn chương một chút, Trại “Đồi Phượng vĩ” đầu đuôi như thế nầy.
Sau khi chiếm miền Nam xong, chưa được mấy ngày thì Dziệt Cộng dùng ngay doanh trại trên đồi Phượng vĩ của trung đoàn nào đó, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh của tướng Đảo, làm “trại” Cải Tạo”.
Mấy ông sĩ quan với binh lính Việt Nam Cộng Hòa không thiếu phần “lãng mạn tiểu tư sản”. Đã lập đồn chống giặc mà còn đặt tên doanh trại là “Đồi Phượng vĩ”, làm như chỗ đóng quân của mấy ổng là những hàng phượng trong sân trường Đồng Khánh, Gia Long hay Trưng Vương không bằng: “Vắng xa anh dần, Mùa thu đã qua một lần, chợt nghe bâng khuâng, lá rơi đầy sân…” như ông nhạc sĩ Nam Lộc viết, hay như mấy ông sĩ quan cầm ống vố ngồi vách đốc củ tỏi ở Pagoda mà nói chuyện chiến… trường.
Dù ở tù, mà lại tù Dziệt Cộng, cái “bản chất tiểu tư sản” cũng không vì tù mà bị triệt tiêu. Bọn tôi vẫn cứ gọi trại tù ở ngọn đồi ấy là “Trại Phượng vĩ”.
Bọn cán bộ, bọn Công An, hầu hết là con cháu Chí Phèo, Thị Nở, biết chi phượng vĩ với phượng không vĩ nên chúng gọi trại ấy là “Trại A”. Điều đáng buồn – buồn là vì cái “dấu tích” của quân đội VNCH nay đã hoàn toàn không còn gì nữa – là khi tôi gặp “tù trưởng của tôi” thì “Trại Phượng vĩ” chỉ còn lùm bụi hoang tàn. Bấy giờ Dziệt Cộng đã xây thêm một trại tù mới, chúng gọi là “Trại C”, chúng tôi gọi là “Trại Ngoài”, ở ngay chân đồi Phượng vĩ, bên kia con đường đá từ chợ Giá Rai vào “Trại Cây”.
“Trại Cây” là một “trường Cải Tạo” do “cách mạng” dựng nên sau “Trại A” không bao lâu. “Trại Cây” là tên do anh em tù chúng tôi đặt ra, vì làm toàn bằng cây rừng, cũng chính do tù phá rừng, hạ cây, dựng trại… Tù xây trại tù cho tù. Dễ dàng vậy thôi!
Có hai lý do “Trại Cây” được thành lập: Một là vì bấy giờ “trại viên” đông quá. Quân đội Dziệt Cộng chỉ “quản lý tù hàng binh Ngụy” trong thời gian đầu, sau khi Saigon sụp đổ. Lần hồi, “trại viên” được chuyển giao cho Công An. Công An cần thêm “trường” để “cải tạo” tù.
Thứ hai, khu vực xây dựng “Trại B” là khu rừng thuộc tỉnh Long Khánh thời VNCH. Hồi đó, vùng nầy Dziệt Cộng trú ẩn, di chuyển theo con đường từ mật khu Dương Minh Châu ở Bình Dương tới mật khu Mây Tàu ở Phước Tuy. Nếu trại tù xây dựng ở đây, “Phục quốc” – là những lực lượng không chịu đầu hàng, không chịu “thua Dziệt Cộng”, cứ tiếp tục hoạt động chống phá… “cách mạng” – sẽ không lập được căn cứ, mật khu, như Dziệt Cộng đã làm hồi trước, v.v…
Rút kinh nghiệm từ hai cuộc chiến tranh Đông Dương vừa qua, Dziệt Cộng cho “khai thác trắng”, có nghĩa là triệt hạ hoàn toàn rừng ở khu vực nầy, cũng như khu vực từ Định Quán xuống tới Ngã Ba Dầu Dây. Đặc biệt khu vực nầy là vùng chiến lược. Từ Định Quán trở xuống là khu định cư của đồng bào di cư 1954. Vì vậy, trong suốt cuộc chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước (Tầu)”, Dziệt Cộng không mở được trận đánh lớn nào ở đây. Vâng, đó là chuyện “chiến lược của cụ Ngô” như anh em chúng tôi thường nói. Đó là điều bây giờ Dziệt Cộng sợ. Hai bên quốc lộ 20 nầy, nếu không “khai thác trắng”, phục quốc dễ hoạt động. Trong khi đó, Dziệt Cộng thì cứ cho ngay rằng, những người theo Phục Quốc, phần đông là từ trong các “giáo xứ” Gia Kiệm, Dốc Mơ, Võ Dõng… ở khu vực nầy mà ra.
Trong cách nghĩ đó, Trại Cây, Dziệt Cộng gọi là “Trại B”, là ngọn giáo đâm ngay sau lưng các căn cứ “phục quốc” ở phía Bắc quốc lộ 20. “Phe ta” hết đường xoay xở!!!
Tôi và Trần Phú Trắc, – ông nầy là bạn với người em út của tôi (Hùng móm) mà tù chung với thằng anh (là tôi) từ “ngày đầu gặp gỡ” 24 tháng 6 năm 1975 ở trường Taberd, kéo nhau đi từ trại nầy sang trại khác, hết Trảng Lớn về Long Giao, từ Long Giao về Suối Máu, rồi tháng 7 năm 1977, tôi với Trần Phúc Trắc theo nhau về “Trại Cây”.
Đã hết đâu!
Khi tôi và Trắc về Trại Cây (Trại B) thì Trại Đá (Trại A) đang xây. Gọi là Trại Đá vì trại nầy xây hơi kỹ. Nhà gạch, vách gạch, mái “tôn xi-măng”, hàng rào gạch “lốc” cao vời vợi, lại còn chăng thêm giây kẽm gai ở trên đầu tường, “cải tạo viên” trốn đằng nào cho thoát.
Tin tưởng đây là trại khó trốn, nên sau ngày 17 tháng 2 năm 1979, “Huynh đệ Tương tàn” hay “Trung quốc đánh sang ta” như lời Dziệt Cộng thông báo, thì bọn tôi, gồm hai đội 19, 20, phần đông có cấp bậc đại úy, hay thuộc ngành “An ninh Tình báo”, Cảnh Sát Đặc biệt được chuyển qua Trại Đá. Còn thêm một đội nữa từ ngoài “Trại Phượng vĩ” chuyển vào đây. Đó là đội của đội trưởng Bùi Bá Dành, phần đông thuộc Ban Văn nghệ của Trại.
Hôm mồng Tết năm rồi, mấy ông văn nghệ nầy của “bầu Trừ” (3) tổ chức “Rước Mẹ Việt Nam đi thăm các con của Mẹ đang ở tù cải tạo”. Sau vụ “rước Mẹ VN” đó, hầu hết mấy ông văn nghệ vô “cát xô” nằm nghỉ, khỏi đi cuốc đất trồng bắp, rồi bị chuyển vào Trại Đá với chúng tôi, vì qua cái vụ “Rước Mẹ VN” đó, các ông văn nghệ, theo cái nhìn của Dziệt Cộng, đều “có vấn đề” cả đấy.
Vậy mà có yên đâu.
Ở Trại Đá một thời gian, chúng tôi bị chuyển ra Trại C, dành Trại A cho mấy ông “đi thăm lăng bác” về. “Thăm lăng bác” là tiếng chúng tôi gọi đùa mấy ông bị đày ra Bắc. Dziệt Cộng, một phần sợ Tầu Cọng khi tấn công qua VN, “cuỗm” mất mấy ông thì nguy to. Hoặc nữa, vì áp lực của Tầu hay Mẽo gì đó, như người ta đồn, phải trả mấy ông lại cho miền Nam, không được “đồng hóa” thành người Mường, Mán, Lô lô, Tày, Nùng ở thượng du Bắc Việt, như Dziệt Cộng đã âm mưu.
Tù trưởng Đinh Đức Chính, cũng ở ngoài Bắc được đưa về, nhưng thay vì vào Trại A, ông được đưa vào Trại C với chúng tôi.
Một hôm, trên đường đi cuốc đất phía sau đồi Phượng vĩ, Trần Phú Trắc nói với tôi:
- “Để tui giới thiệu với anh thằng nầy, nói chuyện chơi cho vui.”
- “Ai vậy?” Tôi hỏi.
- “Thằng nầy cũng ở Dù với tôi. Anh không biết nó đâu!” Trắc nói.
- “Anh ta có biết Hùng (móm) không?” Tôi lại hỏi.
- “Không chắc, khác Lữ Đoàn, cũng khó biết!” Trắc trả lời.
Một lúc sau, Trắc nói:
- “Anh biết cụ Đinh Văn Lô không?”
- “Cụ Lô có soạn sách giáo khoa lý hóa?” Tôi hỏi.
-“Đúng đó! anh chàng Đinh Đức Chính nầy là con cụ Lô.”
Một lúc Trắc nói thêm:
- “Nó là trung úy Dù, bị bắt từ Hạ Lào, mới từ ngoài Bắc về!”
Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe Trắc nói vậy, như tôi đã nói ở phần trên.
Chủ nhựt tuần đó, chúng tôi đón “tù trưởng”. Ban đầu không có hạ sĩ Lê Văn Thành. Hình như có ai đó biết Thành, nên đề nghị mời thêm anh ấy. Một lúc thì Thành có mặt. Hôm đó có hai ông “tù trưởng”, Trắc và tôi, thêm “Thành gù” cũng sĩ quan Dù, lại có thêm cụ Niệm, là người anh em chúng tôi thương lắm vì ông đã già lắm, sợ không “qua cầu” – tức là chết trước khi được tha, mà quả thật cái lo của chúng tôi là đúng, Ngọc xùi, “chuyên viên cà-phê” thế cho Phan Thành Long bị chuyển qua Trại Cây. Từ mấy lâu nay, mỗi khi cụ Niệm được thăm nuôi là chúng tôi có cà-phê Buôn Mê Thuột uống vì gia đình cụ Niệm ở trên ấy. (4)
Sau một chầu cà-phê, chúng tôi bắt đầu hỏi chuyện Đinh Đức Chính.
Chính kể:
“Tôi bị bắt đúng vào tối ngày 25 tháng 2 năm 1971, ngay tại căn hầm đồi 31 của đại tá Thọ.”
- “Hồi đó ông làm chi?” Tôi hỏi.
- “Tôi là sĩ quan không trợ Lữ Đoàn 3 Dù. Ngay hôm trước, máy bay của hai phi công bị bắn cháy. Tưởng họ kẹt lại qua đêm với chúng tôi, ai ngờ, hôm sau căn cứ bị tràn ngập, tất cả chúng tôi đều bị bắt.” Chính kể.
- “Cả hai “giặc lái”nữa?” Trắc hỏi. Tính Trắc hay đùa, nên anh dùng hai tiếng “giặc lái” là tiếng Dziệt Cộng để gọi phi công Mỹ hay VNCH. (5).
- “Hình như có thêm một người nữa, tôi không nhớ chắc, là ba “giặc lái”. Chính trả lời, cũng đùa như Trắc vậy.
- “Tôi ở ngay Bộ Tư lệnh Lữ Đoàn, làm việc theo lệnh đại tá Thọ. Ông là Lữ đoàn trưởng. Bộ Tư Lệnh đóng ở đây là “căng lắm.”
- “Căng là sao?” Tôi hỏi.
- “Căng là như thế nầy!” Chính giải thích. “Anh biết mục đích của cuộc hành quân Lam Sơn 719 rồi chứ gì. Quan trọng nhứt là nhằm cắt ngang “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Lữ đoàn 3 đóng trên 3 ngọn đồi liền nhau: 29, 30, 31… Đồi 30 là “trận địa pháo” của đại úy Đương. Các căn cứ nầy và hoạt động của các đơn vị trực thuộc lữ đoàn là mũi dao đâm ngang hông tụi nó. Vì vậy chúng phải nhổ cho được các căn cứ của Dù, với cái giá bao nhiêu cũng được…”
- “Không phải ở Chépone?” Tôi hỏi.
- “Chépone là nơi thử lửa của hai bên. Tụi nó thách vô Chépone, mình vô liền cho nó biết tay. Mình chiếm được Chépone, nhưng cái giá trả cũng mắc.” Chính giải thích.
- “Tui có nghe nói việc nầy. Nhận lệnh Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp xong, tui mới ra tới Khe Sanh thì quân ta rút, nhân tiện tui về Quảng Trị thăm mẹ. “Hùng móm” cũng từ Hạ Lào mới về. Quảng Trị tui lúc đó xôn xao dữ về tin ông trung tá Huấn tử trận ở Chépone, xác không đem về được. Vợ ông ta là hoa khôi Đồng Khánh đấy. Ông cố đại tá nầy là lúc đó làm tiểu đoàn trưởng, “con cưng” của tướng Trưởng. Người ta nói hành quân Hạ Lào xong, ông Huấn sẽ về vùng bốn với ông Trưởng, bắt cái chức trung đoàn trưởng dễ như không.
- “Xưa Kinh Kha sang Tần không về, đời nay Kinh Kha sang Lào cũng không về.” Cụ Niệm nói thêm vào, giọng không vui.
- “Từ tờ mờ sáng ngày 25 tháng 2, tụi nó pháo dữ dội, mà mình thì không phản pháo được. Pháo xong một đợt, tụi nó di chuyển súng ngay. Máy bay quần thảo trên trời không tìm được nơi chúng nó dấu súng mà tấn công. Trong khi đó tứ phương tám hướng, hướng nào cũng có tụi nó pháo vô. Bọn tôi cứ thế mà chịu trận. Bên kia ngọn đồi, hai chiếc “tăng” của tụi nó xuất hiện, bắn trực xạ vào đồi 31. Đại úy Đương ở đồi 30 cũng hạ ngang nòng sung, chơi lại, bắn bay chiếc “tăng” của tụi nó. Tưởng vậy là yên, không ngờ hai chiếc khác lại lên, lại trực xạ vào bọn tôi. Pháo đội của đại úy Đương “chơi” thêm một lần nữa, “tăng” chúng nó lại lên. Tới lần nầy, chúng tập trung pháo vào đồi 30, mấy cây pháo của mình bị tê liệt. Bấy giờ tụi nó mới thừa thế xông lên, đen như kiến cỏ. Chúng nó vừa xông lên đồi vừa la “Hàng sống chống chết”. Không có không yểm, không có pháo binh, bên mình chỉ là bộ tư lệnh, lính đâu có đông, chống thế nào được!” Chính kể.
- “Cắc đơn vị trực thuộc đâu?” Trắc hỏi.
- “Hành quân bung ra ngoài, bị tụi nó vây chặt không rút về được. Có về được cũng không kịp. Tụi nó đánh thần tốc. Điều bất ngờ là mình không có không trợ. Tui gọi thiếu đường bể máy mà không có máy bay. Thường thì trước kia, máy bay Mẽo và mình yểm trợ tối đa. Tụi nó có đông thì chỉ để mà nướng thôi.” Chính kể.
- “Ông có nghe nói tụi nó dùng chiến thuật “hoa sen nở” không?” Tôi hỏi.
- “Tức là đánh ngay vào trung tâm rồi đánh bung ra chớ gì? Chiến thuật đó chỉ thắng khi không có không yểm mà thôi. Mấy năm nay mình dùng chiến thuật đó đánh tụi nó thì có. Cứ ngay đầu não mà tấn công, tụi nó bỏ chạy ngay.” Chính giải thích.
- “Người ta nói trận Mậu Thân ở Huế, bộ tư lệnh tụi nó đóng ở khu rừng phía tây làng La Chữ. Thủy quân Lục chiến Mỹ đánh ngay vào đó, Dziệt Cộng rút khỏi Huế ngay.” Tôi nói.
– “Trận Đămbe cũng vậy, tướng Đống cho đánh ngay vào bộ tư lệnh của tụi nó, tụi nó chạy trối chết. Nhờ đó tiểu đoàn 11 Dù của “Hùng móm” lập chiến công to.” Trắc nói.
- “Mình có cái bất lợi. Nơi bộ tư lệnh của mình đóng ở đâu thì tụi nó rất dễ nhận biết. Còn tụi nó thì mình phải tìm “đỏ con mắt” mới phát hiện nó núp ở đâu!” Chính thêm ý kiến.
Nôn nóng vì câu chuyện của Chính, tôi hỏi:
- “Vậy rồi mình đầu hàng ngay?”
- “Tới đó thì mạnh ai nấy rút, cứ theo giao thông hào đào sẵn mà lần xuống chân đồi, chỗ đó có cái khe cạn kín lắm. Ra tới đó rồi thì chúng tôi gom năm bảy anh em gì đó, thêm mấy ngoe bên đồi 30 cũng rút ra tới đây, ngồi nghỉ cho lại sức để mà đi, nhưng không đi được.” Chính nói.
- “Sao không đi được?” Tôi lại nôn nóng hỏi.
- “Đại tá Thọ!” Chính nói. “Chúng tôi biết đại tá Thọ chưa bị bắt, có lẽ ông ta còn trong hầm chỉ huy. Không thể bỏ “ông thầy” được, bọn tôi phải trở lui cứu ổng.” Chính giải thích.
- “Khi đó trời cũng đã chiều,” – Chính kể – “bọn tôi chia làm hai, một nửa tìm đường đi tiếp, tôi với hạ sĩ Thành với hai sĩ quan nữa trở lui, tìm tới hầm đại tá Thọ.”
- “Ông ta chưa bị bắt?” Ai đó hỏi Chính.
- “Chưa!” Chính nói. “Tụi nó vẫn chưa tìm ra hầm của ổng. Trong hầm cón có thêm mấy sĩ quan. Chúng tôi bàn với nhau, chờ trời tối một chút, sẽ lần lượt lẻn ra, hẹn nhau ở một tọa độ dưới chân đồi, chỗ con suối.
- “Rồi sao nữa? Tui nóng ruột đây.” Tôi nói.
- “Ngay cửa hầm, có một chiếc T-54 của tụi nó đóng ở đó. Dù vậy, trời tối, chúng tôi cũng có thể ra được. Đằng nầy có một thằng lính Dziệt Cộng…”
- “Nó làm gì?”
- “Nó đi tìm đồ ăn mấy ông ơi! Thằng chết đói. Có lẽ nó có lương khô nhưng không đủ hay vì lương khô của tụi nó là đồ Tầu, giống như bánh in của mình, ăn chán lắm. Lương khô của mình là gạo sấy, lại có cá hộp, ăn ngon hơn. Có lẽ thằng chết đói nầy quen ăn trộm lương khô của mình nên nó đi kiếm ăn.
Ngọc sùi chen vô:
- “Lương khô của mình ngon lắm, ăn hết sẩy.”
Tôi nói:
- “Chuyện đang gay cấn, ông vô lãng xẹt. Tiếp đi “tù trưởng”.
Chính cười kể tiếp:
- “Thằng nầy đi loanh quanh tìm đồ ăn của mình. Nó hy vọng khi rút lui khỏi căn cứ, lính mình có bỏ lại. Ai ngờ nó phát hiện ra miệng hầm.”
- “Chết cha!” Trắc nói.
- “Chết thiệt chớ chết cha gì!” Chính cười. “Thằng Dziệt Cộng hô lớn lên, vừa gọi bọn chúng tới, lại la to vào hầm “Trong hầm ra hết không tôi bắn.” Chẳng ai ra. Chúng tôi nằm sát xuống đất, im re.
“Một chốc tụi nó bốn năm đứa gì tới. Tụi nó cũng la to vào hầm, bảo ra. Không ai chịu ra. Tụi nó quăng vào một trái lựu đạn. Một người là to “Tôi bị thương, để tôi ra.” Anh ta ra thiệt, khai với chúng trong hầm không có ai hết. Chúng nó hỏi đi hỏi lại mấy lần như thế, chắc bụng rồi tụi nó mới dám vô hầm.”
- “Tụi nó bắt hết?” Tôi hỏi.
- “Ban đầu, tụi nó xuống hầm, không thấy ai hết. Trời đã chiều mà trong hầm thì tối lắm. Đại tá Thọ và cả đám chúng tôi núp dưới tấm bản đồ nằm dưới đất. Tấm bản đồ to bằng hai cái bảng đen lớp học, nên tụi nó không thấy. Một chốc, có một thằng nữa xuống, cầm đèn bấm. Nó rọi đèn vào tấm bản đồ và lật lên. Thế là chúng nó trói từng người. Trói tới ai nó cũng hỏi:
- “Mày là đại tá Thọ?”
- “Mấy người bị trói trước, không ai nhận mình là đại tá Thọ vì họ có phải là đại tá Thọ đâu! Lúc ấy ông Thọ đang đứng phía sau. Ông lên tiếng: “Đại tá Thọ là tôi!” Chúng nó xông tới, trói ngay ông ấy.”
Tôi hỏi:
- “Ông có nghĩ là chúng nó đã có lệnh tìm bắt đại tá Thọ khi chúng nó tấn công vô đây?”
- “Chắc chắn như vậy! Mình giữ bí mật dở quá!” cụ Niệm than.
- “Sau nầy tôi có nghe người ta nói, khi chúng nó bắt được đại tá Thọ là chúng nó đã có “lệnh hành quân” của bộ Tư lệnh Quân đoàn I trong tay.” Tôi nói.
- “Tui có biết câu chuyện như vầy.” Tôi nói tiếp. “Hôm trước ngày xuất phát, có party ở Quân đoàn, ông đại tá Nhật, trưởng phòng 3 lên hát bài “Anh vuốt tóc em một lần cuối” của Hoàng Thi Thơ. Người ta nói đó là điềm xui vì ngay hôm sau, trực thăng của ông Nhật bị bắn rớt ở Khe Sanh. Máy bay không bị cháy, nên Dziệt Cộng bắt được lệnh Hành Quân trong người ông. Còn như nói tình báo Dziệt cộng nằm ngay trong bộ Tham Mưu Quân Đoàn hay bộ Tổng Tham Mưu thì cũng không chắc đâu vào đâu. Thiệt cũng có mà nói mò cũng có. Nhưng cái chết của đại tá Nhật thiệt hại lớn lắm. Ông là linh hồn của cuộc hành quân, mọi sự do ông làm hết. Ông chết bất ngờ, không có người xoay xở kịp.”
Chính kể tiếp:
- “Bắt được đại tá Thọ rồi, chúng nó tách rời ông với bọn tôi, rồi đưa đi ngay. Ông bị đưa đi một mình, còn bọn tôi, cũng ngay tối đó, bị chúng nó dẫn đi bộ ra phía bắc, mãi tới Đồng Hới mới có xe đưa đi tiếp…”
- “Vậy là “Cuộc đời “gian lao” từ đây…” Đào Sơn Bá hát đùa. (6)
hoànglonghải
(1) Trần Phú Trắc, đại úy Dù, cháu kêu tổng thống Thiệu bằng cậu ruột (em của mẹ Trắc)
(2) Gọi là “Ngọc than” vì lần nào được vợ lên thăm nuôi, anh ta cũng than: “Thằng phường trưởng nơi vợ tui ở, cứ bảo vợ tui “Lấy chồng khác đi, chồng mày không bao giờ về đâu!” Nó phải khuyến khích vợ tui rán chờ ngày tui được “cách mạng khoan hồng” chứ. Làm sao tôi “Yên tâm học tập cải tạo”. Sao nó lại nói vậy?” Nghe Ngọc than, có người nói “Cách mạng khoan hồng cái con c… Không xúi vợ mầy lấy chồng, làm sao chúng nó cai trị miền Nam. Phá hoại “gia đình ngụy” là chính sách của tụi nó đấy. Thằng phường trưởng làm đúng chính sách đấy, không phải xúi bậy đâu.”
(3) Nguyễn văn Trừ, trưởng ban văn nghệ, chúng tôi gọi đùa “Bầu Trừ”. Ông Trừ là con của đô trưởng Nguyễn Phú Hải.
(4) Trần Văn Niệm, anh ruột cầu thủ bóng tròn số 1 Bắc Việt (trước 1954) Trần Văn Ứng. Mỗi lần thăm nuôi, cụ Niệm có cà-phê Buôn Mê Thuột, mời cả bọn xúm nhau uống. Phan Thành Long là “chuyên viên” pha cà-phê cho cả đám. Khi Phan Thành Long bị chuyển qua Trại Cây thì “Ngọc xùi” đảm đương công việc nầy. Cụ Niệm chết ở Trại C, trước khi được tha, chôn ở “nghĩa trang tù Vườn xoài,” phía ngoài trại.
(5) Thượng nghị sĩ John McCain bị bắt ở hồ Trúc Bạch, tin Dziệt Cộng loan đi rằng bắt được một “giặc lái” Mỹ ở đấy.
(6) Đào Sơn Bá cũng ở trại L3/T3 Trảng Lớn với Trắc và tôi. Phần đông chúng tôi có tập hát bài “Nguồn tin vui” nầy của ông Khuất Duy Trác (xem “Vết Nám” Văn Mới xuất bản, hồi ký tù cải tạo của cùng tác gả bài nầy)
Bàn ra tán vào (0)
Tù trưởng của tôi – hoànglonghải
Tù trưởng của tôi là trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính.
Trong binh chủng Dù, có thể nhiều người biết trung úy Đinh Đức Chính là ai, nhưng trong phạm vi rộng hơn, những quân nhân trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa, như tôi chẳng hạn, ít ai biết trung úy Chính. Tuy nhiên, có một người mà trong giáo giới, nói rõ là các thầy cô giáo và học sinh, nhiều người biết cụ Đinh Văn Lô. Cụ Đinh Văn Lô là giáo sư trung học dạy ở Saigon. Vì cụ Đinh Văn Lô có cho ra mấy cuốn sách giáo khoa môn Lý Hóa soạn cho học sinh trung học đệ nhất cấp. Ở miền Nam nói chung, cũng như tôi ở Huế, vì từng thấy nhiều thầy cô dùng sách cụ Đinh Văn Lô dạy cho học sinh, nhiều học sinh cũng dùng sách ấy, nên tôi biết tên cụ.
Cụ Đinh Văn Lô là thân phụ trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính.
Khi Trần Phú Trắc (1) nói với tôi ông Chính là con cụ Đinh Văn Lô, tôi cũng “hơi” ngạc nhiên. Chỉ “hơi” một chút thôi.
Làm thầy giáo như cụ Đinh Văn Lô, có thể thuộc giai cấp trung lưu hay cao hơn ở miền Nam hồi trước, lại là nhà giáo thì “cha làm thầy con đọc sách”, lại là người Bắc (di cư), rất trọng việc học, thì có thể ông Đinh Đức Chính đậu cử nhân, tiến sĩ rồi du học bên Tây bên Mỹ như nhiều người khác, dễ như không, và cũng khỏi phải “đi lính”.
Thế sao ông ta lại nhập ngũ khi còn trẻ.
Có phải vì thời thế không?
Khoảng các năm 1965, 66, khi ông Chính lớn lên, học xong trung học hay đang học đại học thì Cộng Sản Bắc Việt “chiếu cố miền Nam” kỹ lắm, “thề quyết chiến đấu” ghê gớm lắm. Thế nên, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Thất phu còn hữu trách cho nên anh sinh viên Đinh Đức Chính “xếp bút nghiên”.
Ông Chính không thể chấp nhận cái “Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa” của Bắc Việt Cộng Sản. Đã Cộng Sản thì làm gì còn quốc gia, còn tổ quốc, tổ cò… Vì vậy, trước sự xâm lăng của “làn sóng đỏ”, tổ quốc Việt Nam là ở miền Nam của ông, không phải ở ngoài kia vĩ tuyến 17, đã không “hưng” mà lại đang “vong”. Vậy nên ông Chính cùng bạn bè nhập ngũ. Không đi trước cũng đi sau, vì nhiệm vụ thanh niên, vì lòng yêu nước, cũng như hàng vạn nguời miền Nam khác vậy, ông Chính “tòng chinh”.
Người ta nhập ngũ rồi kiếm một ngành nào đó, ngồi văn phòng mà “giữ chữ Thọ”. Ông chính thì không, cũng như ông Trắc hay Hùng Móm em tôi vậy, mấy ông là sĩ quan Nhảy Dù. Lính không quân thì bay trên trời. Nhảy Dù thì trên trời nhảy xuống, trong khi đạn Dziệt Cộng ở dưới đất bắn lên như vải cát. Thiệt là gan cùng mình. Tôi là lính Thiết giáp, ngồi trong xe bọc thép, cũng còn sợ đạn Dziệt Cộng, huống chi mấy ông nầy chỉ có cái “áo hoa dù”. Đi đánh giặc mà còn văn chương dữ: Hoa dù, hoa đầu súng…
Thế tại sao tôi gọi ông trung úy Nhảy Dù là tù trưởng của tôi, mà gọi một cách đàng hoàng, một chút vui đùa mà cũng vừa nghiêm chỉnh.
Tù trưởng không phải là người lớn tuổi nhứt trong đám tù, cũng không phải là “đại ca” ngoài đời nên khi vào tù, cũng còn được “em út” cung kính, phục dịch nên gọi là tù trưởng hay “tù vương”. Đơn giản, với anh em chúng tôi, tù trưởng là người ở tù lâu nhứt đám, là người có “tuổi tù” cao nhứt. Gọi là tù trưởng là vì cái tình, cái thương, chớ không phải vì “tuổi đảng” cao nhứt, đảng viên nhỏ tuổi đảng phải tôn trọng, nịnh hót để mai sau, “đồng chí nhớn không quên đồng chí bé”, dành cho chút ơn mưa móc.
Bọn tôi, như Trần Phú Trắc, Nguyễn Quảng Thành, biệt danh là “Thành gù”, Dương Tiến Đông, biệt danh là Đông khùng hay Đông cà-khịa, Nguyễn Ngọc, biệt danh là Ngọc thiến, – trước khi ở tù, ông nầy cắt ống dẫn tinh để cai đẻ cho vợ -, Ngọc xùi vì mặt bị phong như cùi, còn gọi là Ngọc than (2), như tôi, biệt danh là “mệ Hải” ở tù sau tù trưởng Đinh Đức Chính gần 5 năm, bì với ông ta thế nào được!
Tháng 6 năm 1975, ngày 23 hay 24 gì đó, tùy theo ngày “trình diện”, sĩ quan cấp úy ở Saigon “đóng tiền” để vô tù. Tù trưởng Đinh Đức Chính thì khác. Ông tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, bị bắt ngày 25 tháng 2 năm 1971. Tính ra thì ông Chính “thâm niên tù” hơn tôi những 4 năm 3 tháng 21 ngày, nếu kể thêm ngày nhuận 29 tháng 2 năm 1972, nên tôi gọi ông là “tù trưởng”, không những là tù trưởng của tôi mà của cả bọn chúng tôi.
Mỗi sáng chủ nhựt, được trại tù cải tạo cho khỏi đi “lao động”, là bọn tôi họp nhau lại, uống cà-phê, và trong cách “vui chơi, tắm giặt, nghe đài” như cán bộ thường nói, thì chúng tôi gác chuyện tắm giặt lại sau, cũng chẳng bao giờ nghe đài Dziệt Cộng mà vui chơi thì làm trước, có nghĩa là tụ họp nhau uống cà-phê, nói đùa, chọc ghẹo nhau cho “đã đời sương gió”, rồi mới tới chuyện tắm giặt… “Chủ nghĩa lạc quan” mà! Ở tù Dziệt Cộng mà không biết lạc quan, không biết “tới rồi” – “Tới rồi” là tiếng chúng tôi hò reo cười giỡn khi nghe tin mấy chú Ba đánh dọc “sáu tỉnh biên giới” hồi tháng 2 năm 1979 – thì dễ “chầu Phật tổ” hay “Chúa gọi về” sớm mà thôi.
Nói cho đúng, không phân biệt cấp bậc, thì chúng tôi có một tù trưởng khác nữa: Hã sĩ Nhảy Dù Lê Văn Thành, người Huế, cùng bị bắt một ngày, một giờ, tại đồi 31, với cấp chỉ huy trực tiếp của anh là trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính. Từ ngày đó cho đến khi được tha, “thầy trò Đinh Đức Chính – Lê Văn Thành” bao giờ cũng “hàn ôn” có nhau cả.
Sau mấy chầu cà-phê của “những ngày đầu gặp gỡ”, hạ sĩ Nhày Dù Thành được “tha ra khỏi trại cải tạo” – như câu ghi trong lệnh tha, anh Thành đã xách gói ca bài “đường về quê” rồi. Hai vị “thâm niên” nay chỉ còn một. Ông Chính thì mất một “trò” trung thành – như chính tên anh ta – khi đói khi no, khi khổ mà không có khi sướng, bao giờ cũng có nhau. Hôm Thành về rồi, ngồi chơi, nhắc tới anh ta, Đinh Đức Chính nói: “Thằng ấy lùn mà lì lắm, lầm lì, ít nói mà chẳng sợ Việt Cộng bao giờ.” Tôi nói đùa: “Vậy mà anh hùng thước mốt đại tướng Võ Nguyên Giáp bị Lê Duẫn chê là nhát gan.” Nghe tôi nói đùa, ai nấy đều cười. Có lẽ người ta so sánh cái “loon” đại tướng của ông Giáp với “loon” hạ sĩ của ông Thành đấy. “Loon” to chắc gì đã “ngon”?
Sau hiệp định Paris 1973, hai bên trao trả tù binh. Hàng chục ngàn tù binh Dziệt Cộng ở trại tù Phú Quốc, Suối Máu và từ nhiều trại tù khác nữa, được trao trả cho Dziệt Cộng. Một số tù binh Việt Nam Cộng Hòa bị bắt ở Bình Định, Trị Thiên, Bình Long được Dziệt Cộng trao trả cho “phe ta”. Còn đám bị bắt ở Hạ Lào, như đại tá Thọ, trung úy Chính, hạ sĩ Thành… thì lại không. Dziệt Cộng bảo rằng những người đó bị bắt ở Lào nên không thuộc quyền của họ, là do ở Pathet Lào giam giữ. Nói như thế là sai nhiều điều: Đánh nhau ở Hạ Lào là đánh nhau với Dziệt Cộng, Pathet Lào biết quái gì đâu?! Đó là cách làm khó, nhỏ mọn, vừa thiếu trách nhiệm, vừa vô nhân đạo, chẳng có một chút “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” nào như Dziệt Cộng thường rêu rao, tuyên truyền.
Bởi cái sự độc ác ấy mà ông trung úy Nhảy Dù Đinh Đức Chính trở thành “tù trưởng của tôi”, “Tù trưởng của chúng tôi.”
Tôi gặp tù trưởng hồi năm 1981, khi bọn tôi từ “Trại Đá” chuyển ra “Trại Ngoài”. Rõ hơn thì câu chuyện “Trại Đá”, “Trại Cây”, “Trại Ngoài”, “Trại A” hay văn chương một chút, Trại “Đồi Phượng vĩ” đầu đuôi như thế nầy.
Sau khi chiếm miền Nam xong, chưa được mấy ngày thì Dziệt Cộng dùng ngay doanh trại trên đồi Phượng vĩ của trung đoàn nào đó, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh của tướng Đảo, làm “trại” Cải Tạo”.
Mấy ông sĩ quan với binh lính Việt Nam Cộng Hòa không thiếu phần “lãng mạn tiểu tư sản”. Đã lập đồn chống giặc mà còn đặt tên doanh trại là “Đồi Phượng vĩ”, làm như chỗ đóng quân của mấy ổng là những hàng phượng trong sân trường Đồng Khánh, Gia Long hay Trưng Vương không bằng: “Vắng xa anh dần, Mùa thu đã qua một lần, chợt nghe bâng khuâng, lá rơi đầy sân…” như ông nhạc sĩ Nam Lộc viết, hay như mấy ông sĩ quan cầm ống vố ngồi vách đốc củ tỏi ở Pagoda mà nói chuyện chiến… trường.
Dù ở tù, mà lại tù Dziệt Cộng, cái “bản chất tiểu tư sản” cũng không vì tù mà bị triệt tiêu. Bọn tôi vẫn cứ gọi trại tù ở ngọn đồi ấy là “Trại Phượng vĩ”.
Bọn cán bộ, bọn Công An, hầu hết là con cháu Chí Phèo, Thị Nở, biết chi phượng vĩ với phượng không vĩ nên chúng gọi trại ấy là “Trại A”. Điều đáng buồn – buồn là vì cái “dấu tích” của quân đội VNCH nay đã hoàn toàn không còn gì nữa – là khi tôi gặp “tù trưởng của tôi” thì “Trại Phượng vĩ” chỉ còn lùm bụi hoang tàn. Bấy giờ Dziệt Cộng đã xây thêm một trại tù mới, chúng gọi là “Trại C”, chúng tôi gọi là “Trại Ngoài”, ở ngay chân đồi Phượng vĩ, bên kia con đường đá từ chợ Giá Rai vào “Trại Cây”.
“Trại Cây” là một “trường Cải Tạo” do “cách mạng” dựng nên sau “Trại A” không bao lâu. “Trại Cây” là tên do anh em tù chúng tôi đặt ra, vì làm toàn bằng cây rừng, cũng chính do tù phá rừng, hạ cây, dựng trại… Tù xây trại tù cho tù. Dễ dàng vậy thôi!
Có hai lý do “Trại Cây” được thành lập: Một là vì bấy giờ “trại viên” đông quá. Quân đội Dziệt Cộng chỉ “quản lý tù hàng binh Ngụy” trong thời gian đầu, sau khi Saigon sụp đổ. Lần hồi, “trại viên” được chuyển giao cho Công An. Công An cần thêm “trường” để “cải tạo” tù.
Thứ hai, khu vực xây dựng “Trại B” là khu rừng thuộc tỉnh Long Khánh thời VNCH. Hồi đó, vùng nầy Dziệt Cộng trú ẩn, di chuyển theo con đường từ mật khu Dương Minh Châu ở Bình Dương tới mật khu Mây Tàu ở Phước Tuy. Nếu trại tù xây dựng ở đây, “Phục quốc” – là những lực lượng không chịu đầu hàng, không chịu “thua Dziệt Cộng”, cứ tiếp tục hoạt động chống phá… “cách mạng” – sẽ không lập được căn cứ, mật khu, như Dziệt Cộng đã làm hồi trước, v.v…
Rút kinh nghiệm từ hai cuộc chiến tranh Đông Dương vừa qua, Dziệt Cộng cho “khai thác trắng”, có nghĩa là triệt hạ hoàn toàn rừng ở khu vực nầy, cũng như khu vực từ Định Quán xuống tới Ngã Ba Dầu Dây. Đặc biệt khu vực nầy là vùng chiến lược. Từ Định Quán trở xuống là khu định cư của đồng bào di cư 1954. Vì vậy, trong suốt cuộc chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước (Tầu)”, Dziệt Cộng không mở được trận đánh lớn nào ở đây. Vâng, đó là chuyện “chiến lược của cụ Ngô” như anh em chúng tôi thường nói. Đó là điều bây giờ Dziệt Cộng sợ. Hai bên quốc lộ 20 nầy, nếu không “khai thác trắng”, phục quốc dễ hoạt động. Trong khi đó, Dziệt Cộng thì cứ cho ngay rằng, những người theo Phục Quốc, phần đông là từ trong các “giáo xứ” Gia Kiệm, Dốc Mơ, Võ Dõng… ở khu vực nầy mà ra.
Trong cách nghĩ đó, Trại Cây, Dziệt Cộng gọi là “Trại B”, là ngọn giáo đâm ngay sau lưng các căn cứ “phục quốc” ở phía Bắc quốc lộ 20. “Phe ta” hết đường xoay xở!!!
Tôi và Trần Phú Trắc, – ông nầy là bạn với người em út của tôi (Hùng móm) mà tù chung với thằng anh (là tôi) từ “ngày đầu gặp gỡ” 24 tháng 6 năm 1975 ở trường Taberd, kéo nhau đi từ trại nầy sang trại khác, hết Trảng Lớn về Long Giao, từ Long Giao về Suối Máu, rồi tháng 7 năm 1977, tôi với Trần Phúc Trắc theo nhau về “Trại Cây”.
Đã hết đâu!
Khi tôi và Trắc về Trại Cây (Trại B) thì Trại Đá (Trại A) đang xây. Gọi là Trại Đá vì trại nầy xây hơi kỹ. Nhà gạch, vách gạch, mái “tôn xi-măng”, hàng rào gạch “lốc” cao vời vợi, lại còn chăng thêm giây kẽm gai ở trên đầu tường, “cải tạo viên” trốn đằng nào cho thoát.
Tin tưởng đây là trại khó trốn, nên sau ngày 17 tháng 2 năm 1979, “Huynh đệ Tương tàn” hay “Trung quốc đánh sang ta” như lời Dziệt Cộng thông báo, thì bọn tôi, gồm hai đội 19, 20, phần đông có cấp bậc đại úy, hay thuộc ngành “An ninh Tình báo”, Cảnh Sát Đặc biệt được chuyển qua Trại Đá. Còn thêm một đội nữa từ ngoài “Trại Phượng vĩ” chuyển vào đây. Đó là đội của đội trưởng Bùi Bá Dành, phần đông thuộc Ban Văn nghệ của Trại.
Hôm mồng Tết năm rồi, mấy ông văn nghệ nầy của “bầu Trừ” (3) tổ chức “Rước Mẹ Việt Nam đi thăm các con của Mẹ đang ở tù cải tạo”. Sau vụ “rước Mẹ VN” đó, hầu hết mấy ông văn nghệ vô “cát xô” nằm nghỉ, khỏi đi cuốc đất trồng bắp, rồi bị chuyển vào Trại Đá với chúng tôi, vì qua cái vụ “Rước Mẹ VN” đó, các ông văn nghệ, theo cái nhìn của Dziệt Cộng, đều “có vấn đề” cả đấy.
Vậy mà có yên đâu.
Ở Trại Đá một thời gian, chúng tôi bị chuyển ra Trại C, dành Trại A cho mấy ông “đi thăm lăng bác” về. “Thăm lăng bác” là tiếng chúng tôi gọi đùa mấy ông bị đày ra Bắc. Dziệt Cộng, một phần sợ Tầu Cọng khi tấn công qua VN, “cuỗm” mất mấy ông thì nguy to. Hoặc nữa, vì áp lực của Tầu hay Mẽo gì đó, như người ta đồn, phải trả mấy ông lại cho miền Nam, không được “đồng hóa” thành người Mường, Mán, Lô lô, Tày, Nùng ở thượng du Bắc Việt, như Dziệt Cộng đã âm mưu.
Tù trưởng Đinh Đức Chính, cũng ở ngoài Bắc được đưa về, nhưng thay vì vào Trại A, ông được đưa vào Trại C với chúng tôi.
Một hôm, trên đường đi cuốc đất phía sau đồi Phượng vĩ, Trần Phú Trắc nói với tôi:
- “Để tui giới thiệu với anh thằng nầy, nói chuyện chơi cho vui.”
- “Ai vậy?” Tôi hỏi.
- “Thằng nầy cũng ở Dù với tôi. Anh không biết nó đâu!” Trắc nói.
- “Anh ta có biết Hùng (móm) không?” Tôi lại hỏi.
- “Không chắc, khác Lữ Đoàn, cũng khó biết!” Trắc trả lời.
Một lúc sau, Trắc nói:
- “Anh biết cụ Đinh Văn Lô không?”
- “Cụ Lô có soạn sách giáo khoa lý hóa?” Tôi hỏi.
-“Đúng đó! anh chàng Đinh Đức Chính nầy là con cụ Lô.”
Một lúc Trắc nói thêm:
- “Nó là trung úy Dù, bị bắt từ Hạ Lào, mới từ ngoài Bắc về!”
Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe Trắc nói vậy, như tôi đã nói ở phần trên.
Chủ nhựt tuần đó, chúng tôi đón “tù trưởng”. Ban đầu không có hạ sĩ Lê Văn Thành. Hình như có ai đó biết Thành, nên đề nghị mời thêm anh ấy. Một lúc thì Thành có mặt. Hôm đó có hai ông “tù trưởng”, Trắc và tôi, thêm “Thành gù” cũng sĩ quan Dù, lại có thêm cụ Niệm, là người anh em chúng tôi thương lắm vì ông đã già lắm, sợ không “qua cầu” – tức là chết trước khi được tha, mà quả thật cái lo của chúng tôi là đúng, Ngọc xùi, “chuyên viên cà-phê” thế cho Phan Thành Long bị chuyển qua Trại Cây. Từ mấy lâu nay, mỗi khi cụ Niệm được thăm nuôi là chúng tôi có cà-phê Buôn Mê Thuột uống vì gia đình cụ Niệm ở trên ấy. (4)
Sau một chầu cà-phê, chúng tôi bắt đầu hỏi chuyện Đinh Đức Chính.
Chính kể:
“Tôi bị bắt đúng vào tối ngày 25 tháng 2 năm 1971, ngay tại căn hầm đồi 31 của đại tá Thọ.”
- “Hồi đó ông làm chi?” Tôi hỏi.
- “Tôi là sĩ quan không trợ Lữ Đoàn 3 Dù. Ngay hôm trước, máy bay của hai phi công bị bắn cháy. Tưởng họ kẹt lại qua đêm với chúng tôi, ai ngờ, hôm sau căn cứ bị tràn ngập, tất cả chúng tôi đều bị bắt.” Chính kể.
- “Cả hai “giặc lái”nữa?” Trắc hỏi. Tính Trắc hay đùa, nên anh dùng hai tiếng “giặc lái” là tiếng Dziệt Cộng để gọi phi công Mỹ hay VNCH. (5).
- “Hình như có thêm một người nữa, tôi không nhớ chắc, là ba “giặc lái”. Chính trả lời, cũng đùa như Trắc vậy.
- “Tôi ở ngay Bộ Tư lệnh Lữ Đoàn, làm việc theo lệnh đại tá Thọ. Ông là Lữ đoàn trưởng. Bộ Tư Lệnh đóng ở đây là “căng lắm.”
- “Căng là sao?” Tôi hỏi.
- “Căng là như thế nầy!” Chính giải thích. “Anh biết mục đích của cuộc hành quân Lam Sơn 719 rồi chứ gì. Quan trọng nhứt là nhằm cắt ngang “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Lữ đoàn 3 đóng trên 3 ngọn đồi liền nhau: 29, 30, 31… Đồi 30 là “trận địa pháo” của đại úy Đương. Các căn cứ nầy và hoạt động của các đơn vị trực thuộc lữ đoàn là mũi dao đâm ngang hông tụi nó. Vì vậy chúng phải nhổ cho được các căn cứ của Dù, với cái giá bao nhiêu cũng được…”
- “Không phải ở Chépone?” Tôi hỏi.
- “Chépone là nơi thử lửa của hai bên. Tụi nó thách vô Chépone, mình vô liền cho nó biết tay. Mình chiếm được Chépone, nhưng cái giá trả cũng mắc.” Chính giải thích.
- “Tui có nghe nói việc nầy. Nhận lệnh Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp xong, tui mới ra tới Khe Sanh thì quân ta rút, nhân tiện tui về Quảng Trị thăm mẹ. “Hùng móm” cũng từ Hạ Lào mới về. Quảng Trị tui lúc đó xôn xao dữ về tin ông trung tá Huấn tử trận ở Chépone, xác không đem về được. Vợ ông ta là hoa khôi Đồng Khánh đấy. Ông cố đại tá nầy là lúc đó làm tiểu đoàn trưởng, “con cưng” của tướng Trưởng. Người ta nói hành quân Hạ Lào xong, ông Huấn sẽ về vùng bốn với ông Trưởng, bắt cái chức trung đoàn trưởng dễ như không.
- “Xưa Kinh Kha sang Tần không về, đời nay Kinh Kha sang Lào cũng không về.” Cụ Niệm nói thêm vào, giọng không vui.
- “Từ tờ mờ sáng ngày 25 tháng 2, tụi nó pháo dữ dội, mà mình thì không phản pháo được. Pháo xong một đợt, tụi nó di chuyển súng ngay. Máy bay quần thảo trên trời không tìm được nơi chúng nó dấu súng mà tấn công. Trong khi đó tứ phương tám hướng, hướng nào cũng có tụi nó pháo vô. Bọn tôi cứ thế mà chịu trận. Bên kia ngọn đồi, hai chiếc “tăng” của tụi nó xuất hiện, bắn trực xạ vào đồi 31. Đại úy Đương ở đồi 30 cũng hạ ngang nòng sung, chơi lại, bắn bay chiếc “tăng” của tụi nó. Tưởng vậy là yên, không ngờ hai chiếc khác lại lên, lại trực xạ vào bọn tôi. Pháo đội của đại úy Đương “chơi” thêm một lần nữa, “tăng” chúng nó lại lên. Tới lần nầy, chúng tập trung pháo vào đồi 30, mấy cây pháo của mình bị tê liệt. Bấy giờ tụi nó mới thừa thế xông lên, đen như kiến cỏ. Chúng nó vừa xông lên đồi vừa la “Hàng sống chống chết”. Không có không yểm, không có pháo binh, bên mình chỉ là bộ tư lệnh, lính đâu có đông, chống thế nào được!” Chính kể.
- “Cắc đơn vị trực thuộc đâu?” Trắc hỏi.
- “Hành quân bung ra ngoài, bị tụi nó vây chặt không rút về được. Có về được cũng không kịp. Tụi nó đánh thần tốc. Điều bất ngờ là mình không có không trợ. Tui gọi thiếu đường bể máy mà không có máy bay. Thường thì trước kia, máy bay Mẽo và mình yểm trợ tối đa. Tụi nó có đông thì chỉ để mà nướng thôi.” Chính kể.
- “Ông có nghe nói tụi nó dùng chiến thuật “hoa sen nở” không?” Tôi hỏi.
- “Tức là đánh ngay vào trung tâm rồi đánh bung ra chớ gì? Chiến thuật đó chỉ thắng khi không có không yểm mà thôi. Mấy năm nay mình dùng chiến thuật đó đánh tụi nó thì có. Cứ ngay đầu não mà tấn công, tụi nó bỏ chạy ngay.” Chính giải thích.
- “Người ta nói trận Mậu Thân ở Huế, bộ tư lệnh tụi nó đóng ở khu rừng phía tây làng La Chữ. Thủy quân Lục chiến Mỹ đánh ngay vào đó, Dziệt Cộng rút khỏi Huế ngay.” Tôi nói.
– “Trận Đămbe cũng vậy, tướng Đống cho đánh ngay vào bộ tư lệnh của tụi nó, tụi nó chạy trối chết. Nhờ đó tiểu đoàn 11 Dù của “Hùng móm” lập chiến công to.” Trắc nói.
- “Mình có cái bất lợi. Nơi bộ tư lệnh của mình đóng ở đâu thì tụi nó rất dễ nhận biết. Còn tụi nó thì mình phải tìm “đỏ con mắt” mới phát hiện nó núp ở đâu!” Chính thêm ý kiến.
Nôn nóng vì câu chuyện của Chính, tôi hỏi:
- “Vậy rồi mình đầu hàng ngay?”
- “Tới đó thì mạnh ai nấy rút, cứ theo giao thông hào đào sẵn mà lần xuống chân đồi, chỗ đó có cái khe cạn kín lắm. Ra tới đó rồi thì chúng tôi gom năm bảy anh em gì đó, thêm mấy ngoe bên đồi 30 cũng rút ra tới đây, ngồi nghỉ cho lại sức để mà đi, nhưng không đi được.” Chính nói.
- “Sao không đi được?” Tôi lại nôn nóng hỏi.
- “Đại tá Thọ!” Chính nói. “Chúng tôi biết đại tá Thọ chưa bị bắt, có lẽ ông ta còn trong hầm chỉ huy. Không thể bỏ “ông thầy” được, bọn tôi phải trở lui cứu ổng.” Chính giải thích.
- “Khi đó trời cũng đã chiều,” – Chính kể – “bọn tôi chia làm hai, một nửa tìm đường đi tiếp, tôi với hạ sĩ Thành với hai sĩ quan nữa trở lui, tìm tới hầm đại tá Thọ.”
- “Ông ta chưa bị bắt?” Ai đó hỏi Chính.
- “Chưa!” Chính nói. “Tụi nó vẫn chưa tìm ra hầm của ổng. Trong hầm cón có thêm mấy sĩ quan. Chúng tôi bàn với nhau, chờ trời tối một chút, sẽ lần lượt lẻn ra, hẹn nhau ở một tọa độ dưới chân đồi, chỗ con suối.
- “Rồi sao nữa? Tui nóng ruột đây.” Tôi nói.
- “Ngay cửa hầm, có một chiếc T-54 của tụi nó đóng ở đó. Dù vậy, trời tối, chúng tôi cũng có thể ra được. Đằng nầy có một thằng lính Dziệt Cộng…”
- “Nó làm gì?”
- “Nó đi tìm đồ ăn mấy ông ơi! Thằng chết đói. Có lẽ nó có lương khô nhưng không đủ hay vì lương khô của tụi nó là đồ Tầu, giống như bánh in của mình, ăn chán lắm. Lương khô của mình là gạo sấy, lại có cá hộp, ăn ngon hơn. Có lẽ thằng chết đói nầy quen ăn trộm lương khô của mình nên nó đi kiếm ăn.
Ngọc sùi chen vô:
- “Lương khô của mình ngon lắm, ăn hết sẩy.”
Tôi nói:
- “Chuyện đang gay cấn, ông vô lãng xẹt. Tiếp đi “tù trưởng”.
Chính cười kể tiếp:
- “Thằng nầy đi loanh quanh tìm đồ ăn của mình. Nó hy vọng khi rút lui khỏi căn cứ, lính mình có bỏ lại. Ai ngờ nó phát hiện ra miệng hầm.”
- “Chết cha!” Trắc nói.
- “Chết thiệt chớ chết cha gì!” Chính cười. “Thằng Dziệt Cộng hô lớn lên, vừa gọi bọn chúng tới, lại la to vào hầm “Trong hầm ra hết không tôi bắn.” Chẳng ai ra. Chúng tôi nằm sát xuống đất, im re.
“Một chốc tụi nó bốn năm đứa gì tới. Tụi nó cũng la to vào hầm, bảo ra. Không ai chịu ra. Tụi nó quăng vào một trái lựu đạn. Một người là to “Tôi bị thương, để tôi ra.” Anh ta ra thiệt, khai với chúng trong hầm không có ai hết. Chúng nó hỏi đi hỏi lại mấy lần như thế, chắc bụng rồi tụi nó mới dám vô hầm.”
- “Tụi nó bắt hết?” Tôi hỏi.
- “Ban đầu, tụi nó xuống hầm, không thấy ai hết. Trời đã chiều mà trong hầm thì tối lắm. Đại tá Thọ và cả đám chúng tôi núp dưới tấm bản đồ nằm dưới đất. Tấm bản đồ to bằng hai cái bảng đen lớp học, nên tụi nó không thấy. Một chốc, có một thằng nữa xuống, cầm đèn bấm. Nó rọi đèn vào tấm bản đồ và lật lên. Thế là chúng nó trói từng người. Trói tới ai nó cũng hỏi:
- “Mày là đại tá Thọ?”
- “Mấy người bị trói trước, không ai nhận mình là đại tá Thọ vì họ có phải là đại tá Thọ đâu! Lúc ấy ông Thọ đang đứng phía sau. Ông lên tiếng: “Đại tá Thọ là tôi!” Chúng nó xông tới, trói ngay ông ấy.”
Tôi hỏi:
- “Ông có nghĩ là chúng nó đã có lệnh tìm bắt đại tá Thọ khi chúng nó tấn công vô đây?”
- “Chắc chắn như vậy! Mình giữ bí mật dở quá!” cụ Niệm than.
- “Sau nầy tôi có nghe người ta nói, khi chúng nó bắt được đại tá Thọ là chúng nó đã có “lệnh hành quân” của bộ Tư lệnh Quân đoàn I trong tay.” Tôi nói.
- “Tui có biết câu chuyện như vầy.” Tôi nói tiếp. “Hôm trước ngày xuất phát, có party ở Quân đoàn, ông đại tá Nhật, trưởng phòng 3 lên hát bài “Anh vuốt tóc em một lần cuối” của Hoàng Thi Thơ. Người ta nói đó là điềm xui vì ngay hôm sau, trực thăng của ông Nhật bị bắn rớt ở Khe Sanh. Máy bay không bị cháy, nên Dziệt Cộng bắt được lệnh Hành Quân trong người ông. Còn như nói tình báo Dziệt cộng nằm ngay trong bộ Tham Mưu Quân Đoàn hay bộ Tổng Tham Mưu thì cũng không chắc đâu vào đâu. Thiệt cũng có mà nói mò cũng có. Nhưng cái chết của đại tá Nhật thiệt hại lớn lắm. Ông là linh hồn của cuộc hành quân, mọi sự do ông làm hết. Ông chết bất ngờ, không có người xoay xở kịp.”
Chính kể tiếp:
- “Bắt được đại tá Thọ rồi, chúng nó tách rời ông với bọn tôi, rồi đưa đi ngay. Ông bị đưa đi một mình, còn bọn tôi, cũng ngay tối đó, bị chúng nó dẫn đi bộ ra phía bắc, mãi tới Đồng Hới mới có xe đưa đi tiếp…”
- “Vậy là “Cuộc đời “gian lao” từ đây…” Đào Sơn Bá hát đùa. (6)
hoànglonghải
(1) Trần Phú Trắc, đại úy Dù, cháu kêu tổng thống Thiệu bằng cậu ruột (em của mẹ Trắc)
(2) Gọi là “Ngọc than” vì lần nào được vợ lên thăm nuôi, anh ta cũng than: “Thằng phường trưởng nơi vợ tui ở, cứ bảo vợ tui “Lấy chồng khác đi, chồng mày không bao giờ về đâu!” Nó phải khuyến khích vợ tui rán chờ ngày tui được “cách mạng khoan hồng” chứ. Làm sao tôi “Yên tâm học tập cải tạo”. Sao nó lại nói vậy?” Nghe Ngọc than, có người nói “Cách mạng khoan hồng cái con c… Không xúi vợ mầy lấy chồng, làm sao chúng nó cai trị miền Nam. Phá hoại “gia đình ngụy” là chính sách của tụi nó đấy. Thằng phường trưởng làm đúng chính sách đấy, không phải xúi bậy đâu.”
(3) Nguyễn văn Trừ, trưởng ban văn nghệ, chúng tôi gọi đùa “Bầu Trừ”. Ông Trừ là con của đô trưởng Nguyễn Phú Hải.
(4) Trần Văn Niệm, anh ruột cầu thủ bóng tròn số 1 Bắc Việt (trước 1954) Trần Văn Ứng. Mỗi lần thăm nuôi, cụ Niệm có cà-phê Buôn Mê Thuột, mời cả bọn xúm nhau uống. Phan Thành Long là “chuyên viên” pha cà-phê cho cả đám. Khi Phan Thành Long bị chuyển qua Trại Cây thì “Ngọc xùi” đảm đương công việc nầy. Cụ Niệm chết ở Trại C, trước khi được tha, chôn ở “nghĩa trang tù Vườn xoài,” phía ngoài trại.
(5) Thượng nghị sĩ John McCain bị bắt ở hồ Trúc Bạch, tin Dziệt Cộng loan đi rằng bắt được một “giặc lái” Mỹ ở đấy.
(6) Đào Sơn Bá cũng ở trại L3/T3 Trảng Lớn với Trắc và tôi. Phần đông chúng tôi có tập hát bài “Nguồn tin vui” nầy của ông Khuất Duy Trác (xem “Vết Nám” Văn Mới xuất bản, hồi ký tù cải tạo của cùng tác gả bài nầy)